Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và cách đọc đơn giản hiệu quả
Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc đọc các chỉ số trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh (KQHĐKD) của doanh nghiệp thì bài viết ngắn dưới đây là dành cho các bạn. Bài viết này sẽ trình bày cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách đơn giản, hiệu quả nhất.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để nhà quản trị đưa ra những quyết định chiến lược. Do đó, việc đọc được báo cáo này là một yêu cầu cần thiết đối với nhà quản trị.
Để giúp nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, bài viết mong muốn trình bày cách đọc báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tầm quan trọng của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối với nhà quản trị
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (còn được gọi tắt là Báo cáo kết quả kinh doanh) mang đến những thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận (LN) trong một kỳ hoạt động của DN. Báo cáo này giúp nhà quản trị nắm bắt được kết quả kinh doanh (lãi/ lỗ) trong kỳ báo cáo, có thể nhìn nhận được thực trạng doanh thu (DT), chi phí của doanh nghiệp, đồng thời dự báo được xu hướng tương lai để đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
Căn cứ theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 22/11/2015, BCTC năm bao gồm 04 báo cáo sau: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC.
Hằng năm, Doanh nghiệp có trách nhiệm lập BCTC vào cuối kỳ kế toán năm và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp lớn, công ty cổ phần đại chúng, BCTC, Báo cáo kết quả hoạt động của công ty bắt buộc phải được lập theo quý để công khai minh bạch thông tin trên thị trường.
Do đó, đối với một số DN vừa và nhỏ, nhà quản trị cần trang bị kiến thức về lĩnh vực tài chính (TC) – kế toán, đặc biệt là việc đọc BCTC năm. Điều này nhằm giúp cho nhà quản trị có thể kiểm tra được các thông tin kế toán trước khi ký nộp hồ sơ quyết toán cho cơ quan nhà nước, đồng thời giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình tài chính và KQHĐKD của DN trong kỳ báo cáo.
Cần làm gì để đọc Báo cáo kết quả kinh doanh doanh nghiệp?
Thứ nhất: Nắm được kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:
-
Phần 1: Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính.
-
Phần 2: Kết quả từ hoạt động TC.
-
Phần 3: Kết quả từ hoạt động khác.
Thứ hai: Nhà quản trị cần phải hiểu được nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo KQHĐKD.
Thứ ba: So sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo và đưa ra các nhận định, quyết định cũng như dự báo xu hướng tương lai.
Mẫu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-
Mẫu báo cáo Báo cáo KQHĐKD theo thông tư 200
(Mẫu số: B02-DN ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
- Mẫu báo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133
-
Nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Nội dung
1
Doanh thu bán hàng (BH) và cung cấp dịch vụ
01
Phản ánh tổng
doanh thu (DT) bán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ
và DT khác trong kỳ báo cáo.
2
Các khoản giảm trừ
DT
02
Phản ánh các
khoản
được ghi
giảm trừ
vào tổng DT, bao gồm các khoản
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
trong kỳ báo cáo.
3
DT thuần về BH và cung cấp dịch vụ
10
Phản ánh DT bán hàng hóa, thành phẩm, DT cung cấp dịch vụ và DT khác đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.
4
Giá vốn hàng bán
11
Phản ánh tổng
giá vốn của hàng hóa, giá thành sản xuất
của thành phẩm
đã bán
,
chi phí trực tiếp
của khối lượng
dịch vụ hoàn thành đã cung cấp
trong kỳ báo cáo.
5
LN gộp về BH và cung cấp dịch vụ
20
Phản ánh số
chênh lệch giữa DT thuần
về
BH
, thành phẩm và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán
phát sinh trong kỳ báo cáo.
6
DT hoạt động
TC
21
Phản ánh
DT hoạt động TC
thuần phát sinh trong kỳ báo cáo.
7
Chi phí TC
22
Phản ánh tổng
chi phí TC
, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo.
–
Chi phí lãi vay
23
Phản ánh
chi phí lãi vay
phải trả được tính vào chi phí TC trong kỳ báo cáo.
8
Chi phí BH
25
Phản ánh
tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp
phát sinh trong kỳ báo cáo.
9
Chi phí quản lý
DN
26
Phản ánh
tổng chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ
báo cáo.
10
LN
thuần từ
hoạt động kinh doanh
30
Phản ánh KQHĐKD
của DN trong kỳ
báo cáo.
11
Thu nhập khác
31
Phản ánh các
khoản thu nhập khác
, phát sinh trong kỳ báo cáo.
12
Chi phí khác
32
Phản ánh tổng các
khoản chi phí khác
phát sinh trong kỳ báo cáo.
13
LN khác
40
Phản ánh số
chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác
phát sinh trong kỳ báo cáo.
14
Tổng
LN
kế toán trước thuế
50
Phản ánh tổng số
LN
kế toán thực hiện trước khi trừ chi phí thuế thu nhập DN
trong kỳ báo cáo.
15
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
51
Phản ánh
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
phát sinh trong kỳ báo cáo.
16
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
52
Phản ánh chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo.
17
LN sau thuế thu nhập DN
60
Phản ánh
tổng số
LN
thuần (hoặc lỗ) sau thuế
từ các hoạt động (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ báo cáo.
18*
Lãi cơ bản trên
cổ phiếu
70
Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.
19*
Lãi suy giảm trên
cổ phiếu
71
Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.
(*Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần)
Đối với mỗi DN, nhà quản trị cần hiểu nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu để có thể nắm bắt sơ bộ từng chỉ tiêu trên KQHĐKD đang thể hiện các thông tin gì. Còn từ phía kế toán, cần nắm rõ các bút toán kết chuyển để lập báo cáo và tránh một số sai sót thường gặp khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bước 1: Đọc thông tin các chỉ tiêu
Khi đọc bảng Báo cáo KQHĐKD từ phòng kế toán trình lên, nhà quản trị cần xem xét các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của DN.
Đầu tiên là chỉ tiêu LN sau thuế Thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) để trả lời ngay câu hỏi kỳ này doanh nghiệp lãi/lỗ, số tiền là bao nhiêu.
Sau đó đến chỉ tiêu Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) để xem trong kỳ DN phát sinh bao nhiêu tiền thuế phải nộp trong trường hợp Giám đốc/Chủ doanh nghiệp đang xem Báo cáo kết quả hoạt động của công ty cuối năm TC.
Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí thuế thu nhập DN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Qua chỉ tiêu này, nhà quản trị sẽ biết được được nghĩa vụ thuế của DN đối với Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp theo, chúng ta xem tiếp các chỉ tiêu về DT, chi phí từ đó xác định LN của từng hoạt động. Trong đó, chú trọng tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của DN.
>> Đọc thêm: Biên lợi nhuận là gì? Cách tính và phân tích chỉ số biên lợi nhuận
(Lưu ý: Nhà quản trị nên nhìn lại chỉ tiêu kỳ báo cáo để chắc chắn mình đang xem báo cáo đúng kỳ mong muốn.)
Bước 2: Đánh giá các chỉ tiêu (xác định kết quả kinh doanh và đánh giá sơ bộ)
Dựa vào ví dụ tại hình 3 ở trên về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020, nhà quản trị có thể đọc các chỉ tiêu và nắm được KQHĐKD được chia thành 3 phần, bao gồm:
+ Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính;
+ Kết quả hoạt động TC;
+ Kết quả hoạt động khác.
KQHĐKD được xác định theo công thức tính như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh (lãi/lỗ) = Doanh thu – Chi phí
Cụ thể:
Xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm nay
Năm trước
1
Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ
01
1.200.000.000
1.000.000.000
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
02
0
0
3
Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
10
1.200.000.000
1.000.000.000
4
Giá vốn hàng bán
11
800.000.000
600.000.000
5
LN gộp về bán hàng và dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
400.000.000
400.000.000
6
Chi phí bán hàng
25
120.000.000
100.000.000
7
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
26
214.000.000
200.000.000
8
LN thuần từ
hoạt động kinh doanh chính
{30a = 20 – (25 + 26)}
30a
66.000.000
100.000.000
Đánh giá sơ bộ: KQHĐKD chính năm 2020 lãi 66 triệu đồng, giảm 34% so với năm 2019 (lãi 100 triệu đồng).
Chi tiết hơn nữa, nhà quản trị có thể phân tích sâu hơn cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí để nhìn ra được nguyên nhân doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng chi phí ở đâu cao hơn dẫn đến tổng kết quả kinh doanh trong kỳ giảm.
Đối với các DN đã xây dựng được kế hoạch, định mức các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí thì số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên được so sánh với các số dự toán hoặc định mức để đánh giá kết quả công tác quản trị doanh thu, chi phí trong kỳ.
Lưu ý: Chỉ tiêu 30 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, đã bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính và hoạt động TC. Do đó, giả định trong ví dụ này, chúng ta tách chỉ tiêu 30 thành 02 chỉ tiêu như sau:
-
Chỉ tiêu 30a: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính.
-
Chỉ tiêu 30b: Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC.
Đọc kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm nay
Năm trước
1
Doanh thu hoạt động
TC
21
4..000.000
5.000.000
2
Chi phí tài chính
22
30.000.000
50.000.000
3
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động TC
(30b = 21 – 22)
30b
-26.000.000
-45.000.000
Đánh giá sơ bộ: KQHĐKD tài chính năm 2020 là lỗ 26 triệu đồng, giảm 42% so với năm 2019 (lỗ 45 triệu đồng). Nguyên nhân chính do trong năm nay, chi phí TC giảm đáng kể (giảm hai mươi triệu đồng).
Thông thường, với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ…không có phát sinh các hoạt động đầu tư, doanh thu hoạt động TC chỉ bao gồm lãi các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền cho cá nhân, tổ chức vay…
Tương tự, chi phí hoạt động TC thường chỉ bao gồm các chi phí về lãi vay, lỗ tỷ giá,…
Đọc kết quả kinh doanh từ hoạt động khác
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm nay
Năm trước
1
Thu nhập khác
31
0
200.000.000
2
Chi phí khác
32
0
185.000.000
3
LN khác (10 = 31 – 32)
40
0
15.000.000
Đánh giá sơ bộ: Hoạt động khác năm 2020 không phát sinh, lợi nhuận khác năm 2020 là 0 đồng, giảm với năm 2019 (lãi 15 triệu đồng).
Đọc kết quả tổng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm nay
Năm trước
1
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh chính
30a
66.000.000
100.000.000
2
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động TC
30b
-26.000.000
-45.000.000
3
Lợi nhuận thuần khác
40
0
15.000.000
4
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30a + 30b + 40)
50
40.000.000
70.000.000
Đánh giá tổng quát: KQHĐKD tổng 03 hoạt động của DN năm 2020 lãi 40 triệu đồng, giảm 33% so với năm 2019 (lãi 70 triệu đồng).
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các số liệu Báo cáo lợi nhuận thuần từ hoạt động TC và lợi nhuận thuần khác thường nhỏ. Tuy nhiên với các doanh nghiệp vừa và lớn, giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động TC và lợi nhuận thuần khác có thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kết quả kinh doanh doanh nghiệp.
Lúc này, nhà quản trị cần phải xem xét, đánh giá tỷ trọng từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận và có những phân tích, nhìn nhận, đánh giá chuyên sâu hơn. Lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp. Nếu tổng lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp cao, đạt hoặc vượt kế hoạch nhưng nguồn lợi nhuận lại không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà đến từ hoạt động đầu tư TC hoặc hoạt động khác thì đây cũng là một dấu hỏi doanh nghiệp cần tiếp tục giải đáp.
Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu, đọc Báo cáo kết quả kinh doanh cùng với Bảng tổng hợp phân tích doanh thu, chi phí và các Báo cáo khác.
Sau khi đã xác định được số liệu kết quả kinh doanh của từng hoạt động và có đánh giá sơ bộ, khái quát ban đầu, nhà quản trị kết hợp với các Báo cáo tổng hợp phân tích chuyên sâu, chi tiết hơn về doanh thu, từng loại chi phí hoạt động; kết hợp việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả (kế hoạch – thực hiện), tỷ trọng các loại chi phí so với doanh thu, sự biến động của chi phí, doanh thu theo chiều thời gian (so sánh năm nay với năm trước, kỳ này với kỳ trước)… nhà quản trị sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và có những quyết định quản trị kịp thời, đúng đắn.
Bên cạnh đó, từ việc đọc phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng hoạt động nhà quản trị có thể dự báo được xu hướng biến động của doanh thu, chi phí cũng như các hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng kết
Nhà quản trị là người chịu trách đưa ra những quyết định quan trọng cho doanh nghiệp. Đọc được Báo cáo kết quả trong hoạt kinh doanh cùng với các Báo cáo tài chính, kế toán khác (Ví dụ Báo cáo tình hình tài chính – Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính…) sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn đầy đủ hơn bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp.
Thay vì phải đợi kế toán tổng hợp cuối quý, cuối năm để có báo cáo kết quả kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng, liên tục báo cáo này qua phần mềm kế toán. Một số phần mềm kế toán thông minh như MISA AMIS đã có thể tự động tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác. Phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ đang được đánh giá rất cao hiện nay không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp:
Phần mềm kế toán online MISA AMIS đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:
-
Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
-
Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
-
Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
Đặc biệt, AMIS Kế toán còn đưa ra hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị. Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.
Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!
Tác giả: Nữ Phạm – Ánh Đoàn
19,459
5/5 – (2 bình chọn)