Bàn về vấn đề “Phát triển văn hóa tâm linh”
Viện Những vấn đề phát triển đưa ra chủ đề hội thảo “Tiếp tục phát huy các giá trị tâm linh, thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới” (25/2/2022) có nói về yêu cầu phát triển văn hóa tâm linh (PTVHTL).
Vậy: PTVHTL là phát triển cái gì? Giá trị VHTL là những giá trị nào”, có nên dùng khái niệm PTVHTL hay không?
Khi nghe nói về PTVHTL nó gợi lên câu hỏi. Tâm linh là lĩnh vực nhạy cảm chăng? Phát triển hiện tượng ngoại cảm có kèm theo mê tin tùm lum chăng?
PTVHTL là phát triển như thế nào? Hệ quả PTVHTL là gì? Làm sao để phát triển VHTL bền vững? Bài viết này làm rõ một số nội dung chính liên quan các câu hỏi nói trên. Đó là nội dung chúng tôi muốn luận bàn.
PTVHTL nếu đúng, là phát triển nhiều mặt nhưng cốt cỏi là phát triển hệ giá trị VHTL. Do vậy, phải làm rõ hệ giá trị VHTL.
Đền Cờn – Ngôi đền linh thiêng ở Nghệ An
1-PTVHTL là phát triển có nhiều nội dung và hình thức?
Truớc hết Viện IDS có nêu yêu cầu “phát huy giá trị tâm linh” (PHGTVHTL). Nói PHGTVHTL là đúng. Những giá trị này đã có từ lâu hoặc có giá trị mới bổ dung nội dung, thì cần phát huy. PHGTVHTL là nằm trong khái niệm PTVHTL nhưng mới mức thấp hơn, còn PTVHTL là cao và rộng hơn, mới hơn về chất. Tất nhiên PTVHTL gồm cả phát huy VHTL.
1.1- Về mặt nội dung và cấu trúc PTVHTL bao gồm 4 nội dung/ phương diện:
(i) PTVHTL là nâng cao các giá trị của VHTL, sáng tạo mới GTVHT, hoặc đổi mới các GTVHTL.
(ii) PTVHTL gồm cả củng cố, bảo tồn các giá trị vật thể và tôn tạo xây dựng mới phù hợp các hạ tầng vật chất – xã hội của VHTL.
(iii) PTVHTL còn là phát triển các hình thức hoạt động VHTL từ chủ thể tâm linh ngày càng đa dạng, hấp dẫn, có chất lượng đáp ưng nhu cầu VHTL của người dân.
PTVHTL là phát triển các hình thức văn hóa tâm linh (HTVHTL) như VHTL gắn với tôn giáo tín ngưỡng và ngoài tôn giáo tín ngưỡng (TGTN) rất đa dạng vốn có từ trước tới nay hay hình thức mới…
PTVHTL như vậy là cả văn hóa vật thể (VHVT) và văn hóa phi vật thể (VHPVT), văn hóa tinh thần (VHTT) và văn hóa vật chất (VHVT)! Đó là 2 mặt cần thiết bổ sung cho nhau, tạo tiền đề cho nhau không tách rời. Ngày nay việc hiện đại hóa cơ sỏ vật chất kỹ thuật cho VHTL cũng đa dạng. Chẳng hạn nơi thờ phụng tổ tiên hay gia tộc đã được xây dựng ngày càng khang trang hơn…
Các HTVHTL cũng gắn với tổ chức cộng đồng người như các hội hay các tổ chức chính thức hay phi chính thức khác nhau đãm bảo cho sinh hoạt VHTL đường thuận lợi, có tổ chức, đúng luật lệ pháp luật.
PTVHTL là gắn liền với các tổ chức như vậy sao cho thật sự có văn hóa.
(iv) Theo chúng tôi là PTVHTL còn là phái nâng cao, đổi mới… nhân lực tâm linh (NLTL) của các chủ thể chủ trì trong sáng tạo và hưởng thụ. Mà không chỉ năng lực mà cả các phẩm chất tâm linh (PCTL) nói chung gắn liền với chủ thể thực hành tâm linh.
1.2- Trước hết, chủ yếu, cốt lõi PTVHTL là phát triển giá trị VHTL nên phải xác định cho rõ những giá trị VHTL
PTVH TL là gồm nhiều mặt cả hạ tầng và nội dung hoạt động, con người và điều kiện vất chất cũng về mặt thể chế… Nhưng cốt lõi trước hết là GTVHTL
Hiện nay mới có nêu ra giá trị này hay giá trị khác hay biểu hiện giá trị VHTL mà vẫn chưa có nghiên cứu chỉ ra thật rõ và hệ thống những giá trị VHTL là như nào? Vẫn có tình trạng trạng nhầm lẫn giá trị VHTL và tác dụng của giá trị VHTL, hoặc chưa đưa ra một hệ thống rõ ràng các hệ gia trị VHTL. Tuy nhiên cũng khó tách bạch giữa giá trị VHTL chẳng hạn như giá trị linh thiêng hay từ bi… với các giá trị chân – thiện – mỹ của văn hóa nói chung hay văn hóa ngoài tâm linh nói riêng.
Những GTVHTL trước hết là phi vật thể, cụ thể như là: i) tính linh thiêng (thiêng liêng), ii) cao cả, iii) hướng thiện, iii) hướng mỹ, iv)cứu rỗi, an ủi, bình an, v) tình thương yêu đồng loại, muôn loài…vi) niềm tin siêu nhiên, vii) hay những giá trị chung nhất như: từ bi, hỷ xả, bác ái, vị nhân sinh… nhưng chúng ta cần chú ý viii) giá trị nổi bật là biết ơn và tôn thờ, thờ phụng là những giá trị cần phát huy. Cũng có tác giả nêu ra quá khái quát như giá trị VHTL là thể hiện tập trung ở giá trị đạo đức trên 2 mặt lương tâm và truyền thống (TS. Cao Xuân Nguyên/ 2022) cho nên chưa thật rõ hệ giá trị VHTL là gì?
Nhưng khi nêu ra giá trị VHTL thì cũng cần phân biệt giá trị VHTL và tác dụng của giá trị VHTL, không nên lầm lẫn.
Chẳng hạn: Có người nêu Văn hóa tâm linh có nhiều giá trị, ở các góc độ tiếp cận khác nhau, trong khuôn khổ bài viết, tác giả (PGS-TS Bùi Hữu Dược) nêu tên 05 giá trị sau:
Thứ nhất, Giáo dục đạo đức lối sống và xây dựng chuẩn mực đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội;
Thứ hai, Duy trì nền tảng truyền thống xã hội. Kết nối quá khứ- hiện tại-tương lai;
Thứ ba, Phát huy sức mạnh từ niềm tin tinh thần tới sức mạnh vật chất xã hội;
Thứ tư; Lưu giữ các giá trị văn hóa tốt lành trong lịch sử phát triển của cộng đồng xã hội;
Thứ năm, Ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi văn hóa không phù hợp với xu thế tích cực.
Theo chúng tôi, HBT, đây là 5 tác dụng của các giá trị VHTL chứ không hẵn hay không phải là các giá trị VHTL. Tuy nhiên việc chỉ ra 5 tác dụng của giá trị VHTL là rất hay!
1.3. Làm rõ thêm một số nội dung, nhất là nhân lực, năng lực hoạt động của tâm linh và PTVHTL
Năng lực phẩm chất và tâm linh (NLPCTL) nằm trong phạm trù VHTL. Chính NLPCTL này là cở sở trực tiếp nhất để phát huy các GTVHTL, PTVHTL như là tiền đề, động lực nôi tại, lực lượng sáng tạo.
Do vậy nói PTVHTL là bao gồm phát triển NL,PCTL (PTNL,PCTL).
Nhưng nội dung về NL,PCTL là những năng lực và phẩm chất nào?
Chẳng hạn năng lực ngoại cảm (đọc suy nghĩ người khác, giao tiếp với thế giới siêu hình, linh cảm). Rồi năng lực tiên tri… Rồi năng lực thần thông…
Theo ĐĐ.TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM):
Sáu phép thần thông được kinh điển đạo Phật mô tả gồm:
(1) Thiên nhãn thông tức khả năng nhìn thẩm thấu mà không lệ thuộc vào con mắt thông thường;
(2) Thiên nhĩ thông tức năng lực nghe các âm thanh đặc biệt không bị giới hạn bởi không gian vật lý;
(3) Thần túc thông tức năng lực khinh thân, độn thổ, thần biến bằng nhiều hình dạng ở nơi này và nơi khác;
(4) Tha tâm thông tức năng lực hiểu rõ suy nghĩ thầm kín của người khác;
(5) Túc mạng thông tức năng lực biết được đời sống nhân quả quá khứ của bản thân từ đại cương đến chi tiết;
và (6) Lậu tận thông tức tuệ giác thấy tất cả phiền não được nhổ tận gốc rễ khỏi tâm thức và đời sống.
Bản chất của thiên nhãn thông giống như thấu kính hội tụ, có chức năng truyền đạt thông tin chính xác hơn mắt thường. Nhà ngoại cảm thấu thị có thể ghi nhận sự kiện như một máy chụp ảnh hay máy quay phim chuẩn xác. Người bị khiếm thị thường có năng lực tập trung tốt hơn người có mắt. Nếu được hướng dẫn và huấn luyện tốt, người khiếm thị có thể phát ra năng lực ngoại cảm tương đối. Họ có thể đi không lạc đường và chạy xe ngoài đường mà vẫn an toàn giao thông (Khái quát vấn đề cân quan tâm qua hội thảo vể tâm linh năm 2010 tại TPHCM ).
Mà ngoại cảm, tiên tri… là lĩnh vực rất khó, nó không đơn giản như việc thờ cúng, lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng, tri ân…Năng lực ngoại cảm, hay năng lực tiên tri là gắn với bẩm sinh, hoặc được hình thành một cách ngẫu nhiên, hoặc do rèn luyện, tu tập, nhìn chung là rất ít.
Nên nói PTVHTL trong lĩnh vực này (tức phát triển năng lực ngoại cảm là cực khó, ít khả thi) . Tuy nhiên có cần xây dựng thái dộ khoa học và văn hóa đối với vấn đề ngoại cảm và tiên tri? Rất cần! Tức là cần tôn trọng. lắng nghe, thấu hiểu hiện tượng này, đừng vội phản bác hay cũng đùng vội à la chạy theo mù quáng! Phải nghiên cứu, tìm hiểu và tham vấn. Có như vậy mới tránh những cực đoan như quá tin, mù quáng, hoặc bài bác một cách cực đoan! Đó vừa là thiếu tinh thần khoa học và thiếu ý thức văn hóa!
Về các lloại ngoại cảm. Theo Phật giáo, có bốn hạng nhà ngoại cảm khác nhau.
Thứ nhất, nhà ngoại cảm bẩm sinh xuất hiện từ khi con người có mặt trong bụng mẹ. Năng lực ngoại cảm của các nhà ngoại cảm bẩm sinh rất cao, và thời gian tồn tại có thể đến cuối đời. Tại Ấn độ, thời Phật có rất nhiều nhà tiên tri bẩm sinh.
Thứ hai, nhà ngoại cảm sau một biến cố bệnh lý, liên hệ đến những chấn động mạnh, tác động tích cực đến lớp thuỳ mã ở vỏ não. Từ đó, năng lực ngoại cảm được khai thông, nhờ đó, nghe được âm thanh người chết hoặc thấy được trường sinh học của người chết. Các nhà khoa học hiện đại cho biết bộ não con người giống như máy siêu vi tính lượng tử, chứa đựng tối thiểu từ 100 cho đến 200 tỷ nơ-ron thần kinh. Mỗi nơ-ron thần kinh có chức năng duy trì các hạt giống của tri thức, tình cảm, nhận thức của con người. Nó giữ gìn vùng nhớ và nhiều năng lực nhận thức khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, các nhà khoa học chỉ mới sử dụng được vài phần rất nhỏ của khối lượng nơ-ron thần kinh, còn người bình thường sử dụng lại càng ít hơn nữa.
Nhà ngoại cảm sau một biến cố chấn động đến lớp vỏ não khiến nó trở nên đặc biệt hơn. Dù cũng là con người như bao con người khác, nhưng năng lực nhìn thẩm thấu, nghe thẩm thấu và truyền thông thẩm thấu của nhà ngoại cảm đặc biệt hơn chúng ta. Năng lực ngoại cảm do biến cố thập tử nhất sinh có thể tồn tại trong 10 năm, 20 năm, 30 năm hoặc có thể suốt đời, tùy theo đời sóng tinh thần của nhà ngoại cảm. Nếu nhà ngoại cảm đó có đời sống tinh thần vững chãi như người xuất gia thì năng lực ngoại cảm này có thể tồn tại suốt cả đời. Theo thuyết tái sinh, ở đời sau họ có thể tiếp tục sở hữu nguồn ngoại cảm này, như dạng ngoại cảm bẩm sinh.
Thứ ba, nhà ngoại cảm do huấn luyện có thể học hỏi được một số năng lực truyền thông, nhưng rất giới hạn. Nhà ngoại cảm loại này có thể cảm nhận được sắc thái con người và dự đoán được người này đang bị bệnh gì, sống thọ ra sao và chết thế nào ở mức độ đơn giản. Nhìn chung, năng lực ngoại cảm này không bằng nhà ngoại cảm bẩm sinh hoặc nhà ngoại biến cố.
Thứ tư, nhà ngoại cảm do tu tập chứng đắc, thường là người đã chứng đắc được các phép thần thông đặc biệt như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông hoặc cả hai. Năng lực ngoại cảm này sẽ không mất đi, cho đến khi người chứng đắc qua đời. Năng lực thần biến này giúp nhà ngoại cảm giúp ích cho nhiều người .
Mà thực tế hoạt động ngoại cảm như ông Vũ Hồng Khanh cho biết là 100 người hoạt động ngoại cảm chỉ có nhưng chỉ có 10% có năng lực ngoại cảm thật và trong số này chỉ có 20% người thật sự giỏi… Như vậy là khoảng 90% là hoạt động ngoại cảm trá hình hay không thực sự có năng lực ngoại cảm mà nhân danh ngoại cảm mà thôi!
Hay hiện tượng mê tin dị đoan ăn theo…Vậy PTVHTL có kèm theo các hiện tượng này cũng gia tăng hay không?
Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An
2- Quá trình phát triển VHTL ở VN và một số hính thức VHTL ở nước ta có triển vọng phát triển nhất
2.1. Quá trình phát triển VHTL ở VN
Có thể có 3 thời ký PTVHTL chính như sau:
– Thời kỳ trước 1945 là thòi kỳ hình thành và PTVHTL theo truyền thống. Chủ yếu có các hình thức thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các anh hùng dân tộc và có công lớn với đất nước, hoạt dộng của các tôn giáo và các cơ sở tín ngưỡng dân gian, các hình thức khác như bói toán, lên đồng… Hình thức và cơ sở vật chất tuy cũng tôn tạo phát huy theo thời gian thịnh suy của đất nước nhưng nhìn chung cũng còn đơn sơ. Nhưng vẫn duy trì và phát huy được các giá trị tâm linh truyền thống gắn, lồng ghép đan xen hòa quyện với nhiều giá trị văn hóa cơ bản của dân tộc.
– Thời từ 1945 về sau đến trước thời kỳ đổi mới 1986: Tuy hình thức và điều kiện hạ tầng văn hóa tâm linh truyền thống được duy trì phát huy tác dụng tích cực nhưng có thời kỳ rơi vào tả khuynh. Họ nhân danh khoa học, nhân dân cách mạng chống mê tín dị đoan, đối lập tuyệt đối giữa khoa học và tâm linh, tôn giáo, nên đã hạn chế hoạt động văn hóa tâm linh, thậm chí không ít nơi như khu vực miền Trung Trung bắc bộ đã phá đền chùa…Đáng chú ý nhất là những năm 1960 -1980… thời kỳ cải cách ruộng đất và thời kỳ phát triển hợp tác xã nông nghiệp như ở xứ Nghệ Tĩnh, chẳng hạn.
– Từ năm 1986 đến nay, nhất là 20 năm đầu thế kỷ 21 với sự đổi mới tư duy, hội nhập quốc tế, dưới ánh sáng khoa học hiện đại mới nên đã có những nhận thức lại và nhận thức mới về tôn giáo, tâm linh, cởi mở hơn, khai phóng hơn, đúng đắn hơn từ cấp dộ của Đảng và Chinh phủ cũng như của giới khoa học, nên các hoạt động tâm linh nở rộ, phong phú và hiện đại hơn hẵn…
So với thời kỳ trước đây thì nhìn vào hiện tượng tâm linh và văn hóa tâm linh ở nước ta là có một sự phát triển vượt bậc (về qui mô, tốc độ, tính phong phú và mới kể cả tinh thần và hạ tầng vật chất cũng như hình thức hoạt động).
Nhiều hình thức mang tính tâm linh được phát triển từ cơ sở vật chất đền thờ, nhất là nghĩa trang, đền thờ anh hùng liệt sĩ, nhà thờ Tổ họ tộc, chùa chiền, cơ sở nhà thờ/ nhà chùa của các tôn giáo tu bổi xây dựng mới khang trang.
Các hình thức lễ hội, tri ân được tổ chức qui mô nag tính văn hóa dân tộc hay tín ngưỡng tôn giáo cũng được phát triển rộng rãi.
Ngoại cảm tìm mộ là một vấn đề mới, nhạy cảm, khó khăn để kiểm chứng nhưng cũng được triển khai thực hiện, và có những kết quả nhất định mở ra một hướng nghiên cứu và thực thi (tuy nhiên hiện tượng này cũng bị làm giả hay ngộ nhận), nên phát triển rất khó khăn.
Có những hình thức tín ngưỡng lễ hội như lễ hội Hùng Vương được nâng lên tầm Quốc tổ, Quốc lễ…
Đó là một bước tiến lớn trong đời sống VHTL ở nước ta sau thời kỳ đổi mới dất nước, hội nhập quốc tế.
2.2. Một số hình thức nổi bật hiện nay
Như đã trình bày ở mục trên thì có thể nói rằng, có thể dùng khái niệm PTVHTL được và với hàm nghĩa các nội dung, các hình thức PTVHTL!
– Nhưng có lẽ nội dung và hình thức phổ biến nhất phát triển văn hóa tâm linh ở nước ta chủ yếu là trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, thờ cúng dòng họ và nhất là hình thức tri ân anh hùng liệt sĩ, những người có công lớn với quê hương, đất nước. Tức là phát triển các giá trị biết ơn, tri ân, tôn thờ…và nhận thức, thái độ đúng mực, nhân nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, cây có cội, sông có nguồn, người có tổ, có tông, có sau có trước đối với thế hệ tiền nhân!
– Các cơ sở vật chất của văn hóa vật thể tâm linh cũng sẽ được tạo dựng, cải tạo, tôn tạo, xây dựng mới ngay càng khang trang hiện đại một cách phù hợp…, nhưng quan trong là văn hóa phi vật thể, văn hóa tinh thần tring lĩnh vực tâm linh mới là hồn cốt quan trọng nhất. Vậy làm sao phát huy, phát triển một cách lành mạnh nhất, thông thái nhất, nhân văn nhất phù hợp với tâm hồn dân tộc ta và xu thế chung trên thế giới!?
Như đã nói là hiện nay ở nước ta đang có nhiều hình thức, loại hình PTVHTL phong phú, đa dạng.
Nhưng theo quan sát của chúng tội thì có những hình thức đang phát triển có triển vọng nhất là:
– Thờ cúng tổ tiên. Các loại nhà thờ hay đền thờ tổ tiên, dòng họ đang phát triển thịnh hành. Chủ yếu các nhà thờ tổ được tôn tạo hoặc xây mới khá khang trang thậm chí rất hoành tráng tri ân tổ tiên, các bậc tiên liệt. Các hình thức lễ hội thờ cúng cũng ngày càng có văn hóa và nền nếp hơn. Rồi các hình thức nghĩa trang cho người quá cố cũng được công viên hóa hoặc tu bổ xây dựng đẹp hơn.
– Hình thức thờ cúng hay tưởng nhớ những người có công với đất nước cũng phát triển ngày càng khang trang hơn như nhà lưu niệm, đền thờ, nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài… được tu bổ, xây dựng mới nhằm tri ân anh hùng liệt sĩ, lãnh tụ, danh nhân văn hóa lớn và những nhà hoạt dộng chính trị xã hội nổi tiếng…
Những đáng nói nhất và đậc thù nhất là hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ khắp cả nước là một dạng tâm linh hiếm có so với nhiều các nước khác.
– Các hình thức văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng tiếp tục được cũn cố và phát triển, nhất là đạo Phật, đạo Thiên Chúa hơn bao giờ hết.
– Hình thức ngoại cảm, cùng các hình thức linh diệu khác là rất mới hiện nay và cũng có thời kỳ nở rộ những cũng khó phát triiển vì tính đặc biệt cũng như tính phức tạp, và hiếm có năng lực ngoại cảm (thiên phú) ở nhiều người.
Còn những hình thức PTVHTL khó khăn và hạn chế ở nước ta là hình thức tiên tri.
Đáng chú ý là cần hạn chế hính thức bói toán và mê tín dị đoan, lợi dụng lĩnh vực tâm linh để làm giả và trục lợi… hoặc gia tăng các hình thức hoạt động tâm linh, VHTL không đúng luật pháp, phản nhân đạo…
3-PTVHTL là phát triển như thế nào? Hệ quả PTVHTL là gì? Làm sao để PTVHTL bền vững?
3.1- PTVHTL bằng cách nào
PTVHTL là như thế nào? Trả lời câu hỏi này không chỉ là chỉ ra nội dung, hình thức phát triển, mà quan trọng là phát triển bằng cách nào?
Theo chúng tôi đó là: i) PTVHTL bằng công tác giáo dục VHTL, một cách đúng đắn trên cơ sở khoa học tâm linh (KHTL), triết học tâm linh khoa học (THTLKH) chứ không phải theo kiểu niềm tin mù quáng, theo lối mê tính dị đoan… Như vậy, cùng với PTVHTL là phát triển KHTL mới có VHTL thật sự, tiên tiến. Tức là giáo dục về văn hóa tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng nói riêng và VHTL nói chung phải mang tinh thần khoa học, nhân văn của thời đại…
ii) PTVHTL là từ sự tự nhận thức, sự tự giác của người dân và cộng đồng xã hội.
Đây là lĩnh vực dân sư phi chính trị, phi kinh tế do công dân và cộng đồng tự tổ chức, nên sự tự giác và sự tự đầu tư, tử tổ chức soa cho ra văn hóa tâm linh là công việc lâu dài và thường xuyên… hay dở là do người dân nhận thức và hành động theo tập quán và pháp luật…
iii) Xã hội hóa PTVHTL, kêu gọi các nguồn đầu tư và từ thiện…để phục vị hoạt động VHTL từ tôn tạo hoặc xây dựng mới cơ sở vật chất đến các hình thức hoạt động cũng như công tác giao dục…
(iii) Phát triển nguồn nhân lực hoạt động tâm linh và VHTL (từ nhân lực cao cấp đến nhân lực bình dân). Đây là vấn đề khó nhất.
iv) Tuy nhiên nhà nước phải có chủ trương, chính sách, hành lang pháp lý, và kiểm tra, để phát huy măt hay hạn chế tốt nhất mặt tiêu cực như là hệ quả của sự phát triển.
3.2 Hệ quả PTVHTL là gì? Vậy làm sao để PTVHTL bền vững?
Tất nhiên PTVHTL là làm nảy sinh, củng cố và sinh thành mới những GTVHTL cũng như nhiều hình thức hoạt động VHTL khác nhau theo hương tích cực, tiến bộ là chính.
Tất nhiên nhìn rộng ra khi PTVHTL thì cũng làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc (NVHDT). Và chính PTVHTL cũng sẽ làm cho lĩnh vực tâm linh trở nên có văn hóa hơn, lành mạnh hơn…Từ đó túc đẩy hoàn thiện toàn diện con người thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của cuộc sống trong đó nhu cầu tâm linh… Và PTVHTL với chừng mực nhất định cũng tạo ra động lực phát triển kinh tế du lịch (KTDL), văn hóa du lịch (VHDL), về giữ gìn và giáo dục truyền thống dân tộc…Đó là điều tốt đẹp và tiến bộ.
Như vậy PTVHTL có nhiều lợi ích về tinh thần, về tâm hồn, về chiều sâu bản thể là chính nhưng cũng có cả ý nghĩa về kinh tế, về vật chất và xã hội.
Khi PTVHTL thì trong thực tế cũng khó tránh khỏi này sinh kèm theo mặt tiêu cực, bất cập trong lĩnh vực VHTL và tâm linh nói chung (mà chúng tôi đã dề cập trong bài “Cảnh báo hiện tượng hữu khuynh, quá “trọng âm phần”, phô trương trong phát triển văn hóa tâm linh hiện nay ở nước ta” ).
Vậy làm sao để PTVHTL bền vững?
i) Phải xây dưng VHTT trên cơ sở xây dựng và phát triển khoa học tâm linh (KHTL), xây dựng hòa hòa giữa Đạo và Đời theo tinh khoa học mới, văn hóa mới tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc…
ii) Trong quá trình xây dựng, phát triển phải làm sao tránh tự phát, và hạn chế tối đa nảy sinh mặt tiêu cực, phản tiến bộ, cực đoan…Phải có kiểm tra giám sát đều chỉnh kịp thời…
iii) Vấn đề là về mặt lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước cũng như công tác dân vận đối với hoạt động VHTL phải làm tốt, đồng bộ và thường xuyên.
iv) Các cá nhân và tổ chức xã hội cũng như bản than chính quyền nhà nước các cấp phải tự trang bị cho mình cả kiến thức khoa học và tâm linh hay là KHTL, không chạy theo xu hướng tâm linh cực đoan, và cũng tránh xu hướng phản tâm linh…
iv) Phải xây dựng chung một tầm nhìn về phát triển KHTL và VHTL trong tổng thể nền khoa học và văn hóa quốc gia cũng như lộ trình thực hiện.
v) Phải có hệ thống pháp luật điều chỉnh và thực thi nghiêm minh, tự do nhưng phải đúng kỷ cương…
Tài liệu tham khảo
1- Kỷ yếu Hội thảo THỰC NGHIỆM TÂM LINH Hội thảo Khoa học Thực nghiệm Tâm linh tổ chức tại Hội trường Nhà Bảo tàng Quân khu 7 cổng số 3 Phạm văn Hai Q.Tân Bình TP.HCM, ngày 18/12/2010
2-Kỷ yếu Hội thảo: “Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thực trạng, những vần đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới” (24/5/2022 tại Hà Nội do Viện những vấn đề phát triển VIDS, chủ trí).
3-https://vanhoatamlinh.com/van-hoa-tam-linh-la-gi/;
4-https://diendankhaiphong.org/ban-ve-khai-niem-van-hoa-tam-linh/