Bàn về mối quan hệ giáo viên và học sinh – Làm thế nào để xây dựng và đâu là giới hạn? – Táo Nhân Sự
Tôi đã có vô số lần nói về việc đặt ra những quy tắc mà không tính đến mối quan hệ giáo viên và học sinh sẽ dẫn đến sự nổi loạn. Tuy nhiên ngày nay mối quan hệ với học sinh dường như bị đe dọa nhiều hơn được chở che. Trong nhiều năm, khá tình cờ sau bao ngày trôi qua, tôi đã phát hiện ra đạo lý này rất quan trọng để đặt ra những quy tắc trong lớp học và học từ chính nó. Mối quan hệ là một phần thiết yếu của việc học, đặc biệt là mối quan hệ giữa thầy và trò.
Các nhà giáo dục đã tương tác với học sinh của họ theo hai cách rất quan trọng: chủ quan và khách quan.Không khó để hiểu rằng tương tác chủ quan thì tốt hơn so với tương tác khách quan. Là một người cha, mọi chỉ dẫn của tôi đối với con của mình đều bị ảnh hưởng với nhiều yếu tố, nhưng một trong những điều quan trọng nhất là mối quan hệ cá nhân giữa tôi với chúng. Tôi là bố của chúng nên mối quan hệ giữa tôi và chúng ngày càng phát triển thúc đẩy chúng phải nghe lời tôi (ít nhất là hầu hết thời gian).
Là giáo viên, chúng ta thường phàn nàn về việc học sinh không nghe lời, suốt ngày ngủ gật và nói chuyện trong khi chúng ta đang giảng bài. Cho dù chúng ta có nhận ra điều này hay không, đây là những ví dụ của sự tương tác với môi trường học tập của học sinh. Nhưng thông thường, sự thất vọng của giáo viên tỉ lệ nghịch với sự tương tác của học sinh. Điều tôi nhận ra là sự tương tác mà tôi mong muốn ở học sinh của mình đã xảy ra, có điều vấn đề không phải là sự thiếu tương tác mà do ý nghĩa như thế nào trong những tương tác liên tục của chúng.
Ban đầu, tôi cố gắng kiểm soát lớp học của mình chỉ bằng giọng nói của mình. Tôi sẽ cao giọng khi tôi muốn học sinh giải quyết vấn đề và hạ thấp giọng xuống khi hài lòng với hành vi của chúng. Không biết có ai như vậy nữa không, mọi người tiếp nhận thông tin qua các giác quan, và thính giác cũng không ngoại lệ. Theo Patricia Wolfe tác giả cuốn sách “Những vấn đề về não bộ: dịch chuyển từ nghiên cứu sang thực hành trong lớp học” cho rằng các tín hiệu thính giác khá khác nhau. Chúng được ghi lại như một bộ nhớ âm thanh vang và yêu cầu nhiều thời gian để xử lý hơn các giác quan khác. Tôi đã không nhận ra rằng việc chỉ sử dụng bằng giọng nói là tôi đang sử dụng giác quan chậm nhất để kiểm soát lớp học của mình
Vậy đâu là câu trả lời để có tương tác tích cực với học sinh giúp chúng học tập? Đối với tôi nó đã là một từ – mối quan hệ. Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Tôi có mối quan hệ với học sinh của mình và tôi tin rằng bạn cũng vậy. Nhưng tôi ủng hộ điều tôi gọi là quan hệ có chủ ý. Quan hệ có chủ ý liên quan đến việc duy trì thẩm quyền của chúng ta khi xây dựng mối quan hệ với học sinh. Nó liên quan đến những hành động có chủ đích của bạn với học sinh. Bạn có thể nghĩ về nó như thể nó là một phần của kế hoạch giảng dạy. Đó là một mối quan hệ tôn trọng chuẩn mực và thân thiết trong cách dạy.
Chủ đích của quan hệ là việc bạn phải chắc chắn biết tên tất cả học sinh. Đó là việc nói làm ơn và cảm ơn với học sinh tại mọi thời điểm bất kể chúng phản ứng như thế nào. Đó là việc gọi chúng một cách trang trọng quý cô, quý cậu. Đó là việc muốn tìm hiểu chi tiết cuộc sống của chúng. Đó là việc nói cảm ơn chúng vì những hành động tử tế. Đó là tìm ra những thành công để cân bằng lại những thất bại của chúng. Đó là việc hiểu chúng chỉ là những đứa trẻ và chấp nhận chúng như vậy. Là thầy cô giáo, bạn giống như một hình mẫu lý tưởng, thông qua mối quan hệ có chủ đích – mối quan hệ bạn muốn có với học sinh và cách chúng nên kết nối với thế giới- bạn sẽ là người chỉ đường của chúng
Một lần nữa, mối quan hệ giáo viên học sinh có chủ đích không có nghĩa là trở thành bạn với học sinh, mà đó làmột mối quan hệ vượt ra ngoài tình bạn. Tôi có một đồng nghiệp đã từng nói ngay tại bữa tiệc cuối cấp rằng anh ấy sẽ nhớ hai học trò lớp 12 tốt nghiệp năm đó. Trong bài phát biểu của mình, anh ấy liên tục gọi chúng là “người bạn thân nhất” của anh ấy. Sau đó, tôi đã kéo anh ta lại và nhắc nhở, “một người đàn ông 34 tuổi đã kết hôn và là ông bố hai con, dường như không được khôn ngoan lắm khi nói với cả thế giới rằng bạn thân của anh là hai đứa học sinh 17 tuổi đâu nhỉ”. Đây không phải là cách xây dựng với quan hệ với học sinh của bạn. Đây là việc trở thành bạn với học sinh và điều đó rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong văn hóa hiện nay. Tình bạn được xây dựng trên sự ngang hàng và phổ biến, nhưng với giáo viên và cố vấn thì không.
Thông thường học sinh trở nên lườibiếngkhi học các khái niệm khó. Chúng có thể nói chuyện với bạn bè hoặc ngủ gật. Rất nhiều chủ đề phức tạp trong giáo dục hoặc cuộc sống thường không có ví dụ cụ thể- chúng thường rất trừu tượng. Trong trường hợp này, việc học phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ giữa người hướng dẫn và học sinh. Đó là mối quan hệ cung cấp các kinh nghiệm thực tế cần thiết để minh họa các khái niệm trừu tượng. Khi học sinh đi sâu vào việc học những thứ khó hơn và trừu tượng hơn, mối quan hệ với người khác có thể là một trong những yếu tố cụ thể trong quá trình học tập của chúng. Chúng ta hiểu được rằng các quy tắc đặt ra mà không có mối quan hệtrong đóthường sẽ dẫn đế sự nổi loạn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra trong học tập và cuộc sống. Quy tắc cũ có thể cần thay đổi, nhưng thông điệp thì không đổi. Các mối quan hệ rất quan trong trong học tập và cuộc sống.
Craig L. Bouvier, Hiệu trưởng của Trường Shannon Forest Christian ở Greenville, SC
-Táo Nhân Sự- Tuyển dụng giáo viên Việt Nam