Bản đồ Trung Quốc (China Map) khổ lớn phóng to năm 2022

INVERT cập nhật mới nhất năm 2022 về bản đồ Trung Quốc chi tiết như bản đồ giao thông Trung Quốc trực tuyến, bản đồ Trung Quốc pdf, rất hi vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích về Bản đồ Trung Quốc khổ lớn phóng to chi tiết nhất.

Lưu ý: Bài viết chỉ là tư liệu tham khảo, không phải thông tin chính thức. Vì vậy, bạn đọc chỉ xem là nguồn tham khảo.

Năm 2022 là năm con gì và mệnh gì?

15 Cách Hack Nick Facebook năm 2022 tỷ lệ thành công 100% 

Điềm Nháy mắt trái (mắt trái giật) của Nam và Nữ năm 2022

Giải mã Nháy Mắt Phải, Mắt Phải Giật ở nam & nữ năm 2022

Quốc kỳ của đất nước Trung Quốc (China)
Quốc kỳ của đất nước Trung Quốc (China)

1. Sơ lược về nước Trung Quốc

Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.445.038.245 người (chiếm 18,31% dân số thế giới) năm 2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Trung Quốc là 154 người/km2. Với tổng diện tích đất là 9.390.784 km2. 61,43% dân số sống ở thành thị (884.147.808 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 38,8 tuổi..

Trung Quốc tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á, có diện tích tự nhiên 9,596,961 km² gấp 29 lần Việt Nam (diện tích lớn thứ 4 thế giới và đứng đầu về số dân trên 1,405 tỷ người.

Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam.

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Có diện tích lớn thứ ba thế giới (sau Nga, Canada). Tọa độ: 35o00 vĩ bắc, 105o00 kinh đông.

Diện tích: 9.596.960 km2

Khí hậu: Đa dạng, nhiệt đới ở phía nam ôn đới ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -28oC (ở phía bắc), 18oC (ở phía nam); tháng 7: 20 – 28oC. Lượng mưa trung bình: 2.000 mm (ở phía đông), 250 mm (ở phía tây).

Địa hình: Phần lớn là đồi núi, cao nguyên và sa mạc ở phía tây, thoai thoải về phía đông là đồi và đồng bằng.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, thủy ngân, thiếc, vônfram, ăngtimoan, mangan, môlypđen, vanadi, magiê, nhôm, chì, kẽm, uranium, tiềm năng thủy điện, v.v..

Dân số: khoảng 1.367.820.000 người (2015).

Các dân tộc: Người Hán (91,9%); Choang, Uygur, Hồi, Yi, Tây Tạng, Miêu, Mãn Châu, Mông Cổ, Buyi, Triều Tiên và các dân tộc khác (8,1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Hán, tiếng Quảng Đông và nhiều thổ ngữ khác cũng được sử dụng.

Lịch sử: Nền văn minh Trung Hoa cổ đại – là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới – phát triển rực rỡ trên lưu vực sông Hoàng Hà chảy qua Đồng bằng Hoa Bắc. Trong hơn 4000 năm, hệ thống chính trị Trung Quốc dựa trên chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế cha truyền con nối. Triều đại đầu tiên là Nhà Hạ (khoảng năm 2000 trước CN) và sau đó xuất hiện nhiều triều đại phong kiến cùng tồn tại song song trên vùng đất của Trung Quốc ngày nay. Các triều đại phong kiến này đấu tranh với nhau, thôn tính lẫn nhau hoặc liên kết với nhau… Đến năm 221 trước CN, Nhà Tần mới thôn tính toàn bộ các nước khác và thống nhất được Trung Quốc. Từ đó, các triều đại phong vẫn duy trì cho đến tận đầu thế kỷ XX.

Đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức, v.v… Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế hàng nghìn năm, thành lập Trung Hoa Dân quốc. Năm 1937, phátxít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 8-1945, quân đội Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, giải phóng Mãn Châu, buộc Nhật phải đầu hàng Đồng minh. Ngay sau đó, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Năm 1949, Quốc dân đảng thất bại, phải chạy ra Đài Loan. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tuy nhiên, bên cạnh tên gọi chính thức là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thì một tên gọi ngắn gọn khác là Trung Quốc thường được sử dụng nhiều hơn.

Tôn giáo: Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Thiên chúa…

Trung Quốc có 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh (省级, tỉnh cấp), không kể Đài Loan, gồm:

  • Tỉnh (省): có 22 đơn vị. Đài Loan (do chính quyền Trung Hoa Dân quốc kiểm soát) được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi là tỉnh thứ 23 của mình.
  • Khu tự trị (自治区, tự trị khu): có 5 đơn vị.
  • Đặc khu hành chính (特別行政區, đặc biệt hành chính khu): có 2 đơn vị.
  • Trực hạt thị (直轄市, trực hạt thị, tương đương ở Trung Hoa Dân quốc là 院轄市, viện hạt thị, hay 特別市, đặc biệt thị), có thể dịch là Thành phố trực thuộc trung ương: có 4 đơn vị. Tuy là thành phố nhưng vẫn có khu vực nông thôn trực thuộc dưới dạng các huyện ngoại thành. Điển hình như thành phố Trùng Khánh là nơi khu vực nông thôn rộng lớn hơn khu vực thành thị rất nhiều.

Chính trị: Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Tổng Bí thư (kiêm Chủ tịch nước). Tuy nhiên, tại Trung Quốc hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù các đảng này thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.

Kinh tế: Từ cuối năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm hiện đại hóa. Trung Quốc đã thành công tránh được tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong nhiều thập niên. Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đề ra mục tiêu trong 10 năm đầu tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân so với năm 2000, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ (xét về tổng sản phẩn quốc nội GDP)

  • Sản phẩm công nghiệp: Sắt và thép, than, máy móc thiết bị, vũ khí, hàng dệt may, dầu mỏ, xi măng, phân hóa học, giày dép, đồ chơi, thực phẩm, ô tô, hàng điện tử, phương tiện truyền thông.
  • Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, lúa mì, khoai tây, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông, dầu thực vật; thịt lợn; cá.

Giáo dục: Chính phủ đặt giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển. Nhà nước tăng cường đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm, xóa nạn mù chữ trong thanh niên; nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục.

Thủ đô: Bắc Kinh (Beijing)

Các thành phố lớn: Thượng Hải, Thiên Tân, Thẩm Dương, Vũ Hán, Quảng Châu…

Đơn vị tiền tệ: Đồng nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (nguyên); 1 Y = 10 jiao (hào) = 100 fen (xu).

Quốc khánh: 1/10 (1949)

Danh lam thắng cảnh: Cấm thành, Cố cung, Điếu Ngư Đài… ở Bắc Kinh; Vạn lý Trường thành, Thượng Hải, Tây An, Hàng Châu, Nam Kinh, Tây Tạng, Côn Minh, Quảng Châu, v.v..

Văn hóa: Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính thống của Nho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ phong kiến. Hệ tư tưởng đã từng đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Quốc phong kiến nhà Thanh, khi đó những vấn đề như ý thức quyền lợi cá nhân, góp ý với chính quyền, và đòi hỏi những thay đổi cho cuộc sống đồng nghĩa với sự quy phục và ổn định chính trị…

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa do Hồng vệ binh tiến hành, nhiều khía cạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, bị chế độ mới coi là “tàn dư của chế độ phong kiến”, là độc hại và đi lùi so với thời đại nên đã bị xóa bỏ khá nhiều. Trung Quốc đã cải cách nhiều loại hình nghệ thuật, theo kiểu như “biến đổi” Kinh kịch để phù hợp với các khẩu hiệu tuyên truyền hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian, phần lớn văn hóa truyền thống Trung Quốc được người dân và chế độ chấp nhận là một phần của của xã hội Trung Quốc; thực tế là chính sách quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thường tán dương đây là những thành tựu quan trọng của nền văn minh Trung Quốc, và nhấn mạnh chúng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành một bản sắc quốc gia Trung Quốc.

Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc):

Vị trí: Gồm hai bộ phận: đảo Hồng Công và một phần bán đảo Cửu Long, nằm ở bờ biển phía đông nam Trung Quốc.

Diện tích: 1.104 km2.

Số dân: 7.141.106 (ước tính tháng 2015).

Lịch sử: Năm 1842, Anh chiếm Hồng Công. Năm 1898, Anh mua Hồng Công của Trung Quốc với thời hạn 99 năm. Năm 1941, Nhật Bản chiếm Hồng Công. Theo hiệp ước được ký kết giữa Anh và Trung Quốc năm 1984, ngày 1/7/1997, Anh trao trả Hồng Công cho Trung Quốc. Hồng Công được coi là khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc.

Kinh tế: Nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại quốc tế, xuất khẩu (bao gồm tái xuất khẩu) đóng góp 50% GDP.

Khu hành chính đặc biệt Ma Cao (Trung Quốc):

Vị trí: Lãnh thổ nằm ven biển miền Nam Trung Quốc.

Diện tích: 16 km2.

Số dân: 592.731 người ( tháng 7-2015).

Lịch sử: Năm 1553, người Bồ Đào Nha đến Ma Cao và thuê mảnh đất này của Trung Quốc. Năm 1557, Bồ Đào Nha lập cơ quan hành chính ở đây. Năm 1850, Ma Cao trở thành đất tô nhượng của Bồ Đào Nha. Năm 1887, theo hiệp định ký với Trung Quốc thì Bồ Đào Nha được cai quản “vĩnh viễn” Ma Cao.

Thực hiện Hiệp định ký ngày 13/4/1987 giữa Trung Quốc và Bồ Đào Nha, Ma Cao trở thành Khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc từ ngày 20/12/1999.

Kinh tế: Chủ yếu dựa vào du lịch (chiếm 1/4 GDP) và ngành dệt (chiếm 3/4 số thu từ xuất khẩu), công nghiệp được đa dạng hóa với các ngành sản xuất đồ chơi, điện tử và hoa giả.

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ADB, APEC, ARF, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IADB, IBRD, ICAO, ICC, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WTO v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 18/01/1950

Bản đồ Trung Quốc

2. Bản đồ đất nước Trung Quốc khổ lớn năm 2022

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

Bản đồ Trung Quốc
Bản đồ Trung Quốc, Click vào hình để xem kích thước lớn

Theo wikipedia, Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° ở tỉnh Hải Nam và 54° Bắc ở tỉnh Hắc Long Giang, các kinh độ 73° và 135° Đông. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Xét theo độ cao, Trung Quốc có ba bậc thấp dần từ tây sang đông. Phía tây có độ cao trung bình 4000 mét so với mực nước biển, được ví là nóc nhà thế giới. Tiếp nối là vùng có độ cao trung bình 2000 mét so với mực nước biển bao bọc phía bắc, đông và đông nam. 

Thấp nhất là vùng bình nguyên có độ cao trung bình dưới 200 mét ở phía đông bắc và đông. Tại phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên nguyên Nội Mông. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền trung-đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang. 

Các sông lớn khác là Tây Giang, Hoài Hà, Mê Kông (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long Giang). Ở phía tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lòng hồ Ngải Đinh (−154m) tại bồn địa Turpan.

15 Cách Hack Nick Facebook năm 2022 tỷ lệ thành công 100% 

Điềm Nháy mắt trái (mắt trái giật) của Nam và Nữ năm 2022

Giải mã Nháy Mắt Phải, Mắt Phải Giật ở nam & nữ năm 2022