Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề
5/5 – (28 bình chọn)
Mục Lục
Giới thiệu Bản đồ thế giới nghề nghiệp
Tác giả của Bản đồ thế giới nghề nghiệp là Tiến sĩ Dale Prediger (1934 – 2019) và nhóm nghiên cứu tại công ty ACT, là công ty hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá năng lực đầu vào cho sinh viên tại các trường đại học ở Mỹ, đây cũng là nơi Tiến sĩ John Holland từng làm việc 6 năm.
Bản đồ thế giới nghề nghiệp là một công cụ rất hữu ích cho học sinh sinh viên trong bước đầu tìm hiểu những ngành nghề có thể phù hợp với bản thân.
Nhờ công trình nghiên cứu thực tiễn này thì 6 nhóm Holland được nối vào 26 nhóm ngành nghề trên bản đồ thế giới nghề nghiệp mà Lý thuyết mật mã Holland được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
(Nếu bạn chưa biết về Lý thuyết mật mã Holland, đọc thêm tại đây)
Một trong những thành quả lớn nhất mà Dale Prediger đã mang lại trong lĩnh vực hướng nghiệp là khái niệm về 4 nhiệm vụ công việc:
- Làm việc với Dữ liệu
- Làm việc với Ý tưởng
- Làm việc với Sự vật
- Làm việc với Con người
Bạn hãy xem mô hình bên dưới để thấy được sự tương quan giữa 4 nhiệm vụ công việc với bản đồ thế giới nghề nghiệp:
Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland và 6 khối ngành nghề tương ứng
Kết quả nghiên cứu của Dale Prediger và đội ngũ của ông cho thấy các công việc có thể được sắp xếp tùy theo cách chúng liên quan đến 4 nhiệm vụ công việc căn bản.
- Làm việc với Dữ liệu bao gồm: Sự kiện, con số, tập hồ sơ, tài khoản, quy trình kinh doanh.
- Làm việc với Ý tưởng bao gồm: Trừu tượng, lý thuyết, kiến thức, nhận thức và cách thức mới để diễn đạt điều gì đó.
- Làm việc với Sự vật bao gồm: Máy móc, cơ chế, công cụ, động vật, thực vật và vật liệu như thực phẩm, gỗ hay kim loại.
- Làm việc với Con người bao gồm: Giúp đỡ, thông báo, phục vụ, thuyết phục, bán háng, giải trí, tạo động lực và chỉ đạo người khác.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào sự tương quan giữa 6 nhóm sở thích nghề nghiệp Holland và bản đồ thế giới nghề nghiệp ở mô hình bên dưới:
Bên trái là trái Lý thuyết mật mã Holland và bên phải là Bản đồ thế giới nghề nghiệp. Theo nghiên cứu về sự tương quan giữa hai học thuyết này, thì từ kết quả đánh giá nhóm sở thích ở Lý thuyết Holland sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp tương ứng ở Bản đồ thế giới nghề nghiệp:
- Nhóm Quản lý tương ứng với khối ngành Quản trị và bán hàng
- Nhóm Nghiệp vụ tương ứng khối ngành Vận hành kinh doanh
- Nhóm Kỹ thuật tương ứng với khối ngành thuộc Kỹ thuật
- Nhóm Nghiên cứu tương ứng với khối ngành Khoa học và công nghệ
- Nhóm Nghệ thuật tương ứng với khối ngành Nghệ thuật
- Nhóm Xã hội tương ứng với khối ngành Dịch vụ xã hội
Hơn 1500 công việc đã được sắp xếp trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp tùy theo cách chúng liên quan đến 4 nhiệm vụ công việc căn bản, những công việc ở gần nhau được gom lại với nhau tạo thành 26 nhóm ngành nghề theo thứ tự bảng chữ cái từ A tới Z.
Ứng dụng thực tiễn trong hướng nghiệp của Lý thuyết mật mã Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp
Một trong các ứng dụng hữu ích nhất mà Lý thuyết mật mã Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp mang cho các bạn là chọn ngành học không sai. Khi tìm hiểu để ra quyết định chọn nghành học các bạn thường dễ bị bối rối do có quá nhiều thông tin và lựa chọn, lúc này hãy làm bước đơn giản, an toàn và dễ thực hiện nhất là không chọn khối nghành tương ứng với 2 nhóm mật mã Holland thấp nhất của bản thân, ví dụ bạn có 2 nhóm thấp nhất là Quản lý và Nghiệp vụ thì nhất quyết đừng chạm đến khối ngành Kinh doanh và khối ngành Vận hành kinh doanh.
Sau khi đã loại trừ ngành học không phù hợp, lúc này hãy chọn khối ngành tương ứng với 2 nhóm mật mã Holland cao nhất của bản thân, nếu như trong trường hợp vì điều kiện gia đình và xã hội không cho phép các bạn chọn điều đó, thì các bạn thỏa hiệp bằng cách chọn các nhóm bên dưới gần nhất có thể.
Ở đây, chúng tôi xin chia sẻ điều này, với thời gian sau khi các bạn có nhiều trải nghiệm thực tiễn hơn thì thứ tự cao thấp của các nhóm sở thích Holland có thế sẽ thay đổi, đặc biệt trong 4 nhóm cao nhất, 2 nhóm ở giữa có thể trở nhóm cao nhất sau một thời gian dài trải nghiệm và học tập. Tuy nhiên rất ít trường hợp có sự thay đổi của 2 nhóm thấp nhất. Vì lý do đó các bạn cần sở hữu tư duy mở, thường suy ngẫm và quan sát chính mình để khi thấy mình thay đổi thì không sợ hãi, tự trách móc mà linh hoạt quyết định.
Để chi tiết hơn, chúng tôi xin giới thiệu Danh mục 26 nhóm ngành nghề ở phần kế tiếp, các bạn nên tham khảo thật kỹ lưỡng và nghiêm túc nhé.
Lưu ý rằng, công việc nào cũng có sự trộn lẫn đặc tính của 2-3 nhóm Holland khác nhau. Ví dụ công việc Người tổ chức sự kiện có sự trộn lẫn của 3 nhóm Kỹ thuật – Nghiệp vụ – Xã hội (E-C-S)
R – Realistic: Kỹ thuật
A – Artistic: Nghệ thuật
E – Enterprising: Quản lý
I – Investigative: Nghiên cứu
S – Social: Xã hội
C – Convertional: Nghiệp vụ
Các bạn nên nhớ, các chuyên gia hay các chuyên viên về hướng nghiệp, các giáo viên hay các quý cha mẹ thường có thể cung cấp cho các bạn trẻ nhiều thông tin hữu ích, nhưng để có được một quyết định nghề nghiệp phù hợp lại đòi hỏi ở bạn ấy rất nhiều công sức, cam kết và thời gian để để đầu tư vào tìm hiểu. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp tới các bạn tất cả những nguồn tài nguyên hữu ích để các bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm, vậy nên chúng tôi rất mong các bạn thật sự nghiêm túc tự học để sau này không như nhiều bạn trẻ đã từng tâm sự với chúng tôi “phải chi ngày xưa mình nghiêm túc hơn trong việc chọn ngành…”
Danh mục 26 nhóm ngành nghề trong bản đồ thế giới nghề nghiệp
Danh mục được xây dựng dựa trên 26 nhóm ngành của bản đồ thế giới nghề nghiệp của ACT (2015) và dữ liệu các ngành nghề của O*NET
Khối ngành Quản trị và bán hàng (Administration & Sales Career Cluster)
Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ rằng những ai có nhóm Quản lý trong 2-3 nhóm Holland cao nhất thì sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp phù hợp trong khối ngành Quản trị và bán hàng. Bây giờ, chúng ta cùng đi sau vào khối ngành này nhé.
4 nhóm ngành thuộc khối ngành Quản trị và bán hàng
A. Dịch vụ liên quan đến nhân sự (Employment- Related Services):
- Nhà Quản trị Nhân sự (ESC)
- Trưởng phòng Tiền lương và Phúc lợi (ECS)
- Chuyên viên Nhân sự (ECS)
- Chuyên viên Quan hệ lao động (ECS)
B. Marketing & Bán hàng (Marketing & Sales)
- Nhân viên tiếp thị qua điện thoại (ECR)
- Nhân viên gây quỹ (ECA)
- Trưởng phòng Marketing (ECA)
- Nhân viên đại lý bất động sản (ECS)
- Nhân viên du lịch và lữ hành (ECS)
- Đại diện bán hàng cho nhà bán sỉ và nhà sản xuất (không gồm các sản phẩm khoa học công nghệ) (CER)
C. Quản lý (Management)
- Nhà thầu/ Quản lý xây dựng (ERC)
- Quản lý dịch vụ thực phẩm (ECR)
- Tổng quản lý và điều hành (ECS)
- Người tổ chức sự kiện (ECS)
- Quản lý tài sản, bất động sản, và các hội nhóm cộng đồng trong khuôn viên của bất động sản (ECS)
- Điều hành cấp cao (ECS)
- Nhà quản trị dịch vụ y tế và sức khỏe (ECS)
- Quản lý hệ thống quy trình chính sách (CER)
- Chuyên viên quản lý rủi ro (CEI)
D. Quy định & Bảo vệ (Regulation & Protection)
- Bảo vệ (RCE)
- Điều tra viên/ Thám tử tư (ECR)
- Quản lý an ninh (ECR)
- Người thu hóa đơn tiền dịch vụ (CES)
- Đại diện bồi thường bảo hiểm (CES)
- Nhân viên kiểm tra thuế (CES)
Ngộ nhận và thực tế về ngành học và nghề nghiệp trong khối ngành Quản trị và bán hàng
Trong nhiều năm hành nghề ở lĩnh vực tư vấn giáo dục và tư vấn hướng nghiệp, tôi thường gặp hai ngộ nhận sau về khối ngành Quản trị và bán hàng:
- Nhầm lẫn giữa khối ngành Vận hành kinh doanh và khối ngành Quản trị bán hàng, 2 khối ngành này có điểm chung là đều nằm trong lĩnh vực kinh doanh nên mọi thường nghĩ chúng tương tự nhau, tuy nhiên chúng có sự khác biệt rất lớn liên quan đến đặc điểm nghề và nhiệm vụ công việc. Nếu các bạn học sinh không cẩn thận để phân biệt 2 khối ngành này thì rất dễ chọn sai ngành.
3 nhóm (A, B, C) trong số 4 nhóm ngành của khối Quản trị và bán hàng có nhiệm vụ công việc chính là làm việc với Con người, sau đó tới Dữ liệu, nhóm ngành còn lại (D) làm việc với Dữ liệu và sau đó là Con người. Trong khi 3 nhóm ngành trong khối Vận hành kinh doanh làm việc rất nhiều với Dữ liệu, Sự vật và ít tiếp xúc với Con người trong công việc hàng ngày.
Ví dụ cụ thể: Nếu một học sinh rất thích làm việc và tương tác với người khác họ thích những môn học thuyết trình trước lớp, những môn học về giao tiếp, thuyết phục người khác nhưng lại chọn ngành học thuộc khối ngành Vận hành kinh doanh thì họ sẽ rất mệt mỏi khi học các môn có nhiều dữ liệu, con số và quy trình.
- Ngộ nhận thứ 2 mà tôi thấy nhiều người hay gặp phải là cứ học quản lý là sẽ ra làm quản lý. Trong khối ngành Quản và bán hàng có khối ngành C – Quản lý, nhiều bạn học sinh nhầm tưởng rằng cứ học nhóm ngành này ra thì sẽ được làm quản lý ngay. Nhưng sự thật thì cá nhân có học ngành gì, có bằng gì, từ trường nào ra đi nữa thì trong thời gian đầu bước chân vào thị trường lao động họ đều phải đầu từ con số 0 mà đi lên, họ phải những việc rất nhỏ, không tên, có khi không được ai ghi nhân. Chỉ khi nào người lao động ấy, chứng minh được năng lực hành nghề, có kinh nghiệm và đủ về kiến thức thì họ mới đủ để ứng cử vào những vị trí cao hơn trong tổ chức như trưởng phòng, giám đốc,..
Khối ngành Vận hành kinh doanh (Business Operrations Career Cluster)
Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ rằng những ai có nhóm Nghiệp vụ trong 2-3 nhóm Holland cao nhất thì sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp phù hợp trong khối ngành Vận hành kinh doanh. Bây giờ, chúng ta cùng đi sau vào khối ngành này nhé.
3 nhóm ngành thuộc khối ngành Vận hành kinh doanh
E. Truyền thông & Hồ sơ (Communications & Records)
- Đại diện dịch vụ khách hàng (ESC)
- Nhà phiên dịch các báo cáo và thuật ngữ y tế (CRI)
- Nhân viên nhập liệu (CRE)
- Nhân viên tổng đài điện thoại (CSR)
- Thư ký văn phòng – hóa đơn, thanh toán (CER)
- Nhân viên tìm kiếm và thẩm định bất động sản (CER)
- Nhân viên tiếp nhận thông tin sửa chữa, thuê mướn và dịch vụ tân khách sạn (CES)
- Nhân viên hỗ trợ mở tài khoản mới (CES)
- Thư ký đặt hàng (CES)
- Tiếp tân/ Nhân viên quầy thông tin (CES)
- Ghi chép viên tòa án (CES)
- Trợ lý cao cấp và Thư ký điều hành (CES)
- Trợ lý Nhân sự (không gồm tính lương và chấm công) (CES)
- Kỹ thuật viên hồ sơ y tế và thông tin sức khỏe (CES)
- Thư ký văn phòng (không gồm thư ký pháp lý, y tế hay thư ký quản lý) (CES)
F. Giao dịch tài chính (Financial Transactions)
- Thẩm định giá bất động sản (ECR)
- Giao dịch viên ngân hàng (CER)
- Kế toán (CEI)
- Kiểm toán (CEI)
- Người phân tích ngân sách/ tín dụng (CEI)
- Nhân viên thẩm định bảo hiểm (CEI)
- Nhân viên tính lương (CES)
- Nhân viên đại lý đặt và giữ chỗ vé máy bay (CES)
- Ghi chép môi giới cổ phiếu, trái phiếu (CES)
- Nhân viên tính thuế (CES)
G. Phân phối & Điều phối (Distribution & Dispatching)
- Nhân viên chuyển phát nhanh (RCE)
- Kiểm soát viên không lưu (ECR)
- Nhân viên bưu điện (CRS)
- Nhân viên sắp xếp đơn hàng, bán sỉ và lẻ (CRE)
- Bưu tá (CRE)
- Nhân viên hành chính tại cơ sở vận chuyển và giao nhận (CRE)
- Thủ kho (CRE)
Ngộ nhận và thực tế về khối ngành Vận hành kinh doanh
Nhầm lẫn giữa khối ngành Vận hành kinh doanh và khối ngành Quản trị bán hàng, 2 khối ngành này có điểm chung là đều nằm trong lĩnh vực kinh doanh nên mọi thường nghĩ chúng tương tự nhau, tuy nhiên chúng có sự khác biệt rất lớn liên quan đến đặc điểm nghề và nhiệm vụ công việc. Nếu các bạn học sinh không cẩn thận để phân biệt 2 khối ngành này thì rất dễ chọn sai ngành.
3 nhóm (A, B, C) trong số 4 nhóm ngành của khối Quản trị và bán hàng có nhiệm vụ công việc chính là làm việc với Con người, sau đó tới Dữ liệu, nhóm ngành còn lại (D) làm việc với Dữ liệu và sau đó là Con người. Trong khi 3 nhóm ngành trong khối Vận hành kinh doanh làm việc rất nhiều với Dữ liệu, Sự vật và ít tiếp xúc với Con người trong công việc hàng ngày.
Ví dụ cụ thể: Nếu một học sinh rất thích làm việc và tương tác với người khác họ thích những môn học thuyết trình trước lớp, những môn học về giao tiếp, thuyết phục người khác nhưng lại chọn ngành học thuộc khối ngành Vận hành kinh doanh thì họ sẽ rất mệt mỏi khi học các môn có nhiều dữ liệu, con số và quy trình.
Khối ngành (thuộc) Kỹ thuật (Technical Career Cluster)
Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ rằng những ai có nhóm Kỹ thuật trong 2-3 nhóm Holland cao nhất thì sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp phù hợp trong khối ngành (thuộc) Kỹ thuật. Bây giờ, chúng ta cùng đi sau vào khối ngành này nhé.
7 nhóm ngành thuộc khối ngành (thuộc) Kỹ thuật
H. Vận hành, Vận chuyển & Liên quan (Transport Operation & Related)
- Phi công (RIE)
- Tài xế xe buýt (RSE)
- Tài xế taxi và tài xế riêng (RES)
- Nhân viên bãi đậu xe (RCE)
- Thủy thủ (RCE)
- Thuyền trưởng (ERC)
I. Nông nghiệp, Lâm nghiệp & Liên quan (Agriculture, Forestry & Related)
- Kỹ thuật viên lâm nghiệp và bảo tồn (RIE)
- Chuyên viên lâm nghiệp (RIE)
- Quản lý sử dụng tài nguyên đất và động vật hoang dã (RIE)
- Ngư dân (REI)
- Nhân viên kiểm soát loài vật gây hại (RCE)
- Quản lý vườn ươm/ nhà kính (ERC)
J. Khoa học Máy tính & Công nghệ Thông tin (Computer & Information Specialties)
- Chuyên gia hỗ trợ khách hàng về máy tính (RIC)
- Chuyên gia hỗ trợ mạng máy tính (REC)
- Lập trình viên máy tính (ICR)
- Chuyên viên phân tích hệ thống máy tính (ICR)
- Trợ lý thư viện (CRS)K. Xây dựng & Bảo trì (Construction & Maintenance)
- Thợ điện (RIC)
- Thợ mộc (RCI)
- Thợ gắn vách và trần thạch cao (RCI)
- Công nhân bảo trì đường cao tốc (RCI)
- Nhân viên giấy dán tường (RCI)
- Thợ sửa mái nhà (RCI)
- Thanh tra xây dựng (RCI)
- Thợ sửa ống nước (RCI)
- Nhân viên cài đặt hệ thống bảo mật và chữa cháy (RCI)
- Nhân viên làm gạch và đá cẩm thạch (RCA)
- Thợ lắp đặt kính, cửa sổ (RCE)
L. Thủ công & Liên quan (Crafts & Related)
- Thợ sửa chữa nhạc cụ (RAI)
- Thợ kim hoàn (RAE)
- Thợ may (RAE)
- Thợ làm bánh (RCE)
- Người bán thịt (RCE)
- Đầu bếp tư gia (ARC)
- Đầu bếp và Bếp trưởng (ERA)
M. Chế tạo & Quy trình sản xuất (Manufacturing & Processing)
- Công nhân vật liệu cháy nổ, phá huỷ (RIC)
- Thợ chế tạo khuôn và công cụ (RIC)
- Người lập trình, vận hành thiết bị gia công (RCI)
- Thợ hàn, cắt nhiệt (RCI)
- Nhân viên đóng gói bao bì (RCE)
- Nhân viên vận hành nhà máy điện (RCE)
- Nhân viên vệ sinh, thu gom rác và thiết bị tái chế (RCE)
- Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân (RCE)
- Nhân viên vận hành in ấn, xuất bản (RCE)
N. (Thuộc) Cơ khí & (Thuộc) Điện (Mechanical &Electrical Specialties)
- Kỹ sư ô tô (RIE)
- Kỹ sư năng lượng gió (RIE)
- Kỹ thuật viên điện tử hàng không (RIC)
- Kỹ thuật viên âm thanh (RAC)
- Quản lý máy móc chế tạo, xây dựng (RCI)
- Kỹ thuật viên phát sóng (RCI)
- Kỹ thuật viên thiết bị máy móc trang trại (RCI)
- Thợ khóa và thợ sửa chữa thiết bị an toàn (RCE)
- Quản lý lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời (ERC)
Ngộ nhận và thực tế về khối ngành (thuộc) Kỹ thuật
- Chính bản thân các học sinh nữ và gia đình của họ nghĩ rằng người nữ không phù hợp với các ngành học hay nghề thuộc khối ngành Kỹ thuật. Thực tế cho thấy rất nhiều nữ học sinh, sinh viên và người lao động học và làm việc rất xuất sắc trong khối ngành này.
- Những ai học nghề Kỹ thuật chỉ làm thợ mà không thể làm thầy, thực tế là trong thị trường lao động hiện tại nhóm thợ giỏi hoàn toàn có cơ hội thăng tiến nếu chịu học tập suốt đời.
Các bạn lưu ý, một cá nhân phù hợp với ngành học hay nghề nghiệp hay không không tùy thuộc vào giới tính hay năng lực học tập của họ, trong mỗi khối ngành nghề đều có những vị trí công việc phù hợp với mỗi cá nhân tùy thuộc vào các đặc điểm riêng của họ bao gồm sở thích, khả năng, năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình,… Tuy nhiên, không nên để những định kiến của môi trường xung quanh, của truyền thông hay cộng đồng mình đang sống ảnh hướng quá nhiều đến quyết định nghề nghiệp của mình, hãy hiểu mình thật kỹ, tìm thông tin thật sâu, rộng và chỉ sau đó mới là quyết định tốt nhất cho bản thân.
Khối ngành Khoa học và công nghệ (Science & Technology Career Cluster)
Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ rằng những ai có nhóm Nghiên cứu trong 2-3 nhóm Holland cao nhất thì sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp phù hợp trong khối ngành thuộc Khoa học và công nghệ. Bây giờ, chúng ta cùng đi sau vào khối ngành này nhé.
5 nhóm ngành thuộc khối ngành Khoa học và công nghệ
O. Kỹ thuật & Công nghệ
- Kỹ thuật viên giao thông (RIE)
- Kỹ sư nông nghiệp (RIC)
- Kỹ thuật viên Điện/ Điện tử (RIC)
- Kỹ thuật viên cơ khí (RIC)
- Kỹ thuật viên chế tạo robot (RIC)
- Kỹ thuật viên vận hành và chế tạo hàng không (RIC)
- Kỹ sư xây dựng dân dụng (RIC)
- Kỹ thuật viên công nghệ môi trường (RIC)
- Khảo sát viên (RCI)
- Kỹ sư hàng không vũ trụ (IRA)
- Kiến trúc sư hàng hải, đóng tàu (IRA)
- Kỹ sư nông nghiệp (IRE)
- Kỹ sư vật liệu (IRE)
- Kỹ sư y sinh (IRC)
- Kỹ sư hóa chất (IRC)
- Kỹ sư phần cứng máy tính (IRC)
- Kỹ sư năng lượng (IRC)
- Kỹ sư cơ khí (IRC)
- Kỹ sư hạt nhân (IRC)
- Kỹ sư dầu khí (IRC)
- Kỹ sư môi trường (IRC)
- Kiến trúc sư hàng hải, đóng tàu (IAR)
- Kỹ sư công nghiệp (ICE)
- Kiến trúc sư cảnh quan (AIR)
- Chuyên gia quản lý chất lượng (ECR)
P. Khoa học tự nhiên & Công nghệ (Natural Science & Technologies)
- Chuyên gia về khoa học thực phẩm (RIC)
- Kỹ thuật viên X-quang (RCS)
- Nhà sinh học phân tử và tế bào (IRA)
- Nhà vật lý (IRA)
- Kỹ thuật viên hóa học (IRC)
- Nhà hóa học (IRC)
- Chuyên viên công nghệ và khoa học thực phẩm (IRC)
- Nhà động vật học (IRC)
- Nhà sinh vật học (IRC)
- Nhà động vật học & môi trường tự nhiên (IRC)
- Nhà sinh học phân tử và tế bào (IAR)
- Nhà dịch tễ học (ISR)
- Nhà toán học (ICA)
- Chuyên gia thống kê (CIR)
Q. Công nghệ y học (Medical Technologies)
- Kỹ thuật viên phòng khám tim mạch (RIS)
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm nha khoa (RIC)
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và xét nghiệm y tế (RIC)
- Kỹ thuật viên thú y (RIC)
- Kỹ thuật viên X-quang (IRS)
- Kỹ thuật viên phẫu thuật (RSC)
- Người ướp xác (chôn cất, hỏa táng) (RCI)
- Chuyên gia thiết bị hỗ trợ y tế (chân tay giả, niềng răng, thiết bị phẫu thuật) (IRS)
- Bác sĩ X-quang (IRS)
- Bác sĩ khám nghiệm tử thi (IRC)
- Chuyên viên kỹ thuật công nghiệp (IRC)
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y học (IRC)
- Chuyên viên xét nghiệm chất lỏng và tế bào vi mô (IRC)
- Chuyên gia dinh dưỡng (ISE)
- Dược sĩ (ICS)
- Kỹ thuật viên trị liệu tim, hô hấp (SRI)
- Kỹ thuật viên dinh dưỡng (SIR)
- Bác sĩ trị liệu chuyên khoa hô hấp (SIR)R. Chẩn đoán Y khoa & Điềutrị (Medical Diagnosis & Treatment)
- Bác sĩ gây mê (IRS)
- Nha sĩ (IRS)
- Bác sĩ phẫu thuật (IRS)
- Bác sĩ thú y (IRS)
- Nhà nghiên cứu bệnh học (IRC)
- Bác sĩ dị ứng và miễn dịch học (ISR)
- Bác sĩ da liễu (ISR)
- Bác sĩ nội khoa (ISR)
- Bác sĩ sản khoa và phụ khoa (ISR)
- Chuyên viên đo thị lực (ISR)
- Bác sĩ nhi khoa (ISR)
- Bác sĩ chữa các bệnh về chân và cơ chân (ISR)
- Bác sĩ tâm thần (ISA)
- Chuyên gia thính học (ISC)
- Bác sĩ châm cứu (SRI)
- Kỹ thuật viên y tế phòng cấp cứu (SIR)
- Y tá và hộ sinh (SIR)
- Chuyên gia vật lý trị liệu (SIR)
- Trợ lý bác sĩ (SIR)
- Nhà nghiên cứu các bệnh về ngôn ngữ (SIA)
- Chuyên gia phục hồi chức năng nghề nghiệp (SIC)
S. Khoa học Xã hội (Social Science)
- Nhà địa lý học (IRA)
- Nhà nhân chủng học (IAS)
- Nhà khoa học chính trị (IAS)
- Nhà xã hội học (IAS)
- Chuyên viên quy hoạch và thiết kế đô thị (IEA)
- Chuyên viên tiếp thị và phân tích thị trường (IEC)
- Nhà kinh tế học (ICE)
Các bạn xin hãy lưu ý điều này, vị trí của 2 nhóm ngành R – Chẩn đoán y khoa và điều trị, và S – Khoa học xã hội được Tiến sĩ Dale Prediger và đồng sự của ông để vào khu vực của khối ngành Nghệ thuật trên Bản đồ thế giới nghề nghệp. Nhưng thực sự rằng 2 nhóm ngành này không thuộc vào khối ngành Nghệ thuật mà chúng thuộc khối ngành Khoa học và công nghệ. Lý do chúng được để ở đây vì các nhà nghiên cứu đưa 2 nhóm ngành này qua phía nửa bên trái của bản đồ để nhắc nhở chúng ta 2 nhóm ngành R – Chẩn đoán y khoa và điều trị, và S – Khoa học xã hội làm việc với đối tượng là con người rất là nhiều, họ chỉ mượn vị trí này để nhắc nhở chúng ta thôi, các bạn nhớ để không nhầm lẫn nhé.
Ngộ nhận và thực tế về ngành học và nghề nghiệp trong khối ngành Khoa học và công nghệ
- Nhóm ngành Khoa học và công nghệ không được để ý tới, khi còn học cấp 3, những học sinh nào học giỏi các môn học tự nhiên lẫn xã hội thường được gia đình khuyến khích chọn các môn học tự nhiên để theo học. Điều này không có gì sai, nhưng nếu bạn đó học đều các môn và thực sự thích, có khả năng thực sự trong nhóm ngành khoa học xã hội thì dễ bị mất phương hướng trong giai đoạn này, vì cả gia đình và xã hội đều xem trọng những nhóm ngành nghề phía bên kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Rất nhiều người nghĩ rằng ngành nghề thuộc khối ngành Khoa học công nghề không làm việc với con người, nhưng trong thực tế thì 2 trong 5 nhóm ngành bên trong khối ngành này đòi hỏi làm việc với con người rất nhiều. Có nhiều sinh viên y khoa chỉ khi đi thực tập mới nhận ra mình không phù hợp công việc bác sĩ trị liệu và không thoải mái khi tiếp xúc, làm việc với con người quá nhiều, đặc biệt là những người luôn ở trong tình trạng đau đớn, lo lắng và sợ hãi.
Từ 2 ngộ nhận trên, các bạn lưu ý khi bước chân vào cấp 3 hãy tìm hiểu thông tin về các nhóm ngành nghề khác nhau, nghe nhiều hơn, xem nhiều hơn, suy nghĩ thật kỹ rồi hãy chọn lựa các môn học, thậm chí khi học rồi và thấy mình không phù hợp với phía khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì hãy thảo luận thẳng thắn với cha mẹ để thay đổi hướng đi sớm. Tương tự như vậy, chỉ chọn ngành trong khối ngành Chẩn đoán y khoa và điều trị hay nhóm Khoa học xã hội khi các bạn rất thích và thoải mái khi làm việc với người khác hoặc sẵn sàng dấn thân để học thêm kỹ năng trong mảng ấy. Đừng ra quyết định vì những lời khuyên của người khác vì người học và sống với nghề chính là bản thân các bạn.
Khối ngành Nghệ thuật (Arts Career Cluster)
Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ rằng những ai có nhóm Nghệ thuật trong 2-3 nhóm Holland cao nhất thì sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp phù hợp trong khối ngành Nghệ thuật. Bây giờ, chúng ta cùng đi sau vào khối ngành này nhé.
3 nhóm ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật
T. Nghệ thuật Ứng dụng (Thị giác) (Applied Arts (Visual))
- Nhiếp ảnh gia (ARE)
- Thiết kế đồ họa (ARE)
- Thiết kế sắp đặt bối cảnh (ARE)
- Nhà thiết kế hoa tươi (AER)
- Nhà thiết kế thời trang (AER)
- Nhà thiết kế trình bày, sắp xếp hàng mẫu (AER)
- Biên tập video và phim ảnh (AEI)
U. Nghệ thuật Sáng tạo & Trình diễn (Creative & Performing Arts)
- Vũ công (ARS)
- Biên đạo múa (ASE)
- Người mẫu (AER)
- Nhạc công (AER)
- Diễn viên (AES)
- Ca sĩ (AES)
V. Nghệ thuật Ứng dụng (Viết & Nói) (Applied Arts (Written & Spoken))
- Thông dịch viên và Biên dịch viên (ASC)
- Phóng viên (AEI)
- Biên tập viên (AEC)
- Chuyên gia Quan hệ công chúng (EAS)
Các bạn xin hãy lưu ý điều này, vị trí của 2 nhóm ngành R – Chẩn đoán y khoa và điều trị, và S – Khoa học xã hội được Tiến sĩ Dale Prediger và đồng sự của ông để vào khu vực của khối ngành Nghệ thuật trên Bản đồ thế giới nghề nghệp. Nhưng thực sự rằng 2 nhóm ngành này không thuộc vào khối ngành Nghệ thuật mà chúng thuộc khối ngành Khoa học và công nghệ. Lý do chúng được để ở đây vì các nhà nghiên cứu đưa 2 nhóm ngành này qua phía nửa bên trái của bản đồ để nhắc nhở chúng ta 2 nhóm ngành R – Chẩn đoán y khoa và điều trị, và S – Khoa học xã hội làm việc với đối tượng là con người rất là nhiều, họ chỉ mượn vị trí này để nhắc nhở chúng ta thôi, các bạn nhớ để không nhầm lẫn nhé.
Ngộ nhận và thực tế về ngành học và nghề nghiệp trong khối ngành Nghệ thuật
- Ngộ nhận thường thấy nhất của các bạn trẻ và cha mẹ dành cho khối ngành này là không kiếm ra tiền. Cách đây 20-30 năm tại Việt Nam thì điều này rất đúng, nhưng ở thời điểm hiện tại, tùy vào ngành học và nghề nghiệp mà những người lao động trong khối ngành này hoàn toàn có thể tự nuôi mình, độc lập tài chính, thậm chí là kiếm được rất là nhiều tiền.
- Nhiều cha mẹ và học sinh khi nghĩ tới khối ngành Nghệ thuật thì ngay lập tức nghĩ đến nghề ca sĩ, diễn viên và họa sĩ. Thực ra với 3 nhóm ngành Nghệ thuật Ứng dụng, Nghệ thuật Sáng tạo & Trình diễn, Nghệ thuật Ứng dụng (Viết & Nói) thì các bạn trẻ có rất nhiều lựa chọn trong khối ngành này.
Từ 2 ngộ nhận trên, các bạn lưu ý rằng luôn luôn tìm hiểu và cập nhật kiến thức về thế giới ngành học và nghề nghiệp liên tục, vì sự thay đổi trong khối ngành này nhanh đến chóng mặt.
Khối ngành Nghệ thuật là khối ngành bị ngộ nhận nhiều nhất, tạo ra ảo tưởng cũng nhiều, do đó hãy suy nghĩ thật kỹ càng trước khi chọn bước chân vào khối ngành này. Nếu như bạn chưa chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể chọn nó là một ngành học phụ, để khi bạn thử đủ, trải nghiệm đủ, hiểu đủ về mình và nó thì hãy bước chân vào để làm việc toàn phần trong lĩnh vực này.
Khối ngành Dịch vụ xã hội ( Social Service Career Custer)
Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ rằng những ai có nhóm Xã hội trong 2-3 nhóm Holland cao nhất thì sẽ tìm thấy các ngành học và nghề nghiệp phù hợp trong khối ngành Dịch vụ xã hội. Bây giờ, chúng ta cùng đi sau vào khối ngành này nhé.
4 nhóm ngành thuộc khối ngành Dịch vụ xã hội
W. Chăm sóc sức khỏe (Health Care)
- Huấn luyện viên thể thao (SRI)
- Huấn luyện viên thể hình và thể dục nhịp điệu (SRE)
- Phụ tá chăm sóc sức khỏe gia đình (SRC)
- Phụ tá vật lý trị liệu (SRC)
- Phụ tá cho bác sĩ tâm thần (SRC)
- Chuyên gia vấn đề vệ sinh răng miệng (SRC)
- Nhà trị liệu nghệ thuật (SAI)
- Trợ lý chuyên khoa tâm thần (SER)
- Trợ lý y tế (SCR)
- Phụ tá nha sĩ (CRS)
X. Giáo dục (Education)
- Huấn luyện viên (SRE)
- Giáo viên Giáo dục đặc biệt cấp Trung học Phổ thông (SIA)
- Giáo viên mẫu giáo (không gồm giáo dục đặc biệt) (SAE)
- Nhà quản trị giáo dục, chương trình/cơ sở mầm non (SEC)
- Nhà quản trị giáo dục, cấp Đại học/Cao đẳng (ECS)
Y. Dịch vụ cộng đồng (Community Services)
- Nhà tâm lý học lâm sàng (ISA)
- Tư vấn quản lý trang trại và tư gia (SRE)
- Tư vấn viên vấn đề di truyền (SIA)
- Tư vấn viên sức khỏe tâm thần (SIA)
- Tư vấn viên phục hồi chức năng (SIA)
- Tư vấn viên về lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn hành vi (SAI)
- Tư vấn nhà ở (SEC)
- Nhà điều hành hoạt động tôn giáo và giáo dục (ESC)
- Trợ lý pháp lý (CIE)
Z. Dịch vụ cá nhân (Personal Services)
- Thợ cắt tóc (REC)
- Chuyên viên trang điểm (ARS)
- Nhà tạo mẫu tóc, và chuyên viên thẩm mỹ (AES)
- Người giữ trẻ (SAC)
- Nhân viên phục vụ nhà hàng (SEC)
- Nhân viên giữ cửa (nhà hàng, khách sạn) (SEC)
- Chuyên gia chăm sóc da (ESR)
- Tiếp viên hàng không (ESC)
- Người trình diễn tại cơ sở giải trí (ví dụ. điều hành trò chơi trong công viên, ảo thuật gia, hề,…) (ECR)
- Nghệ nhân pha chế các thức uống từ cà phê/ cacao và một số đồ uống khác (Barista) (ECR)
- Nghệ nhân pha chế các loại đồ uống có cồn (Bartender) (ECR)
- Hướng dẫn viên du lịch (ECS)
Ngộ nhận và thực tế về ngành học và nghề nghiệp trong khối ngành Dịch vụ xã hội
Rất nhiều cha mẹ và học sinh khi nghĩ tới khối ngành này thì ngay lập tức nghĩ đến nghề nghiệp Giáo viên hay Tâm lý, nhưng trong thực tế, thì bên trong khối ngành Dịch vụ xã hội có tới 4 nhóm ngành tương ứng với nhiều nghề nghiệp khác nhau, ví dụ trong đó nhóm ngành Dịch vụ các nhân có nhiều đặc điểm giao thoa với nhóm ngành Quản trị và bán hàng.
Từ ngộ nhân trên các bạn hãy luôn tìm hiểu và cập nhật kiến thức về thế giới ngành học và nghề nghiệp liên tục, vì xã hội ngày càng thay đổi nhanh chóng.
Khối ngành Dịch vụ xã hội thường bị cho là khối ngành chỉ giúp đỡ người khác mà không kiếm ra tiền, chỉ nên dấn thân vào khi kinh tế hay nguồn thu nhập cá nhân đã ổn định, suy nghĩ này vẫn đúng nhưng chưa chắc đã đúng hết cho tất cả các nghề nghiệp trong khối này, vẫn có nhiều công việc giúp cho người lao động kiếm đủ tiền để độc lập về tài chính và đồng thời thỏa mãn những giá trị muốn đóng góp cho cộng đồng mà họ theo đuổi.
Tương tự như vậy, nếu chỉ đuổi theo lý tưởng là đóng góp cho cộng đồng và giúp đỡ người khác mà không hiểu cái giá phải trả về tài chính thì cá bạn trẻ cũng dễ thất vọng và nản lòng sau vài năm làm việc. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định.
Bài viết có tham khảo nội dung từ Hướng nghiệp Sông An