Bản đồ số là gì? Vai trò của bản đồ số trong đời sống

Hiện nay, bản đồ số đang trở nên thông dụng và ứng dụng rất nhiều vào đời sống con người, ví dụ như hệ thống google map, hệ thống định vị tiêu chuẩn hay hệ thống theo dõi các tuyến xe công cộng… Tuy nhiên nếu bạn còn thắc mắc bản chất thực sự của bản đồ số là gì và bản đồ số đã được sử dụng trong đời sống như thế nào thì hãy đến ngay với bài viết này.

1. Bản đồ số là gì?

1.1. Khái niệm

Khi nhắc đến số hóa, chắc hẳn không còn nhiều người cảm thấy xa lạ với thuật ngữ này. Số hóa đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực giúp thông tin dữ liệu quản trị được lưu giữ an toàn và không cần phải lo lắng về không gian lưu trữ.

Kỹ thuật số hóa này cũng đã được ứng dụng vào nghiên cứu địa lý trong khoảng ba thập kỷ trở lại đây. Từ đó, một thuật ngữ về một loại bản đồ mới ra đời: bản đồ số.

Bản đồ số là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến địa hình, đối tượng, hiện tượng địa lý được mã hóa dưới dạng số (chiều cao, tọa độ, các số liệu về thuộc tính khác). Các dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ được lưu trữ, xử lý thông qua các thiết bị như đĩa từ, ổ cứng, CD, các thiết bị lưu trữ thông qua cổng USB…

Khái niệm bản đồ số là gì? Khái niệm bản đồ số là gì?

Các thành phần cơ bản của bản đồ số bao gồm: Thiết bị ghi dữ liệu, máy tính, cơ sở dữ liệu, thiết bị thể hiện bản đồ.

Bản đồ số là tổng hợp các file dữ liệu được mã hóa và ghi nhớ trong bộ nhớ của máy tính. Khi được thể hiện ra, các hình ảnh trên bản đồ số tương tự với hình ảnh trên bản đồ truyền thống, vẫn có đầy đủ các thông tin và độ chính xác cao, đáp ứng tiêu chuẩn của bản đồ.

1.2. Dữ liệu cơ sở của bản đồ số

Về mặt khái quát, dữ liệu cơ sở của bản đồ số được chia làm 2 loại cơ bản đó là: số liệu không gian và số liệu phi không gian

– Số liệu không gian: các số liệu này sẽ mô tả lại hình ảnh bản đồ thông qua các tọa độ, quy luật và ký hiệu. Bằng các thiết bị ngoại vi, hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian đó để tạo ra hình ảnh bản đồ trên màn hình máy tính.

Dữ liệu không gian giúp thể hiện chính xác vị trí theo như không gian thự của đối tượng qua mô tả hình học, mô tả bản đồ và mô tả topology. Các đối tượng chính của không gian trên bản đồ số là: giới hạn tọa độ, địa giới hành chính, thửa đất, công trình xây dựng, hệ thống giao thông thủy lợi…

– Số liệu phi không gian: nếu như số liệu không gian diễn tả về vị trí của từng đối tượng trên bản đồ thì số liệu phi không gian diễn tả những đặc tính, số lượng và mối quan hệ giữa các hình ảnh bản đồ với vị trí của chúng. Số liệu phi không gia còn có một cách gọi khác đó là số liệu phi thuộc tính, chúng liên kết chặt chẽ với nhau theo một cơ chế thống nhất.

Dữ liệu được số hóa Dữ liệu được số hóa

1.3. Lợi ích của số hóa bản đồ

Số hóa bản đồ hiện đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phố biển trong các hoạt động nghiên cứu địa lý và quy hoạch xây dựng. Một số lợi ích cụ thể của bản đồ số hóa:

– Dữ liệu được thu thập nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

– Các số liệu được xử lý qua máy móc dưới sự giám sát của con người.

– Số liệu được mã hóa và lưu trữ trong một không gian rộng lớn.

– Chất lượng các số liệu đều được đảm bảo quản lý, xử lý và hiệu chỉnh dễ dàng.

– Dễ dàng tiếp cận và phân tích các số liệu thông qua nhiều nguồn tổng hợp

– Công việc tạo dựng bản đồ từ đó cũng sẽ dễ dàng hơn do các công việc được giảm tải và xử lý bởi máy móc.

2. Đánh giá về bản đồ số

Những lợi ích thiết thực của bản đồ số Những lợi ích thiết thực của bản đồ số

2.1. Đánh giá chung

Về mặt thông tin thì bản đồ số cung cấp chế độ xem ảo với lượng dữ liệu được lưu trữ khá lớn. Người dùng có thể dễ dàng và linh hoạt tìm đến các vị trí khác nhau trên bản đồ số thông qua một vài điều chỉnh. Bản đồ số cho phép người dùng truy cập đến từng vị trí, địa điểm khác nhau với khả năng mở rộng khá lớn. Điều này khó có thể thực hiện trên bản đồ giấy do giới hạn về khổ giấy.

Bản đồ số cung cấp cái nhìn trực quan hơn so với bản đồ giấy. Bằng các công nghệ hiện đại, bản đồ số cho phép người dùng truy cập vào các đối tượng khác nhau trên bản đồ giấy theo nhiều chiều, hướng. 

Các dữ liệu về bản đồ số, do được lưu trữ trên hệ thống máy tính, bởi vậy, gần như không có giới hạn lưu trữ nào ở đây. Việc xử lý, phân tích và kết hợp dữ liệu cũng diễn ra nhanh chóng và gọn nhẹ hơn.

Với một số người đã quen sử dụng bản đồ giấy sẽ cảm thấy việc sử dụng bản đồ số khá phức tạp. Tuy nhiên đó chỉ và cái nhìn trực quan ban đầu, khi được làm quen và sử dụng bản đồ số, người dùng sẽ khám phá được những lợi ích và tính ứng dụng thực tế rất cao của nó.

2.2. Tính ứng dụng

Trên thực tế, số hóa bản đồ hay sử dụng bản đồ được số hóa đang khá phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý không gian tại các vùng miền khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số ứng dụng phổ biến của bản đồ số.

2.2.1. Lĩnh vực quản lý đô thị

Ứng dụng bản đồ số trong quản lý đô thị Ứng dụng bản đồ số trong quản lý đô thị

Bản đồ số và các dữ liệu liên quan đến bản đồ số đã cung cấp không ít dữ liệu về không gian cho hoạt động quản lý đô thị và kết cấu hạ tầng. Có được các dữ liệu số này, các nhà quản lý sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình chung của các đô thị, phân tích và đánh giá mức độ hợp lý của các yếu tố về địa lý trong đô thị như nhà ở, các dịch vụ công, hệ thống đường xá giao thông… Không chỉ vậy, dựa vào bản đồ số, họ cũng có thể nắm bắt được tình hình của các công trình giao thông, kịp thời bảo dưỡng, tu sửa hệ thống đường xá, cầu cống, vệ sinh môi trường… Trong các tình huống khẩn cấp, hệ thống dữ liệu số hóa và bản đồ số sẽ giúp nhà quản lý phân tích các phương án đối phó kịp thời nhất.

2.2.2. Lĩnh vực sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất, các công ty, nhà mà sẽ sử dụng bản đồ số như một mô phỏng không gian, giúp người sản xuất có thể phân tích, đánh giá lối đi để hàng hóa được phân phối thuận tiện nhất. Hệ thống dữ liệu bản đồ số hóa còn có thể cho biết về tình hình kinh tế xã hội trong một khu vực nào đó nên các doanh nghiệp có thể dựa vào đây để lựa chọn vị trí đặt nhà máy sản xuất hay kho phân phối sao cho phù hợp nhất.

2.2.3. Lĩnh vực giao thông

Giám sát và theo dõi hạ tầng giao thông trên bản đồ số Giám sát và theo dõi hạ tầng giao thông trên bản đồ số

Hiện nay, các bản đồ số hóa được sử dụng như một cơ sở dữ liệu mở cho giao thông vận tải. Nhờ vào bản đồ số, việc lên kế hoạch xây dựng, vận hành, tu dưỡng và bảo trì các cơ sở hạ tầng đường bộ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đứng đằng sau bản đồ số hóa là cả một hệ thống dữ liệu địa lý khổng lồ cho phép các cấp, ban, ngành sử dụng để xử lý các công vụ mà không đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian, thu thập thông tin dữ liệu thực địa, tổng hợp thông tin lên hệ thống chung và tra cứu theo các khu vực địa lý.

2.2.4. Lĩnh vực y tế

Không chỉ nhằm quản lý các tài sản chung và các hoạt động đang diễn ra tại tài sản chung đó, hệ thống số hóa dữ liệu trên bản đồ cho phép ngành y tế tận dụng trong trường hợp cấp cứu. Thông qua việc thu thập dữ liệu về hạ tầng giao thông, ngành y tế có thể phân tích và đưa ra lộ trình nhanh nhất cho các tuyến xe cấp cứu trong điều kiện thời gian có hạn. Trong trường hợp có các dịch bệnh lây lan nguy hiểm, dữ liệu bản đồ số cũng cho phép ngành y tế khoanh vùng, quản lý và giám sát dịch bệnh theo khu vực địa lý một cách hiệu quả hơn.

Ứng dụng kiểm soát tình hình dịch tễ trên bản đồ số Ứng dụng kiểm soát tình hình dịch tễ trên bản đồ số

2.2.5. Lĩnh vực tài chính ngân hàng

Đối với lĩnh vực này, bản đồ số cho phép các ngân hàng, nhà bảo hiểm xác định và lường trước các khu vực có mức độ rủi ro cao thấp khác nhau với các dữ liệu cơ sở về mức độ tội phạm, địa chất học, môi trường sống, thu nhập bình quân của người dân nơi đó…

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bản một số thông tin cơ bản liên quan đến bản đồ số là gì cũng như tính ứng dụng thực tế của bản đồ số trong các lĩnh vực của đời sống. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích phục vụ nhu cầu học tập và tìm hiểu.

Tìm hiểu chi tiết công việc của chuyên viên vẽ bản đồ

Chuyên viên vẽ bản đồ là một công việc đặc thù đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Người vẽ bản đồ không chỉ cần quan sát tỉ mỉ mà còn phải có tư duy logic, khả năng tập hợp và liên kết dữ liệu địa lý. Cùng khám phá chi tiết về công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao qua bài viết

Mô tả công việc chuyên viên vẽ bản đồ chi tiết và mới nhất

Chia sẻ: