Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hưng Yên ngày càng nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư. Để hiểu hơn về Hưng Yên và định hướng phát triển của tỉnh này trong các giai đoạn tiếp theo , hãy cùng với Nhà đất Club tìm hiểu thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên qua bài viết dưới đây.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hưng Yên
Vị trí địa lý
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, toạ độ 20°36′ và 210 vĩ độ Bắc, 105°53′ và 106°15′ kinh độ Đông. Vị trí địa lý của Hưng Yên giáp với các tỉnh thành:
- Tỉnh Bắc Ninh ở phía Bắc
- Tỉnh Hải Dương ở phía Đông
- Thành phố Hà Nội ở phía Tây, Tây Bắc
- Tỉnh Thái Bình ở phía Nam
- Tỉnh Hà Nam ở phía Tây Nam
Vị trí địa lý của Hưng Yên được đánh giá cao khi nằm kề sát thủ đô Hà Nội, nhiều tỉnh thành để giúp cho việc giao thương, đi lại trở nên thuận lợi, dễ dàng. Không chỉ thế, việc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng giúp Hưng Yên sở hữu nhiều cơ hội phát triển về mọi lĩnh vực.
Địa hình, khí hậu
Địa hình: Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Độ cao đất đai nơi đây không đồng đều, các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình chủ yếu cao ở phía Tây Bắc gồm các huyện như Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm. Các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi có địa hình thấp.
Khí hậu: Như nhiều tỉnh thành khác, Hưng Yên cũng thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung năm là 23 độ C, mùa hè là 25 độ C, mùa đông dưới 20 độ C. Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa chính đó là gió mùa Đông Bắc (tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5).
Kinh tế
Hưng Yên là tỉnh có nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, cao. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng giúp cho tỉnh Hưng yên ngày càng phát triển. Bên cạnh những lợi thế, tỉnh cũng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn cần khắc phục. Nhất là đối với ngành du lịch cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng nhằm phục vụ khách trong, ngoài nước.
Dân số – lao động
Về dân số, Hưng Yên có số dân 1,1 triệu người, là tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động chiếm đến 50%. Chính vì thế, trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều KCN để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia. Hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng công nghệ sạch với các tiêu chí nghiêm ngặt về lựa chọn ngành và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Về công nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 13 khu công nghiệp (KCN) với quy mô hơn 3.000 ha, gồm các KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối (Phố nối B), Thăng Long II, Yên Mỹ, Yên Mỹ II, Minh Đức, Tân Quang, Như Quỳnh, Quán Đỏ, Kim Động, Trưng Trắc, Vĩnh Khúc, Minh Quang và một số cụm công nghiệp khác.
Đến năm 2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có tổng số 39 CCN với tổng diện tích 2.440 ha. Trên cơ sở đó, dự kiến các khu vực phát triển công nghiệp với tổng diện tích 15.798 ha.
Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên cũng ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển khu vực thương mại đến năm 2030 khoảng 2.591 ha.
Về sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển kinh tế vùng bãi sông Hồng, sông Luộc, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, sạch, an toàn, gắn với phát triển du lịch.
Các khu chức năng gồm có:
- Khu sản xuất nông nghiệp có 39,507ha đất – chiếm 42,47%
- Khu phát triển công nghiệp có 8.771 ha đất – chiếm 9,43%
- Khu đất đô thị 3.463 ha – chiếm 3,72%
- Khu thương mại – dịch vụ có 444ha – chiếm 0,48%
- Khu dân cư nông thôn có 20.083ha, chiếm 21,59%
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên
Quy hoạch định hướng xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Đồ án Quy hoạch định hướng xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có giải pháp phát triển không gian chiến lược với tính phân cực, hình thành các trọng điểm kinh tế – xã hội, các hành lang phát triển với tính chuyên biệt, đặc thù, gắn với các vùng kinh tế động lực chủ đạo, làm đầu tàu kéo đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế giáp thủ đô Hà Nội và vùng ĐBSH và những lợi thế khác của Tỉnh. Phát triển cân bằng hữu cơ giữa các giá trị mới và cũ, khu vực đô thị và nông thôn, các hoạt động kinh tế và xã hội…vv nhằm tổ chức không gian kinh tế – xã hội và môi trường bền vững.
Theo đó, hệ thống đô thị gồm các trọng điểm gắn với vùng kinh tế động lực chủ đạo gồm: Đô thị trung tâm toàn vùng (Thành phố Hưng Yên, gắn với vùng đô thị và đô thị hoá phía Nam Tỉnh); 3 Đô thị trung tâm vùng gồm: Thị xã Mỹ Hào (gắn với vùng công nghiệp Phố Nối), Thị xã Văn Giang (gắn với vùng đô thị hoá giáp Hà Nội), Đô thị Bô Thời (gắn với vùng đô thị hoá giữa Tỉnh); Đồng thời phát triển theo chiều sâu hệ thống hạ tầng kinh tế động lực như: 6.900 ha công nghiệp, phát triển mạnh kinh tế thương mại dịch vụ với chỉ tiêu đất xây dựng từ 10-12m2/người..vv.
Bản đồ định hướng phát triển không gian của tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Khu vực nông thôn được chú trọng đến quỹ đất nông nghiệp và định hướng xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030, đảm bảo còn 33.000 ha đất lúa; hình thành các mô hình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp như trồng cây cảnh, rau màu, trồng hoa ở các huyện phía Bắc, trồng lúa cao sản, chăn nuôi ở các huyện phía Nam,..vv. Ngoài ra các khu vực nông thôn còn được chú trọng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo tồn những giá trị truyền thống…vv.
Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phương án quy hoạch chú trọng vai trò động lực phát triển các hệ thống này. Trong đó, ưu tiên phát triển theo chiều rộng, từng bước nâng quy mô và phát triển theo chiều sâu. Về giao thông, khai thác tối ưu giá trị của các tuyến QL5A, cao tốc Hà Nội Hải Phòng, QL39A, hệ thống đường chính của Tỉnh; về cấp nước sạch, định hướng đến năm 2030 sẽ xây dựng mạng vùng; về hạ tầng xã hội, chú trọng xây dựng các công trình có tính chất đầu mối của vùng thủ đô và trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Trên đây là các thông tin quy hoạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Chúng tôi hi vọng các thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm những định hướng về đầu tư tốt hơn. Hãy truy cập website nhadatclub.com để cập nhật các tin tức dự án bất động sản mới nhất trên khắp cả nước