Bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình cũ & nay – STG Real Estate
Nhiều nhà đầu tư đã chọn Hòa Bình để đầu tư và phát triển. Nắm được những thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình trước khi tiến hành đầu tư và mua bán nhà đất ở tại đây được xem là việc cần thiết để đảm bảo việc đầu tư đúng đắn, phù hợp.
Mục Lục
Tổng quan về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở phía nam Bắc Bộ Việt Nam, tính đến năm 2018 thì Hòa Bình có dân số là 2 triệu người đông 49/63 tỉnh thành và diện tích là 1521,9 km2 29/63 tỉnh thành. Tỉnh Hoà Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 73 km, có vị trí thuận lợi khi giáp tỉnh Phú Thọ ở phía Bắc. Phía Nam Hòa Bình giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðông giáp tỉnh Hà Tây và phía Tây giáp 2 tỉnh là Sơn La và Thanh Hóa.
Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình thỉ đây là tỉnh thành có tiềm năng phát triển kinh tế lẫn du lịch bật nhất khu vực Bắc Bộ. Bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình mới nhất chính là cơ sở để các nhà đầu tư nhận định và lên kế hoạch, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm đạt 8,36% có dân số trẻ và năng động nên thu hút nhiều nhà đầu tư từ trong và ngoài nước.
Định hướng phát triển và quy hoạch tỉnh Hòa Bình cũ (trước 2015)
- Định hướng chung theo nghị định của chính phủ và UBND tỉnh Hòa Bình hướng tới quy hoạch hoạch phát triển tổng thể đồng bộ gắn liền với sức mạnh tiền năng có sẵn của tỉnh đặc biệt chú trọng vùng trung tâm kinh tế ở các huyện Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn. Tạo tiền để phát triển cho các vùng lân cận với tiêu chí tập trung phá triển công nghiệp đô thị và dịch vụ du lịch, thương mại.
- Mở rộng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn như khu công nghiệp Lương Sơn, Nhuận Trạch, Thanh Hà, Mông Hóa, Yên Quang,… Chú trọng đến cơ sở hạ tầng giao thông đặc biệt là quốc lộ 6, đảm bảo an sinh và quy hoạch bất động sản dọc quốc lộ này. Đẩy mạnh phát triển về phái Đông Nam tập trung vào các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy. Đưa Hòa Bình thành trung tâm kinh tê, văn hóa, chính trị ở khu vực Bắc Bộ.
- Phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc với các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc, đặc biệt là các khu công nghiệp trên tuyến đường Hồ Chí Minh cụ thể là quốc lộ 21, quốc lộ 12B, đảm bảo giao thông ở các tuyến quốc lộ này được hoạt động an toàn để đảm bảo hàng hóa được thông suốt vào nam. Thế mạnh của vùng ở Yên Thủy và Lạc Sơn là nhà máy chế biến nông sản vì vậy cần tập trung vào thế mạnh này.
- Chú trọng đến dịch vụ hàng hải, logistics với hệ thống đường thủy, phấn đấu trở thành khu du lịch trọng điểm của cả nước.
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình trước 2015
Vào ngày 25/9/2012 UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành nghị quyết với quyết định số 1314/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, cụ thể được nêu như sau:
- Đường bộ: Chú trọng cải tạo và mở trộng các tuyến đường Hồ Chí Minh đặc biệt là quốc lộ 21, 12B và quốc lộ 15, bên cạnh đó phát triển các cáo tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình, Xuân Mai – thành phố Hòa Bình, vành đai V – thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn có các tuyến đường liên tỉnh quan trong cần nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp 2, 3 là 14km nối Quốc lộ 6 với Quốc lộ 32, tuyến Hòa Bình – Thanh Sơn, tuyến Chi Nê – Ninh Bình nối thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy với đường tỉnh 479 của tỉnh Ninh Bình.
- Đường sắt: Bảo dưỡng và nâng cấp tuyến đường chạy song song đại lộ Thăng Long, hành lang cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình và kết thúc tại Quỳnh Lâm.
- Đường thủy: Phát triển giao thông trên sông Đà để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông dễ dàng, giảm tải cho đường bộ. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hướng thông với Sơn La, Phú Thọ, Hà Tây thông với Sông Hồng nên việc phát triển đường thủy là cần thiết cho sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.
Quy hoạch tỉnh Hòa Bình mới nhất đến 2030
Định hướng đến năm 2030 bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình chuyển hóa cụ thể những kế hoạch trước đó chưa hoàn thành và mục tiêu chính là phát triển Hoàn Bình toàn diện, đồng bộ các phương diện và đưa Hòa Bình trở thành trung tâm kinh tế hành chính khu vực Bắc Bộ.
Định hướng phát triển đô thị
Theo chỉ thị của chính phủ về tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh phải phát triển đồng bộ về kinh tế xã hội ở các khu đô thị theo quy hoạch tổng thể, cụ thể như sau:
- Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tình hình kinh tế xã hội của vùng, chú trọng đến sự chuyển đổi trong đô thị.
- Phân bố hợp lý đô thị trung tâm các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh và phát triển đô thị gắn với phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn phải duy trì sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ đất trong đô thị nhằm bảo đảm chiến lược an ninh lương thực cho quốc gia.
- Phát triển khu đô thị sinh thái xanh – sạch – đẹp và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị. Chú trọng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kiểm soát chất lượng môi trường đô thị kết hợp được bảo tồn và sáng tạo để xây dựng những khu đô thị sinh thái xanh sạch.
Mục tiêu phát triển đô thị tỉnh
- Các mục tiêu cụ thể được đề ra trong bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình mới nhất định hướng quy hoạch xây dựng và phát triển vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Đồng thời từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Ưu tiên phát triển các khu vực có điều kiện tự nhiên tốt, phát triển theo quy hoạch và kế hoạch cụ thể, đồng bộ theo từng giai đoạn cho đến 2030 và điều chỉnh hợp lý từng giai đoạn tùy theo biến động của thị trường. Mục tiêu tiếp quy hoạch tiếp theo là phân cấp cơ sở, phân loại đô thị nhằm xác định lộ trình phát triển đô thị theo từng thời điểm cụ thể.
- Chỉ đạo cơ quan thẩm quyền triển khai các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút nguồn vốn và huy động các nguồn lực đầu tư vào mục tiêu xây dựng đô thị, thiết lập kỷ cương và tạo nguồn lực phát triển xã hội toàn diện.
- Dự kiến đến năm 2030, địa phương sẽ phấn đấu để toàn tỉnh Hòa Bình có 18 đô thị, bao gồm 01 đô thị loại II (thành phố Hòa Bình), 04 đô thị loại IV (1 -Thị xã Lương Sơn, 2-Thị xã Mai Châu, 3-Thị trấn Bo, 4-Thị trấn Chi Nê), 13 đô thị loại V bao gồm 9 đô thị trong giai đoạn cũ và 4 đô thị hình thành mới.
- Tầm nhìn hướng đến sau năm 2030 là tiếp tục xây dựng và củng cố các tiêu chí đô thị của 18 đô thị phát triển trong giai đoạn đến năm 2030. Nâng cấp các chỉ tiêu đô thị từ đô thị loại V lên đô thị loại IV hình thành thêm các khu đô thị loại V.
Phân vùng tỉnh Hòa Bình để phát triển đến 2030
- Tập trung phát triển ở khu vực phía bắc và ven sông Đà, đầu tư mạnh các trung tâm thương mại tại đây. Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục thực hiện những dự án tăng cường phát triển chức năng làm tăng giá trị sử dụng đất và cảnh quan hai bên sông Đà.
- Đẩy mạnh các dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và các dịch vụ gắn với cảng du lịch Ba Cấp, cảng Bích Hạ trở thành trung tâm dịch vụ thương mại và du lịch quốc gia.
- Phát triển thêm các khu Trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế toàn tỉnh Hòa Bình nhằm giảm tải áp lực cho Thủ đô Hà Nội với bệnh nhân từ các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc.
- Dựa theo bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện các dự án phát triển khu trung tâm Quỳnh Lâm làm khu trung tâm tổng hợp, đa năng với các chức năng quan trọng của đô thị, đảm bảo phát triển bền vững của khu vực trong tương lai.
Khi đầu tư vào khu vực phía Bắc thì Hoà Bình là sự lựa chọn hợp lý với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cùng với những chính sách thu hút của tỉnh và thông tin bản đồ quy hoạch Hòa Bình đã được công bố chính thức, đây là cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư khi chọn Hòa Bình. Theo dõi thêm những tin tức mới nhất của chúng tôi để có thông tin quy hoạch mới nhất về các quy hoạch Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung.
STG Real Estate: https://www.stgrealestate.vn
Địa chỉ: 323 – 325 Đường Hùng Vương, P9, Quận 5, HCM
Hotline: 090 886 0000
4.9/5 – (82 bình chọn)