Bản đồ quy hoạch tỉnh Hải Dương cập nhật mới nhất (2021 – 2030)
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hải Dương đầy đủ, chi tiết nhất dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về địa bàn này. Nhất là khi ngày càng có nhiều tập đoàn bất động sản lớn lựa chọn Hải Dương làm nơi xây dựng và phát triển các dự án quy mô, tầm cỡ. Hãy cùng tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Hải Dương cập nhật mới nhất giai đoạn 2021 – 2030 qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tổng quan về tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, phía Bắc Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Đông.
Hãy cùng nắm một vài thông tin tổng quan của tỉnh Hải Dương dưới đây nhé!
Vị trí địa lý
Hải Dương được nhận xét có vị trí địa lý thuận lợi, giáp với nhiều tỉnh thành. Cụ thể, Hải Dương giáp với:
- Thủ Đô Hà Nội về phía Đông
- Thành phố Hải Phòng về phía Tây
- Tỉnh Bắc Ninh về phía Tây Bắc
- Tỉnh Bắc Giang về phía Bắc
- Tỉnh Quảng Ninh về phía Đông Bắc
- Tỉnh Thái Bình ở phía Nam
- Tỉnh Hưng Yên ở phía Tây
Với vị trí đắc địa, Hải Dương nằm trong vùng thủ đô với vai trò là trung tâm công nghiệp toàn vùng. Không chỉ thế, dân cư sinh sống tại đây cũng dễ dàng di chuyển đến các tỉnh thành lân cận.
Khí hậu, tài nguyên thiên nhiên
Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt quanh năm. Nhiệt độ trung bình nơi đây là 23 độ C, độ ẩm trung bình năm từ 78 – 87%, lượng mưa hàng năm từ 1500mm đến 1700mm. Đặc biệt, theo như thống kê, từ năm 1972 đến nay, tỉnh thành này không bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa bão. Đây là điều thuận lợi để người dân tại Hải Dương phát triển kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Về tài nguyên thiên nhiên, Hải Dương có tiềm năng rất lớn về sản xuất vật liệu xây dựng. Phải kể đến đó là đá vôi với trữ lượng lớn khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa trữ lượng 8 triệu tấn, cao lanh với trữ lượng 400.000 tấn, quặng bô xít để sản xuất đá mài, bột mài công nghiệp với trữ lượng 200.000 tấn. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, những tài nguyên này tập trung chủ yếu ở huyện Chí Linh và Kinh Môn.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Hải Dương có 9 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã. Dân số khoảng 1,8 triệu người. Tỷ lệ dân số của tỉnh thuộc mức cao, khoảng 84,5% và chủ yếu sống tại khu vực nông thôn, làm nghề nông. Vì thế, các dự án công nghiệp, khu công nghiệp thường chọn Hải Dương bởi nơi đây có lượng lao động dồi dào.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hải Dương đó là:
- Thành phố Hải Dương
- Thành phố Chí Linh
- Thị xã Kinh Môn
- Các huyện: Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ.
Hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng
Một điểm mạnh tỉnh Hải Dương sở hữu đó là có mạng lưới giao thông được đầu tư bài bản với nhiều tuyến đường bộ, đường sắt. Nhờ thế, dân cư có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa qua 7 trạm trên các tuyến đường.
về hàng không, Hải Dương gần với 2 sân bay đó là sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Đặc biệt, tỉnh này còn có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Quảng Ninh chạy qua.
Với lợi thế giao thông thuận lợi, Hải Dương rất thuận lợi về giao thương kinh tế với các tỉnh thành khác trong nước, ngoài nước.
Kinh tế
Hải Dương là tỉnh có nền kinh tế phát triển, mức độ tăng trưởng cao. Các ngành chủ chốt của Hải Dương đó là Nông lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Đây còn là tỉnh nằm trong khu vực văn hóa tâm linh của cả nước khi có đến 1098 khu di tích lịch sử. Trong đó, có 133 di tích quốc gia như Côn Sơn, Kiếp Bạc… Vì thế, nơi đây rất có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
Đánh giá lợi thế, cơ hội phát triển tỉnh Hải Dương
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng thủ đô của Hà Nội, trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, là tâm của vùng tam giác tăng trưởng 3 cực phát triển là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Đây là tỉnh có lợi thế về tài nguyên, hệ thống đô thị phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Chính vì thế, Hải Dương sở hữu những tiền đề để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hải Dương cập nhật mới nhất
Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương năm 2021
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hải Dương
Theo quy hoạch, đến năm 2021 tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Dương là 165.599 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích 93.565 ha
- Đất phi nông nghiệp có diện tích 71.744 ha
- Đất đô thị có diện tích 43.089 ha
- Đất khu du lịch có diện tích 8.384 ha
- Đất khu bảo tồn thiên nhiên 1.217 ha
- Đất chưa sử dụng có diện tích 290 ha
Với loại đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ chi tiết, cụ thể như sau:
- Đất phát triển hạ tầng có diện tích 27.358 ha.
- Đất khu công nghiệp có diện tích 5.804 ha.
- Đất ở đô thị có diện tích 5.380 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.611 ha.
- Đất quốc phòng có diện tích 917 ha
Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Hải Dương
Với định hướng phát triển không gian vùng, tỉnh Hải Dương sẽ chia thành các không gian lãnh thổ, các khu, cụm CN, không gian nông lâm nghiệp sinh thái, trục hành lang đô thị hóa, hình thái phát triển đô thị – điểm dân cư nông thôn…
Định hướng phát triển công nghiệp
Tính đến năm 2015, tỉnh Hải Dương có 18 KCN theo như quy hoạch được duyệt. Quy mô diện tích 3.733ha. Đến năm 2020-2021, địa bàn tỉnh dự kiến có thêm 7 KCN mới, nâng số KCN tại đây lên 25. Trên địa bàn tỉnh hiện có 38 cụm CN lập quy hoạch đến năm 2025 với tổng diện tích lên đến 1765 ha.
Không chỉ thế, Hải Dương còn phát triển thêm các điểm CN địa phương, dự kiến tới năm 2025, toàn tỉnh sẽ có từ 300-350 điểm sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề.
Định hướng phát triển nông – lâm nghiệp
Công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn tại Hải Dương được định hướng phát triển theo hướng hiện đại hóa, toàn diện và đa dạng, nâng cao năng suất và ứng dụng công nghệ mới. Mục tiêu đề ra đó là đảm bảo an toàn lương thực cho tỉnh, một phần cho quốc gia.
- Quỹ đất trồng lúa tính đến năm 2015 là 58.000ha -60.000ha
- Diện tích cây ăn quả 22.000ha
Lâm nghiệp: Tập trung vào mục tiêu trồng, bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng đến năm 2020 là trên 8.800ha. Quy hoạch 3 loại rừng tập trung tại địa bàn Chí Linh, Kinh Môn. Diện tích các loại rừng cụ thể là:
- Rừng đặc dụng: diện tích khoảng gần 1.402ha
- Rừng phòng hộ: diện tích khoảng gần 7.210ha
- Rừng sản xuất: diện tích khoảng trên 202ha
Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị
Phương án được đề ra: Lượng chọn phương án điều hòa, vừa phát triển đầu mối đô thị trung tâm là TP Hải Dương, vừa phân bố độc lập tương đối giữa các đô thị và có sự liên kết thuận lợi bằng các trục, tuyến hành lang, vành đai của vùng. Đô thị được phân bố theo hình thái dọc trục hành lang, theo chùm đô thị và phân bố theo cụm đô thị dạng độc lập.
TP Hải Dương: Là đô thị trung tâm chỉ sau thủ đô Hà Nội, có vai trò quan trọng về phát triển kinh tế. Định hướng, trước năm 2020, TP Hải Dương sẽ trở thành đô thị loại I là là hạt nhân lớn, trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng.
Thị xã Chí Linh: Là đô thị trung tâm khu vực phía bắc, trung tâm văn hóa, du lịch thương mại dịch vụ, trung tâm công nghiệp có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, hoạt động vui chơi giải trí tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Định hướng trong tương lai gần, nơi đây sẽ phát triển lên thành đô thị loại III, trở thành TP trực thuộc tỉnh.
Phát triển hệ thống công trình hạ tầng xã hội
Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm công trình hạ tầng xã hội, được lập trên cơ sở định hướng quy hoạch của khu vực: Hà Nội, đồng bằng Sông Hồng, hành lang kinh tế.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, một số trung tâm lớn cũng được định hướng quy hoạch như: Trung tâm y tế, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ, đô thị…
Định hướng phát triển hạ tầng giao thông
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh, giao thông đô thị. Xây dựng một số nút giao thông khác tại điểm giao giữa quốc lộ 5, đường trục chính đô thị. Xây dựng đường gom 2 bên quốc lộ 5, đường sắt quốc gia.
Xây dựng mới 3 bến xe khách đối ngoại với diện tích 1,5-2ha/bến, dự kiến trở thành bãi đỗ xe công động, xe taxi.
- Đường bộ: Tận dụng lợi thế các tuyến quốc lộ hiện có, các dự án đường cao tốc mới đi qua địa bàn tỉnh, quy hoạch phát triển các trục đường tỉnh, đường giao thông nhánh để phát triển kinh tế xã hội.
- Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp tuyến Hà Nội – Hải Phòng, tuyến Kép – Hạ Long, tuyến Chí Linh – Phả Lại
- Đường thủy: Quy hoạch GTVT đường thủy nội địa, phê duyệt thêm 2 tuyến lớn liên quan đến địa bàn tỉnh Hải Dương đó là Quảng Ninh – Phả Lại – Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội.
Phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
Giữ nguyên hình thái phân bố các điểm dân cư nông thôn, truyền thống theo từng cụm, tuyến, điểm. Địa bàn tỉnh Hải Dương có 229 xã, 1000 điểm dân cư nông thôn. Mạng lưới điểm dân cư nông thôn từng xã được quy hoạch phát triển theo đề án quy hoạch phát triển nông thôn của tỉnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Hải Dương cập nhật đầy đủ nhất cũng như định hướng phát triển tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan hơn về địa bàn Hải Dương cũng như có được sự lựa chọn đầu tư thông minh, sáng suốt trong thời gian tới.
4.9/5 – (81 bình chọn)