Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Sầm Sơn Mới Nhất – Sun Group
27/01/22
Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ – miền Trung Việt Nam, là quê hương phần lớn vua chúa phong kiến lịch sử Việt Nam.
Dưới đây là những thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Sầm Sơn và các huyện khác thuộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
BDS Sầm Sơn bước vào chu kì phát triển mạnh mẽ
Thanh Hóa có vị trí, tự nhiên thuận lợi
Về địa lý, Thanh Hóa có lợi thế đặc biệt bởi nằm ở vị trí trung tâm. Là tỉn kết nối miền Bắc với những thành phố trù phú của miền Trung.
Về tiềm năng tự nhiên, Thanh Hóa sở hữu vị thế đắc địa. Một bên là biển, trong đất liền có sông ngòi, núi non. Đa dạng địa hình biển – sông hồ – rừng núi… . Đây là lợi thế lớn để thu hút phát triển du lịch xứ Lam Kinh. Gián tiếp tạo ra cơ hội phát triển loại hình BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng.
Sầm Sơn là địa điểm du lịch có tiếng từ thời Pháp thuộc. Ngay cả khi thị trường khó khăn, Sầm Sơn vẫn thu hút lượng khách du lịch đáng kể.
Giai đoạn từ sau năm 2022 – 2023 trở đi, khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch sẽ phục hồi. Sầm Sơn sẽ trở thành thị trường du lịch trọng điểm. Nhộn nhịp cả khách trong và ngoài nước. Đây sẽ là cực tăng trưởng sáng nhất miền Bắc.
Sầm Sơn nằm ở đúng địa thế trung chuyển của 2 điểm du lịch trọng yếu. Đó là Hải Phòng và Đà Nẵng. Địa thế này rất thuận lợi cho Sầm Sơn phát triển BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng.
Khơi mạch thịnh vượng nhờ đô thị ven sông, ven biển
+ Đó phải là những tổ hợp BĐS phức hợp, có sự liên kết giữa thương mại, nhà ở và các tiện ích đi kèm.
+ Sầm Sơn hay ngay cả Thanh Hóa nếu muốn phát triển mạnh mẽ cần có các trung tâm tài chính, dịch vụ, du lịch (như ở Thượng Hải, Thâm Quyến…) đóng vai trò tạo động lực phát triển vùng.
+ Những khu phức hợp này phải nằm ở vị trí trung tâm để phát triển kinh doanh, dịch vụ hoặc nằm ven biển, gần đại lộ, quảng trường để trở thành tâm điểm du lịch, thương mại, giải trí, kinh tế đêm.
+ Bên cạnh shophouse, nhà đầu tư có thể kinh doanh dịch vụ với loại hình căn hộ cao tầng đa chức năng nằm ở các đại lộ lớn, gần biển, hoặc loại hình biệt thự nghỉ dưỡng ven sông…
+ Lợi thế thuộc về dự án BĐS nằm trong các hệ sinh thái du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí quy mô quốc tế.
Chính quyền địa phương phải đưa ra kế hoạch ngay từ bây giờ, chuẩn bị tất cả mọi khâu từ hạ tầng đến con người, dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu không chỉ cư dân địa phương, khách nội địa mà xa hơn là khách quốc tế.
Xác định tâm thế đó, gần đây Sầm Sơn đã thu hút được các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp như Sun Group, Vingroup, FLC… mang đến cho Sầm Sơn những dự án xứng tầm, đón đầu cơ hội phát triển.
Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào BĐS Sầm Sơn!
Đây là điều đáng khích lệ. Có thể điểm tên các nhà đầu tư lớn như Vingroup, FLC và mới đây nhất là Sun Group với dự án Sun Grand Boulevard được quy hoạc. Dự án có quảng trường biển quy mô. Trục đại lộ trung tâm dài gần 3km theo mô hình các trục đại lộ đẳng cấp trên thế giới…
Dự án mang đến màu sắc mới mẻ. Hứa hẹn kiến tạo khu đô thị du lịch hấp dẫn, đẳng cấp, đủ sức tạo nên sự thay đổi cho cả một vùng, một địa phương.
Chính quyền địa phương cần nối kết chặt chẽ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư qua chính sách về thuế, đất đai, thủ tục hành chính sao cho thông thoáng, hấp dẫn… để những dự án như vậy góp phần đưa Sầm Sơn phát triển mạnh mẽ.
Đây là thời điểm thuận lợi để đầu tư vào thị trường này. Vì giá đất dù đã tăng nhưng vẫn còn tương đối rẻ do thị trường BĐS Sầm Sơn đang ở giai đoạn đầu. Nếu chỉ thêm vài năm nữa, khi giá đất thiết lập đỉnh thì cơ hội đầu tư cũng thu hẹp.
Thêm nữa, Sầm Sơn đang dần xuất hiện những dự án lớn được quy hoạch bài bản. Không chỉ phát triển BĐS mà song song với đó còn phát triển các khu du lịch cao cấp với những mô hình mới như khoáng nóng trong hệ sinh thái của Sun Group, các công viên giải trí, công viên chủ đề lớn…
Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu về thị trường bất động sản (BĐS) tiềm năng như Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Thông Tin, Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Sầm Sơn Mới Nhất
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sầm Sơn hiện hữu, hiện tại bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã (08 phường, 03 xã), ranh giới cụ thể:
-
Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;
-
Phía Tây giáp huyện Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa;
-
Phía Nam giáp huyện Quảng Xương;
-
Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa (ranh giới là sông Mã).
Quy mô: Diện tích khoảng 44,94km. Quy mô dân số toàn đô thị gồm cả quy đổi đến năm 2030 khoảng 180.000 người. Trong đó dân số nội thành khoảng 95%. Tầm nhìn đến năm 2045 đạt quy mô dân số khoảng 300.000 người.
Tính chất đô thị: Là đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa và cả nước, mang tầm vóc quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển thành trung tâm du lịch biển, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của tỉnh Thanh Hoá và cả nước.
Phát triển dịch vụ, đánh bắt chế biến hải sản, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ công cộng gắn kết chặt chẽ với thành phố Thanh Hoá và Khu kinh tế Nghi Sơn.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
Trung tâm chính trị – hành chính: Bố trí trung tâm chính trị – hành chính thành phố tại phía Đông Nam nút giao Quốc lộ 47 với đường ven biển gắn với quảng trường chính trị. Khu trung tâm các phường, xã cơ bản giữ nguyên tại vị trí hiện tạ
Hạ tầng giáo dục:
Phát triển trung tâm đào tạo bậc đại học và nghiên cứu ứng dụng (R&D) phía Nam tuyến đường Nam sông Mã, thuộc các phường Quảng Châu và Quảng Thọ. Giữ nguyên vị trí 03 trường phổ thông trung học hiện có. Quy hoạch mới 01 trường phổ thông trung học phía Tây thuộc khu vực trung tâm phường Quảng Châu.
Hạ tầng y tế:
Phát triển bệnh viện thành phố tại khu vực phía Nam trung tâm phường Quảng Thọ. Bố trí các trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng gồm các trung tâm hiện có và xây mới khác.
Hạ tầng văn hóa, thể thao:
Bố trí khu trung tâm thể dục thể thao với các chức năng sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện, khu nghỉ vận động viên… tại phía Đông nút giao đường Trần Hưng Đạo với đường Lê Lợi; trung tâm văn hóa tại phía Đông Nam đền thờ An Dương Vương với các chức năng nhà hát thành phố, thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, cung thiếu nhi.vv…
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
Hạ tầng du lịch:
Phát triển hoàn chỉnh các không gian du lịch đã được quy hoạch, bao gồm:
-
Khu khách sạn – dịch vụ hiện có phía Bắc;
-
Khu du lịch sinh thái gắn với sân golf Quảng Cư;
-
Khu du lịch sinh thái ven biển Nam Sầm Sơn;
-
Khu lâm viên văn hóa – tâm linh núi Trường Lệ và khu dịch vụ du lịch núi Trường Lệ;
-
Khu du lịch sinh thái ven sông Đơ;
-
Khu bãi tắm – bãi cát.
Bố trí công viên đô thị tại các khu trung tâm các phường, xã. Xây dựng công viên chuyên đề gắn với dịch vụ thương mại và các khu đô thị ven sông Đơ.
Tổ chức không gian hai bên đường Nguyễn Khuyến thành hành lang lễ hội gắn với Quảng trường biển Sầm Sơn. Hình thành phố đi bộ từ biển đến sông Đơ gồm các chức năng Quảng trường biển, phố đi bộ, dịch vụ, khuôn viên, chợ hải sản và khu thương mại phục vụ du lịch. Phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu của du khách.
Hạ tầng dịch vụ thương mại:
Bố trí chợ đầu mối phía Tây cụm công nghiệp Quảng Châu.
Hạ tầng công nghiệp:
Phát triển cụm công nghiệp theo hướng tập trung các ngành nghề chế biến thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, bố trí phía Nam cảng thủy nội địa tại phía Bắc phường Quảng Châu.
Quy hoạch hạ tầng giao thông và bản đồ quy hoạch thành phố Sầm Sơn
Hoàn chỉnh hệ thống giao thông đối ngoại kết nối thành phố Sầm Sơn với các vùng trong và ngoài tỉnh , gồm giao thông đường bộ QL10, QL47, Đại lộ Nam sông Mã và đường bộ ven biển; tăng cường các tuyến kết nối với Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng biển Nghi Sơn và các ga đường sắt tại thành phố Thanh Hóa.
Xây dựng mới mạng lưới đường chính đô thị và đường liên khu vực đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn, nối liền các trung tâm dân cư lớn, các công trình cấp đô thị; xây dựng cầu qua sông Mã trên tuyến đường Ven biển.
Xây dựng mới cảng Lễ Môn với công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm, mở rộng và nâng công suất cảng cá Hới kết hợp với âu tránh trú bão. Xây dựng bến tầu du lịch phía Đông cảng cá Hới.
Bố trí trong khu vực 03 bến xe. B02 bến xe đối ngoại ở phía Bắc Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn. 1 bến xe bus trung tâm bố trí tại phía Đông Bắ c giao quốc lộ 47 và đường duyên hải; hình thành và phân bố hợp lý các điểm đậu, đỗ xe thuận lợi cho người sử dụng, khuyến khích xây dựng các điểm đậu, đỗ xe ngầm trong các khuôn viên khách sạn.
Phát triển giao thông công cộng hiện đại, thân thiện với môi trường để kết nối các khu vực chức năng. Kết hợp sử dụng các tuyến xe bus của tỉnh và bố trí mới các tuyến xe bus nội thị phục vụ giao thông công cộng và khách du lịch.
Bố trí dành quỹ đất xây dựng đường sắt đô thị qua trung tâm thành phố kết nối với trung tâm thành phố Thanh Hóa và Cảng hàng không Thọ Xuân.
Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục cập nhật những thông tin, bản đồ quy hoạch các huyện khác của tình Thanh Hóa trong thời gian tới!