Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến năm 2030 – Tân Đại Thành Group
5/5 – (1 bình chọn)
Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí của Hà Nội
Thủ đô Hà Nội – trung tâm đầu não về chính trị, VH và KH – KT đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Thành phố có vị trí nằm giữa đồng bằng sông Hồng, nơi đây vừa là thành phố trực thuộc trung ương, vừa là đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh theo 4 phía, cụ thể:
- Phía Bắc tiếp giáp với Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
- Phía Nam tiếp giáp với Hà Nam, Hòa Bình
- Phía Đông tiếp giáp với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên
- Phía Tây tiếp giáp với Hòa Bình, Phú Thọ ở hướng Tây.
Thành phố Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 12 quận, 17 huyện, 1 TX với 579 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn, đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã.
2. Phạm vi của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hoàn Kiếm là quận tọa lạc ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long ngày xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Vị trí địa lý của quận dựa trên bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, cụ thể là:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp ranh quận Ba Đình có ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng
- Phía Tây giáp ranh quận Ba Đình và Đống Đa có ranh giới là phố Lý Nam Đế, Trần Phú, đường tàu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn
- Phía Nam giáp ranh quận Hai Bà Trưng, có ranh giới là phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du
- Phía Đông giáp ranh quận Long Biên có ranh giới là sông Hồng.
Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.
3. Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị quận Hoàn Kiếm
Theo bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, đây là quận trung tâm chính trị, văn hóa. Do đó, nội dung quy hoạch phát triển quận Hoàn Kiếm chia thành 4 khu:
- Khu phố cổ: Xây theo hướng quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ
- Khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận: Tuân theo phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều lệ quản lý xây dựng và các quy định trong Phê duyệt QH chi tiết quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/2000.
- Khu phố cũ: Được xây, cải tạo công trình theo các quy định của QH chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
- Khu vực ngoài đê sông Hồng: Được xây dựng, cải tạo các công trình theo các chỉ tiêu SDĐ của QH chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000.
Các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất, gồm có tổng diện tích đất là 9.934 m2; diện tích xây dựng 6.353m2; Tầng cao khối đế 4 tầng, khối thân 8 tầng không quá 3m và 4 tầng ngầm; Tổng diện tích sàn XD là 489.179 m2.
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông quận Hoàn Kiếm
Quy hoạch phát triển giao thông được thể hiện trên bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm với thông tin cụ thể:
Quy hoạch giao thông đối ngoại:
- Đường thủy: Dự kiến xây dựng 1 cảng đường thủy trên địa bàn do phía Đông của quận Hoàn Kiếm tiếp giáp với sông Hồng.
- Đường sắt: Ở phía Tây Bắc có tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn quận về phía ga Hà Nội
Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị
- Mạng lưới đường: Mở rộng thêm tuyến phố Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật -Trần Khánh Dư. Đồng thời, mở rộng phố Lê Duẩn từ đầu của tuyến Trần Hưng Đạo tới ngã tư Nguyễn Thượng Hiền.
Cải tạo nút giao thông ở đầu cầu Chương Dương. Với khu vực phía ngoài đê của sông Hồng , dự kiến sẽ mở thêm các tuyến Nguyễn Thị Chiên – La Văn Cầu – Bạch Đằng – Cầu Đất.
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
5/5 – (1 bình chọn)