Bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2030 – Tân Đại Thành Group
5/5 – (2 bình chọn)
Bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Với mục tiêu trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, huyện Đức Hòa đang đẩy mạnh cải thiện, đổi mới chính sách an sinh xã hội. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí địa lý của tỉnh Long An ở đâu?
Tỉnh Long An nằm trong vùng trọng điểm phía Nam về phát triển kinh tế. Nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với TP Hồ Chí Minh, với hệ thống các tuyến quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh hiện có vị trí 4 phía tiếp giáp:
- Phía Đông tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh
- Phía Tây tiếp giáp với Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
- Phía Nam tiếp giáp với Tiền Giang
- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia.
Tỉnh có các điểm cực gồm:
- Xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng là điểm cực Bắc
- Xã An Lục Long, huyện Châu Thành, Long An là điểm cực Nam
- Xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc là điểm cực Đông
- Xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng là điểm cực Tây.
2. Phạm vi của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Đức Hòa được xem là vùng động lực phía Bắc của tỉnh Long An, là trọng điểm phát triển về đô thị và công nghiệp của đô thị trung tâm TPHCM, với định hướng phát triển thành đô thị loại III trong giai đoạn 2025-2030.
Huyện Đức Hòa nằm ở phía Bắc tỉnh Long An. Theo bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với H.Hóc Môn và H.Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh
- Phía Tây giáp với H. Đức Huệ
- Phía Nam giáp với H.Bến Lức
- Phía Bắc giáp với tx Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và H. Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2030
Theo bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nơi đây sẽ trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của Long An. Đồng thời, trở thành đô thị trọng điểm phía Tây của TP. HCM.
3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Đức Hòa
Theo quy hoạch chung của đô thị Long An đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Đức Hòa sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Hậu Nghĩa, gồm 10 phường: Bàu Trai, Hiệp Hòa Bắc, Đức Hòa Đông, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Tây, Đức Hòa Thượng, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, Hiệp Hòa Nam, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Tây, Tân Mỹ, Tân Phú. Và 7 xã: An Ninh Đông, An Ninh Tây, Lộc Giang, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam.
Theo bản đồ quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh và H. Đức Hòa đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Đức Hòa sẽ trở thành tiểu vùng trung tâm TP. Hồ Chí Minh, vùng đô thị phát triển trọng điểm phía Tây của TP. Hồ Chí Minh; phát triển không gian vùng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và điều kiện đặc thù của địa phương.
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông huyện Đức Hòa
Bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa đối với cơ sở hạ tầng có những thông tin như sau:
– Mở rộng các tuyến đường: 821 (dài 4,5km, rộng 7 – 11m), 822 Hiệp Hòa – Cầu Tân Thái (dài 12,5km, rộng 7m), 823 Trà Cú – Cầu Thầy Ca (dài 12,3km, rộng 7 – 11m), 823B KCN Đức Hòa 2 – 3 (dài 11km, rộng 11m), 824 Hựu Thạnh – Mỹ Hạnh (dài 12,3km, rộng 11 – 19m), Hải Sơn – Tân Đức (dài 6km, rộng 30 – 45m), Đại lộ Đức Hòa – Hậu Nghĩa (dài 9km, rộng 40m)
– Xây dựng, mở rộng, hoàn thiện các tuyến: 823C Gò Mối – Mỹ Hạnh (dài 9km, rộng 9m), 825 Lộc Giang- Cầu Đôi (dài 33,2km, rộng 11 – 30m), 830 Hiệp Hòa – Hựu Thạnh (dài 30km, rộng 7 – 17m), kênh Tây (dài 8km, rộng 22m).
Bên cạnh đó, với đòn bẩy hạ tầng nâng cấp tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4, kết hợp cùng vị trí chiến lược có vai trò liên kết giữa khu vực Tây Nam và Tây Bắc, hứa hẹn công nghiệp sẽ là lĩnh vực có thế mạnh nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Đức Hòa trong thời gian tới.
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
5/5 – (2 bình chọn)