BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN ĐÔNG ANH
1. Bản đồ huyện Đông Anh trên Google map
Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện với 18.230ha
Phát triển đô thị Đông Anh trên cơ sở mở rộng thị trấn Đông Anh hiện nay về hai phía tuyến đường vành đai III Hà Nội, khai thác và tận dụng tối đa cảnh quan của sông Hồng, sông Đuống, đầm Vân Trì và khu di tích Cổ Loa. Nối kết với tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hạ Long và cao tốc Thăng Long – Nội Bài, cao tốc Nhật Tân – Nội Bài và đường 5 kéo dài.
Xây dựng mới khu Thể dục thể thao thành phố Hà Nội tại Đông Anh.
Hình thành khu du lịch cao cấp và các khu ressort cao cấp xung quanh đầm Vân Trì.
Xây dựng công viên dọc sông Hồng và sông Đuống, hình thành trục cảnh quan hướng về Hồ Tây và trục Thăng Long của Thủ đô.
Nghiên cứu phát triển kết hợp cải tạo các khu dân cư hiện có tại khu vực Nguyên Khê – Xuân Nộn.
Xây dựng tuyến giao thông nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm giao lưu thương mại quốc tế trên tuyến Nhật Tân – Nội Bài và Thăng Long – Nội Bài, hình thành trục trung tâm giao lưu quốc tế của Thành phố trên địa bàn Đông Anh.
Hình thành các khu đô thị mới, tạo lập diện mạo mới cho tuyến đường giao thông cao tốc đi sân bay Nội Bài; khu vui chơi giải trí khai thác cảnh quan đầm Vân Trì.
Xây dựng trục Nhật Tân – Nội Bài là trục động lực kinh tế và trục không gian đô thị kiểu mẫu không những của Đông Anh mà của các thủ đô Hà Nội.
Với hướng tổ chức không gian như trên, Đông Anh sẽ là một thành phố Hà Nội mới hiện đại mang đậm tính đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội, là thành phố sinh thái, văn hóa với các khu không gian xanh – mặt nước hài hòa với đô thị. Dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 45 vạn người và đến năm 2030 khoảng 70 vạn người, giúp giảm áp lực dân số vào Hà Nội cũ.
2. Bản đồ quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài
Bản đồ quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài tỉ lệ
3. Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh tầm nhìn đến 2030
Bản đồ quy hoạch Đông Anh tỉ lệ 1-5000
Với định hướng phát triển không gian huyện Đông Anh nêu trên, chỉ tiêu sử dụng đất của huyện Đông Anh về cơ bản được xác định như sau:
– Quy mô dân số năm 2020 khoảng 0,46 triệu người; năm 2030 khoảng 0,71 triệu người (khống chế tối đa 0,75 triệu người).
– Diện tích xây dựng đô thị tối đa: 8.000ha.
– Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị bình quân: 85-90m2/người.
Trong tổng quỹ đất tự nhiên của huyện với 18.230ha dự báo diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 5.500ha (chiếm 30% tổng diện tích đất tự nhiên); khu vực đô thị hóa chiếm khoảng 20-25% diện tích đất tự nhiên, gồm 3 khu vực lớn với diện tích khoảng 3.500-4.500ha (khu Bắc Thăng Long, khu Cổ Loa và khu vực trung tâm huyện – hai bên đường quốc lộ 3).
Với chỉ tiêu như trên bình quân mỗi năm Đông Anh phải chuyển đổi khoảng 350-400ha từ đất nông nghiệp sang đất đô thị. Đây là chỉ tiêu cần sự phấn đấu rất cao để đạt được.
4. Bản đồ quy hoạch khu vực cầu Tứ Liên
Bản đồ quy hoạch vị trí cầu Tứ Liên
5. Bản đồ quy hoạch chung Hà Nội gồm 38 phân khu
Bản đồ quy hoạch 38 phân khu tại Hà Nội
Trong quan hệ của Đông Anh với vùng phải kể đến những thuận lợi do hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh đã xác lập, đó là:
+ Đường Nội Bài – Việt Trì (54 km).
+ Đường Hà Nội – Thái Nguyên (62 km) – đường quốc lộ 5 mới.
+ Đường 18 – đường sắt Ngọc Hồi Yên Viên, Nhổn – Hà Nội.
+ Đường thủy (sông Hồng).
+ Tuyến đường hàng không với 3 đường băng và ga Nội Bài với hệ thống nhà ga (hiện có nhà ga T1, sẽ xây dựng nhà ga T2) có thể đón 20 triệu hành khách.
Như vậy, bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh nằm trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho phép bạn nhìn thấy toàn cảnh khu vực địa lý, hành chính ở đây trong tương lai. Mong rằng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu và nắm rõ hơn về vị thế, vị trí địa lý của huyện này theo hiện tại và tầm nhìn về sau khi quy hoạch.