Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức, tỉnh Long An đến năm 2030 – Tân Đại Thành Group
4.6/5 – (5 bình chọn)
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Bến Lức, tỉnh Long An đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Tỉnh Long An có vị trí địa lý ở đâu?
Tỉnh Long An thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh này liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh qua hệ thống các tuyến quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Vị trí địa lý của tỉnh cụ thể:
- Phía Đông giáp ranh TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh
- Phía Tây giáp ranh Đồng Tháp và Prey Veng, Vương quốc Campuchia
- Phía Nam giáp ranh Tiền Giang
- Phía Bắc giáp ranh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia.
Tỉnh Long An hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 15 thị trấn cũng 161 xã.
2. Phạm vi của huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Huyện Bến Lức tọa lạc ở Đông Bắc của tỉnh Long An, là cửa ngõ ở phía Bắc của miền Tây Nam Bộ, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về Tây Nam và TP. Tân An 15km về hướng Đông Bắc. Theo bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức, huyện có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp ranh huyện Đức Hòa, Đức Huệ
- Phía Đông giáp ranh huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Phía Nam giáp ranh huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ
- Phía Tây giáp ranh huyện Thủ Thừa.
Huyện Bến Lức có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bến Lức (huyện lỵ) và 14 xã: An Thạnh, Bình Đức, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, Long Hiệp, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Bửu, Tân Hòa, Thạnh Đức, Thạnh Hoà, Thạnh Lợi, Thạnh Phú.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức, tỉnh Long An đến năm 2030
Quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tiếp thu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy và các ý kiến đóng góp, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lập quy hoạch tỉnh Nguyễn Văn Út đề nghị đơn vị tư vấn, Sở KH & ĐT, các sở, ngành, địa phương phải tập trung, tích cực thực hiện các nội dung đã thống nhất.
3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Bến Lức
Huyện Bến Lức hiện có lợi thế về quỹ đất sạch lớn. Chính vì vậy, đã có không ít nhà đầu tư lớn trong nước, quốc tế cũng như khách hàng nhỏ lẻ đến mua đất. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản với những kế hoạch phát triển các KCN lớn.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành này đạt 0,3%/năm; phấn đấu đến 2024 có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, danh hiệu huyện nông thôn mới vào năm 2025 và 30% số xã đạt chuẩn văn hóa – nông thôn mới nâng cao.
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông huyện Bến Lức
Bến Lức hiện sở hữu rất nhiều lợi thế về mạng lưới giao thông. Cả về đường bộ lẫn đường thủy đều thuận lợi cho việc di chuyển, giao thương, quốc phòng – an ninh.Trong đó, tuyến cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Trung Lương đã đi vào hoạt động và là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở phía Nam.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức, một số tuyến đường lớn chạy qua huyện như: Tuyến 824, 825, QL1A, Quốc lộ N2 cùng hệ thống đường thủy sông Vàm Cỏ Đông. Tất cả tạo nên tổng thể mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại.
Có thể thấy, quy hoạch giao thông thuận lợi đã tạo ra lực hút mạnh mẽ cho các hoạt động đầu tư BĐS, các KCN, KCX tại Bến Lức. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho địa phương.
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
4.6/5 – (5 bình chọn)