Bản đồ quy hoạch huyện An Dương (Hải Phòng) năm 2023
Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện An Dương (Hải Phòng), gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 12/04/2023
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Mục Lục
Giới thiệu vị trí địa lý huyện An Dương tại TP Hải Phòng
Huyện An Dương nằm ở phía tây thành phố Hải Phòng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Hồng Bàng và quận Lê Chân
- Phía tây giáp huyện An Lão và huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Phía nam giáp quận Kiến An với ranh giới tự nhiên là sông Lạch Tray
- Phía bắc giáp huyện Thủy Nguyên (qua sông Cấm) và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (qua sông Kinh Môn).
Huyện An Dương có diện tích 98,32 km², dân số năm 2019 là 195.717 người, mật độ dân số đạt 1.991 người/km².
Ngày 20 tháng 12 năm 2002, huyện An Dương được tái lập trên cơ sở đổi tên phần còn lại của huyện An Hải (sau khi tách 5 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát để thành lập quận Hải An và chuyển nguyên trạng 2 xã Dư Hàng Kênh, Vĩnh Niệm về quận Lê Chân quản lý). Huyện An Dương từ đó có thị trấn An Dương và 15 xã: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến.
An Dương là một khu vực phát triển công nghiệp Hải Phòng. An Dương có khu công nghiệp Nomura, cụm công nghiệp Bến Kiền, khu công nghiệp Hải Phòng – Sài Gòn, khu công nghiệp Đặng Cương, khu công nghiệp Tràng Duệ.
Quy hoạch Huyện An Dương, bao gồm thị trấn An Dương (huyện lỵ) và 15 xã: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến.
Đường bộ: Có 2 tuyết giao thông huyết mạch chạy qua là Quốc lộ 5 (quốc lộ 5A đoạn qua huyện có trạm thu phí một dừng số 2) và quốc lộ 10, quốc lộ 17B (đường 208), đặc biệt là tuyến đường Nguyễn Trường Tộ là các tuyến giao thông quan trọng nhất của huyện. Ngoài ra, còn có tỉnh lộ 351.
Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0889 577 186 hoặc quét mã QR dưới đây:
Đường sắt: có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng với hai nhà ga là Dụ Nghĩa và Vật Cách.
Đường sông: với nhiều con sông lớn có giá trị về giao thông như: sông Kinh Môn, sông Cấm, sông Hàn Nhuận, sông Lạch Tray.
Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, huyện An Dương
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện An Dương có thể được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035, Thành phố Hải Phòng.
Phương án quy hoạch sử dụng đất An Dương được UBND Thành phố Hải Phòng phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện An Dương.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
Ngày 17/5/2022, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1382/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện An Dương.
Theo nội dung quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022, huyện An Dương bao gồm:
Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm 2022:
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2022.
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 49,83 ha
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở là 2,10 ha.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022: Đất phi nông nghiệp là 0,63 ha.
Chi tiết nội dung KH SDĐ năm 2022 huyện An Dương được thể hiện theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Sông Lô và Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện An Dương tỷ lệ 1/10.000 có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường và được UBND tỉnh phê duyệt kèm theo quyết định này.
Quy hoạch giao thông huyện An Dương
Quy hoạch giao thông huyện An Dương có khá nhiều tuyến đường. Những con đường nhỏ trải đều khắp các xã giúp cho người dân trong địa bàn di chuyển dễ dàng. Còn các con đường lớn hỗ trợ việc giao lưu buôn bán thông thương với bên ngoài. Các tuyến giao thông huyết mạch đi qua nhiều huyện và quận khác nằm trên địa phận huyện An Dương đó là:
- Quốc lộ 5A.
- Quốc lộ 10.
- Quốc lộ 17B (đường 208).
- Đường Nguyễn Trường Tộ.
- Tỉnh lộ 351.
- Đường Phan Đăng Lưu.
- Đường 5.
- Đường 208.
- Đường Kim Tân.
Quy hoạch huyện An Dương Hải Phòng đường bộ đối ngoại
Những tuyến đối ngoại đường đi qua địa phận huyện An Dương sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Các con đường nằm trong dự án quy hoạch nâng cấp, mở rộng và cải tạo bao gồm:
- Quốc lộ 5 tổng chiều dài sẽ là 29,0 km. Những đoạn nằm ngoài đô thị sẽ được điều chỉnh với lộ giới 63,5m. Còn những đoạn chạy trong khu đô thị sẽ có lộ giới là 54,0m.
- Quốc lộ 10 sẽ được nâng cấp và cải tạo để đạt đường cấp II đồng bằng. Tổng chiều dài của tuyết đường là 52,5 km, lộ giới trung bình là khoảng 61,5 m.
Quy hoạch huyện An Dương Hải Phòng đường bộ đô thị
Những tuyến đường đô thị nằm trên địa bàn sẽ được điều chỉnh với lộ giới là 34m. Còn những con đường liên khu vực thì lộ giới sẽ là 76m và đường khu ᴠực lộ giới 24m¸ hoặc 34m.
Các tỉnh lộ chạy trong địa bàn huyện An Dương sẽ cải tạo và nâng cấp để đạt đường cấp III đồng bằng.
Quy hoạch huyện An Dương Hải Phòng cầu đường bộ
Trên bản đồ quy hoạch giao thông chung của huyện Hải Phòng có rất nhiều cầu đường bộ sẽ được cải tại. Và đối với huyện An Dương sẽ có những cây cầu bắc qua sông Lạch Tray nằm trong diện quy hoạch huyện An Dương Hải Phòng.
Phân biệt giữa Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Tài liệu kèm theo:
4.7/5 – (8 bình chọn)