Bản đồ quy hoạch chi tiết tỉnh Phú Yên mới nhất
Phú Yên thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, được biết đến với tên gọi “hoa vàng trên cỏ xanh” nhờ có những ưu đãi tuyệt đẹp từ thiên nhiên. Tỉnh sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ và là điểm đến đầu tư của nhiều khu bất động sản nghỉ dưỡng. Trong bài viết này, Nhà đất Club và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về bản đồ quy hoạch chi tiết tỉnh Phú Yên mới nhất.
Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Phú Yên
Trước khi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Yên thì hãy cùng nắm qua một vài thông tin về tỉnh thành này.
Vị trí địa lý
Phú Yên có vị trí tiếp giáp với các tỉnh:
- Bình Định ở phía Bắc
- Khánh Hòa ở phía Nam
- Đắk Lắk và Gia Lai ở phía Tây
- Biển Đông ở phía Đông
Phú Yên có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Tỉnh lỵ của Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách 1.160km về phía Nam, TPHCM 560km về phía bắc, cách Đà Nẵng 438 km về phía Nam theo QL1A.
Diện tích, dân số
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.056km2, trong đó đồi núi chiếm 70% diện tích. Dân số Phú Yên theo số liệu năm 2019 là 961.152 người. Trong đó:
- Dân số nông thôn chiếm 71,3%
- Dân số thành thị chiếm 28,7%
- Tại Phú yên hiện có gần 30 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Địa hình, khí hậu
Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, đèo Cả ở phía Nam và mạn sườn đông của dãy Trường Sơn ở phía Tây. Về địa hình, Phú Yên chủ yếu là đồi núi, dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh.
Về khí hậu, Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng nặng nề của khí hậu đại dương, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mùa nắng từ tháng 01 đến tháng 8. Điều kiện địa hình, khí hậu của Phú Yên phù hợp nhiều loại cây lương thực như hoa màu, lúa, đậu, bắp, khoai, sắn, mì… Tỉnh thành này cũng được biết đến là vựa lúa lớn của miền Trung.
Đơn vị hành chính
Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện. Cụ thể đó là, thành phố Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, Sông Cầu, các huyện Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Tuy An
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian tỉnh Phú Yên
Quy hoạch phát triển Phú Yên đến năm 2025
- Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững để thu hẹp dần khoảng cách giữa Phú Yên với các tỉnh trong vùng, cả nước.
- Xây dựng và phát triển tỉnh Phú Yên thành cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên. Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Hình thành nên cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ Đông – Tây.
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, khai thác những ngành có lợi thế về lao động, tài nguyên. Chú trọng mở rộng các ngành kinh tế có hàm lường kỹ thuật cao, phù hợp lợi thế tỉnh Phú Yên cũng như xu hướng thị trường.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa ra chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng dần mức sống các tầng lớp dân cư, nhất là vùng căn cứ kháng chiến, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Củng cố hệ thống chính trị, nền hành chính vững mạnh.
phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa
Đây là vùng gồm 3 huyện phía Nam của tỉnh Phú Yên là Sông Hinh, Đông Hòa, Tây Hòa, 2 huyện phía Bắc tỉnh Khánh Hòa là Vạn Ninh, Ninh Hòa.
Vùng Nam Phú yên – Bắc Khánh Hòa được xem là vùng kinh tế tổng hợp, có vai trò động lực của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Khu vực này sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế biển rất lớn. Đây cũng là cửa ngõ giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không.
Phân vùng phát triển trục kinh tế động lực vùng
Vùng đồng bằng ven biển, đảo: Đây là khu vực có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực phát triển chính của vùng gồm có: Cảng Vũng Rô, cảng nước sâu Vân Phong – Khánh Hòa. Nam Vân Phong được biết là cảng trung chuyển dầu, sản phẩm dầu Tây Nam Vân Phong là bến cảng CN, nhiệt điện, các đô thị như: Đông Hòa, Tu Bông, Đầm Môn, Vạn Giã, Ninh Hòa. Tập trung phát triển không gian liên kết về kinh tế thương mại tự do quốc tế, phát triển các loại hình công nghiệp gắn liền cảng biển, dịch vụ thương mại kho bãi. Xây dựng nên các tuyến du lịch biển, núi, tham quan các di tích. Phát triển loại hình nuôi trồng thủy hải sản gắn với dân cư tại chỗ.
- Vùng trung du, gò đồi: Xây dựng hệ thống các đô thị vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển vùng núi, vùng gò đồi, xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo các tiêu chí về nông thôn mới. Phát triển hành lang hạ tầng kỹ thuật Đông Tây, gắn kết các khu kinh tế ven biển với các tỉnh Tây Nguyên.
- Vùng miền núi phía Tây: Chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và môi trường. Cải thiện điều kiện sống của các nhóm dân cư nông thôn tại khu vực này.
- Trục không gian kinh tế động lực Bắc – Nam: QL1A liên kết vùng Nam Phú Yên, Bắc Khánh Hòa, gắn kết 2 cực động lực và khu kinh tế Nam Phú Yên – đô thị Đông Hòa, khu kinh tế Vân Phong – đô thị Tu Bông, Đầm Môn, Vạn Giã – Ninh Hòa
- Trục không gian kinh tế động lực Đông – Tây: Là hành lang kết nối vùng kinh tế ven biển với vùng trung du miền núi phía Tây, Tây Nguyên thông qua các tuyến đường giao thông quốc gia, tỉnh lộ gồm QL 29, QL 26. Trong đó:
- QL29 (Phú Yên) gắn kết các đô thị động lực gồm: Phú Thứ, Sơn Thành, Hai Riêng, Tân Lập
- QL26 (Khánh Hòa) gắn kết khu kinh tế Vân Phong, với các đô thị động lực gồm Ninh Sim, Ninh Hòa, các trung tâm cụm xã Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Thuận.
Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, hạ tầng
Hệ thống đô thị Nam Phú Yên: Trong đó đô thị Đông Hòa là đô thị mới loại III, chủ yếu phát triển kinh tế tổng hợp và là trung tâm lớn của vùng. Thị trấn Hai Riêng là đô thị loại IV, là trung tâm hành chính kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ thương mại của huyện Sông Hinh. Thị trấn tân Lập là đô thị loại V, chủ yếu tập trung phát triển dịch vụ du lịch. Thị trấn Phú Thứ là đô thị loại IV, là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ thương mại của huyện Tây Hòa. Thị trấn Sơn Thành Đông là đô thị loại V của huyện Tây Hòa, có chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch.
- Hệ thống đô thị Bắc Khánh Hòa: Gồm có đô thị tổng hợp Đầm Môn – Tu Bông – Đại Lãnh – Vạn Giã sẽ phát triển thành đô thị loại II, được định hướng là trung tâm đô thị tổng hợp của khu kinh tế Vân Phong, và huyện Vạn Ninh. Đô thị Ninh Hòa – Lạc An là đô thị loại III cần cải tạo, nâng cấp cũng như cung cấp các dịch vụ thương mại, văn hóa giáo dục hỗ trợ cho các hoạt động của khu kinh tế Vân Phong. Ninh Sim là đô thị mới loại IV, là đô thị huyện lỵ của huyện Ninh Hòa.
- Định hướng hệ thống dịch vụ thương mại – y tế vùng: Xây dựng tại khu kinh tế Nam Phú Yên 01 bệnh viện đa khoa với khoảng 900 giường, một số bệnh viện chuyên ngành khác. Khu vực Bắc Khánh Hòa dự kiến sẽ xây dựng một số bệnh viện đa khoa chuyên ngành với quy mô khoảng 500 giupwnfg, đặt tại khu kinh tế Vân Phong. Xây dựng các bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế khu vực, các đô thị cấp tiểu vùng như Ninh Hòa, Hai Riêng, Ninh Sim.
Định hướng không gian vùng công nghiệp
- Vùng công nghiệp Nam Phú Yên gồm: Các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế Nam Phú Yên, hiện đã bố trí hai khu vực CN Hòa Hiệp 1, Hòa Hiệp 2 với các ngành công nghiệp chủ yếu đó là chế biến nông lâm hải sản, vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí điện tử, đồ dùng, đồ may mặc.
- Vùng công nghiệp Bắc Khánh Hòa: Trung tâm là các khu công nghiệp trong khu kinh tế tổng hợp vịnh Vân Phong, các ngành công nghiệp chủ chốt là sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng, dịch vụ cảng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp đa ngành…
Nhà đất Club vừa giới thiệu với các bạn quy hoạch chi tiết tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2025-2030. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm định hướng đầu tư ở khu vực này. Hãy truy cập website nhadatclub.com để cập nhật các thông tin quy hoạch, dự án mới nhất trên khắp cả nước.