Bản đồ quy hoạch Bắc Giang đến năm 2030 mới nhất
Bắc Giang là một huyện trung du miền Bắc với địa hình địa lý đa phần là núi, quy hoạch Bắc Giang nằm trong quy hoạch khu phụ cận của thủ đô Hà Nội. Lợi dụng những lợi ích về địa lý và thế mạnh của huyện về phát triển du lịch, tỉnh Bắc Giang đang dần định hướng phát triển và quy hoạch toàn diện để phát triển kinh tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mục đích cùng những thông tin quy hoạch của Bắc Giang chi tiết và mới nhất nhé.
XEM BẢN ĐỒ CHI TIẾT TẠI ĐÂY
1. Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Giang
-
Theo chính sách
quy hoạch Bắc Giang,
tỉnh cố gắng cụ thể hóa quy hoạch tổng thể để phát triển kinh tế, xã hội và những quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh Bắc Giang.
-
Đồng thời, tỉnh còn tập trung tạo lập hình ảnh đô thị hiện đại, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa của tỉnh
-
Nghiên cứu và định hướng phát triển không gian quy hoạch để hướng đến mục tiêu thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II
2. Hạng mục giao thông cần quy hoạch Bắc Giang
Thông tin và bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang là những đề án mà thành phố đang hướng đến nhằm phát triển hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ của tỉnh. Trong đó, những hạn mục quy hoạch giao thông Bắc Giang được cụ thể hóa như sau:
2.1. Giao thông đô thị
Mạng lưới: Mạng lưới giao thông thành phố Hà Giang được xây dựng theo mạng lưới kết hợp. Những trục đường chính trong thành phố cũ được quy hoạch cải tạo và nâng cấp. Hè phố và những hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác đi kèm phải được thực hiện hoàn thiện để đáp ứng được tiêu chí đường đô thị.
Xác định quy mô phân cấp những tuyến đường bao gồm:
-
Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn): Có lộ giới 100-110m;
-
Đường tỉnh 295B (đoạn qua đô thị): có lộ giới 40m;
-
Vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội: có lộ giới 100-110m;
-
Đường trục chính đô thị: 30-56m;
-
Đường liên khu vực với mặt cắt ngang 21 – 27m;
-
Đường chính khu vực với mặt cắt ngang 19 – 20,5m:
Hệ thống công trình phục vụ giao thông:
Cầu cống: quy hoạch cải tạo, nâng cấp những cây cầu trên các tuyến phù hợp với cấp hạng đường
Nút giao thông: Quy hoạch các nút giao thông cắt khác nhau theo đúng tiêu chuẩn
Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe: Sẽ xây dựng những bến xe mới có tổng diện tích dự kiến là 2-3ha. Đồng thời, kết hợp với các điểm đầu và điểm cuối xe buýt nội đô. Kế hoạch xây dựng dự kiến 3 bến xe đối ngoại mới.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chính sách quy hoạch thành phố Bắc Giang đến năm 2030 mới nhất
2.2. Đường sắt: Đường sắt Quốc gia
Trong quy hoạch Bắc Giang chung, tỉnh sẽ chú trọng đến những quy hoạch giao thông mang lại giá trị sử dụng cũng như phát triển kinh tế cho tỉnh. Trong quy hoạch đường sắt quốc gia, tỉnh sẽ nâng cấp đường sắt đơn có khổ kép 1m-1,435 m đi qua các khu vực.
Ngoài ra, quy hoạch xây dựng thêm 1 nhà ga tổng hợp có quy mô 20 ha tọa lạc trong khu giao nhau giữa vành đai 5 và vùng thủ đô Hà Nội, đường cao tốc Hà Nội- Lạng sơn. Trong khi đó, ga Bắc Giang cũ sẽ được chuyển đổi chức năng thành ga hành khách du lịch đô thị.
2.3. Đường thủy:
Luồng tuyến đường sông: Tỉnh chú trọng việc tận dụng tối đa những lợi thế vốn có về địa hình và cơ cấu giao thông tự nhiên của tỉnh. Khai thác tối đa các tuyến đường vận tải đường thủy trong vùng, đặc biệt là những tuyến trên hệ thống sông Thái Bình và các tuyến nối trực tiếp các cụm cảng với nhau tại cửa Ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh.
Hệ thống bến cảng: trong quy hoạch hệ thống bến cảng, cảnh A Lũ sẽ được chuyển đổi chức năng thành cảng du lịch. Cảng Đông Sơn sẽ được xây dựng để đảm bảo các chức năng vận chuyển hành hóa của thành phố
2.4. Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tiếp vận tổng hợp:
Trong quy hoạch Bắc Giang với trong việc tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tổng hợp trở thành đầu mối liên kết đường sắt quốc gia, đường cao tốc, đường bộ với tổng quy mô quy hoạch là 4-5 ha.
3. Bản đồ quy hoạch quận, huyện Bắc Giang
Trong bản đồ quy hoạch Bắc Giang tổng thể, thành phố Bắc Giang xây dựng những đề án quy hoạch cụ thể từng vùng, quận, huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Đây là cơ sở phát triển toàn diện tỉnh bằng giang với những quy hoạch chi tiết từng quận, huyện. Dưới đây là thông tin quy hoạch chi tiết các quận, huyện của thành phố Bắc Giang
3.1: Quy hoạch huyện Lạng Giang
Lạng Giang là huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Giang và cách thành phố Bắc Giang 20km, cách trung tâm của thủ đô Hà Nội là 70km có các vị trí địa lý giáp với những khu vực như sau:
-
Phía đông giáp với huyện Lục Nam
-
Phía tây tiếp giáp huyện Tân Yên có ranh giới tự nhiên là sông Thương
-
Phía nam giáp với thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng
-
Phía bắc giáp với huyện Yên Thế có ranh giới là sông Thương và giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Huyện Lạng Giang có tổng diện tích tự nhiên 239,8 km² với dân số năm 2010 là 191.048 người. Nơi đây có một huyện có xã Hương Sơn có người dân tộc thiểu số. Cách thành phố Bắc Giang chỉ 10km về phía đông bắc là thị trấn Vôi nằm trên tuyến quốc lộ 1A.
Bản đồ quy hoạch huyện Lạng Giang Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2030 bao gồm các công trình quy hoạch toàn diện như: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, hạ tầng giao thông.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Dũng & Cách tra cứu chi tiết từ A-Z
3.2: bản đồ quy hoạch huyện Lục Ngạn
Huyện Lục Ngạn là huyện có vị trí quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch huyện Lục Ngạn cũng là những đề án quy hoạch chi tiết trong quy hoạch Bắc Giang nói chung. Có vị trí địa lý được xem là lý tưởng của huyện khi:
-
Phía đông giáp với huyện Sơn Động
-
Phía tây và phía nam tiếp giáp với huyện Lục Nam
-
Phía bắc giáp với huyện Chi Lăng và giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Theo Quyết định Số: 732 /QĐ-UBND được ban hành của UBND tỉnh Bắc về việc phê duyệt đề án quy hoạch và sử dụng đất của huyện đến năm 2030 với những nội dung như sau:
Diện tích, cơ cấu các loại đất
Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 103.251,37 ha trong đó:
-
Đất nông nghiệp: chiếm 75.444,37 ha
-
Đất phi nông nghiệp: chiếm c27.630,27 ha
-
Đất chưa sử dụng: chiếm 176,73 ha
Diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng đất
-
Đất với mục đích nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là: 2.398,79 ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nội bộ trong đất nông nghiệp: 1.800,00 ha
Diện tích đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào sử dụng cho các mục đích như:
-
Đất nông nghiệp là: 2.218,37 ha
-
Đất phi nông nghiệp là: 31.49 ha
Các diện tích và vị trí của khu đất chuyển mục đích sử dụng sẽ được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2030, và được báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch đất cho đến năm 2030 huyện Lục Ngạn
3.3: bản đồ quy hoạch huyện Hiệp Hòa Bắc Giang
Quy hoạch huyện Hiệp Hòa thì huyện tập trung khai thác tối đa tiềm lực về lợi thế địa lý khi huyện có vị trí giáp ranh rất thuận lợi như:
-
Phía đông giáp với huyện Tân Yên và huyện Việt Yên
-
Phía nam của huyện được giáp với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có ranh giới là Sông Cầu
-
Phía tây giáp với huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có ranh giới là Sông Cầu và tiếp giáp với thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
-
Phía bắc tiếp giáp với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu quy hoạch toàn diện huyện Hiệp Hòa bao gồm các công trình xây dựng, nâng cấp và cải tạo như:
-
Quyết định lở đường tỉnh lộ Bắc Nam với điểm xuất phát từ KDC số 3 chạy song song với đường DT295 nối qua đường vành đai IV, kết thúc ở KCN VSIP Bắc Ninh
-
Triển khai khai thác đào hồ, công viên trên diện tích 5 ha tại 3 khu tt. Thắng
-
Quyết định di dời khu hành chính 1 cửa, đài truyền hình, tòa án về khu 3 giáp với công an huyện đang được thi công và sắp hoàn thiện.
-
Việc di dời các khu hành chính về phía TT. Thắng nằm trong quy hoạch chung mở đường Hòa Hiệp để lên thị xã vào năm 2025.
3.4: Bản đồ quy hoạch huyện Lục Nam
Quy hoạch huyện Lục Nam đóng góp to lớn trong sự phát triển toàn diện và định hướng quy hoạch Bắc Giang. Bản đồ quy hoạch huyện Lục Nam đến năm 2030 đã được phê duyệt. Trong đó, huyện sẽ tập trung thực hiện các hạng mục như: quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch các cơ quan, quy hoạch giao thông.
Với vị thế to lớn về vị trí địa lý của huyện Lục Nam khi tiếp giáp với các khu vực khác nhau như:
-
Phía bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
-
Phía nam giáp với thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và giáp với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
-
Phía đông tiếp giáp với huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động
-
Phía tây giáp với huyện Lạng Giang và giáp huyện Yên Dũng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch huyện Việt Yên Bắc Giang & cách tra cứu từ A-Z
Hiện nay, huyện Lục Ngạn có tổng diện tích là 507 Km2 và bao gồm 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, là thị trấn Đồi Ngô và 24 xã: Bảo Sơn, Bắc Lũng, Bảo Đài, Bình Sơn, Cương Sơn, Cẩm Lý, Chu Điện, Đan Hội, Đông Phú, Đông Hưng, Huyền Sơn, Khám Lạng, Nghĩa Phương, Lan Mẫu, Lục Sơn, Phương Sơn, Tam Dị, Tiên Nha, Thanh Lâm, Trường Giang, Trường Sơn, Vũ Xá, Vô Tranh, Yên Sơn.
3.5: bản đồ quy hoạch huyện Sơn Động
Bản đồ quy hoạch của huyện Sơn Động trong quy hoạch Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 bao gồm những công trình về dân dụng, công nghiệp, cơ quan và hạ tầng giao thông.
Huyện Sơn Động nằm phía Đông tỉnh Bắc Giang với thị trấn Ân Châu và cách thành phố Bắc Giang 75km về phía Đông. Ngoài ra, huyện còn tiếp giáp với các địa bàn và khu vực khác như:
-
Phía đông tiếp giáp với huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, đồng thời giáp huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
-
Phía tây: giáp với huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam
-
Phía nam: giáp với thành phố Hạ Long, giáp thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh
-
Phía bắc: tiếp giáp với huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Hiện nay, tổng diện tích của địa bàn huyện Sơn Đông là 845,77 km2, với dân số thống kê năm 2008 là 72.930 người. Có huyện lyh An Châu nằm trên quốc lộ 31.
Đơn vị hành chính của huyện Sơn Động được chia thành 17 đơn vị, trong đó có 2 thị trấn An Châu (huyện lỵ) và Tây Yên Tử với 15 xã: Cẩm Đàn, An Bá, An Lạc, Đại Sơn, Dương Hưu, Giáo Liêm, Lệ Viễn, Long Sơn, Hữu Sản, Phúc Sơn, Tuấn Đạo, Thanh Luận, Vĩnh An, Vân Sơn, Yên Định.
3.6; Bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên
Bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên trong giai đoạn 2021-2030 có nội dung quy hoạch toàn diện đa dạng từ các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ quan và hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và nhiều hạng mục khác,..
Vị trí địa lý của huyện Lang Giang tiếp giáp với các khu vực như:
-
Phía đông giáp với huyện Lạng Giang
-
Phía tây giáp với huyện Hiệp Hòa
-
Phía nam giáp với thành phố Bắc Giang và giáp huyện Việt Yên
-
Phía bắc giáp với huyện Yên Thế và giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Tân Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 204km2 bao gồm 22 đơn vị hành chính thuộc cấp xã và xã trực thuộc trong đó: có hai 2 thị trấn là Cao Thượng ( huyện lỵ) và Nhã Nam và 20 xã: Cao Xá, An Dương, Đại Hóa, Lam Cốt, Hợp Đức, Lan Lan Giới, Liên Chung, Ngọc Châu, Liên Sơn, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Phúc Sơn, Quang Tiến, Ngọc Vân, Phúc Hòa, Song Vân, Tân Trung, Quế Nham, Việt Lập, Việt Ngọc.
Quy hoạch hệ thống giao thông huyện Tân Yên là định hướng quan trọng của quy hoạch huyện Tân Yên. Vì các hệ thống giao thông liên kết vùng tại đây đóng vai trò quan trọng với bao gồm nhiều tuyến đường như: Quốc lộ 17, Tỉnh lộ 295, Tỉnh lộ 294, Tỉnh lộ 298, ..
3.7: Bản đồ quy hoạch huyện Việt Yên
Trong định hướng quy hoạch Bắc Giang chung, quy hoạch huyện Việt Yên đến năm 2030 bao gồm các hạng mục quy hoạch từ quy hoạch các ban ngành, cơ quan, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch hạ tầng xã hội,…
Vị trí huyện Việt Yên
-
Phía nam tiếp giáp với huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và giáp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
-
Phía tây giáp với huyện Hiệp Hòa
-
Phía đông giáp với huyện Yên Dũng và giáp thành phố Bắc Giang
-
Phía bắc giáp với huyện Tân Yên.
Huyện Việt Yên có bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, 2 thị trấn: Bích Động (huyện lỵ), Nếnh và 15 xã: Minh Đức, Hồng Thái, Hương Mai,Nghĩa Trung, Quảng Minh, Tăng Tiến, Ninh Sơn, Quang Châu, Tiên Sơn, , Thượng Lan, Trung Sơn, Vân Hà, Vân Trung, Tự Lạn, Việt Tiến.
3.8: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Dũng
Huyện Yên Dũng có vị trí địa lý là nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Giang, địa hình nơi đây đa phần là đồi núi với những Nham Biền chạy theo dọc hướng Đông – tây và tiếp giáp với các khu vực như:
-
Phía Đông giáp với huyện Lục Nam và giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
-
Phía Tây giáp với huyện Việt Yên
-
Phía Nam giáp với huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có ranh giới là sông Cầu
-
Phía Bắc giáp với huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.
Huyện Yên Dũng có những tuyến giao thông trọng điểm chạy qua và được xác định quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng như sau:
-
Tuyến Quốc lộ 37
-
Tuyến ĐT 293
-
Tuyến ĐT 299
-
Tuyến ĐT 284
-
Tuyến ĐT 295 B
-
Tuyến ĐT 298
Ngoài ra, huyện còn có những tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, đô thị sẽ được đầu tư và xây dựng trong giai đoạn quy hoạch Bắc Giang tiếp theo. Bên cạnh đó, trên bản đồ quy hoạch của huyện Yên Dũng đến năm 2030 cũng đã có những tuyến đường đã được quy hoạch trong giai đoạn 2021-2030
3.9: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Thế
Huyện Yên Thế tọa lạc tại phía bắc của tỉnh Bắc Giang với vị trí địa lý tiếp giáp lý tưởng như:
-
Phía đông tiếp giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
-
Phía tây giáp với huyện Phú Bình và giáp huyện Đồng Hỷ, phía bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
-
Phía nam giáp với huyện Tân Yên và giáp huyện Lạng Giang
Đơn vị hành chính của huyện Yên Thế bao gồm 19 đơn vị hành chính, trong đó, 2 thị trấn Phồn Xương (huyện lỵ), Bố Hạ và gồm 17 xã: Đông Hưu, Đồng Sơn, An Thượng, Đồng Lạc, Canh Nậu, Đồng Kỳ, Đồng Vương, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Hồng Kỳ, Tam Hiệp, Tam Tiến, Hương Vỹ, Tân Hiệp, Tiến Thắng, , Tân Sỏi, Xuân Lương.
Huyện Yên Thế có địa hình là đồi núi trung du nằm trong khu vực Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với hai tỉnh thành là Thái Nguyên và Lạng Sơn.
Như vậy, trong quy hoạch Bắc Giang tổng thể, tỉnh Bắc Giang cũng đã đưa ra những đề án quy hoạch cụ thể cho từng vùng, khu vực và quận, huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Những chính sách quy hoạch này nhằm đồng bộ lại sự phát triển kinh tế cũng như hạ tầng chung của tỉnh và thành phố.
4. Hướng dẫn tra cứu thông tin quy hoạch của tỉnh Bắc Giang
Tra cứu quy hoạch Bắc Giang mới nhất giúp những nhà đầu tư có được những nắm bắt thông tin chính xác nhất của tỉnh Bắc Giang. Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang là căn cứ chính xác nhất để bạn có được những định hướng đầu tư bất động sản phù hợp. Trong các cách tra cứu quy hoạch truyền thống, thì hiện nay việc tra cứu quy hoạch trực tuyến đem lại nhiều tiện ích và thông tin cập nhật nhanh chóng hơn.
Nếu muốn tra cứu quy hoạch Bắc Giang chi tiết, bạn có thể tham khảo cách tra cứu trên trang thông tin điện tử của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, cách tra cứu này chỉ cung cấp những thông tin chung về quy hoạch. Để xem được quy hoạch và bản đồ quy hoạch Bắc Giang chi tiết, bạn có thể sử dụng ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey map.
Meey map là nền tảng bản đồ bất động sản, tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến một cách nhanh chóng, chi tiết và chính xác nhất. Tại đây, bạn có thể xem bất cứ thông tin tra cứu quy hoạch nào của từng quận, huyện của Bắc Giang. Ngoài ra, nó còn chi tiết quy hoạch của từng phân khu, ổ đất của từng khu vực. Trên meey map, bạn cũng có thể tìm kiếm bài đăng bất động sản và hiện thị chúng trên bản đồ bàn tìm kiếm.
Để xem nhiều hướng dẫn tra cứu thông tin quy hoạch bằng Meey map, bạn xem hướng dẫn video tại đây.
Trên đây là toàn bộ thông tin quy hoạch Bắc Giang chi tiết nhất cho từng quận huyện của Bắc Giang. Các đề án quy hoạch chỉnh sửa, điều chỉnh theo từng giai đoạn sao cho phù hợp nhất với tình hình và đặc điểm phát triển của từng vùng. Tham khảo thông tin quy hoạch tỉnh Bắc Giang chính xác nhất trên nền tảng Meey map để có được những thông tin quy hoạch và sử dụng đất hấp dẫn tại địa bản tỉnh Bắc Giang.