Bản Đồ Lâm Đồng | Thông Tin Quy Hoạch Lâm Đồng

Bản đồ Lâm Đồng đang là những nội dung mà các nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Bởi với tình hình hiện nay thì các chuyên gia dự đoán trong tương lai đất của vùng đất này sẽ tăng không ngừng. Để hiểu rõ hơn về tỉnh thành này chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới nhé!

XEM BẢN ĐỒ CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Vị trí địa lí tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta. Tọa độ địa lý của tỉnh là từ 11 độ 12’ đến 12 độ 15’ vĩ độ Bắc và 107 độ 45’ kinh độ Đông. Tỉnh Lâm Đồng có độ cao trung bình khoảng từ 800 đến 1000m so với mực nước biển.

Địa hình khá phức tạp và chủ yếu là bình sơn nguyên. Các ngọn núi cao kết hợp với những thung lũng nhỏ đã tạo nên một thảm thực vật đa dạng với nhiều cảnh quan đặc biệt. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là nơi đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn. Dưới đây là chi tiết về vị trí tiếp giáp của tỉnh:

Thông tin chi tiết về bản đồ Lâm Đồng

Phía Đông Lâm Đồng

Phía đông giáp với tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. Đây là cửa ngõ hướng ra biển của tỉnh. Với vị trí tiếp giáp này sẽ góp phần giúp cho Lâm Đồng có điều kiện phát triển về mặt kinh tế nhất là du lịch. Đặc biệt với hệ thống giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy sự giao thương giữa các vùng miền.

Phía Tây Lâm Đồng

Phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.Là khu vực có nền công nghiệp phát triển và tăng trưởng nhanh. Do đó, Lâm Đồng sẽ có cơ hội được xúc tiến đầu tư với nhiều dự án lớn nhỏ để phát triển kinh tế cho tỉnh mình.

Phía Nam Lâm Đồng

Khu vực phía Nam và Đông Nam của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận, Đây là cửa ngõ giúp cho Lâm Đồng có thể kết nối nhanh chóng với khu vực miền Nam của đất nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Lâm Đồng giao thương với khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động.

Phía Bắc Lâm Đồng

Phần đất phía Bắc của bản đồ Lâm Đồng tiếp giáp với tỉnh Đắk Lắk. Đây là sự kết nối giữa Lâm Đồng và phần còn lại của Tây Nguyên. Điều đó giúp cho kinh tế của khu vực có thể phát triển một cách bền vững. Đặc biệt là ngành nông nghiệp trồng cây cà phê, cao su,…

>>> Tìm hiểu thêm: Bản Đồ Bình Phước | Thông Tin Quy Hoạch Bình Phước 

Vị trí hành chính tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên Lâm Viên – Di Linh và Bảo Lộc, đây là những cao nguyên lớn nhất của khu vực Tây Nguyên. Nó có độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển. Tỉnh này cũng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.

Tỉnh lỵ của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt. Nó cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km theo hướng Đông Bắc. Nơi đây cách Đà Nẵng 658km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội theo đường QL1 thì khoảng 1414 km.

Bản đồ Lâm Đồng về vị trí hành chính

Hiện nay, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Trong đó có 10 huyện bao gồm: Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương, Đam Rông, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Bảo Lâm. 2 thành phố trực thuộc tỉnh của Lâm Đồng là Đà Lạt và Bảo Lộc. Ở cấp xã phường thì có 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

Mật độ dân số tỉnh Lâm Đồng

Theo thống kê thì dân số của tỉnh lâm đồng hiện nay là 1.551 triệu người. Trong số đó, dân số đô thị của tỉnh khoảng 514 205 người. Như vậy, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 42,7%. So với trung bình cả nước thì cao hơn 2.7%. Còn dân số nông thôn chiếm 57.3% dân số toàn tỉnh.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là khoảng 125 người/km2. Trong đó mật độ tại khu vực đô thị đạt 569 người mỗi km2. Trong số đó, những nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Liên Nghĩa 1268 người mỗi km2, thành phố Bảo Lộc là 1521 người/km2, huyện Đức Trọng với 1268 người/km2.

Dân số của tỉnh Lâm Đồng phân bổ không đồng đều

Bên cạnh đó, Lâm Đồng đang là một vùng đất hội tụ rất nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Nơi đây đang có hơn 40 dân tộc khác nhau cư trú. Trong số đó, người Kinh chiếm khoảng 77%, người K’Ho 12%, Mạ 2,5%, Tày 2%, Nùng gần 2%, Hoa và Chu-ru 1,5%. Còn lại các dân tộc khác thì sống ở các vùng sâu vùng xa chỉ chiếm 1%.

Như vậy, dân số của tỉnh Lâm Đồng đang tập trung phần lớn tại các khu vực thành phố và thưa thốt tại vùng nông thôn. Mật độ dân số của toàn tỉnh cũng ở mức khá thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó, chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực để dân số phân bố đồng đều hơn.

Bản đồ khổ lớn tỉnh Lâm Đồng

Theo bản đồ Lâm Đồng, chúng ta cũng có thể thấy được rằng tỉnh được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi. Phía Bắc là dãy Yang Bông với đỉnh 1749m. Phía Nam là đỉnh Đan Sê Na với độ cao là 1950m và đỉnh Lang Biang cao 2163m. Khu vực phía Đông và Đông Nam là vùng cao nguyên Di Linh có độ cao 1010m.

Diện tích đất của tỉnh Lâm Đồng phần lớn là rừng núi trong đó có 587 nghìn ha rừng. Độ che phủ toàn tỉnh đã đạt được tỉ lệ 60.4%. Rừng của tỉnh Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật nước ta. Tại đây có thực vật đa dạng với hơn 400 loại gỗ khác nhau. Đặc biệt, phải kể đến một số loại gỗ quý như thông 2 lá, 3 lá, cẩm lai,…
Dưới đây là bản đồ khổ lớn về tỉnh Lâm Đồng mọi người cùng tham khảo.

Chi tiết về bản đồ Lâm Đồng khổ lớn

Dựa vào bản đồ ở trên chúng ta cũng có thể thấy được rằng, Lâm Đồng được chia thành 12 huyện, thành phố thuộc tỉnh. Bao gồm:

  • 2 thành phố: Đà Lạt và Bảo Lộc. Thành phố Đà Lạt được công nhận là đô thị loại 1 từ năm 2009. Còn thành phố Bảo Lộc được nâng cấp từ thị xã lên thành phố từ năm 2010.
  • 10 huyện: Bảo Lâm, Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Huoai, Di Linh, Đạ Tẻh, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương.

>>> Xem thêm: Bản Đồ Thái Bình | Thông Tin Quy Hoạch Thái Bình

Bản đồ chi tiết các quận huyện của tỉnh Lâm Đồng

Dưới đây là bản đồ Lâm Đồng chi tiết về 12 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh để mọi người hiểu rõ hơn về vùng đất này.

Huyện Bảo Lâm

Huyện Bảo Lâm được chia thành 14 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Trong đó có: 01 thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: B’Lá, Lộc Bắc, Lộc An, Lộc Đức, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Ngãi, Lộc Nam, Lộc Tân, Lộc Quảng, Lộc Thành, Lộc Phú, Tân Lạc.

Bản đồ chi tiết huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng

Huyện Cát Tiên

Cát Tiên gồm có 9 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Bao gồm 2 thị trấn đó là Cát Tiên và Phước Cát. 7 xã bao gồm: Đồng Nai Thượng, Gia Viễn, Đức Phổ, Nam Ninh, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng, Phước Cát 2.

Huyện Di Linh

Huyện này có tất cả 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong đó, 01 thị trấn Di Linh. 18 xã bao gồm: Bảo Thuận, Đinh Trang Hòa, Đinh Lạc, Đinh Trang Thượng, Gia Hiệp, Gia Bắc, Gung Ré, Hòa Nam, Hòa Bắc,Hòa Ninh, Liên Đầm, Hòa Trung, Sơn Điền, Tân Châu, Tam Bố, Tân Lâm, Tân Thượng, Tân Nghĩa.

Huyện Đạ Huoai

Huyện Đạ Huoai được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp thị trấn, xã. Cụ thể 2 thị trấn bao gồm: Đạ, M’ri, Ma Đa Guôi (huyện lỵ). 7 xã lần lượt là: Đạ Ploa, Đạ Tồn, Đạ Oai, Đoàn Kết, Ma Đa Guôi, Hà Lâm, Phước Lộc.

Huyện Đạ Tẻh

Đạ Tẻh có 9 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. 1 thị trấn có tên Đạ Tẻh. 8 xã bao gồm: An Nhơn, Đạ Lây, Đạ Kho, Đạ Pal, Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai, Triệu Hải.

Bản đồ chi tiết huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đam Rông

Huyện Đam Rông có tất cả 8 đơn vị hành chính cấp xã. Cụ thể các xã bao gồm: Rô Men (huyện lỵ), Đạ K’Nàng, Đạ M’Rông, Đạ Long, Đạ Rsal, Liêng SRônh, Đạ Tông, Phi Liêng.

Huyện Đơn Dương

Huyện Đơn Dương được chia thành có 10 đơn hành chính cấp thị trấn và xã. 2 thị trấn, gồm D’ran và Thạnh Mỹ (huyện lị). 8 xã gồm có: Đạ Ròn, Ka Đơn, Ka Đô, Lạc Xuân, Lạc Lâm, Quảng Lập, Pró, Tu Tra.

Huyện Đức Trọng

Huyện Đức Trọng với 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong đó: 01 thị trấn Liên Nghĩa. Và 14 xã lần lượt là: Bình Thạnh, Đa Quyn, Đà Loan, Hiệp Thạnh, Hiệp An, Ninh Gia, Liên Hiệp, Ninh Loan, Phú Hội, N’Thol Hạ, Tà Hine, Tân Hội, Tà Năng, Tân Thành.

Huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp thị trấn, xã. Trong đó: 01 thị trấn Lạc Dương. 5 xã bao gồm: Lát, Đạ Chais, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đưng K’Nớ.

Huyện Lâm Hà

Huyện Lâm Hà có tất cả 16 đơn vị hành chính cấp xã phường. Bao gồm 2 thị trấn: Đinh Văn (huyện lị) và Nam Ban. 14 xã bao gồm: Đạ Đờn, Đông Thanh, Đan Phượng, Gia Lâm, Liên Hà, Hoài Đức, Mê Linh, Phi Tô, Nam Hà, Phú Sơn, Tân Thanh, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Văn.

Thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt đang là đô thị loại 1 của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt có tất cả 16 đơn vị hành chính cấp phường, xã. Trong đó có, 12 phường bao gồm: Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Còn 4 xã lần lượt là: Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung, Trạm Hành.

Thành phố Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc được chia thành 11 đơn vị hành chính xã, phường. Trong đó có 6 phường là: 1, 2, B’Lao, Lộc Sơn Lộc Phát, Lộc Tiến. 5 xã bao gồm: Đại Lào, Lộc Châu, Dambri, Lộc Nga, Lộc Thanh với tất cả 120 thôn, buôn, xóm và tổ dân phố.

Bản đồ chi tiết thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng

Bản đồ quy hoạch mới nhất tỉnh Lâm Đồng

Theo kế hoạch quy hoạch và phát triển của thủ tướng Chính Phủ, chủ tịch UBND tỉnh thì trong tương lai sẽ xây dựng Lâm Đồng trở thành trung tâm kinh tế của khu vực. Nơi đây sẽ phát triển toàn diện từ văn hóa, nghệ thuật đến các ngành kinh tế. Cụ thể về bản đồ quy hoạch Lâm Đồng ở ngay bên dưới:

Quy hoạch phát triển kinh tế

Xây dựng thành các tiểu vùng với kế hoạch phát triển khác nhau. Bản đồ Lâm Đồng lúc này sẽ được chia thành 3 khu vực, cụ thể:

  • Tiểu vùng I: Bao gồm Đà Lạt và các huyện vệ tinh. Khu vực này sẽ lấy Đà Lạt làm trung tâm và xây dựng thành vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh. Nơi đây sẽ trở thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa của tỉnh.
  • Tiểu vùng II: Bao gồm huyện Di Linh, Lâm Hà, Đam Rông. Tỉnh sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp sạch và công nghệ cao với các làng nghề truyền thống. Nơi đây sẽ kết hợp với du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng.
  • Tiểu vùng III: Bao gồm các huyện còn lại và lấy Bảo Lộc làm trung tâm. Khu vực này sẽ được chú trọng phát triển ngành công nghiệp nhẹ như khai khoáng, tơ tằm, dệt may,…

Bản đồ Lâm Đồng về quy hoạch phát triển kinh tế

Quy hoạch hệ thống đô thị

Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì Lâm Đồng cũng sẽ quan tâm tới việc quy hoạch hệ thống đô thị. Tỉnh sẽ chọn thành phố Đà Lạt là đô thị trung tâm của toàn tỉnh. Nơi đây sẽ đáp ứng đủ các tiêu chí của một thành phố trực thuộc trung ương. Các đô thị trung tâm của tiểu vùng sẽ được xây dựng dựa theo từng chức năng và nhiệm vụ của tỉnh.

>>> Tìm hiểu thêm: Bản Đồ Tây Ninh | Thông Tin Quy Hoạch Tây Ninh 2030

Quy hoạch hệ thống giao thông

Trong kế hoạch quy hoạch của tỉnh thì UBND và Chính phủ cũng chú trọng nâng cấp hệ thống giao thông nơi đây. Cụ thể về kế hoạch phát triển của tỉnh Lâm Đồng như sau:

  • Tuyến giao thông đường bộ: Lâm Đồng đang chú trọng vào hệ thống đường cao tốc, đường quốc lộ và các tuyến đường tỉnh lộ. Một số dự án đang được tiến hành đó là: Đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây, đường quốc lộ 55, 28, 27,…
  • Tuyến giao thông đường sắt: Xây dựng và quy hoạch 6 tuyến đường sắt để phục vụ du lịch với chiều dài 89.63km. Bên cạnh đó tỉnh còn khôi phục tuyến đường sắt nối Tháp Chàm và Đà Lạt.

Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh Lâm Đồng

Tuyến giao thông đường hàng không: Mở rộng các tuyến bay mới để phục vụ du khách, nâng cấp cảng hàng không để phục vụ các chuyến bay quốc tế.,…

Phát triển Giao thông thông minh: Dựa vào đề án xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh để phát triển giao thông thông minh. Tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai các dự án và nhân rộng mô hình này tại các đô thị trên khu vực toàn tỉnh.

Như vậy, bài viết đã giúp mọi người nắm rõ mọi thông tin liên quan đến bản đồ Lâm Đồng. Những kiến thức trên sẽ giúp cho mọi người có được cái nhìn tổng quan hơn về tỉnh miền núi Tây Nguyên này.