Bản đồ Đông Nam Bộ Việt Nam: Tìm hiểu về bản đồ Đông Nam Bộ – ITGATE
Bản đồ miền Nam Việt Nam gồm có 2 phần đó là bản đồ Tây Nam Bộ và bản đồ Đông Nam Bộ. Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn đọc bản đồ Tây Nam Bộ, hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẽ đến các bạn bản đồ Đông Nam Bộ. Hãy cùng ITGATE tìm hiểu nhé!
Xem thêm
Bản đồ Miền Bắc Việt Nam
Bản đồ miền Trung Việt Nam
Bản đồ miền Nam Việt Nam
Bản đồ Tây Nam bộ
Mục Lục
Vị trí khu vực Đông Nam Bộ qua bản đồ Việt Nam
Các vị trí tiếp giáp với Đông Nam Bộ qua bản đồ:
- Phía Tây Bắc giáp với Campuchia
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
- Phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông
- Phía Tây và Tây Nam giáp với Đồng bằng Sông Cửu Long
Bản đồ địa hình Đông Nam Á
Đông Nam Bộ gồm chỉ có 6 tỉnh thành là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước. Địa hình đơn giản và có độ bằng phẳng cao. Điểm tương đồng của địa hình khu vực Đông Nam Bộ là địa hình vùng trung du. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương có độ cao là 1 m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng không núi đồi.
Khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai có độ cao trung bình là 610 m so với mực nước biển, đa dạng địa hình hơn, có đủ đồi núi và đồng bằng. Địa hình cao nhất là ở tỉnh Tây Ninh, địa hình bị chia cắt, đa dạng nhất là ở tỉnh Bình Phước.
Về tài nguyên khoáng sản, khu vực đồng bằng Đông Nam Bộ không có tài nguyên gì đáng kể ngoài các loại đất, đất nông nghiệp hay các khoáng sản dùng cho vật liệu xây dựng, không có các mỏ kim loại hay đá quý.
Tìm hiểu đặc điểm kinh tế qua bản đồ Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước. Bao gồm các tỉnh thành luôn dẫn đầu trong đóng góp GDP cho cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Nhìn vào bản đồ có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
Khí hậu Đông Nam Bộ qua bản đồ khí hậu chung Việt Nam
Dựa theo bản đồ khí hậu Việt Nam thì khí hậu Đông Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. Với nền nhiệt độ ẩm, ánh nắng dồi dào, có thời gian bức xạ dài. Đông Nam Bộ có biên độ ngày và đêm giữa các tháng trong năm khá ôn hòa.
Độ ẩm trung bình của khu vực Đông Nam bộ dao động từ 80 – 82%. Khí hậu ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thông thường, mùa mưa ở Đông Nam Bộ bắt đầu từ tháng 5 cho đến hết tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 cho đến tháng 4.
Vùng Đông Nam Bộ có lượng mưa trung bình dao động từ 966 đến 1325 mm và góp trên 80% tổng lượng mưa trên cả năm. Mưa phân bố đều ở các khu vực, giảm dần từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Bản đồ hành chính các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ
Qua bản đồ khu vực Đông Nam Bộ, chúng ta có thể nhận thấy được các tỉnh thuộc khu vực này bao gồm các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bản đồ hành chính các tỉnh thành này nhé!
Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích: 2.096 km²
Dân số: 8.297.500 người
Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Diện tích: 1.980,8 km²
Dân số: 1.150.200 người
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
Diện tích: 2.694,43 km²
Dân số: 1.995.817 người
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
Diện tích: 6.876,6 km²
Dân số: 956.400 người
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
Diện tích: 5.875,2 km²
Dân số: 3.124.350 người
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Diện tích: 4.041,4 km²
Dân số: 1.118.800 người
Xem thêm: Bản đồ miền Trung