BÁN ĐẢO CAM RANH
Mục Lục
GIỚI THIỆU VỀ BÁN ĐẢO CAM RANH: KHU VỰC BẮC BÁN ĐẢO VÀ NAM BÁN ĐẢO
Bán Đảo Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ núi Cù Hin đến cửa Vịnh Cam Ranh. Bán đảo nổi tiếng với bờ biển dài (Bãi Dài) và núi cát trắng cao cấp nổi tiếng xuất khẩu. Ngày trước, các công ty khai thác cát trắng dùng xà lan để vận chuyển cát trên đầm đến cảng Ba Ngòi rồi xuất khẩu đi nước ngoài. Nhìn từ trên cao, bán đảo Cam Ranh như cánh tay khổng lồ vòng ra biển Đông ôm lấy Đầm Thủy Triều ở phía trong.
ĐƯỜNG ĐÈO CÙ HIN NỐI NHA TRANG VÀ CAM RANH
Chiều ngang của bán đảo tính từ mép bờ Đầm Thủy Triều ra tới biển (Bãi Dài) nơi hẹp nhất khoảng 300 mét nơi rộng nhất tầm 5km. Tổng diện tích bán đảo vào khoảng 106 nghìn kilomét vuông lớn thứ hai sau bán đảo Hòn Hèo.
Đến đầu thế kỷ XIX, Cam Ranh – Ba Ngòi hầu như vẫn còn là một vùng đất hoang vu, hẻo lánh, nơi triều đình đày các tù phạm bị tội lưu đến khai khẩn, làm ruộng. Cho đến cả trăm năm sau đó, dân cư vùng này vẫn còn khá thưa thớt. Rải rác vài thôn làng người Việt ở Hòa Tân, Lập Định, Thủy Triều, Ba Ngòi, Cam Linh, Bình Ba… Ở vùng Ba Ngòi, Đá Bạc trở vào, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai vốn là dân bản địa lâu đời, sinh sống chủ yếu dựa vào nương rẫy. Ở Cồn Sung (bán đảo Cam Ranh) và Bãi Lao (bán đảo Mũi Hời) có độ vài nhóm người Đàng Hạ. Cả một vùng đất rộng lớn phía nam huyện Vĩnh Xương thời đó mà Đại Nam nhất thống chí chỉ ghi nhận có một ngôi chợ nhỏ là chợ Thủy Triều, ở thôn Thủy Triều ven biển.
Mãi đến đầu thế kỷ XX, năm 1901 một người Pháp là hầu tước De Barthelemy đến lập nghiệp ở Cam Ranh. Nhìn thấy triển vọng rực rỡ của vùng vịnh này, ông ta xin cấp nhượng mấy ngàn héc-ta đất để khai khẩn, lập nhà cửa, mở ruộng muối, khuếch trương nghề cá, lại in hình ảnh, bản đồ cửa biển Cam Ranh để quảng cáo ra nước ngoài. Tuy nhiên ý định mở mang Cam Ranh của ông đã thất bại vì không được chính quyền thuộc địa và giới tư bản mẫu quốc ủng hộ.
Sân bay Cam Ranh – Cre: Internet
Theo chức năng, bán đảo Cam Ranh được chia thành 2 khu vực Nam – Bắc. Trong đó, Nam Bán Đảo giữ vai trò khu quân sự là nơi đóng quân của lực lượng Vùng 4 Hải Quân. Bắc bán đảo từ khu sân bay quốc tế Cam Ranh ra đến phía bắc tại chân đèo núi Cù Hin được định hướng thành khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đã và đang hoạt động với tên gọi Khu du lịch Bãi Dài hay Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh. Đường bờ biển của khu bắc bán đảo dài khoảng hơn 15km còn được biết đến là Bãi Dài. Phần Bắc Bán Đảo thuộc địa phận huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa. Phần Nam Bán Đảo thuộc thành phố Cam Ranh.
Bán đảo Cam Ranh nhìn từ trên cao. Giữa là đại lộ Nguyễn Tất Thành rộng 50 mét. Bên phải là Đầm Thuỷ Triều. Phía trái là Bãi Dài
Bắc bán đảo Cam Ranh trước đây còn gọi là Thủy Triều thuộc thị xã Cam Ranh từ trước đến năm 2007 sau khi tách ra để hình thành huyện Cam Lâm. Tên gọi Thủy Triều trùng với tên của đầm Thủy Triều nằm phía trong. Ngoài ra còn là tên của một ngôi làng lâu đời của người dân cạnh bên Đầm.
Xem thêm: Resort ở Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh
Góc nhìn khác sân bay Cam Ranh hướng ra Biển
Từ năm 1979, theo hiệp định được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô, Cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần của hạm đội Thái Bình Dương. Ngày 2-5-2002, theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Cảng Cam Ranh đã được bàn giao lại cho ta. Sau khi quân đội Nga (Liên Xô cũ) rút khỏi bán đảo Cam Ranh, Chính phủ quyết định cho phép Khánh Hòa sử dụng phần phía Bắc bán đảo; đồng thời phối hợp với Tổng cục Hàng không cải tạo nâng cấp, đưa một phần sân bay Cam Ranh vào sử dụng phát triển kinh tế.
- Đầm Thủy Triều do Phượt Studio chụp
- Đầm Thủy Triều do Phượt Studio chụp
- Đầm Thủy Triều do Phượt Studio chụp
- Đầm Thủy Triều do Phượt Studio chụp
Năm 2003, Chính phủ đã phê duyệt vấn đề quy hoạch Bắc bán đảo Cam Ranh với mục tiêu trở thành khu du lịch chất lượng cao cấp, dịch vụ vận tải hàng không, khu trung tâm thương mại và hội nghị quốc tế đẳng cấp 5 sao.
Năm 2004, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt Cam Ranh sẽ trở thành điểm phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh.
Năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục ban hành các chính sách, phê duyệt quy hoạch xây dựng tại Bắc bán đảo Cam Ranh đến 2025.
Quy hoạch Bắc bán đảo Cam Ranh: trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế theo định hướng phát triển du lịch chất lượng cao
Núi và Đèo Cù Hin nằm trên tuyến đường nối sân bay Cam Ranh với Thành phố Nha Trang
Chạy dọc giữa bán đảo đi qua sân bay Cam Ranh nối Cam Ranh với Nha Trang qua con đèo Cù Hin là đại lộ Nguyễn Tất Thành rộng hoạch 100 mét. Con đường này ra đời rút ngắn thời gian đi từ Cam Ranh ra Nha Trang xuống còn gần 30 phút từ 60 phút xe máy theo quốc lộ 1A.
- Đại Lộ Nguyễn Tất Thành quy hoạch rộng 100 m
- Bãi Dài hoang sơ
- Một góc Bắc Bán Đảo Cam Ranh nhìn từ trên cao có Bãi Dài, Đầm Thủy Triều
- Đèo Cù Hin bên biển bên núi
DÂN CƯ CỦA BÁN ĐẢO
Bắc bán đảo Cam Ranh nay thuộc xã Cam Hải Đông thuộc huyện Cam Lâm. Xã Cam Hải Đông có hai thôn là Cù Hin và Thủy Triều, được chia làm 4 xóm. Từ xóm 2 đến xóm 4 (Thủy Triều), với khoảng 400 hộ dân, cư trú dọc theo đầm, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Mùa biển lặng, hàng trăm ngư dân vượt cát, băng qua bán đảo, đến Bãi Dài cắm lều, dựng quán, hình thành các điểm tạm trú Cù Hin, Bông Mai, Dốc Lò, Nam Thạnh để ra biển đánh bắt cá cơm. Mùa biển động lại kéo nhau về đầm Thủy Triều đánh bắt tôm cá, cua ghẹ, kiếm sống qua ngày. Những năm gần đây, người dân Thủy Triều phát triển thêm nghề nuôi tôm sú. Với 130 ha đìa, hàng năm bà con đã thu thêm nguồn lợi đáng kể, làm thay đổi phần nào bộ mặt của miền quê thuộc vùng sâu, vùng xa này. Khác với Thủy Triều, được hình thành từ lâu, Cù Hin với gần 100 hộ dân, thuộc diện kinh tế mới từ nhiều địa phương đến sau ngày giải phóng miền Nam. Tựa lưng vào thế núi Đồng Bò, dân Cù Hin vật lộn với cuộc sống bằng đủ nghề: Trồng trọt hoa màu, cây trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm thuê, chặt củi, đốt than…
ĐẶC TRƯNG CỦA BÁN ĐẢO CAM RANH
Thủy Triều, tên gọi khác của Bắc Bán Đảo Cam Ranh có điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc sản xuất những sản phẩm nông nghiệp ngon, nổi tiếng như xoài Thủy Triều, dừa xiêm Thủy Triều và các loại củ, rau, đậu…
Đặc biệt, làng Thủy Triều nằm ngay trên bờ đầm Thủy Triều. Đây là nơi có nhiều loại hải sản quí, trong đó có sò huyết là món ăn ngon nổi tiếng từ ngàn xưa. Trong kho tàng thơ ca dân gian Khánh Hòa, cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ những câu gắn liền với các món đặc sản như:
Yến sào Hòn Nội
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy Triều
Đời anh cay đắng đã nhiều
Về đây ngọt sớm ngon chiều cùng em
Cát trắng Thủy Triều là nguồn khoáng sản quí hiếm không chỉ đối với trong nước mà còn với cả thế giới với trữ lượng lớn trên 500 triệu tấn, dùng để sản xuất thủy tinh quang học, kính cho thoát tia siêu tím và pha lê cao cấp… Mỏ cát trắng được khai thác liên tục nhiều năm, đóng góp khá lớn cho ngân sách Nhà nước.
Theo các kỹ sư và bác học chuyên ngành thuỷ tinh của Nhật Bản đã phân chất, cát trắng Thuỷ Triều là loại cát tốt vào bậc nhất trên thế giới, chưa đến 98% thuỷ tinh.
Theo truyền thuyết dân gian, cả vùng bán đảo Cam Ranh mênh mông toàn cát trắng, nhưng trong lòng cát chứa đầy nước ngọt nên cây cối xanh tốt; nơi đây còn cả một rừng mai, cứ mỗi độ xuân về, hoa mai vàng nỡ rộ làm tươi đẹp cả một vùng. Trước đây, từ bao đời nay, trên dải đất mặn mòi nắng gió này mọc lên một loài cây quý là cây mai vàng. Mai Thủy Triều đã nhiều lại đẹp. Khắp trên động cát, quanh bãi gò, trong bờ bụi, dưới mép biển… chỗ nào cũng có màu vàng của mai, mỗi khi xuân về Tết đến là đua nhau phô sắc, khoe hương. Mai ở đây không chỉ có 5, 6 cánh mà có đến 10, 12 cánh, hoa nở lâu tàn, thơm dịu. Mai vàng Thuỷ Triều cũng được ghi lại qua thơ ca của người Thuỷ Triều:
” Chiều chiều lại nhớ chiều
Nhớ đầm Thủy Triều, nhớ dốc Bông Mai
Dốc Bông Mai xuân về hoa nở Người nhớ người biết thuở nào phai”
Với “thâm niên” hơn 15 năm chơi mai rừng, anh Chiến biết rành rẽ vùng mai Vĩnh Hảo, Bắc Ái đẹp về hương và sắc, vùng mai ở bán đảo Cam Ranh, Ba Hồ lại đẹp về dáng…
Trong lòng đất cát Cam Ranh tưởng như rất đỗi khô cằn lại ẩn chứa những mạch ngầm nước ngọt cho vườn cây xanh tốt, hoa trái xum xuê. Trên bán đảo Cam Ranh, ở sườn phía bắc núi Phượng Hoàng (Đại Nam nhất thống chí gọi là núi Thạnh Đức) có hồ nước ngọt thiên nhiên rất lớn gọi là Ao Hồ với trữ lượng hàng vạn mét khối nước. Ở đầu phía nam của thị xã, ven theo đường quốc lộ là rừng dừa Hiệp Mỹ bạt ngàn chạy dài hàng cây số trước khi qua địa phận tỉnh Ninh Thuận. Đến Cam Ranh vào mùa xoài chín rộ (từ tháng tư, tháng năm âm lịch trở đi) cũng là dịp để thưởng thức loại trái cây đặc sản trên vùng đất cát trắng biển xanh này. Xoài Cam Ranh khá phong phú về chủng loại: thanh ca, xoài tượng, xoài cơm, xoài cát…, mỗi loại đều có hương thơm và vị ngọt thanh đặc biệt.
Xem thêm tour trải nghiệm: HÀNH TRÌNH VỀ XỨ XOÀI CAM LÂM
Một trong những đặc trưng mới của vùng vinh Cam Ranh đó chính là nơi phát triển một giống rong nho Nhật Bản. Kỳ lạ là ở Việt Nam người Nhật nhận thấy chỉ có 2 tỉnh trồng rong nho phù hợp là Khánh Hoà và Ninh Thuận. Họ đã sang đây thuê những đìa nuôi để trồng rong nho rồi xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Nếu đến với Cam Ranh bạn có thể thử ăn rong nho tươi hoặc ở xa có thể tìm sản phẩm rong nho tách nước.
Xem thêm: RONG NHO KHÁNH HOÀ
BÁN ĐẢO CAM rANH HÔM NAY: TRUNG TÂM MỚI CỦA KHÁNH HOÀ VỀ DU LỊCH VÀ CÔNG NGHIỆP
Bán đảo Cam Ranh hôm nay vừa là trung tâm quân sự của Hải quân với những chiến hạm tân tiến nhất, lữ đoàn tàu ngầm duy nhất của Việt Nam… Đồng thời cũng đang hình thành nên một trung tâm du lịch với hệ thống 45 resorts từ 4 đến năm sao trải dài theo bờ biển gần 13km.
Có thể kể tên một số resort đã đi vào hoạt động như: The Anam; Cam Ranh Riviera; Movenpick Cam Ranh; Radison Blu; Fusion Cam Ranh; Windham; Alma; Duyên Hà.
Đến với Bán Đảo Cam Ranh bạn có thể liên hệ mình để trải nghiệm một số địa điểm du lịch tại đây nhé! Liên hệ Nam 0944 544 345 (Zalo | Whatsapp)
SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT
Mã 1. Chân yến thô
Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.
Mã 2. Chân yến rút lông
Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.
Mã 3. Yến vụn tinh chế
Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.
Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ
Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.
Liên quan:
BÃI DÀI Ở CAM LÂM KHÁNH HOÀ
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH Ở CAM LÂM KHÁNH HOÀ
ĐẦM THUỶ TRIỀU VÀ NHỮNG CON SÒ HUYẾT
HÀNH TRÌNH VỀ XỨ XOÀI CAM LÂM
GIỚI THIỆU VỀ CAM LÂM
SÂN BAY QUỐC TẾ CAM RANH
CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HÒA
NƯỚC YẾN SÀO SANEST: GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ HIỆU QUẢ
NGHỀ YẾN SÀO NHA TRANG KHÁNH HOÀ