Bạn có tin cá mập “cắn cáp” không? Những sự thật về cáp quang biển này có thể sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy

Mạng yếu, đường truyền kém, chơi game bị gián đoạn vì tình trạng đứt cáp quang gần đây. Và điều chúng ta làm là thầm chửi rủa đồng thời réo gọi tên một nhân vật gây ra hậu họa trên. “Cá mập lại cắn cáp rồi” – liệu đây có phải là sự thật hay còn những điều thú vị nào phía sau liên quan đến việc đứt cáp nữa không?

Việc lắp đặt cáp quang biển mất nhiều thời gian và tiền bạc

Nghe tên cáp quang cũng đủ để mọi người hình dung ra được một hệ thống khá phức tạp đúng không? Đặc biệt là cáp quang biển có độ dài lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn vạn dặm chôn sâu dưới đáy đại dương. Không thể tai nghe mắt thấy một cách rõ ràng nhưng để lắp đặt cáp dưới đáy biển, người ta dùng một loại tàu đặc biệt có tên cũng lạ lẫm không kém là “lớp cáp”.

Bằng cách lắp đặt sao cho chúng được chạy trên bề mặt phẳng của đáy, hạn chế tiếp xúc với các rạn san hô, các vật cản khác,… Thời gian lắp đặt cũng vì thế mà tăng lên với quá trình khá công phu, đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật. Đi kèm là chi phí cho việc lắp đặt, thực sự giá không “hời” đâu nha! Mỗi dặm dây cáp đặt qua biển có chi phí rất cao, lên đến hàng trăm triệu đô la đấy!

Kết nối thế giới qua đường cáp quang biển đã có từ lâu đời

Để có được tên tuổi như ngày hôm nay, cáp quang biển phải trải qua cả một quá trình gây dựng thương hiệu của mình trong lòng công chúng. Ngoại trừ những tai tiếng về tín hiệu thì chắc hẳn không ai biết rằng từ năm 1854 đã xuất hiện tuyến cáp điện tín lắp đặt xuyên Đại Tây Dương kết nối với Newfoundland và Ireland.

Tuy nhiên, trong lần truyền phát tín hiệu thành công đầu tiên được thực hiện sau 4 năm thì chất lượng vẫn chưa được đảm bảo để sử dụng. Mãi đến những năm sau này khi khoa học kỹ thuật tiến bộ hơn mới có đất cho cáp quang biển phát huy hết khả năng. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận được thành tựu của nền công nghiệp cáp ngầm ra đời giúp cho việc kết nối thông tin được dễ dàng hơn.

Cáp quang dễ tổn thương ở dưới nước hơn dưới lòng đất

Trong lòng đất có thể sẽ ít bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh hơn là dưới đáy đại dương. Hệ thống cáp mạng dưới nước vẫn có nhiều nguy cơ bị tổn thương dù chỉ một tác động nhỏ như việc thả neo của tàu thuyền hay thiên tai.

Một bộ đồ lặn và một thiết bị cắt cáp đủ để làm tê liệt Internet toàn cầu

Nghe thật phi lý nhưng chỉ cần một bộ đồ lặn cộng với thiết bị cắt cáp sẽ làm tê liệt Internet toàn cầu. Lý giải cho việc này khá đơn giản rằng với sự hỗ trợ của bộ đồ lặn và một chút “can đảm” là bạn có thể thực hiện được phi vụ cắt cáp quang rồi! Bằng chứng, vào năm 2013, một người đàn ông Ai Cập đã bị bắt giữ vì sở thích quái đản của mình khi cố tình cắt tuyến cáp ngầm nối Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Phi – Châu Âu dài tận 12,500 dặm. Hậu quả nó để lại không nhỏ, 60% tốc độ Internet ở Ai Cập vui mừng “nghỉ ngơi” cho đến khi đường dây được sửa chữa.

Cáp mạng dưới nước không hề dễ sửa

Cáp mạng gánh vác một trọng trách khá nặng nề nên khi hư hỏng sẽ khó khăn trong việc sửa chữa. So với cáp nằm ở vùng nước cạn chỉ cần dùng robot để rà tìm và kéo lên mặt đất thì cáp nằm trong vùng nước sâu khoảng 2,000m khi hư hỏng lại phức tạp hơn nhiều. Bằng một chiếc tàu chuyên dụng điều đến để nâng dây lên mặt nước, sau đó mới tiến hành sửa chữa. Nhiều trường hợp khẩn cấp hơn, dây cáp hỏng sẽ bị cắt đôi và được nối trực tiếp hai đầu của chúng trên mặt nước.

Món mồi béo bở cho các cơ quan tình báo

Trong thời kỳ chiến tranh, cáp ngầm được ứng dụng làm phương tiện truyền thông tin khá hiệu quả. Khi hai căn cứ hải quân lớn của Liên Xô tận dụng cáp ngầm nằm trong lãnh hải của Liên Xô để truyền thông tin, việc này khá nguy hiểm khi thông tin không được bảo mật cao.

Lợi dụng điều đó, tàu ngầm Mỹ đã ra sức tìm kiếm những dây cáp của Liên Xô để thu thập các tín hiệu và thông tin. Việc khai thác truyền thông dưới biển được gọi là IVY BELLS dưới dạng biểu hiện hoạt động tiêu chuẩn của các cơ quan tình báo.

Cá mập cắn cáp quang là chuyện có thật

Và nhân vật chính luôn được réo gọi khi đứt cáp, lỗi mạng, đường truyền kém lại là “trùm cuối” không oan chút nào. Nói gì đi chăng nữa thì nhờ dấu răng cá mập xuất hiện trên cáp ngầm đã vạch trần những chú cá tinh nghịch. Và việc cá mập cắn cáp là điều hoàn toàn có cơ sở nha mọi người! Đối diện với vấn đề này, những công ty tương tự như Google phải che chắn, bảo vệ dây cáp của họ trước loài cá này.

Cáp ngầm có tuổi thọ 25 năm

Một sự thật mà chúng ta cần biết rằng tuổi thọ của thiết bị truyền phát tín hiệu, Internet là khá cao. Đối vơi cáp quang biển, tuối thọ của chúng có thể lên đến 25 năm. Tuy nhiên, số tuổi của chúng có thể tỷ lệ nghịch theo thời gian khi bối cảnh kết nối ngày càng cao như hiện nay.

Tạm kết

Từ những thông tin trên đã phần nào mang lại cho bạn những hiểu biết thú vị về cáp quang biển. Trong thời đại công nghệ tiên tiên tiến chúng ta đều phụ thuộc vào Internet rất nhiều để tham gia các hoạt động trực tuyến. Tình hình đứt cáp biển gần đây là điều không ai mong muốn, thay vì chán nản hay bất mãn, chúng ta nên có cái nhìn tích cực hơn đối với vấn đề này.