Bạn có thắc mắc tại sao ta hay bị chảy máu mũi một bên không?
Tham vấn y khoa
Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
Bất kì một bộ phận nào chảy máu đều là một dấu hiệu cầu cứu của cơ thể; chảy máu mũi cũng không ngoại lệ. Nhiều người tự dưng gặp tình trạng bị chảy máu mũi một bên nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu? Liệu vấn đề sức khỏe này có phải bắt nguồn từ một bệnh lý nào đó không? Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
1. Dấu hiệu bị chảy máu mũi một bên
Có thể phân loại tình trạng chảy máu cam 1 bên mũi dựa theo vị trí chảy và lượng máu chảy.
Theo lượng máu mũi bị chảy: nhẹ, vừa và nặng.
- Chảy máu nhẹ số lượng thường dưới 100ml mỗi lần, nhỏ từng giọt, xuất hiện ở điểm mạch.
- Chảy máu vừa thì thường từ 100-200ml, chảy thành dòng.
- Chảy máu nặng, lượng máu chảy lớn hơn 200ml; điều này khiến cơ thể bị kích thích, hốt hoảng, mặt mày tái nhợt.
Theo vị trí chảy máu cam: có thể xảy ra ở điểm mạch Kisselbach, mao mạch hoặc động mạch.
- Nếu như chảy máu ở điểm mạch Kisselbach có thể tự cầm được thì chảy máu ở động mạch lại ngược lại.
- Chảy máu ở động mạch: Nó chảy sâu, cao và nhiều ở sàng trước, sàng sau, động mạch bướm khẩu cái
- Nếu toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu thì đó là chảy máu ở mao mạch.
2. Nguyên nhân bị chảy máu cam 1 bên mũi?
Một số nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu mũi một bên có thể kể đến như:
- Lệch vách ngăn mũi: Nếu bạn bị lệch vách ngăn mũi, niêm mạc mũi bên bị lệch sẽ mỏng và nhạy cảm hơn. Các tác động từ bên ngoài như va đập, ngoáy mũi hoặc các hành động hắt hơi hoặc các bệnh lý có thể dễ gây chảy máu ở bên có niêm mạc mỏng.
- Stress lo âu hoặc căng thẳng: những người mắc chứng rối loạn lo âu có nguy cơ chảy máu mũi đột ngột cao hơn.
- Khối u ác tính của hốc mũi: Nếu bạn chảy máu cam một bên hoặc chảy mũi có máu cần hết sức cảnh giác;
- Độ ẩm không khí thấp: môi trường này khiến màng nhầy mũi bị khô và dễ bị kích ứng. Nó gây ngứa và thôi thúc hành động ngoáy mũi. Hành động này gây nên sự ma sát ở màng nhầy mũi, dễ gây ra chảy máu cam.
- Tăng huyết áp: Đây là là yếu tố kích thích chảy máu mũi. Ngoài ra, nó còn gây ra sự trầm trọng hơn ở mỗi lần chảy máu cam. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp cũng gây máu loãng, khiến việc chảy máu mũi khó kiểm soát.
- Chế độ ăn uống: Sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay rượu bia… cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu 1 bên mũi.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu cam. Tuy nhiên theo các chuyên gia Y học cổ truyền, có hơn 80% trường hợp là do trọc khí (khí xấu) đi lên. Khi trọc khí của con người tăng lên mà lại không thoát được ra ngoài, đặc biệt là khi khí ở phổi bị nóng, người ta sẽ bị chảy máu cam.
Cơ thể con người khi tiêu hoá thức ăn sản sinh ra hai loại khí là thanh khí (khí tốt) và trọc khí (khí xấu). Thanh khí đi lên, kết hợp với nguyên khí có sẵn và đi nuôi cơ thể. Ngược lại, trọc khí sẽ bị đẩy xuống và thoát ra ngoài nhiều nhất qua đường trung tiện (xì hơi). Tuy nhiên, do nhiều lý do mà trọc khí không thoát được ra ngoài, chúng tồn tại nhiều trong cơ thể, sinh nhiệt và gây chảy máu cam cùng một loạt các triệu chứng nhiệt miệng, hôi miệng, nhiệt lưỡi,…
3. Bị chảy máu mũi một bên có nguy hiểm hay không?
Cần xác định bị chảy máu cam 1 bên mũi là tình trạng gặp phải thường xuyên hay hiếm lắm mới bị. Ngoài ra, cần xác định lý do chủ quan hay khách quan gây nên tình trạng này. Nếu việc chảy máu cam 1 bên mũi diễn ra liên tục, rất có thể đã mắc các bệnh sau:
- Bệnh lý tim mạch như dị dạng mạch máu hay tăng huyết áp;
- Các bệnh về đường máu như máu khó đông, suy tủy, rối loạn chức năng đông máu, dị dạng mạch máu;
- Các bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thận, xơ gan, viêm gan;
- Mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch hay ngộ độc, các bệnh lý di truyền;
- Do mắc các khối u ở hốc mũi, vòm mũi, u mao mạch máu.
Ngoài ra, nếu chảy máu cam 1 bên mũi phải hoặc trái do thời tiết hay do va đập thì không cần quá lo lắng. Đó chỉ là tình trạng tạm thời, sẽ biến mất khi được cầm máu, môi trường xung quanh ổn định.
4. Xử trí khi bị chảy máu mũi một bên
Bị chảy máu cam 1 bên mũi có thể gây hốt hoảng, hoang mang. Việc cần làm là lấy lại bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:
4.1. Xác định bên mũi chảy máu
Cần xác định bị chảy máu cam bên trái hay bên phải hay đồng thời cả 2. Việc xác định này giúp việc xử lý ở các bước tiếp theo nhanh hơn.
4.2. Cầm máu
Khi bị chảy máu mũi 1 bên mũi thì nguyên tắc phải dùng mọi biện pháp để cầm máu. Tiếp đến mới đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Điều này tránh cho việc chảy máu kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.
- Tư thế ngồi phải thẳng, cho bệnh nhân hơi ngửa đầu về phía trước.
- Thở bằng miệng trong vòng 10-15 phút, tay bóp chặt cánh mũi bị chảy máu. thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng chảy máu giảm hoặc ngừng hẳn.
- Bông tẩm thuốc co mạch cho vào vị trí chảy máu giúp cầm máu rất tốt.
- Tuyệt đối không ngả đầu về phía sau. Điều này có thể khiến máu sẽ chảy vào cổ họng hay khí quản. Từ đó, gây ảnh hưởng cho hệ hô hấp. Nên khạc nhổ máu trong miệng ra ngoài (nếu có).
4.3. Chăm sóc sau chảy máu cam 1 bên mũi
Việc chăm sóc sau khi bị chảy máu cam rất quan trọng. Nó ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này tái diễn. Đồng thời khi bị chảy máu cam, cơ thể mất đi lượng máu nhất định. Việc chăm sóc giúp cơ thể hồi phục lại, có thể thông qua các cách sau:
- Bổ sung dinh dưỡng: Cần cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K, kali, sắt… Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chảy máu mũi. Nó còn giúp các mạch máu khỏe mạnh hơn. Nếu như vitamin K giúp ổn định quá trình đông máu của cơ thể thì kali lại giúp điều chỉnh khí huyết lưu thông.
- Vệ sinh mũi: vệ sinh bằng nước muối sinh lí, vệ sinh đúng cách
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lí: duy trì chế độ ăn, ngủ hợp lý, tránh làm việc quá sức. Đồng thời, không nên căng thẳng, lo âu, dễ dẫn đến chảy máu cam.
4.4. An Nhiệt Đức Thịnh – chấm dứt nỗi lo chảy máu cam
Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thì các chuyên gia khuyên bạn nên dùng An Nhiệt Đức Thịnh để ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng chảy máu mũi theo cơ chế đưa trọc khí đi xuống và giúp chúng thoát ra ngoài. Sản phẩm này được chiết xuất từ 100% thiên nhiên, tuyệt đối an toàn cho cả trẻ em. Có thể kể đến các thảo dược quý có trong sản phẩm như: thanh bì, bạch truật, bạch linh, bán hạ, hoàng cầm… Đây đều là các vị thuốc giúp thanh nhiệt, lưu thông khí huyết, cầm máu, chống thổ huyết…
Từ đó, nó có tác dụng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chảy máu cam rất tốt. Tùy theo tình trạng và đối tượng sử dụng mà liều lượng và thời gian sử dụng lại khác nhau. Việc bạn cần làm là tuân theo phác đồ hướng dẫn để đạt hiệu quả cao nhất.
Bị chảy máu mũi một bên là hiện tượng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, không phải vì nó không hiếm gặp mà có thể chủ quan phòng ngừa và điều trị. Cần sớm tìm ra nguyên nhân và chủ động có hướng chữa trị phù hợp.
Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ Hotline 087.637.8866 hoặc để lại thông tin trong Form đăng ký dưới đây, các chuyên gia của 3T Pharma sẽ liên hệ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc sớm nhất cho bạn!
Bài viết này có hữu ích không?
Cảm ơn bạn đã góp ý về bài viết! Bạn còn muốn góp ý gì nữa không? (Bạn càng cho biết nhiều thông tin, chúng tôi càng làm trải nghiệm của bạn tốt hơn!)
Điều gì làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn?
Chữ nhỏ, mờHình ảnh không sắc nétNội dung lủng củngNội dung không phù hợp
Bạn có góp ý gì thêm cho chúng tôi không? (Không bắt buộc)
Δ
Để lại nhu cầu tư vấn
Δ