Bài viết tìm hiểu chung về văn hóa Việt Nam mới nhất 2023
Loài người đã và đang có một nền lịch sử văn hóa dài lâu trải qua hơn 4000 năm lịch sử, đi qua biết bao thế hệ nhưng nét văn hóa vẫn trường tồn, vẫn được tiếp tục phát huy cho đến tận bây giờ. Vậy văn hóa là gì? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là hàng loạt những giá trị vật chất và ý thức được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa, văn hóa truyền thống là một khái niệm rộng, tương quan đến mọi nghành nghề dịch vụ trong đời sống xã hội của mỗi con người . Do vậy, khi nhắc đến văn hóa truyền thống là nhắc đến nhiều góc nhìn như ngô ngữ, lời nói, tư tưởng, tôn giáo … của một dân tộc bản địa. Ngoài ra văn hóa truyền thống còn được biểu lộ trải qua những di tích lịch sử lịch sử dân tộc, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc bản địa . Như vậy, hoàn toàn có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa truyền thống là những giá trị do một hội đồng người dân phát minh sáng tạo ra với mục tiêu bắt đầu là nhằm mục đích ship hàng cho những nhu yếu và quyền lợi của chính mình . Văn hóa hóa gồm có những giá trị đã được hình thành và duy trì trong một khoảng chừng thời hạn rất dài, có tính thừa kế từ thế hệ này sang hế hệ khác .
Từ khái niệm văn hoá là gì có thể hiểu, văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch sử dân tộc của Việt Nam.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Phạm trù văn hóa là gì? Văn hoá là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người, thiên nhiên, xã hội, trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hoá nghệ thuật…Văn hoá chính là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là một chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn minh con người và xã hội trong tiến trình lịch sử. Trong văn hóa sẽ gồm có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đều là do con người sáng lập ra nhưng đây là các loại văn hóa không giống nhau. Ví dụ văn hóa vật chất sử dụng để chỉ khả năng sáng tạo của con người thể hiện qua các vật thể, đồ sử dụng, dụng cụ do con người làm ra. Văn hóa tinh thần gồm có các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống.
Đặc điểm của văn hóa:
- Văn hóa mang tính hệ thống: Tương tự như tính lịch sử, văn hoá cũng được đúc kết theo chuỗi các sự kiện, kết nối trong suốt chiều dài lịch sử gắn với quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia.
- Văn hóa mang tính giá trị của cả một dân tộc: Bất cứ một khía cạnh nào của văn hoá cũng mang đến một giá trị nào đó. Có thể có tính tức thời hoặc có thể mang tính lâu dài. Tuy nhiên, nhìn chung, văn hoá mang đến ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí nhiều trường hợp còn trở thành thước đo chuẩn mực của con người và xã hội.
- Văn hóa mang tính nhân sinh sâu sắc: Văn hóa được hình thành từ rất sớm nên tính nhân sinh theo đó cũng rất sâu sắc phù hợp với phạm trù của nó.
- Văn hóa mang tính lịch sử: Văn hoá được hình thành theo chiều dài lịch sử của nhân loại, phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một khoảng thời gian dài thậm chí gắn với bề dày lịch sử của một dân tộc.
2. Vai trò của văn hóa
- Văn hóa góp phần ổn định xã hội, vì nó là cái đã có từ lâu đời, đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân nên mọi hành vi của con người đều phải chịu sự điều chỉnh bởi một phong tục và khuôn khổ đạo đức của dân tộc.
- Văn hóa đã góp phần cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho con người cả về vật chất và tinh thần.
- Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho con người, từ đó tạo nên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc.
- Văn hóa là một trong những văn kiện minh chứng cho lịch sử vẻ vang và hùng mạnh của dân tộc. Vì văn hóa được phát triển trong một quá trình hình thành lâu dài, chứa đựng bao thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó, thế hệ sau mới cảm nhận được truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại.
- Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp, biểu đạt là nhịp cầu nối con người với con người, nối thế hệ trước với thế hệ sau.
- Văn hóa còn có chức năng giáo dục, giúp thế hệ sau hiểu biết về lịch sử dân tộc, đảm bảo cho sự bảo tồn và phát triển.
- Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Bởi văn hóa thể hiện vẻ đẹp độc đáo của một quốc gia, là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa của quốc gia đó.
3. Ví dụ về văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nó được đặc trưng theo từng vùng miền chia theo dải chữ S của Tổ Quốc. Dưới đây là một số ví dụ về văn hóa Việt Nam theo vùng miền:
– Văn hóa lúa nước:
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Ví dụ như trong nền văn họa dân gian sẽ không thể thiếu những câu ca dao, tục ngũ nói về cây lúa nước. “Ăn lấy chắc mặc lấy bền”; “Trời đánh còn tránh miếng ăn” hay “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…”
– Văn hóa Tây Bắc:
Ngày nay, mỗi khi nghe danh từ riêng Tây Bắc, như một phản xạ tự nhiên ai trong chúng ta cũng nghĩ đến một vùng văn hoá với loài hoa ban bình dị như cuộc sống nghìn đời của người dân sơn cước. Thật không hề đơn giản chút nào khi nói về văn hoá của cả một vùng rộng lớn, với mấy chục sắc tộc vừa đơn lẻ vừa thống nhất với những nét về tôn giáo tín ngưỡng , lễ hội đa dạng , nhiều màu sắc như:
- Lễ hội hoa ban: được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Lồng Tồng: được tổ chức hàng năm từ những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch.
- Lễ hội cầu an bản Mường: được tổ chức hàng năm vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch.
- Lễ hội cầu mưa: được tổ chức hàng năm lúc đầu mùa mưa vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch. .
Văn hoá của các tộc người vùng Tây Bắc rất đa dạng và phong phú.
- Nhà ở: của các tộc người Thái, Lào, Mường, Khơmú, Xinhmun, Kháng, Cống đều là nhà sàn. Với người Hmông, Dao lại ở nhà trệt, mái thấp, tường trình.
- Về trang phục: Đây là nét đa dạng và độc đáo nhất của bản sắc văn hóa tộc người thể hiện qua yếu tố văn hóa vật chất của các bộ trang phụ nữ và nam..
- Về ẩm thực: Không chỉ đa dạng, xinh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên mà văn hóa vùng Tây Bắc cũng có rất nhiều nét đặc trưng riêng mà không một nơi nào có được. Được mệnh danh là thiên đường của vô vàn món ăn ngon vô cùng độc đáo, hấp dẫn, chính vì thế, những ai đã đặt chân đến vùng đất này đều không nỡ rời đi.
- Về nghệ thuật dân gian: được thể hiện rất phong phú, sinh động qua hàng loạt các loại hình như nhạc cụ dân gian, dân vũ… có những nhạc cụ nổi tiếng như cồng, chiêng của người Mường, khèn, kèn lá, đàn môi của người Hmông và sáo, nhị, trống, kèn đồng. Múa dân gian của các tộc người Tây Bắc cũng rất đa dạng: Người Thái có mùa xòe, nhảy sạp, múa nón, người Hmông nổi tiếng với mùa khèn.
– Văn hóa vùng Đông Bắc:
- Ẩm thực : Góp phần tạo nên các món ăn đặc sắc vùng miền này như : khâu nhục, cơm lam , cá nướng , xôi ngũ sắc , xôi tram , bánh cóc mò , thắng cố, vịt quay, lợn quay, rau ngót rừng , măng ớt ,và các món ăn ẩm thực từ ngô (rượu, bánh , mèn)
- Phong tục tập quán: Tục thờ cúng thần đất, thần lúa , tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ phụng những người anh hùng dân tộc có công với nước, có công khai làng, lập ấp, … Hầu như phường xã nào ở thành phố cũng đều có nhân vật lịch sử, có đền, có miếu thờ. Nhân vật lịch sử được thờ phụng nhiều nhất là Phò mã triều Lý Dương Tự Minh, Đức thánh Trần Hưng Đạo, danh nhân lịch sử Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến.
- Tôn giáo : Có 5 tôn giáo: Đạo Phật, Ðạo Tin Lành, Đạo Công giáo, Đạo Cao Đài và Đạo Hồi .
- Văn hóa-lịch sử : Thị trấn Tam Đảo có những di tích văn hóa – lịch sử nổi tiếng như chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu.
- Lễ hội: Lễ hội xuân hồ Ba Bể (Tỉnh Bắc Kạn); lễ hội vui xuân của dân tộc H’mông và dân tộc Dao, sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày; lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông: ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán; lễ hội Lồng Tồng của Tày, Nùng Lễ hội Gầu tào của ngườ Mông là hội chơi núi mùa xuân; lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn sau khi ăn tết Lễ hội đình Trà Cổ Quảng Ninh.
– Văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ:
Ở các làng quê Bắc bộ, hình ảnh cây đa cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, của đất trời. Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, giữa làng hay ở bên cạnh các di tích: đình, đền, chùa trong làng. Làng quê Bắc bộ có nhiều kiểu kiến trúc độc đáo như: những chiếc cầu ngói, cầu gạch, cầu xây bằng đá.. trước khi vào làng. Tuy nhiên, hình ảnh ấn tượng nhất chính là chiếc cổng làng. Mỗi dịp lễ hội, dân làng tổ chức lễ rước kiệu sơn son thếp vàng trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang dội, diễn tả lại sự tích và công lao của Thành Hoàng. Chùa là nơi dân làng lễ bái, tu thân, trau dồi đức hạnh, để phúc đức lại cho con cháu. Thượng tọa Thích Tiến Đạt, trụ trì chùa Cự Đà, ngoại thành Hà Nội cho rằng: “Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam từ lâu đời, do đó ở nơi nào có dân, có làng thì ở đó có chùa, có đình, miếu và nó trở thành thiết chế văn hóa không thể thiếu được của đồng bằng Bắc bộ.
– Văn hóa vùng Trung Bộ:
Dải đất miền Trung, nơi thường được nhắc đến với sự ví von đơn giản nhưng giàu ý nghĩa bởi sự khác biệt từ điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu cho đến con người. “Chiếc đòn gánh trĩu oằn”, “lão nông khòm lưng khó nhọc”, “khúc ruột miền Trung”…hình ảnh của một dải đất hẹp, eo thắt đến tận cùng, đầy khổ ải bởi “nắng nẻ mưa nguồn” nghèo tài nguyên và tiềm năng phát triển kinh tế. Con người miền Trung luôn có nét đẹp riêng, ẩn chứa những nét văn hóa vô cùng độc đáo.
- Ẩm thực miền Trung: đặc trưng của các món ăn miền Trung hầu hết đều có vị cay và mặn, độ ngọt vừa phải. Ẩm thực xứ Huế: với các món đậm chất xứ Cố đô như: Cơm hến, bún bò Huế, bánh lọc, bánh bèo, ram ít, bánh khoái, bánh kép… Ẩm thực Quảng Nam: đậm đà hương vị đặc trưng và nổi bật với các món như: Mì Quảng, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh đập, cao lầu, bánh tổ… Văn hóa người miền Trung có một nét độc đáo riêng, đậm đà bản sắc và mang sắc thái của người Việt. Chịu thương chịu khó, tinh thần đoàn kết chống trọi thiên tai, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, để vượt lên trên tất cả khó khăn gian khổ.
- Lễ hội: Lễ hội cầu Ngư: nhằm tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công; lễ hội Lam Kinh: nhằm mục đích tưởng niệm Lê Lợi và các danh tướng nhà Lê đã có công đánh tan quân Minh xâm lược; lễ hội Vía Bà: nhằm tưởng nhớ công ơn của bà Đỗ Thị Tân.
– Văn hóa Tây Nguyên:
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là đặc trưng nhất bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số. Bao trùm lên tất cả trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên có lẽ là lễ hội truyền thống, biểu thị những quan niệm của họ về con người, về vũ trụ ít nhiều còn thô sơ, chất phác nhưng họ rất tin thờ. Một số lễ hội tiêu biểu như:
- Lễ cúng bến nước – hay còn gọi là uống nước giọt vào dịp cuối năm cũ hoặc đầu năm mới;
- Lễ ăn cơm mới – đóng cửa kho lúa vào dịp thu hoạch mùa màng;
- Lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả – phơi thi cho người đã khuất, lễ cúng tạ ơn cha mẹ…
– Văn hóa vùng Nam Bộ:
Vùng Nam Bộ có 12 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Minh sư, Tịnh độ cư sĩ, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bửu sơn Kỳ hương, Ngũ chi Minh đạo, Baha’i. Một số lễ hội tiêu biểu như:
- Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương):Từ 13 – 15 tháng Giêng.
- Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh): Từ 18 – 19 tháng Giêng.
- Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang): Từ ngày 23 – 27 Tháng 4 âm Lịch.
- Văn hóa nghệ thuật tiêu biểu ở Nam Bộ Nói đến nghệ thuật ca hát dân ca cổ truyền Nam Bộ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các loại hình nghệ thuật phổ biến như : đờn ca tài tử, cải lương, tuồng, lý .. Và một kho tàng dân ca nhạc cổ phong phú.
Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt… Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng… và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.
Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa của Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêm nền văn minh hiện đại.
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê về chủ đề văn hóa là gì, ví dụ về văn hóa Việt Nam. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn.