Bài viết “Chủ nghĩa tự do và chính sách đối ngoại của Mỹ”, của TS Đỗ Thị Ngọc Anh
Khoa Khoa học Chính trị trân trọng giới thiệu bài viết “
Chủ nghĩa tự do và chính sách đối ngoại của Mỹ”, của TS Đỗ Thị Ngọc Anh, đăng tải trên Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới số tháng 3 năm 2022, tr 41-49.
CHỦ NGHĨA TỰ DO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
TS. Đỗ Thị Ngọc Anh, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với mỗi quốc gia, chính sách đối ngoại hay còn gọi là chính sách ngoại giao giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó bao gồm các chiến lược mà quốc gia đó lựa chọn nhằm bảo vệ và phát triển lợi ích của quốc gia mình. Mỹ là quốc gia có ảnh hưởng
kinh tế
,
chính trị
, văn hoá và
quân sự
vô cùng to lớn, vì vậy nhất cử nhất động trong chính sách ngoại giao của Mỹ luôn là một đề tài được cả thế giới quan tâm. Thông thường, chính sách đối ngoại của các quốc gia đều được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận nhất định. Đó có thể là một học thuyết hoặc sự kết hợp của vài ba học thuyết đan xen.
Bài viết tập trung làm rõ vấn đề lý luận có liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ, tiếp cận từ thuyết tự do, hoặc cũng có thể coi là vận dụng thuyết tự do vào phân tích một phần chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donal Trump và tổng thống Binden hiện nay, những cách tiếp cận từ các lý thuyết khác sẽ không được đề cập trong bài viết này, bởi vì “sẽ không có một lý thuyết giải thích được tất cả, trọn vẹn một vấn đề, song nó có thể giúp gợi ý cách tiệm cận chân lý”
Từ khoá:
chủ nghĩa tự do, ngoại giao, chính sách đối ngoại, Mỹ
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đôi nét về nước Mỹ
Mỹ (America) là một quốc gia giàu nhất thế giới. Lãnh thổ Mỹ không mở rộng nhưng Mỹ dùng chính sách đối ngoại để củng cố địa vị của mình trên toàn thế giới. Thông qua chính sách đối ngoại, Mỹ xuất khẩu tư bản, văn hóa và các giá trị Mỹ ra nước ngoài, từ đó tác động vào kinh tế và ảnh hưởng đến chính trị của các quốc gia khác. Suốt nhiều đời tổng thống, “mục tiêu bất biến của Mỹ về đối ngoại vẫn là duy trì vai trò lãnh đạo thế giới mặc dù cách tiếp cận có thể có những điểm khác nhau” . Và, “trong 243 năm kể từ thời lập quốc, nguyên tắc đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, trong đó đặc biệt coi trọng các lợi ích an ninh và kinh tế luôn chi phối nền ngoại giao Mỹ”
Trước sức mạnh của Mỹ, các nhà khoa học luôn cố gắng giải thích và phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên các cơ sở lý thuyết khác nhau, từ đó, các quốc gia tìm cách hiểu Mỹ để hợp tác với Mỹ sao cho hiệu quả.
Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và phổ biến các giá trị mà người Mỹ cho là đúng trong một thế giới không còn tồn tại “cực”, cộng với mục tiêu muốn đóng vai trò sen đầm quốc tế trong trật tự thế giới hiện hành, “Các nhà Tự do Mỹ, họ cho rằng, nền dân chủ và những quyền tự do cơ bản mà nước Mỹ coi trọng là tối cần thiết cho cuộc sống của người dân trên toàn thế giới và việc truyền bá những giá trị này sẽ đem lại hoà bình, thịnh vượng cho mỗi quốc gia” . Vì thế, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, chính sách đối ngoại của Mỹ chủ yếu là hợp tác, đầu tư kinh tế, xuất khẩu văn hóa,… sang các nước qua các công ty đa quốc gia và các hình thức khác như đảm bảo dân chủ và nhân quyền…
2.2. Khái niệm ngoại giao và khái niệm chính sách đối ngoại
Có nhiều khái niệm ngoại giao được các nhà nghiên cứu chú ý, chẳng hạn như “ngoại giao là nghệ thuật bôi trơn những chiếc bánh xe của quan hệ quốc tế” (Sisley Hunddleston năm 1954); “ngoại giao là nghệ thuật giải quyết các khó khăn quốc tế một cách hoà bình” (John R. Wood và Jean Serres năm 1970); “Ngoại giao là nghệ thuật tiến hành cái có thể bên ngoài phạm vi địa phương của mình” (Robert J. Moore năm 1985); hay “Ngoại giao là quá trình sắp xếp việc liên lạc giữa các quốc gia thông qua những đại diện được công nhận một cách chính thức” (Conway Henderson năm 1998) …
sách trọng yếu có tính thủ
tục trong môi trường quốc tế, là một quá trình chính trị, ngoại giao có tính năng động, thích nghi, thay đổi và tạo thành sự liên tục, về mặt chức năng, ngoại giao bao gồm cả hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại trên mọi cấp độ một cách trung tâm trong lĩnh vực này và liên quan một cách cơ bản nhưng không bị hạn chế trong các chức năng đại diện, báo cáo, liên lạc, thương lượng và vận dụng mưu mẹo cũng như quan tâm tới lợi ích của công dân ở nước ngoài”
Nhìn chung các khái niệm trên cho thấy, hầu hết chúng đều chưa phản ánh đầy đủ về nội hàm khái niệm ngoại giao. Tuỳ vào từng góc độ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau, trong đó có định nghĩa của Elmer Plischke năm 1972 được coi là khá đầy đủ. Ông cho rằng “ngoại giao là quá trình chính trị, theo đó các thực thể chính trị thiết lập và duy trì các quan hệ chính thức với nhau, nhằm theo đuổi các mục đích, mục tiêu, lợi ích riêng rẽ của chúng và các chínhtục trong môi trường quốc tế, là một quá trình chính trị, ngoại giao có tính năng động, thích nghi, thay đổi và tạo thành sự liên tục, về mặt chức năng, ngoại giao bao gồm cả hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại trên mọi cấp độ một cách trung tâm trong lĩnh vực này và liên quan một cách cơ bản nhưng không bị hạn chế trong các chức năng đại diện, báo cáo, liên lạc, thương lượng và vận dụng mưu mẹo cũng như quan tâm tới lợi ích của công dân ở nước ngoài”
Khái niệm ngoại giao này của Elmer Plischke đầy đủ hơn về ý nghĩa và nội hàm, giúp tránh được sự lẫn lộn giữa hai khái niệm là ngoại giao và chính sách đối ngoại.
Dựa trên quan niệm của Elmer Plischke, nhà nghiên cứu Hoàng Khắc Nam đã đưa ra một khái niệm về ngoại giao như sau: “Ngoại giao là quá trình chính trị trong đó các thực thể chính trị, nhất là quốc gia thiết lập và duy trì các quan hệ với nhau, nhằm thực hiện những chính sách và lợi ích của mình có liên quan tới môi trường quốc tế”
Trong khoa học chính trị, thực chất, ngoại giao chỉ là một trong số các công cụ nhằm tổ chức và thực hiện chính sách đối ngoại. Vì thế, về mặt chức năng, ngoại giao bao gồm cả hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại trên mọi cấp độ. Ngoại giao là để nhằm thực hiện những chính sách và lợi ích, tức là chính sách đối ngoại, vì vậy, ngoại giao không chỉ là công cụ mà còn là một cơ cấu tổ chức hoạt động đối ngoại của quốc gia.
Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó”
của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó” . Nghiên cứu về các chiến lược như vậy được gọi là phân tích chính sách đối ngoại.
Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao. Thông thường, việc thiết kế chính sách đối ngoại là công việc của người đứng đầu chính phủ và bộ trưởng ngoại giao (hoặc tương đương). Ở một số nước, cơ quan lập pháp cũng có tác dụng đáng kể. Về cơ sở lý luận, việc thiết kế này được dựa trên các học thuyết nhất định, chính sách đối ngoại của Mỹ cũng không nằm ngoài quy luật này.
2.3. Chủ nghĩa tự do (Thuyết tự do)
Chủ nghĩa tự do
trong tiếng Anh là liberalism. Chủ nghĩa tự do hay “thuyết tự do” là một trong những trường phái quan trọng trong lý thuyết quan hệ quốc tế. Xuất hiện từ thời kì cải cách tôn giáo thế kỉ 16 ở Châu Âu, chủ nghĩa tự do đã phát triển thành một trường phái gồm nhiều nhánh tư tưởng khác nhau, mặc dù cùng chung những giả định cơ bản.
Nội dung cơ bản của chủ nghĩa tự do là nhấn mạnh đến quyền cá nhân, với những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản. Chủ nghĩa tự do phủ nhận nhiều giả thuyết nền tảng đã thống trị các lý thuyết đầu tiên về nhà nước, chẳng hạn như thần quyền của vua chúa, vị trí có được do thừa kế và quốc giáo. Nó đi tìm kiếm một xã hội có đặc điểm là tự do tư tưởng, quyền dân sự và chính trị cho mỗi cá nhân, và hạn chế quyền lực cai trị, nhất là của nhà nước và tôn giáo.
Đối với chính trị trong nước,
chủ nghĩa tự do cho rằng các chính thể cần tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của các cá nhân, đặc biệt là các quyền tự do dân sự, đồng thời hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của nền kinh tế.
Đối với chính trị quốc tế,
chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của các cá nhân, tổ chức với tư cách là các tác nhân trong quan hệ quốc tế, bên cạnh nhà nước
Theo Andrew Maitland Moravcsik , các mô hình trường phái tự do dựa trên ba giả định chủ yếu:
– Cá nhân và xã hội có vai trò tiên phong hơn so với nhà nước.
– Sự hình thành chính sách của chính phủ bắt nguồn từ việc hình thành lợi ích các nhóm xã hội quốc nội.
– Vai trò của hệ thống quốc tế được hiểu như một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, theo đó, hệ thống quốc tế dưới góc nhìn của các nhà tự do là một hệ thống thỏa thuận giữa các lực lượng bắt nguồn từ nội tại mỗi quốc gia
Từ ba giả định này, Moravcsik chia trường phái tự do thành ba mô hình chính: tự do cộng hòa, tự do lý tưởng và tự do lợi ích. Dựa vào phân loại mô hình trên dẫn đến ba phương thức áp dụng cách tiếp cận tự do trong thực tiễn nghiên cứu: Nếu theo mô hình tự do cộng hòa thì góc nhìn phân tích tính đại diện hay ảnh hưởng của thể chế sẽ đóng vai trò tâm điểm; Nếu theo mô hình tự do lý tưởng thì góc nhìn thang giá trị, phân tích thang giá trị, chuẩn tắc xã hội sẽ đóng vai trò tâm điểm; Nếu theo mô hình tự do lợi ích thì góc nhìn lợi ích, phân tích sự chuyển động của những nhóm vận động hành lang sẽ đóng vai trò tâm điểm.
Trong quan hệ quốc tế, bên cạnh chủ thể nhà nước, chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế với tư cách là các tác nhân có khả năng hợp tác với nhau để cùng đạt được lợi ích chung. Mặc dù có những khác biệt so với quan niệm của chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa kiến tạo, nhưng cả chủ nghĩa tự do và các học thuyết này đều phản ánh những khía cạnh khác nhau của quan hệ quốc tế.
2.4. Chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump và Joe Biden, nhìn từ học thuyết tự do
Thế giới hiện nay có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ . Giữa các quốc gia thường tồn tại những mối quan hệ, giao lưu, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa, y tế đến chính trị, quốc phòng. Mỗi nhà nước là một thực thể độc lập, do đó, trong mối quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác bên cạnh những tương đồng thì luôn tồn tại những điểm khác biệt. Chi phối các mối quan hệ đó là thể chế chính trị và chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia.
Chính sách đối ngoại của một quốc gia, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao, trong đó vai trò và dấu ấn của người đứng đầu là vô cùng quan trọng.
Nhiệm kỳ 4 năm của
Donald Trump
đã định hình một nước Mỹ rất khác so với thời ông Joe Biden còn làm phó tổng thống cho Barack Obama. Cách tiếp cận về đối ngoại của chính quyền ông Trump tạo ra sự thay đổi đáng kể về cục diện quan hệ giữa Mỹ với bên ngoài.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Donald Trump đưa ra khẩu hiệu “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, còn khi vận động tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 2, tháng 6.2019 tại Orlando, Florida, ông đưa ra khẩu hiệu “duy trì nước Mỹ vĩ đại”. Ông nói với những người ủng hộ mình rằng: “Chúng ta đã làm được một lần và bây giờ chúng ta sẽ làm thêm lần nữa và lần này chúng ta sẽ hoàn tất công việc”
Bài phát biểu Liên bang vào tháng 2.2019, cựu Tổng thống Trump cam kết rút quân đội Mỹ khỏi Syria, ông tuyên bố: “Các quốc gia vĩ đại không tham gia các cuộc chiến bất tận”
Chính sách đối ngoại của chính quyền ông Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ được định nghĩa bằng chương trình “Nước Mỹ trên hết”, trong đó ông đặt những gì ông xem là quyền lợi nước Mỹ trên tất cả những chuyện khác. Những chính sách với Trung Đông cho thấy chính sách đối ngoại của chính quyền Trump đã dựa trên khung lý thuyết của chủ nghĩa tự do khi ông cho rút bớt quân khỏi Afghanistan, và ở một mức độ nào đó ở Iraq. Trongvào tháng 2.2019, cựu Tổng thống Trump cam kết rút quân đội Mỹ khỏi Syria, ông tuyên bố: “Các quốc gia vĩ đại không tham gia các cuộc chiến bất tận” . Điều này cho thấy, thay bằng việc đối đầu bằng quân đội, ông có hướng giải quyết mâu thuẫn từ các giải pháp khác, lợi ích kinh tế hoặc lợi ích chính trị.
Cũng trong nhiệm kỳ của mình, Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử có 2 cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào năm 2018 và 2019, tuy kết quả chưa được như mong đợi, nhưng điều này cũng cho thấy đây là một bước tiến quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp thay thế cho giải pháp quân sự.
Ngoài ra, trong những năm cầm quyền, ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi một số thỏa thuận quốc tế quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thỏa thuận khí hậu Paris và Thỏa thuận hạt nhân Iran. Sự thay đổi về chính sách đối ngoại này được xuất phát từ mục tiêu lợi ích “nước Mỹ trước tiên” mà chính quyền của ông theo đuổi.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra gay gắt, trong đó hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp hàng trăm tỉ USD thuế lên hàng hóa của nhau. Ông cũng được coi là người lãnh đạo Nhà Trắng cứng rắn nhất với Trung Quốc.
Có nhiều cách giải thích chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donal Trump từ những lý thuyết khác nhau, tuy nhiên, điều có thể dễ nhận thấy là, trong nhiệm kỳ của mình ông đã đặt lợi ích quốc gia và lợi ích của người dân Mỹ lên trên hết theo cách có phần cực đoan của riêng mình. Vì thế, trong quá trình thực hiện chính sách, ông đã vấp phải không ít các ý kiến trái chiều từ trong nước và quốc tế.
Là người tiếp quản Nhà Trắng từ Donal Trump, Joe Biden đã chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ và đã nhậm chức vào ngày 20/1/2021. Gần 6 tuần kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Biden đã đưa ra một số quyết sách ngoại giao khiến dư luận có thể hình dung về chính sách đối ngoại của ông. Bức tranh trở nên chi tiết hơn hơn với những gì ông đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử tổng thống: Ông sẽ làm mọi việc một cách thận trọng, đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm, nhưng sẽ không có sự thay đổi đáng kể đối với những “khoản đầu tư dài hạn” của Mỹ ở Trung Đông.
Vì nhiệm kỳ của tổng thống Biden mới chỉ bắt đầu được một thời gian nên chưa thể có một cái nhìn tổng quan và toàn diện về chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận diện được phần nào điều này thông qua khẩu hiệụ “Đưa nước Mỹ trở lại” cũng như qua bài phát biểu đầu tiên của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gồm 8 ưu tiên mà Mỹ sẽ triển khai trong thời gian tới.
Trong bài phát biểu quan trọng được cả thế giới quan tâm, ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh nhiệm vụ của mình là đại diện cho nước Mỹ trên thế giới và đấu tranh cho quyền lợi và giá trị của người dân Mỹ. Ngoại trưởng Blinken cũng cho biết Tổng thống Biden sẽ công bố Chỉ dẫn chiến lược tạm thời về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ. Chỉ dẫn này sẽ giải thích các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ và cách thức Mỹ sẽ làm mới sức mạnh của mình nhằm đối phó với các thách thức và nắm bắt cơ hội trong tương lai.
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh “Chúng ta đang ở một thời điểm khác, do đó chúng ta cần chiến lược và cách tiếp cận khác. Mặc dù thời thế thay đổi, có một số nguyên tắc vẫn được duy trì. Thứ nhất đó là sự lãnh đạo và can dự của Mỹ là quan trọng. Các nước bè bạn của Mỹ đều vui mừng khi Mỹ quay trở lại. Nguyên tắc thứ hai đó là chúng ta cần các nước hợp tác hơn bao giờ hết. Không có bất kỳ quốc gia nào, kể cả hùng mạnh như Mỹ, có thể tự giải quyết một thách thức toàn cầu. Và cũng không có bức tường nào đủ cao hoặc đủ mạnh để có thể cản những thay đổi đang chuyển động của thế giới”
Với sự chuyển hướng trong nhiệm kỳ của mình, nội dung 8 ưu tiên trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Biden bao gồm:
1. Kiểm soát đại dịch COVID-19 và củng cố an ninh y tế toàn cầu
2. Đảo ngược cuộc khủng hoảng kinh tế và xây dựng một nền kinh tế toàn cầu bao trùm và ổn định hơn
3. Củng cố dân chủ
4. Xây dựng một hệ thống di trú hiệu quả và nhân đạo
5. Hàn gắn mối quan hệ với các đồng minh và đối tác
6. Ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu và thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng xanh
7. Đảm bảo sự lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ
8. Giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc, phép thử địa chính trị lớn nhất thế kỷ XXI.
Với 8 ưu tiên chiến lược này, có thể nhận diện được chủ nghĩa tự do qua thông điệp “nước Mỹ trở lại” của Tổng thống Joe Biden. Thông điệp này còn được thể hiện trong tài liệu Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời dài 24 trang mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố. Thay vì đề cao mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và ưu tiên cách tiếp cận song phương như chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Joe Biden khẳng định thông điệp đưa “nước Mỹ trở lại”, coi mạng lưới đồng minh, đối tác là trung tâm và hợp tác đa phương; nhấn mạnh Mỹ sẽ chỉ thành công trong việc thúc đẩy các lợi ích và gìn giữ những giá trị cơ bản khi hợp tác với các đồng minh và đối tác gần gũi nhất trong bối cảnh các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.
Những ưu tiên trong chính sách đối ngoại trên đang được chính quyền ông Biden hiện thực hoá qua từng quyết sách cụ thể. Trong quá trình hiện thực hoá đó, Mỹ cũng phải đối mặt với các thách thức từ nhiều phía bao gồm cả bên trong và bên ngoài, trong đó, với các nước bên ngoài thì Trung Quốc là mối bận tâm hàng đầu.
2.5. Một vài nhận xét về chính sách đối ngoại của tổng thống Joe Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump
Thứ nhất,
chính sách đối ngoại của một quốc gia thường được xây dựng dựa trên cơ sở một học thuyết cơ bản hoặc một vài học thuyết đan xen, điều này là hết sức bình thường vì nó phản ảnh những khía cạnh khác nhau của quan hệ quốc tế. Ngay cả trong cùng một học thuyết, các chính trị gia cũng có thể vận dụng mô hình và các giả thuyết khác nhau trong câu chuyện ngoại giao quốc tế của mình, vì vậy, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như một quốc gia cụ thể nào đó có thể lựa chọn những góc độ tiếp cận khác nhau.
Thứ hai, khác nhau cách tiếp cận
Với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” ông Trump đã phần nào dựa trên khung lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực khi nhấn mạnh khía cạnh ích kỷ, xấu xa của bản chất con người và cho rằng quan hệ quốc tế là một trò chơi có tổng bằng không trong đó các quốc gia luôn cạnh tranh lẫn nhau. Vì thế, Donal Trump đã hoài nghi các đồng minh và tổ chức đa phương khi quyết định rút khỏi một số các hiệp định quốc tế. Đây là một đòn giáng mạnh vào các đồng minh liên quan và phản ứng toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng khí hậu.
Khác với quan niệm trên của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do lại nhấn mạnh khả năng tiến bộ của con người và cho rằng các quốc gia thay vì cạnh tranh có thể hợp tác với nhau để cùng đạt được lợi ích chung thông qua các thể chế quốc tế. Dựa trên khung lý thuyết này, nhà lãnh đạo Joe Biden lại tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác để cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đặt trọng tâm vào “đối thoại đồng cấp” hơn là tiếp tục cách tiếp cận “độc hành” của người tiền nhiệm Donald Trump. Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh: “Không có vấn đề quốc tế nào có thể được giải quyết bởi một quốc gia bất kỳ, ngay cả Mỹ. Chúng tôi đang nỗ lực để cải thiện quan hệ với những người bạn và đồng minh” . Tuy nhiên, ông Blinken cũng cho rằng, “quan hệ đối tác thực sự đồng nghĩa với việc chia sẻ gánh nặng chung” . Ngoài ra, ông Blinken nói thêm, Mỹ không có ý định thực hiện các chiến dịch can thiệp quân sự tốn kém chi phí, thay vào đó sẽ tập trung cho các giải pháp ngoại giao. Chính quyền mới cũng sẽ xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận với Triều Tiên, tìm kiếm thỏa thuận lâu dài và chặt chẽ hơn với Iran, gia hạn hiệp ước hạt nhân với Nga và sẽ cố gắng giải quyết hiệu quả một số vấn đề khác còn tồn đọng .
Điều này cho thấy sự thay đổi căn bản về cách tiếp cận của chính quyền mới so với thời ông Trump làm tổng thống. Các biện pháp chính sách dù chưa cụ thể nhưng nhìn chung đã khắc họa việc vận dụng ngoại giao truyền thống của Mỹ, trong đó có chủ nghĩa tự do.
Như vậy,
khác với cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Donald Trump, thông điệp “Nước Mỹ trở lại” của Tổng thống Joe Biden không chỉ được thể hiện qua chính sách đối ngoại mới mà còn bộc lộ rõ ở “Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời” do Nhà Trắng công bố. Trong tài liệu này, tổng thống Joe Biden nhấn mạnh: “Tôi cam kết can dự trở lại với thế giới, không chỉ đương đầu với những thách thức ngày hôm qua, mà còn cả những thách thức hôm nay và ngày mai”
Thứ ba, chính sách đối ngoại của Biden có sự liên kết với chính sách đối nội
Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của Mỹ, ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh tới mong muốn của Tổng thống Joe Biden là liên kết chính sách đối ngoại với chính sách đối nội. “Hơn lúc nào hết trong sự nghiệp của tôi, có lẽ là cả trong cuộc đời của tôi, những khác biệt giữa chính sách đối ngoại và đối nội đã không còn nữa. Sự đổi mới trong nước và sức mạnh của chúng ta trên thế giới hoàn toàn liên kết chặt chẽ với nhau” . Cơ sở lý luận của quan điểm này là ở chỗ, đề cao vai trò của các cá nhân và các tổ chức xã hội, hạn chế vai trò của nhà nước, nhấn mạnh nguyên tắc thượng tôn pháp luật đồng thời bảo vệ các quyền tự do dân sự cá nhân cũng như quyền sở hữu tư nhân của thuyết tự do. Học thuyết này cho rằng, giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Bằng cách này hay cách khác các cá nhân và các tổ chức phi chính phủ sẽ đưa lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia hoặc ít nhất cũng tìm cách tác động đến lợi ích quốc gia sao cho có lợi cho mình hơn. Do đó, “lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại nhiều khi là kết quả sự đấu tranh, thỏa hiệp, liên minh giữa các nhóm chứ không phải lúc nào cũng phản ánh trung thành lợi ích quốc gia” . Nói cách khác, lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia còn phụ thuộc vào quan hệ và tương quan giữa các nhóm trong nước. Bên cạnh đó, các yếu tố đối nội có thể tạo ra các tác động thúc giục hay kiềm chế ý chí của các nhà lãnh đạo và từ đó là đến chính sách đối ngoại. Chính trị đối nội trở thành một phần của quan hệ quốc tế và các nhóm trong nước trở thành một trong những đơn vị phân tích trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Đó là lý thuyết của chủ nghĩa tự do.
Thứ tư, đều cứng rắn với Trung Quốc
Phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ, ông Antony Blinken nói: “Tôi tin rằng Tổng thống Trump đã đúng khi có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Tôi không đồng ý với phương pháp của ông ấy trong nhiều lĩnh vực nhưng nguyên tắc cơ bản là điều đúng đắn”
Dù có nhiều khác biệt nhưng Mỹ dưới thời ông Joe Biden hay ông Donald Trump cũng đều lưu tâm đặc biệt đến Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là mối bận tâm hàng đầu của Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh. Cứng rắn với Trung Quốc cũng là vấn đề hiếm hoi được lưỡng đảng Mỹ đồng lòng trong những năm qua. Chính vì vậy, ông Blinken không ngần ngại tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận với Trung Quốc của chính quyền Trump. Trongtại Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ, ông Antony Blinken nói: “Tôi tin rằng Tổng thống Trump đã đúng khi có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Tôi không đồng ý với phương pháp của ông ấy trong nhiều lĩnh vực nhưng nguyên tắc cơ bản là điều đúng đắn” . Ông Blinken tuyên bố sẽ duy trì sức ép lên Trung Quốc về vấn đề thương mại và nhân quyền. Đồng thời, ông nhấn mạnh chính quyền mới sẽ duy trì cam kết giúp Đài Loan đảm bảo năng lực tự vệ. Ông Blinken cũng tán thành việc cựu ngoại trưởng Mike Pompeo nới lỏng những quy định về việc giao thiệp giữa các quan chức Mỹ – Đài Loan.
Hai vị trí chủ chốt khác của ông Biden là giám đốc cơ quan tình báo quốc gia (DNI) Arvil Haines và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng đều nêu rõ lập trường tương tự với Trung Quốc. Khi điều trần trước Ủy ban tình báo thượng viện, bà Haines cho biết sẽ chuyển hướng ưu tiên nguồn lực để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Theo Reuters. “Cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc ngày càng nâng cấp, đáp ứng thực tế trước một Trung Quốc độc đoán và hung hăng. Tôi ủng hộ một lập trường cứng rắn hơn để đối phó” bà Haines nói.
Cùng quan điểm với bà Arvil Haines, ông Austin cũng cho rằng Trung Quốc là “thách thức” đối với quân đội Mỹ. Khi được hỏi về việc quân đội Trung Quốc đặt mục tiêu ngang bằng hoặc vượt Mỹ trong những thập niên tới, ông Austin tự tin tuyên bố: “Nếu được phê chuẩn, tôi sẽ đảm bảo điều đó không bao giờ xảy ra” . Còn ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ “sẽ mang tính cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc”
Như vậy,
trong nhiệm kỳ của mình, nhà lãnh đạo Joe Biden – người nhiều kinh nghiệm về chính sách đối ngoại từ 8 năm phục vụ tại Nhà Trắng và từ việc đi khắp thế giới với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cam kết sẽ tìm cách khôi phục các chuẩn mực quốc tế và đặt nước Mỹ trở lại vị trí hàng đầu.
3. KẾT LUẬN
Từ khi ra đời cho đến nay, chủ nghĩa tự do đã phân hoá thành nhiều trường phái với nhiều khác biệt đáng kể về quan niệm và tư duy. Cùng với thời gian, học thuyết này cũng có những điều chỉnh và du nhập thêm những ý tưởng và lặp luận của các học thuyết chính trị khác để tạo nên những cách tiếp cận cho phù hợp với xã hội và thời đại. Cùng với sự gia tăng của toàn cầu hoá cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và tăng trưởng mậu dịch quốc tế làm cho các quốc gia không thể chỉ dựa vào chính trị quyền lực đơn giản để mà quyết định các vấn đề. Vì thế, cách tiếp cận tự do trong quan hệ quốc tế cũng được gọi là các lý thuyết lệ thuộc lẫn nhau phức tạp. Nó nhấn mạnh mối quan hệ rộng rãi giữa các nước với nhau làm cho khó mà định nghĩa được quyền lợi riêng của một nước và làm giảm đi sự hữu dụng của sức mạnh quân sự.
Mục tiêu của nghiên cứu lý thuyết là tìm kiếm quy luật và hệ quả của các loại hành vi, cũng như lý giải mối quan hệ, cơ chế nhân quả bên trong của mỗi quy luật đó nên việc nghiên cứu lý thuyết chính sách đối ngoại của Mỹ hay một quốc gia cụ thể nào đó là rất cần thiết. Dựa trên nền tảng lý thuyết này, một số nội dung trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia được thiết lập, trong đó có Mỹ. “Có thể nói, chủ nghĩa tự do, mà tiêu biểu là trường phái tự do hiện đại, là một học thuyết đậm chất tư duy Mỹ và cũng là một trong những học thuyết về quan hệ quốc tế phản ánh đặc trưng văn hoá Mỹ sắc nét nhất” . Điều này có thể nhận thấy qua chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo Lao động, “Nhìn lại gần 4 năm nhiệm kỳ của
Tổng thống Donald Trump
để xem ông chủ Nhà Trắng đã thay đổi nước Mỹ thế nào”,
https://laodong.vn/the-gioi/nhin-lai-mot-so-thay-doi-cua-nuoc-my-duoi-thoi-tong-thong-trump-849344.ldo
2.
Báo Lao động Thủ đô, Phạm Huân, “Chính sách đối ngoại 8 điểm dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden”,
https://laodongthudo.vn/chinh-sach-doi-ngoai-8-diem-duoi-thoi-tong-thong-my-joe-biden-119844.html
.
3.
Báo Nhân dân, “Israel ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với UAE, Bahrain”,
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/israel-ky-thoa-thuan-binh-thuong-hoa-quan-he-voi-uae-bahrain-616941/
4.
Báo Kiến thức Tổng hợp, “Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia và châu lục?”,
5.
Báo Quân đội Nhân dân, Lâm Anh, “Những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ”,
https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/nhung-uu-tien-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-653251
6.
Báo Thanh niên, Vi Trân, “Ngoại trưởng Mỹ tương lai ưng việc Tổng thống Trump cứng rắn với Trung Quốc”,
https://thanhnien.vn/the-gioi/ngoai-truong-my-tuong-lai-ung-viec-tong-thong-trump-cung-ran-voi-trung-quoc-1331673.html
.
7.
Báo Thanh Niên, Ngọc Mai, “Nhận diện chính sách đối ngoại mới của Mỹ”,
https://thanhnien.vn/the-gioi/nhan-dien-chinh-sach-doi-ngoai-moi-cua-my-1332008.html
8.
Báo Thanh Niên, Phúc Duy, “Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối đầu Trung Quốc”,
https://thanhnien.vn/the-gioi/my-tuyen-bo-san-sang-doi-dau-trung-quoc-1349698.html
9.
Nguyễn Vĩnh Hằng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, “Chính sách đối ngoại (Foreign policy)”
10.
Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế”, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013.
11.
Nguyễn Thái Yên Hương (chủ biên), Đặc trưng văn hoá Mỹ và sự tác động tới chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb CTQG Sự Thật, HN, 2018.
12.
Hoàng Khắc Nam, “Giáo trình nhập môn Quan hệ quốc tế”, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016.
13.
Hoàng Khắc Nam, “Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế: Những luận điểm chính và sự đóng góp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013), tr.19.
14.
Lê Đình Tĩnh, Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hoá quan hệ đến nay”, Nxb CTQG Sự Thật, 2020.
15.
Trương Minh Huy Vũ, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, “Chủ nghĩa tự do (Liberalism)”,