BÀI TRUYỀN THÔNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ

Trường mẫu giáo Tân Phú được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007 các nhóm lớp được tọa lạc ở các điểm Tân Trị 1, Tân Trị 2, Long Hưng 2, Long Hưng 1. Trường xây dựng ở các điểm gồm nhiều phòng học và các phòng chức năng cùng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ đáp ứng cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo yêu cầu.

Trong những năm gần đây chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non cũng ngày được quan tâm đúng mức. Trong nhiều năm liền, nhà trường  đều đạt danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến”.

         Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành và địa phương. Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Long Mỹ cùng với sự quan tâm phối kết hợp chặt chẽ của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà trường xây dựng môi trường giáo dục sư phạm.

              Trong những năm qua, quy mô trường lớp ngày càng phát triển, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang sạch đẹp, môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Trường có các phòng học đảm bảo quy định, sắp xếp trang trí không gian hợp lý, thẩm mỹ thân thiện.

Môi trường trong lớp học với không gian các phòng học rộng, thoáng mát, không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, cùng các đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp trưng bày góc theo từng chủ đề, chủ điểm, một cách sinh động và hấp dẫn trẻ sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để học tập và phát huy các khả năng của mình.

 

HÌNH ẢNH PHÒNG HỌC

Trong một môi trường xanh – sạch – đẹp, các bé được chăm sóc bởi những giáo viên có trình độ, kinh nghiệm, chế độ sinh hoạt phù hợp với từng lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, ăn uống có thực đơn hợp lý, an toàn, chế biến khoa học. Không những vậy, trường còn chú trọng đến công tác y tế học đường, có nhân viên chuyên trách và thường xuyên phối hợp với các cơ sở y tế có chất lượng trên địa bàn để theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.

 

HÌNH ẢNH CÁC GÓC TRONG LỚP

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng,…) đây có nhiều đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh, không có đồ sắc nhọt, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. Trong khu vui chơi, chúng tôi đã sắp xếp một khoảng trống đủ rộng để trẻ được thỏa sức vận động cùng bạn như leo thang, trượt cầu, chơi ném bóng, chơi xích đu, bò chui qua cổng, chơi bập bênh…. và chơi những trò chơi nhẹ nhàng như chi chi chành chành, chơi ô ăn quan, nu na nu nống….  

 

HÌNH ẢNH TRẺ CHƠI ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI

Ngoài ra, nhà trường còn có một vườn rau xinh xắn để trẻ được cùng cô dạo chơi, để được cùng cô trồng và chăm sóc một số loại rau sau các giờ hoạt động học. Qua những hoạt động này giáo dục trẻ biết yêu lao động và biết trân trọng những sản phẩm do lao động tạo ra.  Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

  

HÌNH ẢNH VƯỜN RAU CỦA BÉ

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1, phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”.         

Bên cạnh việc chăm sóc – giáo dục trẻ, nhà trường phối hợp với lãnh đạo địa phương cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng khang trang hiện đại, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ.

Không chỉ chú trọng chất lượng nuôi dạy trẻ, các cô trong nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến việc rèn đạo đức, nhân cách cho trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường như hình thành thói quen nền nếp, giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, lễ phép trong giao tiếp, chăm sóc bảo vệ cây xanh. Đến trường, ngoài các hoạt động múa hát, kể chuyện, tham gia các trò chơi dân gian, giáo viên còn lồng ghép một cách khéo léo các nội dung an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tất cả các hoạt động cho trẻ.

      Các cuộc vận động, các phong trào thi đua được nhà trường triển khai có hiệu quả. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng đi vào chiều sâu, gắn với những việc làm, những chương trình hành động cụ thể, thiết thực .  

         Qua đó trường cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường, xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.
         

                                                            Nguồn: Nguyễn Thị Diễm My