Bai thuyet trinh hoi thi giao vien gioi tieu hoc – Bài thuyết trình một số biện pháp duy trì sĩ số – StuDocu
Mục Lục
Bài thuyết trình một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Tiểu
học
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy
giỏi” cấp Huyện năm học …, với “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở tiểu
học”.
Kính thưa ban giám khảo!
Duy trì sĩ số học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ học giữa
chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã hội. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một dân
tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa
văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Do đó chúng ta cần làm tốt
công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học để góp phần
xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững.
Mục tiêu của việc duy trì sĩ số sĩ số ở trường tiểu học góp phần vào việc nâng
cao chất lượng học tập của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội phát triển
toàn diện bản thân. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên thực
hiện tốt kế hoạch giáo dục học sinh. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc các em đi học chuyên cần
đóng một phần không nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài
mới tốt hơn. Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách liền
mạch và có hệ thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến
trường.
Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Nắm tình hình của lớp
Phải nói rằng, công tác duy trì sĩ số ở các trường tiểu học vùng nhiều học sinh
dân tộc thiểu số như Trường Tiểu học Y Ngông là công việc thường xuyên, liên
tục và có thành công hay không là nhờ công sức rất lớn của giáo viên chủ
nhiệm. Chính lòng yêu nghề, sự nhiệt tình là động lực giúp giáo viên quan tâm
nhiều hơn đến hiệu quả công việc của mình, trong đó có công tác duy trì sĩ số.
Để thực hiện hiệu quả công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được
tình hình của lớp. Vì vậy, sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với
giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm thông tin của lớp, về những đối tượng học
sinh cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm hơn là những em hay nghỉ học, có nguy
cơ bỏ học…. Thông qua đó, giúp giáo viên chủ nhiệm biết được một số nguyên
nhân dẫn đến học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học như: hoàn cảnh gia đình
các em còn khó khăn, chưa lo đủ cái ăn, cái mặc nên các em phải nghỉ học; gia
đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em; một số em lại không thích
đến trường,..ừ đó giáo viên sẽ tìm ra những biện pháp để động viên học sinh
ra lớp.
Biện pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong’’ trong công tác vận
động học sinh ra lớp
Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều
vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không
chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến
thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao
động, …
viên chủ nhiệm trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của con mình là cầu nối
cần thiết để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học, đảm bảo sĩ
số lớp. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh, nhà
trường, chính quyền thôn buôn, đặc biệt là những những người có uy tín ở địa
phương có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền vận động học sinh ra
lớp.
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Thực tế cho thấy rằng, học yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến học
sinh hay mặc cảm, dễ chán học và bỏ học. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng
học tập ở học sinh. Để làm được điều này, giáo giáo viên không chỉ cần có
chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, hiểu tâm lý học sinh. Người giáo
viên cần phải có cái tâm, có phương pháp dạy học phù hợp, các bài tập dành cho
học sinh phải vừa sức, chú ý động viên là chính để các em dễ tiếp thu bài và
không nảy sinh tâm lý “sợ học” dẫn đến chán học và bỏ học.
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết giáo viên cần thực
hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp, từ đó xây dựng kế hoạch,
điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Phát động các
phong trào thi đua học tập.
Mặt khác, giáo viên cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng cường
sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích được sự khám
phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Cần tránh sự căng thẳng,
khô cứng trong các tiết học làm cho các em chán học dẫn tới bỏ học.
Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh khó khăn về học, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò để các em
xem thầy cô giáo thực sự là chỗ dựa tinh thần, từ đó các em sẽ thích được đến
trường để học tập cùng “người mẹ thứ hai” của mình.
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có tác động không
nhỏ trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần trong các
buổi học thứ hai. Thực tế cho thấy học sinh thường vắng học vào buổi học thứ
hai (không phải buổi giáo viên chủ nhiệm dạy). Có thể vì do hoàn cảnh gia đình
khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập hay có thể do
các em không thích môn học do giáo viên bộ môn dạy,… Vì vậy giáo viên chủ
nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo viên bộ môn đề ra các biện
pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn ở các môn học, từ
đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn.
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà ở đó trẻ được tạo điều
kiện để học tập có kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ, được công bằng và
dân chủ, được phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần. Trường học, lớp học
được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của các em, giúp các em thêm
yêu trường, yêu lớp, hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo
dục.
Môi trường học tập thân thiện phải đảm bảo một số điều kiện như: lớp học phải
đẹp, sạch sẽ, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế luôn được lau chùi và sắp
xếp gọn gàng, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, các thành viên trong lớp
giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
Để xây dựng được môi trường học tập thân thiện, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp phù hợp với lứa tuổi của
mình như: tham gia lao động, vệ sinh trường lớp; trang trí lớp học thân thiện;
chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường; …
Bài thuyết trình một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học
sinh
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy
giỏi” cấp Huyện năm học …, với “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học
sinh”.
Kính thưa ban giám khảo!
Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự
vận dụng mềm, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung
lựa 5 chọn. Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát
âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát âm tự
nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lạc.
Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi
phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác.
Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc
biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứng thú
rèn phát âm đúng… Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng ứng
đối nhanh nhạy, thông minh của giáo viên và chọn phương pháp sửa phát âm sai
cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kỹ năng
nói sao cho chuẩn.
Mục tiêu của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh là các em phải đọc trơn, đọc
thành thạo, đọc đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh luôn có ý thức đọc
đúng đọc hay. Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học
sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai rèn đúng cho thích
hợp.
Thực trạng:
Tôi trực tiếp công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học … đã nhiều năm, trong quá
trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh ở đây, tôi nhận thấy:
Các em còn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, rồi đọc chưa diễn cảm, chưa đúng
ngữ điệu đọc chưa lưu loát, trôi chảy. Các em thường phát âm sai các phụ âm
đầu như đọc lẫn lộn giữa n/ l, phát âm p (pờ) thành b (bờ), s thành x, tr -> ch.
Các lỗi phần vần, âm cuối các em hay mắc như: huệ phát âm thành hệ, hoa ->
ha, xanh -> xăn, ngạt mũi -> ngạc mũi, toàn -> toàng , máy bay -> mái bai,
thỉnh thoảng -> thỉnh thoản, hươu -> hiêu, mưu trí -> miu chí các em còn nói
ngọng như rỡ thành rớ, quyển vở -> quyện vợ, đã -> đá.
Sở dĩ, do các em phát âm sai như vậy, tôi thiết nghĩ là do: Địa phương nằm
trong vùng có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đa phần các em là con nhà
lao động nên việc học tập của các em có phần bị hạn chế, các em chưa được
trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng khi đến lớp. Việc học ở nhà lại chưa có sự kèm
cặp quan tâm của gia đình. Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tập
của các em bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em.
Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi
phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường nâng
cao chất lượng phát âm chuẩn.
Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên
tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em ý thức về
chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn
biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây thanh rung mạnh và có
luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay.
Sai phát âm /n/ nờ – /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, d/gi
và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa lỗi
phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mô tả âm vị và hướng dẫn học
sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi,
khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi không
rung. Sau đó, ta cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la, lo,
lô, lu, lư,… Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu,
nư. Cho học sinh luyện nói câu ”con lươn nó lượn trong lọ, ”cái lọ lộc bình nó
lăn lông lốc ”… Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên
phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi
vào mặt trong của hàm răng. …
- Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm
đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh
nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã
làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm
các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây:
-
Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: sỏi,
thỏi gỏi. Ngã: bã, đã, giã, mã -
Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví
dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở). -
Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh.
- Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực của
thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc (hoặc
thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi.
● Đối với trò:
Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập,
phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn
bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức
luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc
các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo Nhi
Đồng …
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn
cho học sinh”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
được giáo viên giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học. Bên cạnh đó, trong
các buổi sinh hoạt dưới cờ các em luôn được thầy Tổng phụ trách tổ chức các
trò chơi rèn kĩ năng sống cho các em.
2. Khó khăn
-
Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm còn xao
nhãng trong vấn đề quản lí lớp học. -
Giáo viên thường chú trọng về kiến thức còn trong công tác tự quản của cán
bộ lớp thì chưa dạy các em phải làm như thế nào. Nhất là giáo viên dạy lớp 1, 2
thường lo học sinh của mình còn nhỏ nên việc quản lớp giáo viên luôn là người
làm. Vậy nên vai trò của Ban cán bộ lớp không được phát huy, các em không có
cơ hội được thể hiện năng lực lãnh đạo của mình. -
Các em học sinh lớp 2 còn quá nhỏ nên tính tự quản chưa cao, khả năng lãnh
đạo còn hạn chế. Các em thường hay ngại ngùng, e dè, chưa tự tin, chưa mạnh
dạn trước tập thể. Bên cạnh đó, các em thường cả nể khi nhắc nhở các bạn. Khi
gặp những bạn hay chống đối thì các em thấy nản và không muốn làm. Vì vậy
công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và chồng chéo. -
Trong năm học này, việc dạy và học bán trú là điều điều hoàn toàn mới mẻ với
giáo viên và học sinh nên trong công tác quản của giáo viên và tự quản của học
sinh còn gặp rất nhiều khó khăn. -
Một số phụ huynh thấy con làm cán bộ lớp sợ ảnh hưởng đến việc học nên
thường không ủng hộ.
II. BIỆN PHÁP
1. Nội dung thực hiện:
Nâng cao năng lực tự quản của Ban cán bộ lớp trong công tác quản lí lớp học về
nề nếp: trật tự; vệ sinh, xếp hàng; học tập; ăn, ngủ; phong trào thi đua; các cuộc
vận động và hoạt động ngoại khóa. Qua đó tập cho học sinh lớp năng lực quản
lí, lãnh đạo, mạnh dạn và tự tin.
2. Biện pháp thực hiện
2 Tìm hiểu học sinh
- Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm
trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp
của từng em trong ban cán bộ cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới
thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó,
nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình.
2. Bầu Ban cán bộ lớp
-
Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn
và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý
lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí
lớp. -
Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn.
Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân
chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
-
Sau khi bầu cử và chọn được Ban cán bộ lớp, tôi mời các em ra mắt cả lớp để
các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói
thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tôi sẽ đưa lớp
mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tôi nhất định hoàn
thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,… Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm -
Hay trong tiết Hoạt động tập thể đầu tiên, tôi hướng dẫn tỉ mỉ Ban cán bộ lớp
cách tổ chức lớp: Làm gì và Làm như thế nào để các em không thấy bỡ ngỡ khi
tự mình tiến hành. Từ tuần thứ hai trở đi, tôi để các em tự tổ chức, điều khiển để
các em mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.
2. Khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng.
Trong học tập, em nào tích cực và có tiến bộ tôi thưởng một phiếu khen và các
em được tham gia bốc thăm trúng thưởng trong giờ Chào cờ đầu tuần. Các em
sẽ rất vui và cùng nhau thi đua trong học tập. Như vậy nề nếp học tập của cả lớp
sẽ tốt hơn và công việc của lớp phó học tập cũng như các tổ trưởng sẽ thuận lợi
rất nhiều.
Cuối tháng, tôi cho các em bình chọn “Tổ trưởng giỏi” của tháng. Tổ nào thực
hiện tốt thì tổ trưởng được bầu là Tổ trưởng giỏi. Tổ nào thực hiện chưa tốt thì
tổ trưởng tổ khác chỉ ra khuyết điểm và giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp
để các em cố gắng phấn đấu ở tuần sau. Điều này khích lệ tinh thần làm việc
mang tính thi đua của các tổ trưởng.
Trong tháng, nếu lớp 2 lần được Cờ luân lưu thì lớp trưởng và 2 lớp phó cũng
được thưởng phiếu khen.
2. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò và trò – trò
Tôi luôn lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc tôi giao trên tinh
thần thầy phân công- trò hợp tác để các em thấy được công việc mình làm là
không bắt buộc. Tôi luôn khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất.
Nếu hợp lí tôi làm theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trò của
mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn.
Tôi chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt giữa trò với trò. Khi các em hiểu nhau thì
sẽ hợp tác trong mọi công việc. Khi tham gia các trò chơi vận động hoặc các
hoạt động ngoại khóa tôi thường cho các em tham gia tập thể để các em có tinh
thần đoàn kết và hiểu nhau hơn.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp phát huy năng lực
của ban cán bộ lớp”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
đạo đức này không đơn thuần là những hành động ứng xử có được do lặp lại
bằng luyện tập trong nhiều tình huống quen thuộc. Đó phải là những hành động
ứng xử chịu sự kích thích của những động cơ đạo đức đúng đắn.
Như vậy phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ, sự ứng xử này được hình thành do
trẻ rèn luyện những thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức, kiến thức đạo đức. Vì
vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là cung cấp cho trẻ những biểu
tượng và khái niệm đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm đạo đức và tình cảm đạo đức,
rèn luyện kỹ năng và thói quen đạo đức.
Đặc điểm tình hình nhà trường:
a) Nhà trường:
Được sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, được sự giúp đỡ nhiệt
tình có hiệu quả của các cấp các ngành; các bậc phụ huynh học sinh nhiệt tình
luôn tạo điều kiện tốt nhất để các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học.
b) Giáo viên:
Phần lớn là những cán bộ giáo viên có thâm niên từ 5 năm trở lên, 98% là nữ.
Tất cả các đồng chí giáo viên trong trường đều biểu lộ tình đoàn kết thân ái giúp
đỡ lẫn nhau. Các đồng chí xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, tuổi đời,
tuổi nghề cũng có nhiều khác biệt. Cả tập thể ấy mang theo phong tục tập quán
của nhiều địa phương khác nhau, cá tính, năng lực, sở trường khác nhau nhưng
trước yêu cầu của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các đồng chí đã tập
hợp thành một khối xây dựng một tổ ấm đoàn kết nhất trí, khắc phục những mặt
yếu, phát huy những mặt mạnh cùng nhau gánh vác công việc chung để đẩy
mạnh công tác giáo dục của nhà trường.
c) Học sinh:
Toàn trường có … học sinh trong đó: Khối 1 có … em; khối 2 có … em; khối 3
có … em; khối 4 có … em; khối 5 có … Các em hầu hết là con em nhân dân
lao động ở địa phương xã … cũng như nhiều trường khác, đó là một tập thể nam
nữ Thiếu niên Nhi đồng sôi nổi hiếu động, có nhiều mặt tốt cần phát huy nhưng
cũng có những biểu hiện ứng xử chưa hay của một số học sinh cá biệt. Một số
nhỏ học sinh về mặt ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của lớp và của nhà
trường chưa tốt vẫn còn ở rải rác các lớp. Mặt khác, còn có một số không nhỏ
phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, việc học
hành, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của các em còn phó mặc cho nhà trường và
các thầy cô giáo. Trước tình hình này thôi thúc nhà trường phải tập trung suy
nghĩ cải tiến cách dạy, cách giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng nhu
cầu của xã hội hiện nay.
Một số biện pháp được thực hiện:
Các giải pháp giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho học sinh:
Tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn lĩnh hội các Chuẩn mực đạo đức, hành vi
ứng xử và quy tắc hành vi đạo đức một cách hệ thống. Hơn nữa, nhà trường còn
kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử một cách
thường xuyên và có mục đích. Việc giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho học
sinh không tách rời việc giáo dục nhân cách học sinh và có thể thực hiện với
nhiều hình thức thích hợp, đa dạng trong đó nổi bật là các hình thức sau:
a) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh thông qua quá trình đứng lớp
và dạy học các môn học khác
b) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
c) Vận động mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức,hành vi ứng xử cho học
sinh
d) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi
Từ thực tiễn cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học
sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của