Bài thu hoạch Mô đun 8 Tiểu học (6 mẫu)

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 Tiểu học gồm 6 mẫu, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài thu hoạch cuối khóa tập huấn Mô đun 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học của mình.

Với 6 bài thu hoạch Module 8 chủ đề Cảm thông và chia sẻ, An toàn giao thông, Quà tặng yêu thương, Yêu thương gia đình, Trao nhân ái – Nhận yêu thương, Chúng em tham gia giữ gìn trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp, thầy cô sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới phục vụ tập huấn Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài thu hoạch Mô đun 8 THCS, THPT. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:

Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề cảm thông và chia sẻ

TRƯỜNG TH……….

LỚP……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

  • Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
  • Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham hỗ trợ các hoạt động chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
  • Hiểu được truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.

II. Chuẩn bị

  • Nhà trường: Cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với các lực lượng xã hội.
  • Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, hình thức và địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động 1: Kế hoạch nhỏ, tiếp sức đến trường (Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023).

1.1 . Mục tiêu hoạt động

– Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

1.2 . Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

Phương pháp: Thảo luận nhóm

Hình thức: Lồng ghép vào tiết HĐTN và Đạo đức.

1.3 . Đánh giá hoạt động

HS nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2. Hoạt động 2: Phong trào “Bảo hiểm trao em” (Từ tháng 9/2022 đến cuối tháng 12/2022).

2.1 . Mục tiêu hoạt động:

Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung

  • Tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ – Tiếp sức đến trường”.
  • Tuyên truyền trong buổi sinh hoạt dưới cờ, họp CMHS đầu năm, họp Ban đại diện CMHS của trường.

* Phương pháp: Lồng ghép vào tiết SHDC, SHL hàng tuần.

* Hình thức: HS thực hiện nuôi heo đất, thu gom giấy, chai và ly nhựa bán.

2.3 . Đánh giá hoạt động

HS thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

3. Hoạt động 3: Phối hợp với CMHS về phong trào “Bảo hiểm trao em”

3.1. Mục tiêu: Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

HS về vận động cha mẹ, người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.

* Phương pháp: thực hành

* Hình thức:

  • HS về nhà vận động cha mẹ và người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.
  • GV giải thích kế hoạch với phụ huynh về phong trào để hiểu, hỗ trợ, quyên góp.

3.3 Đánh giá hoạt động

HS vận động được cha mẹ và người thân tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

Giáo viên lập kế hoạch

Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề An toàn giao thông

TRƯỜNG TH……….

LỚP……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: “AN TOÀN GIAO THÔNG”

Thời gian thực hiện: Tháng 9

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Mục tiêu:

  • Nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn.
  • Ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
  • Thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.

– Yêu cầu :

  • Hội phụ huynh học sinh cử đại diện tham gia hoạt động.
  • Giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động được BGH nhà trường phê duyệt và gửi các ban ngành cùng phối hợp thực hiện.
  • Đoàn thanh niên và công an tham gia hỗ trợ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về luật giao thông và trải nghiệm thực tế tham gia giao thông.

II. Nội dung chi tiết của hoạt động

1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông.

1.1 Mục tiêu hoạt động

  • Biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn.
  • Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

– Nội dung: Học sinh biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

– Phương thức tổ chức:

* Giáo viên phổ biến Luật giao thông đến học sinh

  • Cho học sinh quan sát các biển báo giao thông để biết các loại biển báo giao thông.
  • Cho học sinh quan sát tranh các hành vi tham gia giao thông và yêu cầu học sinh nêu được những hành vi nào an toàn, hành vi nào chưa an toàn.
  • Học sinh nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

1.3 Đánh giá hoạt động

– 100 % học sinh hiểu được các hành vi nào đảm bảo an toàn và chưa đảm bảo an toàn; nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

2. Hoạt động 2: Tham gia thực hiện các hành vi an toàn giao thông.

2.1 Mục tiêu hoạt động

Học sinh thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.

2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

– Nội dung: Tham gia trải nghiệm thực tế tham gia giao thông trên sân trường.

– Phương thức tổ chức:

* Đoàn thanh niên và công an hướng dẫn và tổ chức trải nghiệm tham gia giao thông an toàn đến học sinh trong Hoạt động trải nghiệm.

  • Học sinh tham gia thi “ Đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh”
  • Cho học sinh trải nghiệm những hành vi tham gia giao thông an toàn.

2.3 Đánh giá hoạt động

– 100 % học sinh trải nghiệm tham gia giao thông an toàn tốt.

3. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn

3.1 Mục tiêu hoạt động

Học sinh rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.

3.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

– Nội dung: Rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.

– Phương thức tổ chức:

* Phụ huynh học sinh rèn luyện thêm kỹ năng tham gia giao thông an toàn

  • Tuyên truyền đến phụ huynh một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn qua buổi Họp phụ huynh, gửi nội dung tuyên truyền qua Zalo lớp.
  • Phụ huynh nhắc học sinh tham gia đội mũ bảo hiểm và thực hiện những hành vi tham gia giao thông an toàn ( rèn luyện kỹ năng đi xe đạp an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,…)

3.3 Đánh giá hoạt động

Học sinh có kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Giáo viên lập kế hoạch

Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề Quà tặng yêu thương

TRƯỜNG TH……….

LỚP……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: QUÀ TẶNG YÊU THƯƠNG

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • Thưc hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • Vân động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

II. Chuẩn bị

  • Nhà trường: cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS.
  • Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Cho đi là niềm vui (Tháng 9/2022)

a. Mục tiêu hoạt động

Nêu đươc những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: Học sinh nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

  • Thảo luận nhóm: Giáo viên cho học sinh xem video, tranh ảnh – Học sinh thảo luận và nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.
  • Lồng ghép vào Hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 6 hàng tuần.

c. Đánh giá hoạt động: Học sinh nêu được nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.

Hoạt động 2: Kế hoạch nhỏ giúp bạn vượt khó (Tháng 10, 11/2022)

a. Mục tiêu hoạt động: Thực hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

  • Các tổ thảo luận và xây dựng được kế hoạch nhỏ để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • Mỗi tổ sẽ tiến hành thực hiện “Kế hoạch nhỏ”. Vào cuối học kì, sẽ tiến hành hội thu trên lớp.
  • Lồng ghép vào môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt tập thể vào thứ Sáu hàng tuần.

c. Đánh giá hoạt động: Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động 3: Quà tặng yêu thương (Tháng 01/2023)

a. Mục tiêu hoạt động: Vận động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

  • Học sinh vận động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.
  • Trao phần quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

  • Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện, trao đổi với cha mẹ học sinh về kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp.
  • Học sinh chia sẻ kế hoạch giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp với cha mẹ, ông bà, người thân để vận động mọi người cùng tham gia thực hiện.
  • Giáo viên chuẩn bị những phần quà để trao cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết nguyên đán (tháng 01/2023).

* Lực lượng phối hợp: Tổng phụ trách, cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, …

c. Đánh giá hoạt động: Học sinh vận động được cha mẹ, ông bà, người thân cùng tham gia vào hoạt động “Quà tặng yêu thương”.

Giáo viên lập kế hoạch

….

>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại