Bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 mới nhất năm 2023

Dưới đây là mẫu viết bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 mới nhất mà Luật Minh Khuê gợi ý cho bạn đọc tham khảo:

1. Phần mở đầu

Qua quá trình tập huấn được học tâph và nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy, cô giáo phụ trách dạy Chương trình bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng II, tôi đã nắm bắt được những nội dung như sau: 

Nắm bắt được xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo duc, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá việc áp dụng những kiến thức về giáo dục tâm sinh lý cho học sinh vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân. Chủ động, tích cực phối hợp với phụ huynh để tăng hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. 

Sau khóa học cần nắm vững và vận dụng tốt những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động những người xung quanh thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước giáo dục nói riêng cũng như các vấn đề xã hội nói chung. 

 

2. Hiện trạng giáo dục tiểu học. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 

– Điểm mạnh: 

+ Có đủ số lượng cán bộ quản lý ở các trường

+ Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trang thiết bị vật chất dạy và học 

+ Giáo viên đảm bảo được chất lượng và số lượng tối thiểu trong công tác giảng dạy

+ Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục tiểu học 

– Điểm yếu

+ Việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên chưa thường xuyên và liên tục 

+ Chưa phân hóa đều giáo viên ở các bộ môn 

+ Việc đánh giá và lưu giữ hồ sơ minh chứng của giáo viên chưa tốt. 

– Cơ hội 

+ Có nhiều dự án đầu tư cho giáo dục (các huyện vùng sâu vùng xa)

+ Được các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm nhiều đến giáo dục 

– Thách thức 

+ Đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục đòi hỏi giáo viên cần nỗ lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục

 

3. Xu thế quốc tế và đổi mới giáo dục

3.1. Vai trò của giáo dục

Đã từ lâu Đảng và nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển đất nước. Giáo dục có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là trong giai đoạn quốc gia cần nhiều lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Lực lượng đào tạo có trình độ chuyên môn cao sẽ là yếu tố sống còn của một nền kinh tế quốc dân để thu hút đầu tư nước ngoài vào việc tạo nên việc làm và của cải cho đất nước. Giáo dục tiểu học được công nhận là cơ sở quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và được coi là công cụ để đạt được những mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông. Nhận thức rõ giáo dục là yếu tố chính góp phần làm tăng trưởng kinh tế cho nên việc tài trợ cho giáo dục phổ thông tại các nước nghèo, chậm phát triển đang được các tổ chức quốc tế được quan tâm đẩy mạnh. 

 

3.2. Xu hướng quốc tế về đổi mới và phát triển chương trình giáo dục phổ thông 

Đổi mới chương trình giáo dục luôn là tâm điểm trong đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác đổi mới chi phối và có tác động to lớn đến nhiều yếu tố khác trong toàn hệ thống giáo dục. Chương trình giáo dục được hiểu đầy đủ nhất bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra kết quả học tập. 

Một số vấn đề cơ bản về chương trình giáo dục phổ thông: 

– Mục tiêu giáo dục giới thiệu mục tiêu chung và mục tiêu từng cấp học

– Chuẩn cấu trúc, cách biểu đạt chuẩn

– Cấu trúc khung; các lĩnh vực môn học; các mạch nội dung lớn

– Xu thế tích hợp và phân hóa; tích hợp chủ yếu là tích hợp các môn khoa học tự nhiên tích hợp với các môn khoa học xã hội. Dạy học phân hóa là xu thế tất yếu của giáo dục Việt Nam. Phân hóa được thực hiện theo hai quá trình phân ban và tự tự chọn. Đối với dạy học phân ban học sinh có thể học theo môn, theo cùng một lĩnh vực, nhóm môn, ngành. Đối với dạy học tự chọn là học sinh được phép lựa chọn học một số môn học, nhóm môn học được đưa ra trong dạy học, tự chọn lại có thể có các hình thức tự chọn khác nhau. Trong giáo dục tiểu học việc học tự chọn có các hình thức như: 

– Học sinh được chọn môn học hoặc modun thuộc các môn sao cho đủ số tín quy định 

– Chọn các môn thuộc các lĩnh vực khác nhau

– Chọn các môn học tùy ý theo danh sách các môn học được đề ra

– Học một số môn học bắt buộc và một số môn tự chọn

– Tổ chức dạy học phân hóa theo hình thức phân ban được một số ít quốc gia áp dụng trong đó có Việt Nam, trong khi đó hình thức tự chọn là xu thế phổ biến hơn. Dạy học phân hóa được thực hiện theo nguyên tắc phân hóa sâu dần. Cụ thể ở cấp Tiểu học quy định học sinh học các môn học bắt buộc, đồng thời có một số hoạt động, chủ đề tự chọn tích hợp với các kĩ năng và kiến thưc của các môn học bắt buộc. Ở cấp THCS học sinh học các môn học bắt buộc, đồng thời cũng có những môn chủ đề tự chọn nhiều hơn cấp Tiểu học. Ở cấp THPT được phân hóa sâu hơn, nhằm tới việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng nghề nghiệp của từng học sinh. Phân luồng trong giáo dục cũng là một hình thức phân hóa. Đa số phân luồn sau THCS và sau THPT một bộ phận đáng kể học sinh tiếp tục theo học các cấp học cao hơn và một số theo học các trường nghề.

Như vây, việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là điều tất yếu và hợp xu thế phát triển của thế giới. 

 

4. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

4.1. Cơ sở pháp lí của việc đổi mới 

Nghị quyết số 29-NQ/TW có hiệu lực từ ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị định số 404/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 27/3/2015 của Thủ ttướng chính phủ về việc phê chuẩn Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khao giáo dục phổ thông 

 

4.2. Cơ sở thực tiễn

– Thế giới đang vận động và thay đổi từng ngày, có rất nhiều thành tự mới của khoa học giáo dục cần bổ sung kịp thời vào chương trình giáo dục. 

– Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn nhiều hạn chế, bất cập chính sau đây: 

+ Chương trình còn mang nặng lý thuyết, chủ yếu là truyền đạt kiến thức, thiếu vận dụng và thực hành. Chương trình này chưa đáp ứng tốt những yêu cầu về hình thành và phat triển phẩm chất và năng lực của học sinh vẫn nặng nề về dạy chữ, chưa coi trọng việc định hướng nghề nghiệp. 

+ Giáo dục tích hợp và phân hóa còn mang tính hình thức chưa đúng và đủ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thực các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng về yêu cầu sư phạm. Một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản còn mang nặng tính lý thuyết hàn lâm. Chưa coi trọng kĩ năng thực hành, việc vận dụng kiến thức chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống. 

+ Việc học chủ yếu diễn ra trên lớp, chưa coi trọng các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoại khóa. Phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu chưa chú trọng cách học chủ động, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. 

+ Các môn học trong chương trình đổi mới được thiết kế chưa đảm bảo tính liên thông. Còn hạn chế trong việc phát huy vai trò tự chủ của nhà trường và tích cực, sáng tạo của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, của học sinh trong học tập; chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của các vùng khó khăn, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chương trình còn thiếu tính hệ thống. 

 

4.3. Những yếu tố cơ bản trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 

a. Đổi mới mục tiêu giáo dục 

– Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh yêu cầu phát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của một học sinh. Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục lên trung học cơ sở. 

– Mục đích của việc đổi mới là để các nhà quản lý kiểm soát chất lượng giáo dục cũng như như phát hiện để điều chỉnh và xây dựng được môi trường giáo dục phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra. 

b. Đổi mới chương trình giáo dục, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực

– Từ trước đến nay chương trình giáo dục về cơ bản vẫn là chương trình tiếp cận nội dung. Tiếp cận nội dung tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Học sinh học được cái gì? Nên chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú ý dạy cách học, nhu cầu, hứng thú của người học.

– Chương trình mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực, đó là cách tiếp cận nêu rõ học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường. 

c. Đổi mới hoạt động giáo dục theo trải nghiệm tiếp cận trải nghiệm sáng tạo là một đổi mới căn bản quan trọng

– Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường, xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động; qua đó phát triển tình cảm, đạo đức các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm, phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân. 

d. Đổi mới đội ngũ giáo viên 

– Gần 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, có tinh thần trách nhiệm và phẩm chất tốt. Tuy nhiên cần tập huấn về đáp ứng yêu cầu của đổi mới: tập huấn về mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức dạy học, kiểm tra – đánh giá quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong chương trình từng môn học.

– Nâng cao năng lực về vận dụng các phương dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng tích hợp phân hóa, phát triển năng lực học sinh. Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng tham vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. 

– Thực hiện và thu hút mọi thành phần xã hội tham gia vào quá trình giáo dục. Giáo dục là công việc của Nhà nước, và của toàn dân. Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Ban đại diện cha mẹ hội học sinh phối hợp chặt chẽ với thầy cô và nhà trường tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong. 

 

5. Đổi mới trong công tác quản lý tạo động lực cho giáo viên

5.1. Bản chất của động lực 

Động lực là các yếu tố bên trong thúc đẩy cá nhân tiến hành nhằm hoạt động thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Động lực được coi là yếu tố bên trọng – yếu tố tâm lý, tuy nhiên yếu tố tâm lý này cũng có thể nảy sinh từ các tác động của yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài tác động đến cá nhân làm nảy sinh yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy hoạt động. Do đó, động lực không chỉ là các yếu tố bên trong mà còn là các yếu tố bên ngoài thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động lao động.

Tạo động lực là quá trình xây dựng, triển khai các chính sách, sử dụng các biện pháp, thủ thuật tác động của người quản lí đến người bị quản lí nhằm khơi gợi các động lực hoạt động của hộ. Bản chất của động lực là quá trình tác động, chuyển hóa và làm kích thích các yếu tố bên ngoài thành động lực tâm lý của người lao động. 

Lao động sư phạm mang đặc điểm là nguồn lao động có trí tuệ cao, lao động có công cụ chủ yếu là nhân cách của người giáo, lao động với sản phẩm lao động là nhân cách người học, lao động có tính khoa học và nghệ thuật. 

 

5.2. Những thách thức đặt ra đối với người giáo viên 

– Đảm nhận nhiều chức năng khác nhau so với trước đây, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục

– Chuyển mạnh từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa nguồn tri thức trong xã hội

– Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong dạy học, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò

– Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại, do vậy cần trang bị thêm các kiến thức cần thiết

– Yêu cầu hợp tác rộng rãi hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên

– Yêu cầu thắt chặt hơn quan hệ với cha mẹ và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

– Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi hơn trong và ngoài nhà trường 

Đây là xu hướng thay đổi trong nghề nghiệp giáo viên, tạo ra những thách thức đối với người quản lý phải biết tạo động lực cho giáo viên. 

 

5.3. Đổi mới phương pháp quản lý tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

Muốn tạo động lực làm việc cho giáo viên thì việc quan trọng hàng đầu là nhận biết nhu cầu của họ. Mỗi cá nhân có nhu cầu có tính thúc đẩy ở các thứ bậc khác nhau. Biện pháp kích thích chỉ có thể đạt hiệu quả khi phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

Trong các phương pháp tạo động lực cho giáo viên thì phương pháp kinh tế là phương pháp quan trọng. Người quản lý phải tạo được động lực thông qua tiền lương, tiền công, tiền thưởng, qua phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ. Sự đảm bảo về lợi ích cho giáo viên giúp họ có thể toàn tâm toàn ý sáng tạo, trách nhiệm hơn trong công tác giáo dục. Nhưng hiện nay mức lương của giáo viên còn đang quá thấp so với các ngành nghề khác, cũng như không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu, ăn uống, sinh hoạt. Và như thế khi cuộc sống khó khăn, đời sống kinh tế eo hẹp thì giáo viên ít có thời gian đầu tư công sức cho việc giảng dạy; cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền dập tắt nhiệt huyết, đam mê. Muốn tạo được động lực cho giáo viên thì người quản lý phải tìm được cách để tạo động lực, khuyến khích đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau để có thể tác động vào kinh tế

Ngoài phương pháp kinh tế, người quản lý còn phải làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Thi đua khen thưởng phải tự nguyện, tự giác, công khai, công bằng. Nghiêm cấm tình trạng khen thưởng, thi đua được chỉ định cho cán bộ quản lý hoặc những tổ trưởng, tổ phó của các ban ngành đoàn thể, điều này gây ra tâm lý chán nản, ỉ lại, không muốn phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Điều này gây ra sự mất công bằng, vậy nên để tạo động lực cần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, an toàn, cởi mở và tạo cơ hội thử thách cho giáo viên được thể hiện bản thân mình làm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục nói riêng và đổi mới đất nước nói chung. 

Trên đây là mẫu bài thu hoạch nâng hạng giáo viên Tiểu học hạng 2 mà công ty Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên tập, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng nội dung chia sẻ trong bài sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!