Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 THPT mới nhất?
Đặt vấn đề? Nội dung các chuyên đề bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp? Phân tích kỹ một chuyên đề cụ thể? Lời kết?
Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 THPT có ý nghĩa quan trọng nâng cao kiến thức bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng cho giáo viên ở bậc trung học phổ thông. Bài thu hoạch là kết quả của khóa bồi dưỡng và những ý kiến đóng góp xây dựng của giáo viên. Dưới đây là bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 THPT mới nhất.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Đặt vấn đề:
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông hạng 2, được Phòng giáo dục và đào tạo Huyện … tổ chức lớp học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên. Việc đăng ký tham gia lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 2 giúp nắm bắt được những xu hướng phát triển giáo dục, đổi mới mô hình trường học, tìm hiểu những mặt hạn chế của mô hình đó. Qua đó, vận dụng những kiến thức, sáng tạo những đường lối, chủ chương của Đảng, Nhà nước và pháp luật để thực hiện tốt nhất các kế hoạch đề ra.
Xem thêm: Bài thu hoạch quốc phòng an ninh mới nhất (Liên hệ bản thân)
2. Nội dung các chuyên đề bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp:
Khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp THPT học viên sẽ được bồi dưỡng khối kiến thức toàn diện, hữu ích từ chính trị, quản lý nhà nước, đạo đức nghề nghiệp, … thông qua các chuyên đề khác nhau. Thông qua các chuyên đề những kiến thức được tiếp thu thì cuối khóa, học viên sẽ nộp lại bài thu hoạch, tóm tắt chuyên đề. Thông thường học viện phải trải qua 10 chuyên đề và bài thu hoạch sẽ có những nội dung như sau:
Qua chương trình bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên hạng II do trường …. tổ chức, tôi đã tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng quý giá từ 10 chuyên đề cụ thể như sau:
Chuyên đề 1. Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước ( bao gồm … tiết, do thầy/cô… dạy)
Tìm hiểu về chuyên đề “Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước” đã cung cấp những kiến thức cơ bản về Nhà nước, hiểu được rõ hơn về hoạt động bộ máy tổ chức nhà nước; các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nước ; các nguyên tắc và các chức năng hành chính của nhà nước; chính sách công và các bước cụ thể trong việc hoạch định chính sách công; quản lý hành chính theo ngành và lãnh thổ…
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách để phát triển giáo dục và đào tạo ( gồm … tiết, do thầy/cô …dạy)
Chuyên đề này mang đến cho người học hiểu biết về bối cảnh trong nước và quốc tế đặt ra cho giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra các kiến thức về đường lối, dự báo xu thế phát triển giáo dục. Từ đó đề ra các quan điểm chỉ đạo và chính sách phát triển cho giáo dục và phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề 3. Quản lí hoạt động giáo dục và chính sách nhằm phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (… tiết, do thầy/cô …… dạy)
Kiến thức chuyên đề nắm bắt cách thức quản lí của nhà nước và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường. Nội dung chuyên đề về quản lý hoạt động giáo dục, ban hành, chỉ đạo thực hiện việc giám sát chất lượng giáo dục, quản lý bồi dưỡng nhà giáo để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, giảm bớt những tiêu cực xảy ra từ môi trường.
Nhằm đảm bảo xây dựng một nền giáo dục phát triển phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với sự đổi mới phát triển của nền giáo dục trên thế giới, chuyên đề này cung cấp cho học viên hệ thống tri thức lí luận cơ bản của quản lí nhà nước về giáo dục và hệ thống của các chính sách nhà nước.
Chuyên đề 4. Công tác tư vấn học sinh trong trường THPT của giáo viên THPT (với … tiết, do thầy/cô …… dạy)
Chuyên đề này gồm các nội dung chủ yếu như sau:
Hiểu được vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh THPT; năm bắt được tâm lý, đặc điểm trong hoạt động học tập và giao tiếp, đặc điểm về sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các đối tượng học sinh THPT.Các vấn đề cần lưu ý về tư vấn học đường cho học sinh THPT như mục tiêu của tư vấn học sinh, nội dung tư vấn, phương pháp tư vấn, kĩ năng tư vấn, các vấn đề tư vấn liên quan đến hướng nghiệp cho học sinh THPT…
Từ việc tư vấn học sinh THPT có ý nghĩa quan trọng: giúp học sinh có thể phát triển được kỹ năng học tập, năng lực và nhân cách; giúp cho giáo viên và các bậc phụ huynh thấu hiểu con em của mỉnh chia sẻ và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề tâm lý mà học sinh mình mắc phải. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và chất lượng giáo dục.
Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy và học, mục tiêu xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THPT (gồm … tiết, do thầy/cô ……. dạy)
Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPT; các giai đoạn để xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THPT. Từ đó hiểu được nội dung của hoạt động dạy học như việc xây dựng nền nếp dạy học; tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy học; tổ chức việc dự giờ; tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên; bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho giáo viên; đổi mới công tác; kết quả đạt được, …
Chuyên đề 6. Kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II ( gồm … tiết, do thầy/cô…….. dạy)
Chuyên đề “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II” nhấn mạnh những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên THPT để theo kịp, hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới, trong chuyên đề giới thiệu các vấn đề cơ bản về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT, và đưa ra các cách thức tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
Qua chuyên đề có thêm hiểu biết về kiến thức cần xác định yêu cầu năng lực giáo viên thế kỉ XXI; về kĩ năng cần vận dụng năng lực, phẩm chất giải quyết khéo léo các lĩnh vực chuyên môn tại trường và các hoạt động xã hội khác..
Vận dụng vào công việc đảm nhận: Với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành giáo dục, xây dựng bảo vệ tổ quốc thì giáo viên cần nhận thức tư tưởng chính trị, chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước. Nghiêm chỉnh chấp hành quy chế của ngành, quy định của trường và kỉ luật lao động của đơn vị đang công tác. Quan trong là đạo đức nghề nghiệp nhà giáo đối với sự nghiệp “trồng người”, là nhà giáo phải có nhân cách, có đạo đức và lối sống lành mạnh, tích cực, luôn có sự phấn đấu vươn lên trong phong trào thi đua nghề nghiệp, có được sự tín nhiệm của đơn vị, của đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh, luôn có thái độ tích cực trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, vận dụng kiến thức tâm lý sư phạm để nắm bắt được tâm lý học sinh, giúp cho quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT (gồm … tiết, do thầy/cô ……. dạy)
Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức bổ ích phương pháp dạy học hiệu quả, dạy học theo định hướng phát triển phù hợp với năng lực;; phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn ở trường THPT.
Qua chuyên đề xác định đúng đắn hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông, định hướng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Vận dụng vào công việc đảm nhận rằng cần phải tạo mối quan hệ tốt với học sinh, tạo cho các em tâm trạng thoải mái nhất khi giao tiếp với thầy cô giáo để phát triển năng lực cho học sinh . Hơn nữa, cần tạo dựng môi trường lớp học thân thiện, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng trường THPT (gồm … tiết, do thầy …….. dạy)
Nội dung chuyên đề này thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn cơ bản; kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; và đề ra các biện pháp kiểm soát; nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT đó.
Hiểu được hoạt động thanh tra và kiểm tra chuyên môn chất lượng trường trung học phổ thông và có thêm kiến thức về thanh tra và kiểm tra trong hoạt động chuyên môn.
Vận dụng vào công việc nhằm xác định rõ mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. Giáo viên chấp hành quy định của ngành về chất lượng ngày, giờ công lao động, thực hiện đúng quy chế chuyên môn, dự giờ lên lớp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp….
Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng cho giáo viên trong trường THPT ( gồm … tiết, do thầy/cô …….. dạy)
Chuyên đề gồm các nội dung về hoạt động tổ chuyên môn với hoạt động chuyên môn bồi dưỡng giáo viên THPT và việc phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Thông qua chuyên đề xác định được chức năng, vai trò, vị trí, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, từng bước xây dựng cơ bản sinh hoạt chuyên môn.
Vận dụng vào công việc cần thường nghiên cứu kĩ tài liệu liên quan đến chuyên môn trước các buổi sinh hoạt, tìm hiểu các nội dung, vấn đề, khó khăn, trăn trở và cách giải quyết những vấn đề.
Chuyên đề 10. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để vừa nâng cao chất lượng giáo dục vừa phát triển trường THPT (gồm … tiết, do thầy/cô……. dạy)
Nội dung cơ bản của chuyên đề là xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập; xây dựng và phát triển môi trường giáo dục, các mỗi quan hệ giữa các nhà trường THPT với các bên liên quan; giữa chính quyền địa phương các cấp với cộng đồng dân cư, cha mẹ học sinh, các cơ sở giáo dục khác, giao lưu giữa các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế.
Hiểu tầm quan trọng công tác xã hội hóa giáo dục. Xác định rõ tư tưởng về công tác xây dựng một môi trường giáo dục học tập, phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan.
Vận dụng vào công việc: tham gia công tác xã hội hóa ở trường và địa phương một cách tích cực, chủ động. Nhằm giáo dục cũng như nâng cao trách nhiệm cho học sinh, thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập ở các trường, lớp, và địa phương để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập và phát triển.
Xem thêm: Một số mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi trải nghiệm thực tế
3. Phân tích kỹ một chuyên đề cụ thể:
Qua nội dung nghiên cứu chuyên đề đầu tiên – chuyên đề 1 về Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước, bản thân tôi nhận thức được những vấn đề cơ bản như sau:
Quản lý nhà nước là quản lý đặc biệt, gắn vói hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, có tính cưỡng chế đối với xã hội và là bộ phận quan trọng quyền lực chính trị của xã hội. Quản lý nhà nước quan trọng trước hết là quản lý các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.
Việc quản lý nhà nước được thực hiện dựa trên các nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước: Hoạt động hành chính nhà nước luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện đường lối, chính sách theo đúng chủ trương của Đảng, phục vụ mục đích xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động hành chính nhà nước là tất yếu.
Thứ hai, nguyên tắc pháp trị trong hành chính là nguyên tắc tối cao của pháp luật, tiến hành các hoạt động của hành chính nhà nước bằng công cụ pháp luật.
Thứ ba, nguyên tắc phục vụ: Bộ máy hành chính nhà nước là bộ máy có vai trò quan trọng, không tách biệt với bộ máy hành chính nhà nước nói chung. Quản lý hành chính nhà nước là công cụ để quản lý trật tự xã hội, cưỡng chế quyền lực nhà nước.
Thứ tư, nguyên tắc hoạt động hiệu quả: hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước phản ánh hiệu quả hoạt động so với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. hoạt động hành chính nhà nước đạt hiệu quả khi hoàn thành mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra.
Từ những hiểu biết về nội dung hoạt động hành chính nhà nước, tôi nhận thấy để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý công việc và thực hiện hiệu quả trong công tác, tôi thấy cần vận dụng vào công việc đảm nhận và đề xuất phương hướng phù hợp với tình hình cụ thể như sau:
Phương hướng 1: ……..
Phương hướng 2: …
Xem thêm: Bài thu hoạch là gì? Cách viết bài thu hoạch với mẫu chuẩn?
4. Lời kết:
Trên đây là nội dung bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 THPT. Bài viết đưa ra những hiểu biết và đóng góp ý kiến cá nhân để định hướng bản thân phát triển trong hoạt động công tác và nhằm phát triển xây dựng hoạt động của đơn vị hiệu quả hơn. Qua bài viết này tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã rất tận tâm trong việc cung cấp cũng kiến thức bổ ích của các chuyên đề để tôi có thể học tập và phát triển bản thân.
…, ngày … tháng … năm 2022
Người viết