Bài thu hoạch buổi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

Download Bài thu hoạch buổi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh miễn phí

Người đã nói : “Đảng phải tuyên truyền chủnghĩa xã hội trong tất cả các nước
thuộc địa, chúng tôi thấy rằng việc Đảng Xã Hội gia nhập Quốc TếIII có nghĩa là Đảng
hứa một cách cụthểrằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề”.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc sáng lập Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Thuộc Địa. Tháng 4-1922, Hội xuất bản báo
“Người cùng khổ” (Le Paria)nhằm đoàn kết, tổchức và hướng dẫn phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ởcác thuộc địa. “Báo Le Paria là vũ khí đểchiến đấu, sứmạng của nó
đã rõ ràng : Giải phóng con người”
Người còn viết một số bài đăng trên báo “Đời sống công nhân”, đặc biệt tác phẩm
“Bản án chế độthực dân Pháp”lên án mạnh mẽchế độthực dân, thức tỉnh lòng yêu nước
của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cảcác bài viết của Người đều được bí mật chuyển
về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Năm 1923 tại Liên Xô, Người hoạt động trong Quốc TếCộng Sản, tham gia nhiều
hội nghị quan trọng, tìm hiểu xã hội Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổchức Đảng kiểu
mới của Lênin, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm của Lênin vềcác vấn đềdân tộc và
thuộc địa. Đặc biệt trong báo cáo tại Đại Hội Quốc TếCộng Sản lần thứ V, Người đã phác
họa phương hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Năm 1924 Người vềTrung Quốc tham gia thành lập nhiều tổchức cách mạng như:
Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (1925), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Á Đông (1925). Người đã xuất bản tuần báo “Thanh Niên” – tờbáo cách mạng đầu tiên
của Việt Nam nhằm truyền bá chủnghĩa Mác – Lênin vềViệt Nam, chuẩn bị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam ; ngoài ra còn có tác phẩm “Đường kách mệnh”- một văn kiện
lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35068/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ọc Kinh Tế TPHCM
Lớp : 001 – K33
Giảng viên hướng dẫn: Tiến Sĩ HOÀNG TRUNG
Họ & tên sinh viên : Dương Đức Huy (12)
Bài thu hoạch môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
(Chi nhánh TPHCM – Bến Nhà Rồng)
I – Vài nét về Bảo Tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TPHCM – Bến Nhà Rồng) :
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh (còn được biết đến với tên gọi
Bến Nhà Rồng) tọa lạc tại số 1 đường Nguyễn
Tất Thành, phường 12, quận 4. Đây là một
đơn vị thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin TP. Hồ
Chí Minh và là một chi nhánh nằm trong hệ
thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm về Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Trước đây là trụ sở của Tổng công ty
vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) –
một trong những công trình đầu tiên do thực
dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài
Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863, được hoàn thành với
lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng
theo kiểu “lưỡng long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Với kiến trúc độc đáo đó nên tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến
Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được
chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi
nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Nơi đây, vào ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất
Thành đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville (với tên Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước.
Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài với biết bao gian khổ khó khăn, nhưng với sự quyết
tâm cùng với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con đường
sẽ giúp nước nhà tìm thấy độc lập tự do – con đường cứu nước theo Chủ Nghĩa Mác-Lênin
– từ đó Hồ Chí Minh đã trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đứng lên làm cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công, lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa.
Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đặc biệt có hàng
trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng, tìm hiểu,
nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có
11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HuyKo
D
t p: /
eh.vn
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 2
II – Sơ lược về thời niên thiếu của Bác :
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày
19/05/1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Song thân
của Người là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan. Chị gái Bác là bà
Nguyễn Thị Thanh và anh trai là ông Nguyễn Sinh Khiêm.
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan
Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
vừa là cha, vừa là người thầy đầu tiên dạy chữ Hán cho Bác. Quê hương Nghệ An – Hà
Tĩnh của Bác vốn là một vùng đất anh dũng, có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm,
là quê hương của nhiều nhà yêu nước, nhà văn hóa vĩ đại như Mai Thúc Loan, Nguyễn
Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu …, đặc biệt là danh nhân văn hóa
Nguyễn Du.
“Vào trạc tuổi 13, tui được nghe những từ Pháp : Tự do – Bình đẳng – Bác ái, và
từ thuở ấy tui rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem có gì ẩn giấu
đằng sau những từ ấy” .
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên
thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và sự thất bại của
những phong trào đấu tranh chống thực dân (phong trào Cần Vương, phong trào Đông
Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh …), Người sớm có chí
đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
“Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tui lúc này thường hỏi nhau ai là
người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác
nghĩ là Anh, có người lại đánh giá là Mỹ. tui thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi
xem xét họ làm ăn ra sao, tui sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Với suy nghĩ đó, Bác đã quyết tâm sẽ ra nước ngoài tìm một con đường cứu nước
cho dân tộc Việt Nam.
III – Quá trình tìm đường cứu nước của Bác :
Ngày 05/06/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã
xuống tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp để sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Người ra đi chỉ mang theo hành trang là đôi bàn tay trắng, một bầu nhiệt huyết của tuổi
trẻ muốn cống hiến cho Tổ quốc và một tấm lòng nồng nàn yêu nước.
HuyKo
D
t p://
ueh.v
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 3
Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ rất hay, gắn liền với sự ra đi của
Bác vào ngày 05/06/1911 (bài thơ Người đi tìm hình của Nước) :
. . .
Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi
Cho tui làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
. . .
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
. . .
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương
. . .
Từ năm 1912 – 1917, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu,
châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc
sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng
thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới.
Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận họp Hội nghị
ở Véc-xây (Pháp) chia lại thị trường thuộc địa thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội
những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị bản “Yêu sách 8 điểm” đòi
quyền dân chủ cơ bản cho nhân dân các nước Đông Dương. Tuy Bản yêu sách không
được bọn đế quốc thừa nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn và đã ảnh hưởng rộng rãi
trong quần chúng Pháp. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học, để giải phóng dân tộc
mình, phải do chính mình quyết định chứ không phải chủ yếu dựa vào nước ngoài.
Năm 1917, Cách Mạng Tháng Mười Nga thành công cùng với sự ra đời của Quốc Tế
III là những sự kiện trọng đại tác động mạnh đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Tháng
07/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
và Người đã tìm thấy ở Chủ Nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp.
“Luận cương của Lênin làm cho tui rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng biết bao. tui
vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tui nói to lên như nói với
quần chúng đ