Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên đầy đủ chi tiết nhất

Sau khi kết thúc mỗi đợt bồi dưỡng thì các giáo viên đều phải tiến hành làm bài thu hoạch. Đây là một trong những cách để tổng kết và báo cáo kết quả học tập. Đấy là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá xếp loại giáo viên. Vậy bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên có những quy định gì? Nội dung ra sao? Dưới đây bài viết sẽ giới thiệu tới các bạn bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và cán bộ quản lý mới nhất.Mục đích là để các bạn có tư liệu tham khảo.

Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên

Những quy định về bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên

Thông tư số 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/11/2019 quy định về bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên đưa ra 3 chương trình bồi dưỡng chính cho các giáo viên. Cụ thể quy định bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên có 3 nội dung chính sau:

Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên

  • Nội dung chương trình 1: Mỗi giáo viên cần đáp ứng thời lượng khoảng 01 tuần/năm học tương ứng với khoảng 40 tiết/năm học
  • Nội dung chương trình 2: Mỗi giáo viên cần đáp ứng thời lượng khoảng 01 tuần/năm học tương ứng với khoảng 40 tiết/năm học.
  • Nội dung Chương trình 3: Mỗi giáo viên cần đáp ứng thời lượng khoảng 01 tuần/năm học tương ứng với 40 tiết/năm học.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên là gì?

Sau khi Kết thúc mỗi đợt bồi dưỡng thì các giáo viên đều phải thực hiện bài thu hoạch. Đây coi như là một cách khách quan nhất để tổng kết, báo cáo kết quả học tập. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên là cơ sở quan trọng để đánh giá một giáo viên.

Nội dung bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên

Cụ thể nội dung bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên có 3 nội dung chính sau:

  • Nội dung chương trình 1: Cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên ngành giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông. 
  • Nội dung chương trình 2: Cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi khu vực khác nhau.
  • Nội dung Chương trình 3: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo dục theo yêu cầu vị trí công tác.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm 2021

Câu 1: Phẩm chất đạo đức của giáo viên trong hiện thực ngày nay. Những bài học từ việc vi phạm đạo đức nhà giáo của giáo viên. Tại sao phải chú trọng phát triển giáo dục đạo đức?

– Phẩm chất đạo đức của giáo viên trong hiện thực ngày nay

Ở Việt Nam chúng ta và cũng như nhiều nước khác. Nghề giáo luôn được mọi người tôn vinh là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Người dạy học đấy được gọi với nhiều cái tên như là thầy giáo, cô giáo hay là người lái đò. Không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, cách để trở thành một người tốt trong xã hội. Xã hội càng tôn trọng nghề dạy học thì càng đòi hỏi rất cao về phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Ngày nay những giáo viên vẫn dữ được những đạo đức đẹp đẽ từ xưa để lại.

Đây là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của nhà giáo Việt Nam. Nó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều em học sinh sau này trở thành một người có ích cho xã hội. Trong những ngày tri ân thầy cô những khẩu hiệu như thầy cô như người mẹ thứ 2 đã không còn xa lạ với chúng ta. Không phải vô cớ mà lại có những phép so sánh đó. Cha mẹ sinh ra chúng ta, dạy cho chúng ta trở thành một người tốt. Thầy cô tuy không sinh ra chúng ta nhưng lại sinh ra tương lai cho chúng ta. Phẩm chất đạo đức của thầy cô thì không ngôn từ nào diễn tả hết được.

– Những bài học từ việc vi phạm đạo đức nhà giáo của các giáo viên

Tuy rất nhiều giáo viên vẫn đang giữ những phẩm chất đáng quý của nghề nhà giáo. Thì không ít những giáo viên đã bị những thực dụng của cuộc sống làm lu mờ đi đạo đức nghề nghiệp. Đã có những trường hợp thầy cô bắt các em học sinh về nhà mình học thêm và mục đích chính là kiếm tiền. Họ đang công nghiệp hóa nghề giáo dục. Nghề cao quý nhất lại bị một số cá nhân đưa ra như một công cụ kiếm tiền. Và còn rất nhiều những trường hợp đáng lên án khác.

Tất cả đều đã bị kỷ luật và đã có trường hợp cho ra khỏi ngành vĩnh viễn.

– Vì sao lại phải rất chú trọng về đạo đức?

Bác Hồ đã có câu có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. Qua câu nói trên thì chúng ta đã biết tầm quan trọng của đạo đức. Một thầy cô có đạo đức tốt sẽ rèn luyện những học sinh có đạo đức tốt. Nhưng một người giáo viên có đạo đức không tốt thì rất có thể tất cả những học sinh ấy rất khó có thể trở thành người có đạo đức tốt. 

Câu 2: Thực trạng về vấn đề an toàn và phòng chống bạo lực học đường hiện nay

– Thực trạng về vấn đề bạo lực học đường hiện nay

Ngày nay một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất là tình trạng bạo lực học đường. Bạo lực học đường đang tác động rất xấu đến tinh thần cũng như là thể xác của các học sinh. Tuổi học sinh là tuổi bồng bột, tuổi muốn thể hiện mình. Mà chưa suy nghĩ được những hậu quả phía sau. Tuổi này rất dễ sinh ra mâu thuẫn cá nhân cũng như tập thể. Nếu nhà trường hay thầy cô mà không phát hiện ra và ngăn chặn. Thì tình trạng bạo lực học đường rất dễ xảy ra. Gần đây có rất nhiều những vụ bạo lực học đường rất nghiêm trọng. Và đã có trường hợp xấu nhất xảy ra là đã có em đã ra đi mãi mãi. Các em còn quá trẻ để nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm. 

– Những biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Hiện nay việc phòng chống bạo lực học đường đang được nhiều nhà trường lưu tâm. Chúng ta có rất nhiều cách để giảm bạo lực học đường. Việc đầu tiên là nên giáo dục các em ngay khi còn nhỏ.Từ xưa ông cha ta đã có câu dạy con từ thuở còn thơ. Vậy nên việc gia đình và nhà trường giáo dục các em từ nhỏ là việc vô cùng cần thiết. Thầy cô nên quan tâm các em nhiều hơn để ngăn chặn mọi tình huống bạo lực xảy ra. Điểm hình là nên gắn nhiều thiết bị camera. Chúng ta hãy cùng chung tay đẩy xa bạo lực học đường.

Cảm ơn tất cả các bạn đã dành chút thời gian để đọc hết bài viết này. Mong rằng các bạn đã có những kiến thức đầy bổ ích