bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 1, 2, 4, 12 – Tài liệu text

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 1, 2, 4, 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 56 trang )

TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX
NĂM HỌC 2015-2016

1

1) Nội dung bồi dưỡng: (Ghi rõ các nội dung bồi dưỡng)
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG I:

* Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở Tiểu học (TH12):
Tự học 13 tiết; học tập trung 18 tiết
– Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục
ở tiểu học.
– Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong
các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
– Kĩ năng lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học
tích hợp.
– Thực hành lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục.
2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 15 tháng 8 năm 2015 đến ngày 31 tháng 10 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng: (ghi rõ BD bằng hình thức tự học hay tập trung. Nếu BD bằng
hình thức tập trung thì nêu rõ địa điểm và họ tên báo cáo viên).

Tự học: 13 tiết; học tập trung theo tổ khối:18 tiết
4. Kết quả đạt được: (Ghi rõ đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức nào)

Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học
tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực
hiện.
Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy nghề
trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học

và module kỹ năng hành nghề. Các module được xây dựng theo quan điểm hướng
đến năng lực thực hiện. Module là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa
lý thuyết và thực hành để học sinh sau khi học xong có năng lực thực hiện được công
việc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các module thực chất là dạy học tích
hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau:
A. Mục đích
– Gắn kết đào tạo với lao động.
– Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động.
– Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực
hoạt động nghề.
– Khuyến kích học sinh học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thức
chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
– Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
– Học sinh tích cực, chủ động, độc lập hơn…
B. Đặc điểm của dạy học tích hợp:
Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:

1. Lấy người học làm trung tâm:
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu
cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định
hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa
học sinh. Dạy học lấy học sinh là trung tâm đòi hỏi học sinh là chủ thể của hoạt động
học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính
mình, học sinh không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng
của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và
sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá
học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi học sinh tự thể hiện mình,
phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm

này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong
nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề.
Sự hợp tác giữa học sinh với học sinh là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là
ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động
nổ lực tìm kiếm kiến thức của học sinh. Còn giáo viên chỉ là người tổ chức và hướng
dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho học sinh tự tìm kiếm kiến thức và phương thức
tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Giáo viên phải dạy cái mà học
sinh cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất
lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà giáo viên có. Quan hệ
giữa giáo viên và học sinh được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau.
Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh có thể chưa chính xác, chưa khoa
học, học sinh có thể căn cứ vào kết luận của giáo viên để tự kiểm tra, đánh giá rút
kinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó
chính là biết cách học.
Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy học sinh là trung tâm, đây là xu
hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống.
2. Định hướng đầu ra
Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lực
thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem học sinh
có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt tiêu chuẩn đầu ra. Như
vậy, học sinh để làm được cái gì đó đòi hỏi có liên quan đến chương trình, còn để làm
tốt công việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kết
quả học tập. Học sinh đạt được những đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi
người. Trong đào tạo, việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong
quá trình đào tạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng
trong một thời gian dài, đồng thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.

Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của học sinh để vận dụng vào công
việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng

và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai trò
của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò tập hợp các hành vi
được mong đợi theo nhiệm vụ, công việc mà người đó sẽ thực hiện thật sự. Do đó,
đòi hỏi giáo viên phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải
hướng dẫn quy trình công nghệ, thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh
nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục,
biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập.
3. Dạy và học các năng lực thực hiện
Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được các
năng lực mà học sinh cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các công việc
nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc phân tích nghề khi
xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình dạy nghề đều được xây
dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản
xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là
phương pháp phân tích nghề hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo
các phương pháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các
module năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng
dạy trong module phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý
thuyết và dạy thực hành, qua đó ở học sinh hình thành một năng lực nào đó hay kỹ
năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của module. Dạy học phải làm cho học
sinh có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy kiến thức lý thuyết
không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát
triển các năng lực thực hành ở mỗi học sinh. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ
thống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật
chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn
đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do
đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức
luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho học sinh hiểu rõ và nắm
vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi

đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch,
quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho học
sinh một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các
nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì
có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, giáo viên phải định hướng, giúp
đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của học sinh. Sự định hướng của giáo
viên góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự phát

triển của học sinh mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Giáo viên vừa
có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho học sinh ở phần
thực hành; đồng thời kích thích, động viên học sinh nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng
thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm
của bản thân.
Trong dạy học tích hợp, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống
thực tế, do đó phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt
ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa
rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Học
sinh cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,…và phân tích đối
tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật,
hiện tượng. Từ đó, học sinh vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp
thực hành. Như vậy, giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn
hướng dẫn các thao tác thực hành.
Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, giáo viên cũng
cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa
đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánh
giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là học sinh phải thực hành được
các công việc giống như người công nhân thực hiện trong thực tế. Việc đánh giá riêng
từng người khi họ hoàn thành công việc, đánh giá không phải là đem so sánh học sinh
này với học sinh khác mà đánh giá dựa trên Chuẩn kiến thức kỹ năng.

C. Kế hoạch học tập tích cực.
1. Bài dạy học tích hợp
a. Bài dạy tích hợp
Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người
học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phần
công việc chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động
nghề nghiệp của họ.
Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọng
nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác
tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng
lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi
sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống nghề nghiệp.
Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau:
– Chương trình đào tạo nghề.
– Module giảng dạy.
– Giáo án tích hợp.
– Đề cương bài giảng theo giáo án.
– Đề kiểm tra.

– Các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng.
Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chức
dạy học tích hợp thành công đó là GV phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp
với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm
bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định.
b. Giáo án tích hợp
Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên
lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống
nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ
học tập. Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc

thù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt
để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ đối
với lao động nghề nghiệp và cuộc sống.
Cấu trúc giáo án tích hợp
Thời gian thực hiện: ………… ……………… ……
GIÁO ÁN SỐ: … ……
Tên bài cũ: ………… ……………… ………………
Thực hiện từ ngày … …… đến ngày … ……
TÊN BÀI: …………………………………………………………………………………………
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
– Sau lhi học xong bài này học sinh có khả năng:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
.
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
I . ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: ………………
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC:
NỘI DUNG

ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP

I. Phần mở đầu: Dẫn nhập:

Giới thiệu tổng quan về bài học. Ví dụ: lịch Lựa
chọn Lựa
chọn
các

sử, vị trí, vai trò, câu chuyện, hình ảnh…liên thời gian phù phương pháp phù
quan đến bài học.
hợp.
hợp.
Lựa chọn các hoạt động phù hợp.

Giới thiêu chủ đề:
– Tên bài học:
– Mục tiêu:
– Nội dung bài học: (Giới thiệu tổng quan về
quy trình công nghệ hoặc trình tự thực hiện
kỹ năng cần đạt được theo mục tiêu của bài
học)
+ Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1)
+ Tiểu kỹ năng 2 (công việc 2)
………………………………
+ Tiểu kỹ năng n (công việc n)
Giải quyết vấn đề:
1. Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1)
a. Lý thuyết liên quan: (chỉ dạy những kiến
thức lý thuyết liên quan đến tiểu kỹ năng 1).
b. Trình tự thực hiện: (hướng dẫn ban đầu
thực hiện tiểu kỹ năng 1).
c. Thực hành: (hướng dẫn thường xuyên thực
hiện tiểu kỹ năng 1).
n. Tiểu kỹ năng n (công việc n)
(Các phần tương tự như thực hiện tiểu kỹ
năng 1).
Kết thúc vấn đề;

– Củng cố kiến thức: (nhấn mạnh các kiến
thức lý thuyết liên quan cần lưu ý).
– Củng cố kỹ năng: (cũng cố các kỹ năng cần
lưu ý; các sai hỏng thường gặp và các cách
khắc phục…)
– Nhận xét về kết quả học tập: (đánh giá về ý
thức và kết quả học tập).
– Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi học sau: (về
kiến thức, về vật tư, dụng cụ…).
Hướng dẫn tự học:
– Hướng dẫn các tài liệu liên quan đến nội
dung của bài học để học sinh tham khảo.
– Hướng dẫn tự rèn luyện.

Lựa
chọn Lựa
chọn
các
thời gian phù phương pháp phù
hợp.
hợp.

Lựa
chọn Lựa chọn các
thời gian phù phương pháp phù
hợp.
hợp.

Lựa
chọn Lựa chọn các

thời gian phù phương pháp phù
hợp.
hợp.

Lựa
chọn Lựa
chọn
các
thời gian phù phương pháp phù
hợp.
hợp.

5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn
vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng)

Sau thời giam học tập và nghiêm cứu, trao đổi cùng đồng chí đồng nghiệp, Bản thân tôi đã
vận dụng Module TH 12 vào thực tế như sau:

– Nghiên cứu chương trình giáo dục Tiểu học, xác định các hình thức mức độ
tích hợp nội dung dạy học trong các môn học và giữa các môn học.
– Tập hợp các tài liệu dạy học tích hợp để tìm ra những nội dung được tích hợp
trong các môn học ở tiểu học.
1. Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo
dục ở tiểu học: Nội dung tích hợp được thể hiện qua việc gắn nội dung môn học với
đời sống thực tiễn, lồng ghép nội dung về dân số, môi trường… trong những nội dung
phù hợp; hướng vào sự hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải
quyết vấn đề. Học sinh tìm tòi, xây dựng kiến thức mới từ kiến thức đã biết và vốn
sống thực tế cuộc sống.
2. Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong

các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
* Có nhiều hình thức tích hợp chương trình khác nhau:
+ Kết hợp lồng ghép: Đây là mức đầu tiên của tích hợp; theo đó những nội
dung nào đó sẽ được kết hợp vào chương trình môn học độc lập có sẵn.
+ Đa môn: Các môn học riêng lẻ nhưng có những chủ đề, vấn đề được tích hợp
vào các môn.
+ Liên môn: Chương tình tạo ra các chủ đề, vấn đề chung nhưng các khái niệm
hoặc các kỹ năng liên môn được chú trọng giữa các môn mà không phải là từng môn
riêng biệt. Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học với nhau thành
một môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từng môn học.
(VD: môn Tiếng Việt – Môn Tự nhiên và xã hội – môn Đạo đức – Kĩ năng
sống…)
* Xác định mức độ tích hợp:
+ Tích hợp theo chiều ngang: là tích hợp theo nguyên tắc đồng quy giữa các
phân môn với nhau, giữa kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, văn
hóa, thiên nhiên, con người và xã hội; giữa kiến thức với kỹ năng, thái độ; giữa các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Tích hợp theo chiều dọc: là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới
những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm cụ thể là: kiến
thức và kỹ năng của lớp trên, cấp học trên bao hàm kiến thức và kỹ năng của lớp
dưới, cấp học dưới nhưng cao hơn và sâu hơn.
3. Kĩ năng lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học
tích hợp.
– Dạy học trong đó kết hợp các phương pháp, các quá trình và hình thức hoạt
động nhằm phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Trong thực hiện dạy học tích hợp, chú trọng
dạy học qua tình huống, học qua các hoạt động, học qua các trải nghiệm, học theo dự

án… Một số phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp kiến tạo, phương pháp

nhóm, phương pháp sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông.. cần được thể hiện trong các môn học một cách linh hoạt
và hiệu quả.
– Các phương pháp dạy học phát huy tích cực của học sinh cần được vận dụng
linh hoạt, tạo điều kiện cho học sinh được khám phá, tìm tòi, đánh giá, thu thập và xử
lý thông tin, giải quyết vấn đề, được làm việc độc lập kết hợp với làm việc hợp tác,
chia sẻ…
– Phương pháp dạy học phù hợp nhất đối với việc dạy học nói chung và dạy
học tích hợp nói riêng là dạy học dựa trên sự khám phá, tìm tòi, liên hệ thực tế….
NỘI DUNG DẠY TÍCH HỢP
GDTNMT BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUA CÁC MÔN HỌC
– Giáo dục cho các em biết biển, đảo Việt Nam có nhiều loài vật (trên cạn và
dưới biển) có ích và quý hiếm trên thế giới.
– Bảo vệ các loài vật có ích, quý hiếm sống trên biển, hải đảo là
giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển , đảo.
Mức độ tích hợp
Địa phưng
Địa Phương
Bài dạy
Nội dung tích hợp
không có
có biển
biển
Bài 14: Bảo vệ loài vật – Bảo vệ các loài vật có ích, quý Toàn phần
Liên hệ
có ích
hiếm trên các vùng biển, đảo Việt
Nam(Cáy Bà, Cô tô, Côn Đảo…)
là giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển, đảo.

– Thực hiện bảo vệ các loài vật
có ích, quý hiếm trên các vùng
biển, đảo
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.

Lớp

Bài dạy

Nội dung tích hợp

Mức độ tích hợp
HS vùng
HS đại trà
có biển
đảo

2

Bài 21-22: Cuộc
sống xung quanh

Kể tên về nghề nghiệp và
nói về những hoạt động
sinh sống của người dân
địa phương; HS có ý
thức gắn bó với quê
hương
Liên hệ với một số loài

thực vật biển (các loài
rong biển, tảo biển, rừng
ngập mặn) đối với HS
vùng biển
Liên hệ một số loài vạt
biển đối với HS vùng
biển
HS biết một số loài vật
biển: Cá mập, cá ngừ,
tôm, sò… một số tài
nguyên biển
Giáo dục cho HS thấy
được muốn cho các loài
vật (sinh vật biển) tồn tại
và phát triển chúng ta
cần giữ sạch nguồn
nước.
HS biết một số loài sinh
vật biển: Cá mập, cá
ngừ, tôm, sò…một nguồn
tài nguyên biển

Bài 26:Một số
loài cây sống
dưới nước

Bài 27: Loài vật
sống ở đâu?
Bài 29: Một số
loài vật sống

nước

Bài 30: Nhận
biết cây cối các
con vật

Liên hệ

Toàn phần

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Bộ phận

Bộ phận

Liên hệ

Liên hệ

MÔN TIẾNG VIỆT

Lớp

Chủ điểm/
tuần

2

12

Sông biển

Bài dạy

Nội dung tích hợp

Tập đọc: Điện
thoại (Giảm
tải)
Tập đọc: Bé HS hiểu thêm về
nhìn biển
phong cảnh biển

Mức độ tích hợp
HS vùng
HS đại
có biển
trà
đảo

Bộ phận

Bộ phận

Sông biển

Sông biển

Tập làm văn: Qua bài tập làm văn
Quan sát
học sinh hiểu thêm về
tranh và trả biển, yêu quý biển
lời câu hỏi
Tập đọc: Cá
sấu sợ cá mập
(Giảm tải)

Toàn phần Toàn phần

Một số kế hoạch bài dạy:

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I) Mục tiêu
– Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân
nơi em sống.
– HS khá giỏi mô tả một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng
nông thôn hay thành thị.
– HS có ý thức gắn bó với quê hương
II) Đồ dùng dạy học
– Tranh minh họa trong SGK
III) Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định lớp
– Hát vui
2) Kiểm tra bài cũ
– HS nhắc lại tựa bài
– An toàn khi đi trên các phương
tiện giao thông.
+ Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, xe máy cần – Bám chắc người ngồi phía
phải làm gì?
trước.
+ Để đảm bảo an toàn khi đi trên ô tô, tàu hỏa,
thuyền bè em cần phải làm gì?
– Không đi lại, nô đùa khi đi trên
– Nhận xét ghi điểm
ô tô, tàu hỏa, thuyền bè.
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học TNXH
bài: Cuộc sống xung quanh.
– Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
– Nhắc lại
– Chia lớp thành 3 nhóm
– HS quan sát tranh SGK và nói về những gì các
em đã nhìn thấy trong tranh.
– Quan sát
+ Tranh trang 44, 45 trong SGK điễn tả cuộc

sống ở đâu?

+ Kể tên các nghề của người dân được vẽ trong
các hình 2 đến hình 8 SGK trang 44, 45.
– HS trình bày
=>Kết luận: Nhũ
=>Kết luận: Những bức tranh trang 44, 45 thể
hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở
nông thôn và các vùng miền khác nhau của đất
nước.
* Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương
– Chia lớp thành 3 nhóm
– Thảo luận về cuộc sống và nghề nghiệp của
người dân ở địa phương em.
– HS thảo luận
– HS trình bày
– Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
+ Hãy kể các nghề ở địa phương em?
– GDHS: Yêu nghề nghiệp của bố mẹ và tôn
trọng bố mẹ, yêu quê hương của mình.
5) Nhận xét – Dặn dò
– Nhận xét tiết học

– Trình bày

– Thảo luận nhóm
– Trình bày

– Kể

-HS chú ý

TẬP ĐỌC
BÉ NHÌN BIỂN

I.Mục đích, yêu cầu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
– Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi hồn nhiên.
– Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng và ngộ nghĩnh như trẻ con (
trả lời được các CH trong SGK; thuộc 3 khổ thơ đầu )
– HS khá – giỏi biết đọc diễn cảm và trả lới ND câu chuyện theo cách hiểu của
mình.
– Giáo dục HS yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
II.Đồ dùng dạy- học.
– GV: Tranh minh hoạ bài trong SGK (nếu có)
Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc
– HS: SGK
*PP/KT: Đọc mẫu, hỏi đáp, thảo luận cặp đôi, trình bày ý kiến cá nhân,….
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

ND – TL
1.Kiểm
tra.
2-3’

Giáo viên
Học sinh
Dự báo thời tiết
— 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời
– Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Dự câu hỏi theo yêu cầu của GV.

báo thời tiết và trả lời câu hỏi về
nội dung của bài.
– Nhận xét, cho điểm HS.

– Hỏi: Trong lớp chúng ta, con
nào đã được đi tắm biển? Khi
được đi biển, các con có suy nghĩ,
tình cảm gì? Hãy kể lại những
điều đó với cả lớp.
– Giới thiệu: Trong bài tập đọc
2.Bài mới. hôm nay, chúng ta sẽ được nhìn
HĐ 1: HD biển qua con mắt của một bạn
luyện đọc. nhỏ.
10-12’
Lần đầu được bố cho ra biển, bạn
nhỏ có những tình cảm, suy nghĩ
gì? Chúng ta cùng học bài hôm
nay để biết được điều này nhé.
– Viết tên bài lên bảng.
– Luyện đọc
a) Đọc mẫu
– GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú
ý: Giọng vui tươi, thích thú.
b) Luyện phát âm
– Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý
phát âm:
– Tìm các tiếng trong bài có thanh
hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t?
(HS trả lời, GV ghi các từ này lên
bảng)

– Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các
từ này. (Tập trung vào các HS
mắc lỗi phát âm)
– Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc
từng câu trong bài.
c) Luyện đọc đoạn
– Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc
từng khổ thơ trước lớp.

– Một số HS trả lời.

– HS đọc lại tên bài.

– Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm
theo.

– Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãi
giằng, bễ, vẫn, trẻ,…

– 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọc
theo tổ, đồng thanh.
– Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1
câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
– Tiếp nối nhau đọc hết bài.
– Lần lượt từng HS đọc trong nhóm.
Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hết
bài.

– Tổ chức cho HS luyện đọc bài

theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4
HS.
– Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.
d) Thi đọc giữa các nhóm
– Tổ chức cho HS thi đọc từng
khổ thơ, đọc cả bài.
e) Đọc đồng thanh
– Tìm hiểu bài
– 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo
HĐ 2: Tìm – Gọi 1 HS đọc chú giải
dõi trang SGK.
hiểu bài.
– HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý
10-12’
– Hỏi: Tìm những câu thơ cho kiến:
thấy biển rất rộng.
Những câu thơ cho thấy biển rất rộng
là:
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế
– Những câu thơ cho thấy biển giống
như trẻ con đó là:
– Những hình ảnh nào cho thấy
Bãi giằng với sóng
biển giống như trẻ con?
Chơi trò kéo co
Lon ta lon ton

– HS cả lớp đọc lại bài và trả lời:
+ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ cho
em thấy biển rất rộng.
+ Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển
– Em thích khổ thơ nào nhất, vì cũng như em, rất trẻ con và rất thích
sao?
chơi kéo co.
+ Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơ
này tả biển rất thật và sinh động.
+ Em thích khổ thơ 4, vì em thích
những con sóng đang chạy lon ton
vui đùa trên biển.
HĐ 3:
– Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện đọc
lại.
– Học thuộc lòng bài thơ
8-10’
– GV treo bảng phụ đã chép sẵn
bài thơ, yêu cầu HS đọc đồng – Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá

3.Củng cố
dặn dò:
2-3’

thanh bài thơ, sau đó xoá dần bài nhân thi đọc cá nhân.
thơ trên bảng cho HS học thuộc
lòng.
– Tổ chức cho HS thi đọc thuộc

lòng bài thơ.
– Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà
đọc lại bài
– Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và
Cá Con.

6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm
giải quyết những nội dung khó này.
Không có.
7. Tự đánh giá :
Qua một thời gian vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học tập ở module TH12 vào
thực tế đơn vị. Bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được 90%

so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được nhà trường phê duyệt
——————————————————————————————————–

B. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG III

MODULE TH1
1. Nội dung bồi dưỡng
* Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học (TH1) 15 tiết: Tự học 8
tiết; học tập trung 7 tiết
– Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học
– Tâm lí học về sự hình thành kĩ năng học tập của học sinh tiểu học
– Tâm lí học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học
2. Thời gian bồi dưỡng:
– Từ ngày 01 tháng 11 đến 30 tháng 11 năm 2015.
3. Hình thức bồi dưỡng:
– Tự học, đọc tài liệu tham khảo.
– Tập trung theo nhóm.

4. Kết quả đạt được:
Trong quá trình học tập bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức cụ thể
sau:

a. Tại sao trẻ cần vận động mỗi ngày?
– Đối với người lớn, thể dục thể thao có lẽ là một vấn đề khá nghiêm túc vì cần
có nơi chốn, giờ giấc rõ ràng, nhưng với, thể dục đơn giản là vui chơi và vận động.
Các trò chơi như đuổi bắt, trốn tìm, rồng rắn lên mây…chính là những hoạt động thể

dục yêu thích của trẻ, thế nên, dù bận bịu thế nào, bạn hãy động viên và sắp xếp để
cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Còn gì hạnh phúc bằng cả gia đình vui
chơi cùng nhau, vừa tạo điều kiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe, vừa gắn kết
tình cảm gia đình.
– Bạn chắc hẳn đã quan sát thấy gương mặt tươi tắn, nụ cười rạng rỡ của trẻ khi
được thỏa sức vận động cùng bạn bè, gia đình. Vì khi được tập thể dục, trẻ sẽ được
giải phóng năng lượng trong cơ thể, sản sinh cảm giác sảng khoái, thoải mái và hăng
say.
– Thêm vào đó, khi trẻ vận động thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu lưu
thông tốt, tăng cường chuyển hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể.
Tham gia các hoạt động thể thao từ bé, trẻ sẽ giảm được nguy cơ nứt gãy xương khi
lớn lên do thể dục thể thao giúp làm tăng mật độ xương tối đa.
– Các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu việc phát triển xương
của các trẻ mỗi ngày đều dành 40 phút tập thể thao so với một nhóm các trẻ khác chỉ
dành 60 phút tập trong 1 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng xương cột sống
của các bé tập thể thao 40 phút mỗi ngày cao hơn các bé có thời gian tập ngắn. Điều
đó cho thấy sự vận động của trẻ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là lượng
canxi khiến cho hệ cơ xương vững chắc hơn, phát triển tốt hơn. Tập thể dục còn giúp
cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu và giữ được dáng vóc đẹp, giảm thiểu nguy cơ bị

béo phì. #3: Con k
– Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ phát hiện ra tập thể dục giúp trẻ ngủ sâu và ngủ
ngon hơn. Bên cạnh đó, vận động thể dục còn tăng cường khả năng miễn dịch cho
trẻ. Những căn bệnh thường hay xảy ra vào thời điểm giao mùa như cúm, sởi, phát
ban… sẽ khó có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ hay tập thể dục.
b. Trẻ vào lớp một:
– Hiểu, nắm vững được những nét đặc trưng về tâm lý của trẻ em lứa tuổi học
sinh tiểu học; biết rõ được đặc điểm của hoạt động học cũa học sinh và hoạt động dạy
của giáo viên. Đồng thời biết rõ được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy,
hoạt động học và sự phát triển tâm lý của học sinh.
– Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tìm hiểu (nghiên
cứu) về học sinh, kỹ năng chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học theo phương pháp
sư phạm phù hợp với đối tượng học sinh.
– Nâng cao trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, yêu quý, tôn trong trẻ em.
(“Yêu nghề mến trẻ”).
– Lớp một được xem là bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu như ở mẫu
giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì khi lên tiểu học, việc học là hoạt động chủ
yếu.

– Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn,
nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo sự phát triển
tâm lý của trẻ cũng đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, hiểu được sự chuyển
biến tâm lý của trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng, sẽ giúp trẻ dễ thích nghi với môi
trường mới, tiếp thu sự giáo dục dễ dàng.
c. Những rào cản tâm lý với trẻ:
– Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập,
khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới
hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt
động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp.

– Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học
nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớn
không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn
kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao, trong khi
đó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và tập trung.
– Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Mặt khác, khi đi
học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia
đình. Đây là những rào cản lớn với trẻ.
– Phụ huynh quan tâm đến con sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các em
như: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũng
cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyên riêng khi cô đang giảng
bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt môn
đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào người
lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểm
kém và việc phạm khuyết điểm của mình ở trường.
– Trẻ gặp khó khăn tâm lý phần nhiều do gia đình thờ ơ, không quan tâm hoặc
quá quan tâm đến trẻ, làm cho các em bối rối khi bước vào và làm quen với môi
trường học mới.
– Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu ở mẫu
giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì lứa tuổi học sinh tiểu học là hoạt động học
tập. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất
là tâm lý. Họat động về mặt chủ đạo sẽ quyết định những nét tâm lý đặc trưng nhất
của lứa tuổi học sinh tiểu học.
– Hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp sẽ kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻ
đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cũng như những
nhà giáo dục nắm được những khó khăn tâm lý của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc
phục, trẻ sẽ thích ứng với họat động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được dễ
dàng hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong học tập và phát triển tốt tâm lý cũng
như nhân cách của trẻ.

– Trong quá trình học, các em đã gặp những khó khăn trong việc thực hiện nội
quy học tập, khả năng điều khiển các hoạt động tâm lý của bản thân còn kém. Các em
chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khi
chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian học tập
giữa các môn sao cho phù hợp. Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô,
bạn bè.
– Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, phải
học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích học. Thậm chí, nếu
người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối
lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao,
trong khi đó hoạt động học tập lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo
và đòi hỏi sự tập trung. Mặt khác, khi đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải
có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đó là những yếu tố tâm lý cản trở họat
động học tập, làm cho học sinh lớp 1 khó thích ứng, kết quả học tập đạt được không
như mong muốn.
Nếu phụ huynh có thời gian quan tâm đến con của mình sẽ nhận thấy những
biểu hiện nổi bật ở các em như không thích đi học hay đi học muộn ( kể cả bố mẹ chở
đến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp), nói chuyên
riêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích
môn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác
học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không
dám nói với bố mẹ về điểm kém và vi phạm khuyết điểm của mình ở trường.
Cha mẹ cần tìm cách khắc phục dần dần nếu trẻ đạt kết quả không tốt ở năm
đầu bậc tiểu học.
– Không ít phụ huynh khó hình dung được rằng bước sang một môi trường học
tập mới, trẻ hoàn toàn lạ lẫm, các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học,
chưa tìm thấy hứng thú trong học tập, những điều mới lạ trong những bài học còn
trừu tượng chưa kích thích được tính tự giác, tích cực của trẻ. Vì thế, trẻ chưa hình
thành được cách thức học tập khoa học và hiệu quả.

– Có những bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng cho con ăn uống, may sắm áo quần và
sách vở là đủ. Trong khi đó, điều trẻ cần là cha mẹ chỉ dẫn các em hiểu rõ nội quy
học tập cần phải làm gì? Làm như thế nào? Làm để được cái gì?
– Ở thời điểm này, điểm số còn quá chung chung đối với trẻ. Tuy nhiên, nhiều
gia đình lại yêu cầu trẻ hàng tuần, hàng tháng phải có một số điểm 10 nhất định, làm
cho trẻ chỉ biết “chạy” theo điểm, để được cha mẹ khen thưởng.
– Một nguyên nhân khác là cách dạy của giáo viên chưa phù hợp, khiến các em
ngỡ ngàng, khó làm quen trước việc dạy của giáo viên mới (không giống như ở mẫu
giáo). Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi công việc của trẻ, nhưng chưa

động viên, khuyến khích kịp thời, làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
luôn có khoảng cách, các em khó gần gũi với giáo viên.
d. Cách giúp trẻ vượt qua bước ngoặt lớp một:
– Chia sẻ cùng trẻ. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những
điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập… thì việc tạo cho trẻ một
tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.
– Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập
mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà.
Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tập
mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổi
hơn, tập thói quen chấp hành nội quy…
– Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia
đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý
thoải mái trong khi học tập.
– Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ,
động viên các em trong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻ
khắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.
– Theo các chuyên gia tâm lý, học sinh lớp 1 khi tiến hành hoạt động học tập
luôn gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định, diễn ra trên nhiều mặt: hiểu biết, thái

độ và thói quen hành vi đạo đức. Rào cản tâm lý trong hoạt động học tập của các em
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
– Trong nhà trường, cần nâng cao hơn nữa quan hệ giao lưu giữa giáo viên và
học sinh, khắc phục cản trở trong quan hệ thầy trò.
– Trong gia đình cần có sự quan tâm đúng mức, cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi
cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá
nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập. Tăng cường
sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các em
trong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục những
khó khăn tâm lý trong học tập ở năm đầu bậc tiểu học.
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn
vị:
Sau khi nghiên cứu và học tập module TH1 tôi đã vận dụng những kiến thức, kĩ năng
đã học tập được vào quá trình thực hiện tại cơ quan như sau:

– Chia sẻ cùng trẻ. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những
điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập… thì việc tạo cho trẻ một
tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.
– Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập
mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà.
Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tập

mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổi
hơn, tập thói quen chấp hành nội quy…
– Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia
đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý
thoải mái trong khi học tập.
– Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ,
động viên các em trong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻ

khắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.
– Theo các chuyên gia tâm lý, học sinh lớp 1 khi tiến hành hoạt động học tập
luôn gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định, diễn ra trên nhiều mặt: hiểu biết, thái
độ và thói quen hành vi đạo đức. Rào cản tâm lý trong hoạt động học tập của các em
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
– Trong nhà trường, cần nâng cao hơn nữa quan hệ giao lưu giữa giáo viên và
học sinh, khắc phục cản trở trong quan hệ thầy trò.
– Trong gia đình cần có sự quan tâm đúng mức, cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi
cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá
nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập. Tăng cường
sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các em
trong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục những
khó khăn tâm lý trong học tập ở năm đầu bậc tiểu học.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải
quyết những nội dung khó này
Cấp trên nên tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong
lĩnh tìm hiểu tâm lý của học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1,2.
7. Tự đánh giá:
Qua một thời gian vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học tập ở module TH1 vào
thực tế đơn vị. Bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được 90%

so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được nhà trường phê duyệt

MODULE TH2
1. Nội dung bồi dưỡng
* Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật hoặc
chậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn (TH2) 15 tiết:; học tập
trung 7 tiết
– Tâm lí của học sinh dân tộc ít người ở địa phương
– Tâm lí của học sinh khuyết tật và chậm phát triển trí tuệ

– Tâm lí của học sinh có hoàn cảnh khó khăn
2. Thời gian bồi dưỡng:
– Từ ngày 01 tháng 12 đến 31 tháng 12 năm 2015.

3. Hình thức bồi dưỡng:
– Tập trung theo nhóm.
– Tự học, đọc tài liệu tham khảo.
4. Kết quả đạt được:

A. Mở đầu:
Giáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,
dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên luôn là
nhiệm vụ hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó là việc dạy học
tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tại
dải đất này, các dân tộc như Jarai, Bahnar…
– Trong tâm lí học lứa tuổi, học sinh lứa tuổi thiếu niên luôn ngự trị quy luật về
tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự
phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách và thể chất. Nhưng thực tế làm
công tác giáo dục tại các xã vùng đặc biệt khó khăn, học sinh là con em đồng bào dân
tộc thiểu thì mỗi người cán bộ GV phải biết những “tâm lí riêng” mà không sách vỡ lí
thuyết nào có thể nhắc tới. Hằng ngày, ngoài việc soạn bài lên lớp là việc vận động duy
trì số lượng, tìm các biện pháp nâng cao chất lượng, người GV còn phải là “Vừa là
thầy giáo, vừa là bạn bè”. Với kinh nghiệm thực tiễn sau đây sẽ giúp những GV mới
chập chững vào nghề đến nhận công tác ở miền núi có những biện pháp giáo dục hợp
lí, đặc biệt là GV chủ nhiệm lớp.
B. Nội dung:
1. Học sinh Tiểu học người dân tộc trước khi đến trường:
– Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dân
tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế cũng có số ít các em được trải qua

sự chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những
mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà
trường Mầm Non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã
không còn theo các em bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng,
người dân ở đây, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới
bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ
hai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng có
khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng
tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Đến trường, đến lớp là các em bước
đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực
trong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến trường.
2. Học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai:
– Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với
các em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn
ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều
kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng

ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần
hội họp, người địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt,
có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ
mẹ đẻ thường trực trong họ. Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ xã, huyện về chủ trì một
cuộc họp nào đó ở làng, bản, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quen
này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá
nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em không
thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ
đó, đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn,
vượt khỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp.
3. Mặc cảm của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường học tiếng Việt:
– Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên, tôi nhận

thấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cái nghèo
luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc,
về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lên
nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống
hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốn
vật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại. Những học sinh tiểu học
người dân tộc thiểu số không có sự hồn nhiên của tuổi trẻ, không chỉ có “ngày hai
buổi đến trường”, các em còn phải miệt mài trên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô,…lo
cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Chúng tôi thật thương
tâm khi nghe nhưng đồng nghiệp đang giảng dạy ở những vùng miền núi Tây Nguyên
tâm sự, rằng “chúng em phải vào tận làng lùng sục các em, đưa các em đến trường.”;
cũng có nhiều giáo viên chia sẻ, “Em phải dùng tiền lương của mình để mua quà ăn,
đồ dùng học tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lại trường. Nhưng có lúc cũng
không thành công!”,… Theo tôi, cái gốc rễ của vấn đề là ở chỗ, cái nghèo truyền kiếp
đã quy định trách nhiệm của các em đối với gia đình. Cái ăn từng bữa còn chưa có,
chưa đủ thì học chữ để làm gì, suy nghĩ của các em và gia đình của các em là vậy! Họ
không hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khó
hiện tại, giúp con người hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, số
lượng học sinh trên lớp học rất ít. Cũng có những hôm thầy giáo cắp cặp tới lớp, rồi
quay về, tìm cách xuống bản, tới từng gia đình học sinh, giảng giải cho các em,
thuyết phục gia đình các em rằng, cần phải dành thời gian cho các em học tập, bởi
các em còn trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, hiệu quả của công việc “tuyên
truyền” này không phải lúc nào cũng như ý, lắm lúc, giáo viên còn phải nhận những
câu trả lời cay nghiệt của phụ huynh khiến cho họ có những giây phút nản lòng.
Một số học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủ
nhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại trường khi

mùa gặt kết thúc. Giáo viên lại phải nhọc công tìm đến tận bản, vận động các em đến
trường.

– Con người là chủ thể nhận thức. Nhận biết về bản thân, về mọi vật xung
quanh là sự sống bản năng của con người. Người dân tộc thiểu số luôn ý thức về
nguồn gốc, về điều kiện sống, hoàn cảnh sống của mình. Chính điều này đã khiến cho
học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số tiếp nhận những kiến thức về tiếng Việt khó khăn,
tạo rào cản ngăn cách hoạt động sống của các em với môi trường xã hội rộng lớn, làm
cho các em khó tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng.
– Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con người đã phát triển
ở một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con người đã biết đặt mình trong nhiều mối
quan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự vươn lên thoát khỏi hoàn
cảnh thực tại nhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc cảm, tự ty thân thế, số
phận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân. Học sinh Tiểu học dân tộc
thiểu số đến trường trong tâm thế “hèn mọn” đó. Các em cũng đã biết nhìn ngắm
những trang phục của các bạn học sinh người Kinh, nhìn lại trang phục của mình. Ỏ
những trường Nội trú, tình trạng trên ít xảy ra, nhưng đối với các trường có cả hai đối
tượng học sinh, người Kinh và người dân tộc thiểu số, tình trạng trên luôn ngầm diễn
ra trong các em. Nếu số lượng học sinh thiểu số nhiều hơn học sinh Kinh thì tình
trạng trên ít xảy ra, còn nếu số lượng học sinh thiểu số ít hơn số lượng học sinh người
Kinh thì tình trạng trên càng diễn ra nặng nề. Trong lớp chắc chắn sẽ có sự phân biệt,
kỳ thị ở hai đối tượng học sinh trên. Một bộ quần áo, một đôi dép hay những phụ kiện
đơn giản khác của các bạn khi đến trường cũng làm cho các em băn khoăn, suy nghĩ
về nhau, so sánh lẫn nhau. Nhiều em học sinh người dân tộc thiểu số chân đất đến
trường, hoặc trong trang phục cũ kỹ, hay với những đồng phục bắt buộc nhàu nát mà
các em không chỉ dành cho đến trường, hay cùng với những cuốn tập bị bỏ quên ngay
sau khi rời lớp. Tâm tư ấy cũng phần nào làm cho tinh thần học tiếng Việt của các em
học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số bị suy giảm.
Như đã phân tích ở trên, chính điều kiện sống như thế đã không tạo cho các em
một môi trường học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng trong
các em ý thức học tập, rèn luyện. Vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏi
là điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ
phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài

giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồng
nghĩa với việc kiềm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trường
giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, “sợ” phải đến
trường. Học tập lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em.
– Đối với các em, tự học là chủ yếu, bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong
gia đình hoặc không có khả năng hướng dẫn, hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn
đốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh sống khó khăn mà gia đình đã không chú

trọng tới việc học của con, em mình. Điều này cho thấy đa số các em không được
nằm trên một cái nền học vấn nhất định nào đó của gia đình. Việc học tập của các em
phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây dựng cho các em.
C. Kết luận:
Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào GV và thực tiễn. Các em thường dễ dàng
nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các em
thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc GV giao, nhiều khi các em
còn bắt chước tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ,.. của GV. Vì vậy, GV phải luôn gần gũi,
đi sâu, đi sát giúp đỡ các em, cố gắng cảm hóa các em bằng sự tận tình chăm sóc của
mình; đồng thời cũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt để dành cho được sự tin yêu
của các em, từ đó phát huy tác dụng giáo dục của mình.
Nắm vững những đặc điểm tâm lí của học sinh gái. Trong học sinh miền núi,
học sinh gái thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ, những em gái lớn trong một lớp thường
thiếu những hoài bão ước mơ cần thiết; cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm
cho các em này bỏ học. Khi một em có ý định bỏ học thường rủ thêm một số em khác
bỏ theo. Từ những đặc điểm trên, trong khi giao tiếp, gặp gỡ riêng với các em học
sinh gái, GV phải thường nói chuyện tâm tình với các em về các vấn đề như vai trò
của người phụ nữ trong xã hội ta hiện nay, những công việc mà người phụ nữ miền
núi phải có trách nhiệm vươn lên để gánh vác, sự cần thiết phải có trình độ văn hóa
tối thiểu trong thời đại ngày nay, đồng thời phân tích cho các em những hạn chế của

người con gái vùng cao nếu đi lấy chồng sớm,…
Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham học
hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. Đa số các em đều là con em các gia đình
có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu thốn. Ngoài việc học, các em
còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp. Tuy nhiên,
mỗi người GV nếu nắm vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh miền núi, con em
đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
5. Bản thân đã vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn dạy học
và giáo dục như thế nào? Kết quả ra sao?
Qua học tập, bồi dưỡng module TH2 bản thân tôi đã vận dụng được những
kiến thức vào trong thực tiễn dạy học, giáo dục như sau:
Khắc phục cho học sinh những lỗi nổi trội đặc biệt trong giao tiếp:
– Rụt rè trong các cuộc giao tiếp, thiếu tự nhiên.
– Sử dụng ngôn từ nhiều khi chưa chuẩn mực trong xưng hô và giao tiếp với
thầy cô, bạn bè và mọi người trong cộng đồng như nói trống không, thiếu chủ ngữ, vị
ngữ, thiếu từ miêu tả, …. Sai lỗi phát âm.

– Bộc trực thẳng thắn trong giao tiếp, e ngại khi chưa quen vì vậy tọa cho các
em được hoạt động bề nổi như: Hoat động Đội – Hoạt động ngoài giờ lên lớp….
Hướng dẫn cho các em sử dụng và trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Việt, Hiểu
bằng tiếng Việt trong các hoạt động giáo tiếp nhằm nâng cao chất lượng học tập của
các em như: đọc sai, viết sai, sử dụng từ ngữ bị đảo lộn cấu trúc…..
6. Các đề xuất (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất để tổ
chức bồi dưỡng đối với những nội dung khó nêu trên):
Qua học tập, bồi dưỡng tôi xin đề xuất cần tổ chức cho giáo viên được giao
lưu, học hỉ giữa các trường bạn trong cụm, huyện.
7. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng vào
thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được

nhà trường phê duyệt)
Qua một thời gian vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học tập ở module TH1 vào
thực tế đơn vị. Bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được 90%

so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được nhà trường phê duyệt.

MODULE TH4
1. Nội dung bồi dưỡng
* Môi trường dạy học lớp ghép (TH4) 15 tiết: Tự học 8 tiết; học tập trung 7.
– Môi trường học tập lớp ghép
– Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh
– Tổ chức sắp xếp thiết bị, đồ dùng trong phòng học ở lớp ghép
– Môi trường dạy học lớp ghép ở một số giờ học
– Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng môi trường dạy học lớp ghép có
hiệu quả.
2. Thời gian bồi dưỡng:
– Từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 01 năm 2016.
3. Hình thức bồi dưỡng:
– Tập trung theo nhóm.
– Tự học, đọc tài liệu tham khảo.
4. Kết quả đạt được:

A. Môi trường học tập lớp ghép
* Lớp ghép:
Dạy học lớp ghép (DHLG) là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV có
trách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến
những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, LG là lớp học gồm HS ở các trình độ
(TĐ) khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ (NTĐ) khác nhau.
Hình thức dạy học LG khác với hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở nước ta hiện
nay ở chỗ trong mỗi LG có một GV, cùng một lúc dạy HS ở các TĐ khác nhau. Định

và module kỹ năng hành nghề. Các module được xây dựng theo quan điểm hướngđến năng lực thực hiện. Module là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữalý thuyết và thực hành để học sinh sau khi học xong có năng lực thực hiện được côngviệc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các module thực chất là dạy học tíchhợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau:A. Mục đích- Gắn kết đào tạo với lao động.- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động.- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lựchoạt động nghề.- Khuyến kích học sinh học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thứcchuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.- Học sinh tích cực, chủ động, độc lập hơn…B. Đặc điểm của dạy học tích hợp:Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:1. Lấy người học làm trung tâm:Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầucơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng địnhhướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóahọc sinh. Dạy học lấy học sinh là trung tâm đòi hỏi học sinh là chủ thể của hoạt độnghọc, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chínhmình, học sinh không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảngcủa giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể vàsinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám pháhọc để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi học sinh tự thể hiện mình,phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhómnày sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trongnhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề.Sự hợp tác giữa học sinh với học sinh là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ làngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ độngnổ lực tìm kiếm kiến thức của học sinh. Còn giáo viên chỉ là người tổ chức và hướngdẫn quá trình học tập, đạo diễn cho học sinh tự tìm kiếm kiến thức và phương thứctìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Giáo viên phải dạy cái mà họcsinh cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chấtlượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà giáo viên có. Quan hệgiữa giáo viên và học sinh được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau.Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh có thể chưa chính xác, chưa khoahọc, học sinh có thể căn cứ vào kết luận của giáo viên để tự kiểm tra, đánh giá rútkinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đóchính là biết cách học.Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy học sinh là trung tâm, đây là xuhướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống.2. Định hướng đầu raĐặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lựcthực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem học sinhcó thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt tiêu chuẩn đầu ra. Nhưvậy, học sinh để làm được cái gì đó đòi hỏi có liên quan đến chương trình, còn để làmtốt công việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kếtquả học tập. Học sinh đạt được những đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗingười. Trong đào tạo, việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trongquá trình đào tạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụngtrong một thời gian dài, đồng thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của học sinh để vận dụng vào côngviệc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượngvà hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai tròcủa người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò tập hợp các hành viđược mong đợi theo nhiệm vụ, công việc mà người đó sẽ thực hiện thật sự. Do đó,đòi hỏi giáo viên phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phảihướng dẫn quy trình công nghệ, thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinhnghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục,biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập.3. Dạy và học các năng lực thực hiệnDạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được cácnăng lực mà học sinh cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các công việcnghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc phân tích nghề khixây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình dạy nghề đều được xâydựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sảnxuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình làphương pháp phân tích nghề hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theocác phương pháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo cácmodule năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảngdạy trong module phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lýthuyết và dạy thực hành, qua đó ở học sinh hình thành một năng lực nào đó hay kỹnăng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của module. Dạy học phải làm cho họcsinh có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy kiến thức lý thuyếtkhông phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự pháttriển các năng lực thực hành ở mỗi học sinh. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệthống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luậtchung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫnđến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Dođó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thứcluyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho học sinh hiểu rõ và nắmvững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học điđôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch,quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho họcsinh một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý cácnguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gìcó thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, giáo viên phải định hướng, giúpđỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của học sinh. Sự định hướng của giáoviên góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự pháttriển của học sinh mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Giáo viên vừacó sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho học sinh ở phầnthực hành; đồng thời kích thích, động viên học sinh nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứngthú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩmcủa bản thân.Trong dạy học tích hợp, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sốngthực tế, do đó phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặtra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưarõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Họcsinh cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,…và phân tích đốitượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật,hiện tượng. Từ đó, học sinh vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương phápthực hành. Như vậy, giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà cònhướng dẫn các thao tác thực hành.Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, giáo viên cũngcần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưađúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánhgiá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là học sinh phải thực hành đượccác công việc giống như người công nhân thực hiện trong thực tế. Việc đánh giá riêngtừng người khi họ hoàn thành công việc, đánh giá không phải là đem so sánh học sinhnày với học sinh khác mà đánh giá dựa trên Chuẩn kiến thức kỹ năng.C. Kế hoạch học tập tích cực.1. Bài dạy học tích hợpa. Bài dạy tích hợpBài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi ngườihọc cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phầncông việc chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt độngnghề nghiệp của họ.Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọngnội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao táctương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành nănglực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏisự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống nghề nghiệp.Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau:- Chương trình đào tạo nghề.- Module giảng dạy.- Giáo án tích hợp.- Đề cương bài giảng theo giáo án.- Đề kiểm tra.- Các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng.Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chứcdạy học tích hợp thành công đó là GV phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợpvới trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảmbảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định.b. Giáo án tích hợpGiáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lênlớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huốngnhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụhọc tập. Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặcthù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạtđể người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ đốivới lao động nghề nghiệp và cuộc sống.Cấu trúc giáo án tích hợpThời gian thực hiện: ………… ……………… ……GIÁO ÁN SỐ: … ……Tên bài cũ: ………… ……………… ………………Thực hiện từ ngày … …… đến ngày … ……TÊN BÀI: …………………………………………………………………………………………MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:- Sau lhi học xong bài này học sinh có khả năng:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:I . ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: ………………II. THỰC HIỆN BÀI HỌC:NỘI DUNGĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁPI. Phần mở đầu: Dẫn nhập:Giới thiệu tổng quan về bài học. Ví dụ: lịch Lựachọn Lựachọncácsử, vị trí, vai trò, câu chuyện, hình ảnh…liên thời gian phù phương pháp phùquan đến bài học.hợp.hợp.Lựa chọn các hoạt động phù hợp.Giới thiêu chủ đề:- Tên bài học:- Mục tiêu:- Nội dung bài học: (Giới thiệu tổng quan vềquy trình công nghệ hoặc trình tự thực hiệnkỹ năng cần đạt được theo mục tiêu của bàihọc)+ Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1)+ Tiểu kỹ năng 2 (công việc 2)………………………………+ Tiểu kỹ năng n (công việc n)Giải quyết vấn đề:1. Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1)a. Lý thuyết liên quan: (chỉ dạy những kiếnthức lý thuyết liên quan đến tiểu kỹ năng 1).b. Trình tự thực hiện: (hướng dẫn ban đầuthực hiện tiểu kỹ năng 1).c. Thực hành: (hướng dẫn thường xuyên thựchiện tiểu kỹ năng 1).n. Tiểu kỹ năng n (công việc n)(Các phần tương tự như thực hiện tiểu kỹnăng 1).Kết thúc vấn đề;- Củng cố kiến thức: (nhấn mạnh các kiếnthức lý thuyết liên quan cần lưu ý).- Củng cố kỹ năng: (cũng cố các kỹ năng cầnlưu ý; các sai hỏng thường gặp và các cáchkhắc phục…)- Nhận xét về kết quả học tập: (đánh giá về ýthức và kết quả học tập).- Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi học sau: (vềkiến thức, về vật tư, dụng cụ…).Hướng dẫn tự học:- Hướng dẫn các tài liệu liên quan đến nộidung của bài học để học sinh tham khảo.- Hướng dẫn tự rèn luyện.Lựachọn Lựachọncácthời gian phù phương pháp phùhợp.hợp.Lựachọn Lựa chọn cácthời gian phù phương pháp phùhợp.hợp.Lựachọn Lựa chọn cácthời gian phù phương pháp phùhợp.hợp.Lựachọn Lựachọncácthời gian phù phương pháp phùhợp.hợp.5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng)Sau thời giam học tập và nghiêm cứu, trao đổi cùng đồng chí đồng nghiệp, Bản thân tôi đãvận dụng Module TH 12 vào thực tế như sau:- Nghiên cứu chương trình giáo dục Tiểu học, xác định các hình thức mức độtích hợp nội dung dạy học trong các môn học và giữa các môn học.- Tập hợp các tài liệu dạy học tích hợp để tìm ra những nội dung được tích hợptrong các môn học ở tiểu học.1. Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáodục ở tiểu học: Nội dung tích hợp được thể hiện qua việc gắn nội dung môn học vớiđời sống thực tiễn, lồng ghép nội dung về dân số, môi trường… trong những nội dungphù hợp; hướng vào sự hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giảiquyết vấn đề. Học sinh tìm tòi, xây dựng kiến thức mới từ kiến thức đã biết và vốnsống thực tế cuộc sống.2. Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trongcác bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.* Có nhiều hình thức tích hợp chương trình khác nhau:+ Kết hợp lồng ghép: Đây là mức đầu tiên của tích hợp; theo đó những nộidung nào đó sẽ được kết hợp vào chương trình môn học độc lập có sẵn.+ Đa môn: Các môn học riêng lẻ nhưng có những chủ đề, vấn đề được tích hợpvào các môn.+ Liên môn: Chương tình tạo ra các chủ đề, vấn đề chung nhưng các khái niệmhoặc các kỹ năng liên môn được chú trọng giữa các môn mà không phải là từng mônriêng biệt. Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học với nhau thànhmột môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từng môn học.(VD: môn Tiếng Việt – Môn Tự nhiên và xã hội – môn Đạo đức – Kĩ năngsống…)* Xác định mức độ tích hợp:+ Tích hợp theo chiều ngang: là tích hợp theo nguyên tắc đồng quy giữa cácphân môn với nhau, giữa kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, vănhóa, thiên nhiên, con người và xã hội; giữa kiến thức với kỹ năng, thái độ; giữa cáckỹ năng nghe, nói, đọc, viết.+ Tích hợp theo chiều dọc: là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mớinhững kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm cụ thể là: kiếnthức và kỹ năng của lớp trên, cấp học trên bao hàm kiến thức và kỹ năng của lớpdưới, cấp học dưới nhưng cao hơn và sâu hơn.3. Kĩ năng lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy họctích hợp.- Dạy học trong đó kết hợp các phương pháp, các quá trình và hình thức hoạtđộng nhằm phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinhmột cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Trong thực hiện dạy học tích hợp, chú trọngdạy học qua tình huống, học qua các hoạt động, học qua các trải nghiệm, học theo dựán… Một số phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp kiến tạo, phương phápnhóm, phương pháp sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông.. cần được thể hiện trong các môn học một cách linh hoạtvà hiệu quả.- Các phương pháp dạy học phát huy tích cực của học sinh cần được vận dụnglinh hoạt, tạo điều kiện cho học sinh được khám phá, tìm tòi, đánh giá, thu thập và xửlý thông tin, giải quyết vấn đề, được làm việc độc lập kết hợp với làm việc hợp tác,chia sẻ…- Phương pháp dạy học phù hợp nhất đối với việc dạy học nói chung và dạyhọc tích hợp nói riêng là dạy học dựa trên sự khám phá, tìm tòi, liên hệ thực tế….NỘI DUNG DẠY TÍCH HỢPGDTNMT BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUA CÁC MÔN HỌC- Giáo dục cho các em biết biển, đảo Việt Nam có nhiều loài vật (trên cạn vàdưới biển) có ích và quý hiếm trên thế giới.- Bảo vệ các loài vật có ích, quý hiếm sống trên biển, hải đảo làgiữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển , đảo.Mức độ tích hợpĐịa phưngĐịa PhươngBài dạyNội dung tích hợpkhông cócó biểnbiểnBài 14: Bảo vệ loài vật – Bảo vệ các loài vật có ích, quý Toàn phầnLiên hệcó íchhiếm trên các vùng biển, đảo ViệtNam(Cáy Bà, Cô tô, Côn Đảo…)là giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môitrường biển, đảo.- Thực hiện bảo vệ các loài vậtcó ích, quý hiếm trên các vùngbiển, đảoMÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.LớpBài dạyNội dung tích hợpMức độ tích hợpHS vùngHS đại tràcó biểnđảoBài 21-22: Cuộcsống xung quanhKể tên về nghề nghiệp vànói về những hoạt độngsinh sống của người dânđịa phương; HS có ýthức gắn bó với quêhươngLiên hệ với một số loàithực vật biển (các loàirong biển, tảo biển, rừngngập mặn) đối với HSvùng biểnLiên hệ một số loài vạtbiển đối với HS vùngbiểnHS biết một số loài vậtbiển: Cá mập, cá ngừ,tôm, sò… một số tàinguyên biểnGiáo dục cho HS thấyđược muốn cho các loàivật (sinh vật biển) tồn tạivà phát triển chúng tacần giữ sạch nguồnnước.HS biết một số loài sinhvật biển: Cá mập, cángừ, tôm, sò…một nguồntài nguyên biểnBài 26:Một sốloài cây sốngdưới nướcBài 27: Loài vậtsống ở đâu?Bài 29: Một sốloài vật sốngnướcBài 30: Nhậnbiết cây cối cáccon vậtLiên hệToàn phầnLiên hệLiên hệLiên hệLiên hệBộ phậnBộ phậnLiên hệLiên hệMÔN TIẾNG VIỆTLớpChủ điểm/tuần12Sông biểnBài dạyNội dung tích hợpTập đọc: Điệnthoại (Giảmtải)Tập đọc: Bé HS hiểu thêm vềnhìn biểnphong cảnh biểnMức độ tích hợpHS vùngHS đạicó biểntràđảoBộ phậnBộ phậnSông biểnSông biểnTập làm văn: Qua bài tập làm vănQuan sáthọc sinh hiểu thêm vềtranh và trả biển, yêu quý biểnlời câu hỏiTập đọc: Cásấu sợ cá mập(Giảm tải)Toàn phần Toàn phầnMột số kế hoạch bài dạy:TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘICUỘC SỐNG XUNG QUANHI) Mục tiêu- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dânnơi em sống.- HS khá giỏi mô tả một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùngnông thôn hay thành thị.- HS có ý thức gắn bó với quê hươngII) Đồ dùng dạy học- Tranh minh họa trong SGKIII) Hoạt động dạy họcHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1) Ổn định lớp- Hát vui2) Kiểm tra bài cũ- HS nhắc lại tựa bài- An toàn khi đi trên các phươngtiện giao thông.+ Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, xe máy cần – Bám chắc người ngồi phíaphải làm gì?trước.+ Để đảm bảo an toàn khi đi trên ô tô, tàu hỏa,thuyền bè em cần phải làm gì?- Không đi lại, nô đùa khi đi trên- Nhận xét ghi điểmô tô, tàu hỏa, thuyền bè.3) Bài mớia) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học TNXHbài: Cuộc sống xung quanh.- Ghi tựa bài* Hoạt động 1: Làm việc với SGK- Nhắc lại- Chia lớp thành 3 nhóm- HS quan sát tranh SGK và nói về những gì cácem đã nhìn thấy trong tranh.- Quan sát+ Tranh trang 44, 45 trong SGK điễn tả cuộcsống ở đâu?+ Kể tên các nghề của người dân được vẽ trongcác hình 2 đến hình 8 SGK trang 44, 45.- HS trình bày=>Kết luận: Nhũ=>Kết luận: Những bức tranh trang 44, 45 thểhiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ởnông thôn và các vùng miền khác nhau của đấtnước.* Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương- Chia lớp thành 3 nhóm- Thảo luận về cuộc sống và nghề nghiệp củangười dân ở địa phương em.- HS thảo luận- HS trình bày- Nhận xét tuyên dương4) Củng cố+ Hãy kể các nghề ở địa phương em?- GDHS: Yêu nghề nghiệp của bố mẹ và tôntrọng bố mẹ, yêu quê hương của mình.5) Nhận xét – Dặn dò- Nhận xét tiết học- Trình bày- Thảo luận nhóm- Trình bày- Kể-HS chú ýTẬP ĐỌCBÉ NHÌN BIỂNI.Mục đích, yêu cầu:Học xong bài này, HS có khả năng:- Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi hồn nhiên.- Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng và ngộ nghĩnh như trẻ con (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 3 khổ thơ đầu )- HS khá – giỏi biết đọc diễn cảm và trả lới ND câu chuyện theo cách hiểu củamình.- Giáo dục HS yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.II.Đồ dùng dạy- học.- GV: Tranh minh hoạ bài trong SGK (nếu có)Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc- HS: SGK*PP/KT: Đọc mẫu, hỏi đáp, thảo luận cặp đôi, trình bày ý kiến cá nhân,….III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:ND – TL1.Kiểmtra.2-3’Giáo viênHọc sinhDự báo thời tiết– 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Dự câu hỏi theo yêu cầu của GV.báo thời tiết và trả lời câu hỏi vềnội dung của bài.- Nhận xét, cho điểm HS.- Hỏi: Trong lớp chúng ta, connào đã được đi tắm biển? Khiđược đi biển, các con có suy nghĩ,tình cảm gì? Hãy kể lại nhữngđiều đó với cả lớp.- Giới thiệu: Trong bài tập đọc2.Bài mới. hôm nay, chúng ta sẽ được nhìnHĐ 1: HD biển qua con mắt của một bạnluyện đọc. nhỏ.10-12’Lần đầu được bố cho ra biển, bạnnhỏ có những tình cảm, suy nghĩgì? Chúng ta cùng học bài hômnay để biết được điều này nhé.- Viết tên bài lên bảng.- Luyện đọca) Đọc mẫu- GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chúý: Giọng vui tươi, thích thú.b) Luyện phát âm- Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ýphát âm:- Tìm các tiếng trong bài có thanhhỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t?(HS trả lời, GV ghi các từ này lênbảng)- Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc cáctừ này. (Tập trung vào các HSmắc lỗi phát âm)- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọctừng câu trong bài.c) Luyện đọc đoạn- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọctừng khổ thơ trước lớp.- Một số HS trả lời.- HS đọc lại tên bài.- Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầmtheo.- Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãigiằng, bễ, vẫn, trẻ,…- 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọctheo tổ, đồng thanh.- Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.- Tiếp nối nhau đọc hết bài.- Lần lượt từng HS đọc trong nhóm.Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hếtbài.- Tổ chức cho HS luyện đọc bàitheo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4HS.- Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.d) Thi đọc giữa các nhóm- Tổ chức cho HS thi đọc từngkhổ thơ, đọc cả bài.e) Đọc đồng thanh- Tìm hiểu bài- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theoHĐ 2: Tìm – Gọi 1 HS đọc chú giảidõi trang SGK.hiểu bài.- HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý10-12’- Hỏi: Tìm những câu thơ cho kiến:thấy biển rất rộng.Những câu thơ cho thấy biển rất rộnglà:Tưởng rằng biển nhỏMà to bằng trờiNhư con sông lớnChỉ có một bờBiển to lớn thế- Những câu thơ cho thấy biển giốngnhư trẻ con đó là:- Những hình ảnh nào cho thấyBãi giằng với sóngbiển giống như trẻ con?Chơi trò kéo coLon ta lon ton- HS cả lớp đọc lại bài và trả lời:+ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ choem thấy biển rất rộng.+ Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển- Em thích khổ thơ nào nhất, vì cũng như em, rất trẻ con và rất thíchsao?chơi kéo co.+ Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơnày tả biển rất thật và sinh động.+ Em thích khổ thơ 4, vì em thíchnhững con sóng đang chạy lon tonvui đùa trên biển.HĐ 3:- Học thuộc lòng bài thơ.Luyện đọclại.- Học thuộc lòng bài thơ8-10’- GV treo bảng phụ đã chép sẵnbài thơ, yêu cầu HS đọc đồng – Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá3.Củng cốdặn dò:2-3’thanh bài thơ, sau đó xoá dần bài nhân thi đọc cá nhân.thơ trên bảng cho HS học thuộclòng.- Tổ chức cho HS thi đọc thuộclòng bài thơ.- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhàđọc lại bài- Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng vàCá Con.6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằmgiải quyết những nội dung khó này.Không có.7. Tự đánh giá :Qua một thời gian vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học tập ở module TH12 vàothực tế đơn vị. Bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được 90%so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được nhà trường phê duyệt——————————————————————————————————–B. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG IIIMODULE TH11. Nội dung bồi dưỡng* Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học (TH1) 15 tiết: Tự học 8tiết; học tập trung 7 tiết- Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học- Tâm lí học về sự hình thành kĩ năng học tập của học sinh tiểu học- Tâm lí học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học2. Thời gian bồi dưỡng:- Từ ngày 01 tháng 11 đến 30 tháng 11 năm 2015.3. Hình thức bồi dưỡng:- Tự học, đọc tài liệu tham khảo.- Tập trung theo nhóm.4. Kết quả đạt được:Trong quá trình học tập bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức cụ thểsau:a. Tại sao trẻ cần vận động mỗi ngày?- Đối với người lớn, thể dục thể thao có lẽ là một vấn đề khá nghiêm túc vì cầncó nơi chốn, giờ giấc rõ ràng, nhưng với, thể dục đơn giản là vui chơi và vận động.Các trò chơi như đuổi bắt, trốn tìm, rồng rắn lên mây…chính là những hoạt động thểdục yêu thích của trẻ, thế nên, dù bận bịu thế nào, bạn hãy động viên và sắp xếp đểcùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Còn gì hạnh phúc bằng cả gia đình vuichơi cùng nhau, vừa tạo điều kiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe, vừa gắn kếttình cảm gia đình.- Bạn chắc hẳn đã quan sát thấy gương mặt tươi tắn, nụ cười rạng rỡ của trẻ khiđược thỏa sức vận động cùng bạn bè, gia đình. Vì khi được tập thể dục, trẻ sẽ đượcgiải phóng năng lượng trong cơ thể, sản sinh cảm giác sảng khoái, thoải mái và hăngsay.- Thêm vào đó, khi trẻ vận động thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu lưuthông tốt, tăng cường chuyển hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơquan trong cơ thể.Tham gia các hoạt động thể thao từ bé, trẻ sẽ giảm được nguy cơ nứt gãy xương khilớn lên do thể dục thể thao giúp làm tăng mật độ xương tối đa.- Các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu việc phát triển xươngcủa các trẻ mỗi ngày đều dành 40 phút tập thể thao so với một nhóm các trẻ khác chỉdành 60 phút tập trong 1 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng xương cột sốngcủa các bé tập thể thao 40 phút mỗi ngày cao hơn các bé có thời gian tập ngắn. Điềuđó cho thấy sự vận động của trẻ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là lượngcanxi khiến cho hệ cơ xương vững chắc hơn, phát triển tốt hơn. Tập thể dục còn giúpcho trẻ phát triển chiều cao tối ưu và giữ được dáng vóc đẹp, giảm thiểu nguy cơ bịbéo phì. #3: Con k- Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ phát hiện ra tập thể dục giúp trẻ ngủ sâu và ngủngon hơn. Bên cạnh đó, vận động thể dục còn tăng cường khả năng miễn dịch chotrẻ. Những căn bệnh thường hay xảy ra vào thời điểm giao mùa như cúm, sởi, phátban… sẽ khó có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ hay tập thể dục.b. Trẻ vào lớp một:- Hiểu, nắm vững được những nét đặc trưng về tâm lý của trẻ em lứa tuổi họcsinh tiểu học; biết rõ được đặc điểm của hoạt động học cũa học sinh và hoạt động dạycủa giáo viên. Đồng thời biết rõ được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy,hoạt động học và sự phát triển tâm lý của học sinh.- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tìm hiểu (nghiêncứu) về học sinh, kỹ năng chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học theo phương phápsư phạm phù hợp với đối tượng học sinh.- Nâng cao trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, yêu quý, tôn trong trẻ em.(“Yêu nghề mến trẻ”).- Lớp một được xem là bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu như ở mẫugiáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì khi lên tiểu học, việc học là hoạt động chủyếu.- Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn,nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo sự phát triểntâm lý của trẻ cũng đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, hiểu được sự chuyểnbiến tâm lý của trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng, sẽ giúp trẻ dễ thích nghi với môitrường mới, tiếp thu sự giáo dục dễ dàng.c. Những rào cản tâm lý với trẻ:- Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập,khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giớihạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạtđộng chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp.- Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, họcnhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớnkhông có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớnkiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao, trong khiđó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và tập trung.- Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Mặt khác, khi đihọc lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với giađình. Đây là những rào cản lớn với trẻ.- Phụ huynh quan tâm đến con sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các emnhư: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũngcố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyên riêng khi cô đang giảngbài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt mônđó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào ngườilớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểmkém và việc phạm khuyết điểm của mình ở trường.- Trẻ gặp khó khăn tâm lý phần nhiều do gia đình thờ ơ, không quan tâm hoặcquá quan tâm đến trẻ, làm cho các em bối rối khi bước vào và làm quen với môitrường học mới.- Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu ở mẫugiáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì lứa tuổi học sinh tiểu học là hoạt động họctập. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhấtlà tâm lý. Họat động về mặt chủ đạo sẽ quyết định những nét tâm lý đặc trưng nhấtcủa lứa tuổi học sinh tiểu học.- Hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp sẽ kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻđúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cũng như nhữngnhà giáo dục nắm được những khó khăn tâm lý của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắcphục, trẻ sẽ thích ứng với họat động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được dễdàng hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong học tập và phát triển tốt tâm lý cũngnhư nhân cách của trẻ.- Trong quá trình học, các em đã gặp những khó khăn trong việc thực hiện nộiquy học tập, khả năng điều khiển các hoạt động tâm lý của bản thân còn kém. Các emchưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khichuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian học tậpgiữa các môn sao cho phù hợp. Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô,bạn bè.- Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, phảihọc nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích học. Thậm chí, nếungười lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khốilượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao,trong khi đó hoạt động học tập lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léovà đòi hỏi sự tập trung. Mặt khác, khi đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phảicó vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đó là những yếu tố tâm lý cản trở họatđộng học tập, làm cho học sinh lớp 1 khó thích ứng, kết quả học tập đạt được khôngnhư mong muốn.Nếu phụ huynh có thời gian quan tâm đến con của mình sẽ nhận thấy nhữngbiểu hiện nổi bật ở các em như không thích đi học hay đi học muộn ( kể cả bố mẹ chởđến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp), nói chuyênriêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thíchmôn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giáchọc (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em khôngdám nói với bố mẹ về điểm kém và vi phạm khuyết điểm của mình ở trường.Cha mẹ cần tìm cách khắc phục dần dần nếu trẻ đạt kết quả không tốt ở nămđầu bậc tiểu học.- Không ít phụ huynh khó hình dung được rằng bước sang một môi trường họctập mới, trẻ hoàn toàn lạ lẫm, các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học,chưa tìm thấy hứng thú trong học tập, những điều mới lạ trong những bài học còntrừu tượng chưa kích thích được tính tự giác, tích cực của trẻ. Vì thế, trẻ chưa hìnhthành được cách thức học tập khoa học và hiệu quả.- Có những bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng cho con ăn uống, may sắm áo quần vàsách vở là đủ. Trong khi đó, điều trẻ cần là cha mẹ chỉ dẫn các em hiểu rõ nội quyhọc tập cần phải làm gì? Làm như thế nào? Làm để được cái gì?- Ở thời điểm này, điểm số còn quá chung chung đối với trẻ. Tuy nhiên, nhiềugia đình lại yêu cầu trẻ hàng tuần, hàng tháng phải có một số điểm 10 nhất định, làmcho trẻ chỉ biết “chạy” theo điểm, để được cha mẹ khen thưởng.- Một nguyên nhân khác là cách dạy của giáo viên chưa phù hợp, khiến các emngỡ ngàng, khó làm quen trước việc dạy của giáo viên mới (không giống như ở mẫugiáo). Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi công việc của trẻ, nhưng chưađộng viên, khuyến khích kịp thời, làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinhluôn có khoảng cách, các em khó gần gũi với giáo viên.d. Cách giúp trẻ vượt qua bước ngoặt lớp một:- Chia sẻ cùng trẻ. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị nhữngđiều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập… thì việc tạo cho trẻ mộttâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.- Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tậpmới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà.Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tậpmới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổihơn, tập thói quen chấp hành nội quy…- Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí giađình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lýthoải mái trong khi học tập.- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ,động viên các em trong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻkhắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.- Theo các chuyên gia tâm lý, học sinh lớp 1 khi tiến hành hoạt động học tậpluôn gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định, diễn ra trên nhiều mặt: hiểu biết, tháiđộ và thói quen hành vi đạo đức. Rào cản tâm lý trong hoạt động học tập của các emdo nhiều nguyên nhân khác nhau.- Trong nhà trường, cần nâng cao hơn nữa quan hệ giao lưu giữa giáo viên vàhọc sinh, khắc phục cản trở trong quan hệ thầy trò.- Trong gia đình cần có sự quan tâm đúng mức, cha mẹ tạo điều kiện thuận lợicho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quánhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập. Tăng cườngsự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các emtrong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục nhữngkhó khăn tâm lý trong học tập ở năm đầu bậc tiểu học.5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị:Sau khi nghiên cứu và học tập module TH1 tôi đã vận dụng những kiến thức, kĩ năngđã học tập được vào quá trình thực hiện tại cơ quan như sau:- Chia sẻ cùng trẻ. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị nhữngđiều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập… thì việc tạo cho trẻ mộttâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.- Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tậpmới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà.Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tậpmới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổihơn, tập thói quen chấp hành nội quy…- Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí giađình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lýthoải mái trong khi học tập.- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ,động viên các em trong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻkhắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.- Theo các chuyên gia tâm lý, học sinh lớp 1 khi tiến hành hoạt động học tậpluôn gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định, diễn ra trên nhiều mặt: hiểu biết, tháiđộ và thói quen hành vi đạo đức. Rào cản tâm lý trong hoạt động học tập của các emdo nhiều nguyên nhân khác nhau.- Trong nhà trường, cần nâng cao hơn nữa quan hệ giao lưu giữa giáo viên vàhọc sinh, khắc phục cản trở trong quan hệ thầy trò.- Trong gia đình cần có sự quan tâm đúng mức, cha mẹ tạo điều kiện thuận lợicho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quánhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập. Tăng cườngsự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các emtrong suốt quá trình học tập… là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục nhữngkhó khăn tâm lý trong học tập ở năm đầu bậc tiểu học.6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giảiquyết những nội dung khó nàyCấp trên nên tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm tronglĩnh tìm hiểu tâm lý của học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1,2.7. Tự đánh giá:Qua một thời gian vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học tập ở module TH1 vàothực tế đơn vị. Bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được 90%so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được nhà trường phê duyệtMODULE TH21. Nội dung bồi dưỡng* Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật hoặcchậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn (TH2) 15 tiết:; học tậptrung 7 tiết- Tâm lí của học sinh dân tộc ít người ở địa phương- Tâm lí của học sinh khuyết tật và chậm phát triển trí tuệ- Tâm lí của học sinh có hoàn cảnh khó khăn2. Thời gian bồi dưỡng:- Từ ngày 01 tháng 12 đến 31 tháng 12 năm 2015.3. Hình thức bồi dưỡng:- Tập trung theo nhóm.- Tự học, đọc tài liệu tham khảo.4. Kết quả đạt được:A. Mở đầu:Giáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên luôn lànhiệm vụ hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó là việc dạy họctiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tạidải đất này, các dân tộc như Jarai, Bahnar…- Trong tâm lí học lứa tuổi, học sinh lứa tuổi thiếu niên luôn ngự trị quy luật vềtính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sựphát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách và thể chất. Nhưng thực tế làmcông tác giáo dục tại các xã vùng đặc biệt khó khăn, học sinh là con em đồng bào dântộc thiểu thì mỗi người cán bộ GV phải biết những “tâm lí riêng” mà không sách vỡ líthuyết nào có thể nhắc tới. Hằng ngày, ngoài việc soạn bài lên lớp là việc vận động duytrì số lượng, tìm các biện pháp nâng cao chất lượng, người GV còn phải là “Vừa làthầy giáo, vừa là bạn bè”. Với kinh nghiệm thực tiễn sau đây sẽ giúp những GV mớichập chững vào nghề đến nhận công tác ở miền núi có những biện pháp giáo dục hợplí, đặc biệt là GV chủ nhiệm lớp.B. Nội dung:1. Học sinh Tiểu học người dân tộc trước khi đến trường:- Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dântộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế cũng có số ít các em được trải quasự chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như nhữngmẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói màtrường Mầm Non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đãkhông còn theo các em bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng,người dân ở đây, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giớibên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứhai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng cókhi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằngtiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Đến trường, đến lớp là các em bướcđến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trựctrong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến trường.2. Học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai:- Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối vớicác em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngônngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điềukiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụngngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lầnhội họp, người địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt,có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữmẹ đẻ thường trực trong họ. Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ xã, huyện về chủ trì mộtcuộc họp nào đó ở làng, bản, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quennày trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cánhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em khôngthể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từđó, đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn,vượt khỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp.3. Mặc cảm của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường học tiếng Việt:- Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên, tôi nhậnthấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cái nghèoluôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc,về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lênnhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sốnghiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốnvật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại. Những học sinh tiểu họcngười dân tộc thiểu số không có sự hồn nhiên của tuổi trẻ, không chỉ có “ngày haibuổi đến trường”, các em còn phải miệt mài trên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô,…locho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Chúng tôi thật thươngtâm khi nghe nhưng đồng nghiệp đang giảng dạy ở những vùng miền núi Tây Nguyêntâm sự, rằng “chúng em phải vào tận làng lùng sục các em, đưa các em đến trường.”;cũng có nhiều giáo viên chia sẻ, “Em phải dùng tiền lương của mình để mua quà ăn,đồ dùng học tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lại trường. Nhưng có lúc cũngkhông thành công!”,… Theo tôi, cái gốc rễ của vấn đề là ở chỗ, cái nghèo truyền kiếpđã quy định trách nhiệm của các em đối với gia đình. Cái ăn từng bữa còn chưa có,chưa đủ thì học chữ để làm gì, suy nghĩ của các em và gia đình của các em là vậy! Họkhông hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khóhiện tại, giúp con người hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, sốlượng học sinh trên lớp học rất ít. Cũng có những hôm thầy giáo cắp cặp tới lớp, rồiquay về, tìm cách xuống bản, tới từng gia đình học sinh, giảng giải cho các em,thuyết phục gia đình các em rằng, cần phải dành thời gian cho các em học tập, bởicác em còn trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, hiệu quả của công việc “tuyêntruyền” này không phải lúc nào cũng như ý, lắm lúc, giáo viên còn phải nhận nhữngcâu trả lời cay nghiệt của phụ huynh khiến cho họ có những giây phút nản lòng.Một số học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủnhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại trường khimùa gặt kết thúc. Giáo viên lại phải nhọc công tìm đến tận bản, vận động các em đếntrường.- Con người là chủ thể nhận thức. Nhận biết về bản thân, về mọi vật xungquanh là sự sống bản năng của con người. Người dân tộc thiểu số luôn ý thức vềnguồn gốc, về điều kiện sống, hoàn cảnh sống của mình. Chính điều này đã khiến chohọc sinh Tiểu học dân tộc thiểu số tiếp nhận những kiến thức về tiếng Việt khó khăn,tạo rào cản ngăn cách hoạt động sống của các em với môi trường xã hội rộng lớn, làmcho các em khó tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng.- Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con người đã phát triểnở một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con người đã biết đặt mình trong nhiều mốiquan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự vươn lên thoát khỏi hoàncảnh thực tại nhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc cảm, tự ty thân thế, sốphận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân. Học sinh Tiểu học dân tộcthiểu số đến trường trong tâm thế “hèn mọn” đó. Các em cũng đã biết nhìn ngắmnhững trang phục của các bạn học sinh người Kinh, nhìn lại trang phục của mình. Ỏnhững trường Nội trú, tình trạng trên ít xảy ra, nhưng đối với các trường có cả hai đốitượng học sinh, người Kinh và người dân tộc thiểu số, tình trạng trên luôn ngầm diễnra trong các em. Nếu số lượng học sinh thiểu số nhiều hơn học sinh Kinh thì tìnhtrạng trên ít xảy ra, còn nếu số lượng học sinh thiểu số ít hơn số lượng học sinh ngườiKinh thì tình trạng trên càng diễn ra nặng nề. Trong lớp chắc chắn sẽ có sự phân biệt,kỳ thị ở hai đối tượng học sinh trên. Một bộ quần áo, một đôi dép hay những phụ kiệnđơn giản khác của các bạn khi đến trường cũng làm cho các em băn khoăn, suy nghĩvề nhau, so sánh lẫn nhau. Nhiều em học sinh người dân tộc thiểu số chân đất đếntrường, hoặc trong trang phục cũ kỹ, hay với những đồng phục bắt buộc nhàu nát màcác em không chỉ dành cho đến trường, hay cùng với những cuốn tập bị bỏ quên ngaysau khi rời lớp. Tâm tư ấy cũng phần nào làm cho tinh thần học tiếng Việt của các emhọc sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số bị suy giảm.Như đã phân tích ở trên, chính điều kiện sống như thế đã không tạo cho các emmột môi trường học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng trongcác em ý thức học tập, rèn luyện. Vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏilà điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợphải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoàigiờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồngnghĩa với việc kiềm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trườnggiáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, “sợ” phải đếntrường. Học tập lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em.- Đối với các em, tự học là chủ yếu, bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân tronggia đình hoặc không có khả năng hướng dẫn, hoặc không có ý thức trách nhiệm đônđốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh sống khó khăn mà gia đình đã không chútrọng tới việc học của con, em mình. Điều này cho thấy đa số các em không đượcnằm trên một cái nền học vấn nhất định nào đó của gia đình. Việc học tập của các emphải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường.Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây dựng cho các em.C. Kết luận:Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào GV và thực tiễn. Các em thường dễ dàngnghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các emthường quyết tâm thực hiện cho được những công việc GV giao, nhiều khi các emcòn bắt chước tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ,.. của GV. Vì vậy, GV phải luôn gần gũi,đi sâu, đi sát giúp đỡ các em, cố gắng cảm hóa các em bằng sự tận tình chăm sóc củamình; đồng thời cũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt để dành cho được sự tin yêucủa các em, từ đó phát huy tác dụng giáo dục của mình.Nắm vững những đặc điểm tâm lí của học sinh gái. Trong học sinh miền núi,học sinh gái thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ, những em gái lớn trong một lớp thườngthiếu những hoài bão ước mơ cần thiết; cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làmcho các em này bỏ học. Khi một em có ý định bỏ học thường rủ thêm một số em khácbỏ theo. Từ những đặc điểm trên, trong khi giao tiếp, gặp gỡ riêng với các em họcsinh gái, GV phải thường nói chuyện tâm tình với các em về các vấn đề như vai tròcủa người phụ nữ trong xã hội ta hiện nay, những công việc mà người phụ nữ miềnnúi phải có trách nhiệm vươn lên để gánh vác, sự cần thiết phải có trình độ văn hóatối thiểu trong thời đại ngày nay, đồng thời phân tích cho các em những hạn chế củangười con gái vùng cao nếu đi lấy chồng sớm,…Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham họchỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. Đa số các em đều là con em các gia đìnhcó hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu thốn. Ngoài việc học, các emcòn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình. Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp. Tuy nhiên,mỗi người GV nếu nắm vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh miền núi, con emđồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.5. Bản thân đã vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn dạy họcvà giáo dục như thế nào? Kết quả ra sao?Qua học tập, bồi dưỡng module TH2 bản thân tôi đã vận dụng được nhữngkiến thức vào trong thực tiễn dạy học, giáo dục như sau:Khắc phục cho học sinh những lỗi nổi trội đặc biệt trong giao tiếp:- Rụt rè trong các cuộc giao tiếp, thiếu tự nhiên.- Sử dụng ngôn từ nhiều khi chưa chuẩn mực trong xưng hô và giao tiếp vớithầy cô, bạn bè và mọi người trong cộng đồng như nói trống không, thiếu chủ ngữ, vịngữ, thiếu từ miêu tả, …. Sai lỗi phát âm.- Bộc trực thẳng thắn trong giao tiếp, e ngại khi chưa quen vì vậy tọa cho cácem được hoạt động bề nổi như: Hoat động Đội – Hoạt động ngoài giờ lên lớp….Hướng dẫn cho các em sử dụng và trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Việt, Hiểubằng tiếng Việt trong các hoạt động giáo tiếp nhằm nâng cao chất lượng học tập củacác em như: đọc sai, viết sai, sử dụng từ ngữ bị đảo lộn cấu trúc…..6. Các đề xuất (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất để tổchức bồi dưỡng đối với những nội dung khó nêu trên):Qua học tập, bồi dưỡng tôi xin đề xuất cần tổ chức cho giáo viên được giaolưu, học hỉ giữa các trường bạn trong cụm, huyện.7. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng vàothực tiễn công tác được bao nhiêu % so với kế hoạch BDTX của bản thân đã đượcnhà trường phê duyệt)Qua một thời gian vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học tập ở module TH1 vàothực tế đơn vị. Bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được 90%so với kế hoạch BDTX của bản thân đã được nhà trường phê duyệt.MODULE TH41. Nội dung bồi dưỡng* Môi trường dạy học lớp ghép (TH4) 15 tiết: Tự học 8 tiết; học tập trung 7.- Môi trường học tập lớp ghép- Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh- Tổ chức sắp xếp thiết bị, đồ dùng trong phòng học ở lớp ghép- Môi trường dạy học lớp ghép ở một số giờ học- Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng môi trường dạy học lớp ghép cóhiệu quả.2. Thời gian bồi dưỡng:- Từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 01 năm 2016.3. Hình thức bồi dưỡng:- Tập trung theo nhóm.- Tự học, đọc tài liệu tham khảo.4. Kết quả đạt được:A. Môi trường học tập lớp ghép* Lớp ghép:Dạy học lớp ghép (DHLG) là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV cótrách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đếnnhững mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, LG là lớp học gồm HS ở các trình độ(TĐ) khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ (NTĐ) khác nhau.Hình thức dạy học LG khác với hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở nước ta hiệnnay ở chỗ trong mỗi LG có một GV, cùng một lúc dạy HS ở các TĐ khác nhau. Định