bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học cán bộ quản lý – Tài liệu text
bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học cán bộ quản lý
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.93 KB, 36 trang )
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HẢI HẬU
TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN THẮNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tiên Thắng, ngày 26 tháng 4 năm 2018
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CBQL
Năm học 2017 – 2018
Họ và tên: Phạm Văn Xuân
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Chuyên ngành: Sư phạm Tiểu học
Nhiệm vụ được giao trong năm học: Phụ trách chuyên môn nhà trường.
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng
thường xuyên cán bộ quản lý trường Tiểu học;
Căn cứ kế hoạch số 23/KH-GDĐT ngày 06 tháng 10 năm 2017 của
Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Hải Hậu về Bồi dưỡng thường xuyên CBQL
và giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở năm học 2017-2018;
Thực hiện kế hoạch số 18/KH-BDTX ngày 16 tháng 10 năm 2017 của
trường TH Tiên Thắng về công tác BDTX cho CBQL và GV năm học 2017-2018;
Căn cứ kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học
2017 – 2018, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
PHẦN I: NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc.
a. Nội dung bồi dưỡng 1:
– Thời lượng: 30 tiết
– Nội dung: Bồi dưỡng tập trung về
+ Tiếp thu Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII nhiệm kỳ 2016-2021 (15 tiết).
+ Bồi dưỡng chính trị những nội dung cơ bản về tư tường đạo đức phong
cách Hồ Chí Minh; phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống “tự
diễn biến, chuyển hóa” trong nội bộ (15 tiết).
1
– Hình thức: Bồi dưỡng tập trung do phòng GD&ĐT Hải Hậu, Đảng ủy xã
Tiên Thắng tổ chức.
b) Nội dung bồi dưỡng 2:
– Thời lượng: 30 tiết
– Nội dung: Bồi dưỡng tập trung về:
+ Sinh hoạt chuyên đề (14 tiết).
+ Tập huấn Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ năm học (16 tiết).
– Hình thức: Bồi dưỡng tập trung do đơn vị cụm trường tổ chức và tự nghiên
cứu.
2. Khối kiến thức tự chọn. (Nội dung bồi dưỡng 3)
– Thời lượng: 60 tiết
– Nội dung:
Nội dung bồi
dưỡng
Thời gian
Bắt đầu
Tháng
12/2017
QLTH 5:
Kết quả vận dụng
Hoàn thành
Tháng
12/2017
Thời
gian
học
Năng lực xây dựng và quản lý tổ
chức bộ máy theo yêu cầu đổi mới
20tiết
đối với cấp tiểu học.
QLTH 7:
Tháng
01/2018
Tháng
01/2018
Năng lực tổ chức huy động trẻ em
trên địa bàn đi học đúng độ tuổi
theo yêu cầu phổ cập giáo dục và 20 tiết
nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện ở tiểu học.
QLTH 10:
Tháng
03/2018
Tháng
03/2018
Năng lực quản lý chương trình dạy
học cả ngày theo yêu cầu đổi mới 20 tiết
giáo dục đối với cấp tiểu học
– Hình thức, thời gian học:
+ Cá nhân tự bồi dưỡng
+ Thời gian học tập: từ tháng 12/2017 đến tháng 03/2018
PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
I. Khối kiến thức bắt buộc.
2
1. Nội dung bồi dưỡng 1:
Qua học tập chuyên đề: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
năm 2018” tôi đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách làm
việc của người cán bộ quản lý với lĩnh vực được phân công công tác như sau:
Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ,
đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm phát huy tinh
thần làm chủ, ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của mọi người, từ đó
nâng cao chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, góp
phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đó là vấn đề lớn cần
kiên trì, có quyết tâm cao, trước mắt cần hướng mạnh vào thực hiện tốt các nội
dung:
Nâng cao tính đảng, tính nguyên tắc:
Phẩm chất hàng đầu của người cán bộ, đảng viên là lòng trung thành với lý
tưởng cách mạng của Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Phẩm chất này quán xuyến trong mọi hoạt động của người cán bộ
lãnh đạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Và thường ngày, tuỳ điều kiện, hoàn
cảnh và đối tượng cụ thể mà người cán bộ, đảng viên có thể sử dụng nhiều cách
thức, biện pháp khác nhau để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Làm bất cứ
công việc gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, người cán bộ, đảng viên phải
luôn xuất phát từ đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong mọi hoạt động,
người cán bộ, đảng viên đều phải đặt lợi ích của cách mạng, của giai cấp, của dân
tộc lên trên hết, trước hết. Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân để xem xét giải quyết mọi vấn đề. Kiên quyết bảo vệ, ủng hộ cái mới, cái
đúng, đấu tranh phê phán cái sai, lạc hậu, lỗi thời.
Chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật
cao:
Thực tiễn luôn vận động phát triển. Trong khi đó đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có đúng đắn, chính xác tới đâu
cũng là sản phẩm của con người trong một thời gian và không gian hữu hạn. Bởi
vậy, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đồng thời với việc giữ vững
tính đảng, tính nguyên tắc cao, người cán bộ, đảng viên phải rất chủ động, sáng tạo,
quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, khi
nhận bất cứ nhiệm vụ gì cũng tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác,
đạt chất lượng, hiệu quả cao. Không ỷ lại, dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, làm việc
tắc trách, làm qua loa, chiếu lệ, nửa vời, đầu voi, đuôi chuột.
Thực sự gần gũi, tin tưởng vào quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đặt
yêu cầu rất cao với người cán bộ, đảng viên về tác phong quần chúng. Người chỉ rõ,
bất cứ một người tài giỏi nào cũng không thể nghĩ ra được đủ mọi điều, vì sáng
3
kiến của cá nhân là có hạn, nhưng sáng kiến của quần chúng thì vô hạn. Vì vậy,
chúng ta không thể ngồi trong phòng mà nghĩ ra cái mới được. Cái mới phải tìm ở
cơ sở, trong quần chúng. Người đảng viên phải là những người dám “sục sạo”,
xông xáo trong thực tế, tiếp xúc với quần chúng hằng ngày. Nếu không cụ thể, sâu
sát, gần gũi quần chúng thì đảng viên không thể thấy được, hiểu được nguyện vọng,
tâm tư, tình cảm và càng không thuyết phục được quần chúng. Do đó, đối với
người lãnh đạo phải biết học hỏi quần chúng, biết tập trung mọi tài năng, trí tuệ của
quần chúng thành sức mạnh chung, tìm ra được lực lượng, biện pháp để thực hiện
nhiệm vụ; phải biết khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của quần
chúng trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.
Nêu gương, nói đi đôi với làm:
Vận động, giáo dục, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu trong công
tác vận động quần chúng của Đảng và của người đảng viên. Vì vậy, để thực hiện tốt
việc vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng, người đảng viên phải biết dùng
chân lý, lẽ phải, bằng hành động gương mẫu của mình để giáo dục, thuyết phục
quần chúng, kết hợp với quan tâm giải quyết những vướng mắc trong tâm tư tình
cảm, đời sống hằng ngày của họ; kiên trì và có tình thương yêu con người, tin
tưởng vào khả năng phấn đấu vươn lên của mỗi người. Kiên quyết chống mọi biểu
hiện chủ quan nóng vội, định kiến cá nhân, thể hiện mình là “bề trên”, là “ông quan
cách mạng” trong quá trình giáo dục thuyết phục. Bởi điều đó trái với quan điểm
của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ, đảng viên là người lãnh
đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân.
Xây dựng tác phong sát thực tế:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một
nguyên tắc tối cao của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải
có tinh thần cách mạng, không ngừng sáng tạo, liên tục phát triển, không một phút
xa rời thực tiễn, nói và làm bao giờ cũng nhằm mục đích cụ thể, thiết thực. Theo
đó, trong thực hiện nhiệm vụ của mình, người đảng viên phải hiểu rõ tình hình,
nắm vững chính sách. Và muốn hiểu rõ tình hình, nắm vững chính sách phải áp
dụng lối làm việc có điều tra, nghiên cứu. Đối với mỗi vấn đề, cần chịu khó nghiên
cứu thấu đáo, đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều. Chỉ có tăng cường quan điểm thực
tiễn, khéo đi sâu điều tra nghiên cứu, phân tích và giải quyết đúng mâu thuẫn trong
đời sống, mẫn cảm với cái mới, dứt khoát vứt bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời, có như
vậy sự lãnh đạo mới có sức sống, công tác mới có nội dung, đạt chất lượng, hiệu
quả cao.
Làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo:
Phải khẳng định dứt khoát rằng, người cách mạng, bất cứ ở cấp nào, cũng
phải là người hành động. Tinh thần triệt để cách mạng phải được biểu hiện ở cách
làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, đã quyết thì phải thi hành, đã làm thì đến nơi đến
chốn. Cố nhiên, tỉ mỉ không phải là cấp trên bao biện cả công việc của cấp dưới.
4
Mỗi cấp có trách nhiệm của mình. Cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo cụ thể cho cấp
dưới, cấp dưới có trách nhiệm thi hành chỉ thị của cấp trên một cách có sáng kiến,
nhằm bảo đảm cho công việc thông đồng bén giọt, đem lại hiệu quả lớn nhất. ở đây,
một vấn đề có tính nguyên tắc là: Lãnh đạo vấn đề gì cấp trên phải giỏi hơn cấp
dưới về vấn đề đó. Muốn vậy, người lãnh đạo phải thường xuyên tu dưỡng trình độ
về mọi mặt, biết lãnh đạo, đồng thời biết học tập cấp dưới. Trước mỗi vấn đề mới
đặt ra, người lãnh đạo phải đi sâu một vài nơi, trực tiếp chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ, để rút
kinh nghiệm cho lãnh đạo nơi khác. Cán bộ, đảng viên bất kể ở cấp nào phải là
người hành động, có tri thức, có lý luận. Khi tiếp nhận nghị quyết, chỉ thị, phải kết
hợp được với tình hình cụ thể của đơn vị để hiểu chỉ thị, nghị quyết một cách cụ thể
từ đó chỉ đạo quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả.
2. Nội dung bồi dưỡng 2:
Trước tình hình thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài
người thì giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo là phải
chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên
đầu thế kỷ nhằm thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ,
tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong
những năm qua, GD&ĐT cả nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Cùng
với việc nâng cao trình độ học vấn và phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh,
ngành GD&ĐT đã góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có
một bộ phận là nguồn nhân lực chất lượng cao. Song nhìn chung, do những khó
khăn, bất cập cả về chủ quan và khách quan dẫn đến chất lượng và hiệu quả GD
vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hiện tại
trường TH Toàn Thắng đang đứng trước các mâu thuẫn cần giải quyết:
1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, của công cuộc CNHHĐH đất nước với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, đội ngũ
cán bộ, giáo viên và với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có.
2. Mâu thuẫn giữa thói quen học tập theo kiểu bị động, đối phó với yêu cầu
đổi mới phương pháp học tập tích cực, kết hợp với tự nghiên cứu của giáo viên.
3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường xã hội hoá giáo dục với sức ỳ tâm lý
của xã hội còn tồn tại sau một thời gian dài sống trong chế độ bao cấp.
Xuất phát từ thực tiễn công tác, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường,
đòi hỏi người CBQL cần thiết phải học tập nghiên cứu về cơ sở lý luận, tìm hiểu
tình hình thực tế về chất lượng giáo dục hiện tại, đề xuất những biện pháp quản lý
hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.
– Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về giáo dục.
“Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và
chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng cao chất lượng và
5
hiệu quả giáo dục” ; “Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp
về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều
chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với phẩm chất và năng lực từng
người”.
(Dự thảo Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT, NXBGD –
Hà Nội 2000)
– Quan điểm của nhà trường về chỉ đạo thực hiện “Kế hoạch chiến lược phát triển
giáo dục 2015- 2020. Tầm nhìn 2025 của trường TH Toàn Thắng”
* Phấn đấu về Chỉ tiêu Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được
đánh giá khá, giỏi trên 85%.
– 100% CBQL, GV, NV sử dụng thành thạo máy tính.
– Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 50% .
– Có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học.
– Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn,
nghiệp vụ và dạy học đạt hiệu quả.
a. Cơ sở thực tiễn:
Trường TH Tiên Thắng được tách ra từ trường PTCS Tiên Thắng từ năm
1995 theo Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu.
Trường được xây dựng tại khu trung tâm của xã, với diện tích 6720m2, trường
đã trồng được nhiều cây xanh xung quanh và cây cảnh trong sân trường, tạo cảnh
quan trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, là môi trường lý tưởng cho công tác giáo dục.
– Những điểm mạnh:
+ Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi
cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh.
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Đủ độ chín, năng động, nhiệt
tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát
triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đa số đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ gồm 19 đồng chí; trong đó: BGH 2, giáo
viên 15, nhân viên 2. Trình độ chuyên môn: 100% trên chuẩn, trong đã có 18 Đại
học, 1 đ/c Trung cấp (BV). Trường có chi bộ Đảng độc lập với 14 Đảng viên, Chi
bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; có tổ chức Công đoàn với 19 Công đoàn viên,
Công đoàn trường luôn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh; Liên đội gồm 185 đội
viên, hàng năm đạt liên đội vững mạnh.
+ Công tác tổ chức quản lý của BGH: Tận tâm, có tầm nhìn khoa học, năng
động, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế.
Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự
tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.
6
+ Cơ sở vật chất bước đầu đó đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai
đoạn hiện tại
+ Về tài chính: Đã được giao tự chủ ngân sách đảm bảo chế độ và quyền lợi
cho đội ngũ.
+ Thành tích chính: Nhiều năm liền trường được công nhận là tập thể lao
động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.
– Những điểm hạn chế cần giải quyết:
+ Giáo viên Chưa đồng bộ về tay nghề, thiếu giáo viên cho trường dạy 2
buổi/ ngày, thiếu nhân viên thư viện thiết bị;
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng
các giờ lên lớp không đồng đều.
+ Ban Giám hiệu: Chưa được quyền chủ động tuyển chọn giáo viên, nhân
viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
– Nguyên nhân hạn chế tồn tại.
*Nguyên nhân khách quan:
– Giáo viên đào tạo thiếu đồng bộ về kiến thức và nghiệp vụ;
– Kinh phí cho hoạt động của nhà trường eo hẹp nên gặp không ít khó khăn
trong việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tham quan học tập, cho
GV đi học nâng cao trình độ, tăng cường CSVC và TB dạy học.
* Nguyên nhân chủ quan:
– Một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, tự học
trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
b. Các biện pháp:
Trên cơ sở những hạn chế và tồn tại nêu trên, kết hợp với đánh giá thực trạng
công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường; Căn cứ các cơ sở lý luận, tôi xin đề
xuất một số biện pháp quản lý ở trường như sau:
b.1. Biện pháp quản lý Giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho
giáo viên
– Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII,
nghiên cứu nhiệm vụ của gíáo dục đào tạo mà Đại hội Đảng đã định hướng; từ đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác giảng dạy.
– Xây dựng chương trình hành động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, đó là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc; là tấm gương của ý chí và nghị lực vượt qua mọi thử thách, khó khăn để
đạt mục đích cách mạng; là tấm gương tin tưởng, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân; là một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết
mực vì con người; là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng
trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
7
– Xây dựng cái “Tâm” cho giáo viên sao cho mỗi giáo viên là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo; xây dựng chương trình hành động nhằm nâng cao đạo
đức nhà giáo; giáo dục tính trung thực cho học sinh; mỗi cán bộ quản lý có trách
nhiệm trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường.
Trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm cần quan tâm và chú trọng đến việc
xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh; đã tạo ra diễn đàn
báo cáo tham luận nhằm trao đổi kinh nghiệm để giáo viên tham gia hiến kế cho
lãnh đạo nhà trường nhằm giúp chuyên môn quản lý hoạt động học tập của học
sinh.
– Tổ chức giáo viên các tổ bộ môn bàn bạc, thảo luận tìm những biện pháp
thích hợp để nâng cao kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1, giúp
các em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập mới của cấp học.
– Bồi dưỡng tình yêu nghề cho giáo viên, người thầy có yêu nghề thì mới say
mê hứng thú trong công việc và kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, toàn tâm toàn
ý trong nghề của mình. Do vậy tôi thường đề xuất biểu dương những giáo viên có
tâm huyết với nghề thông qua các hoạt động nhân các ngày kỷ niệm như: 20/11;
08/3…
b.2. Biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy:
Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy, thông thường tôi phải
thực hiện các công việc sau:
– Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về giảng dạy các
bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh
trong chương trình giảng dạy.
– Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh xáo trộn
làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của giáo viên;
– Tăng cường công tác giáo viên chủ nhiệm, khẳng định vai trò và vị trí quan
trọng của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn đến học sinh. Chính giáo viên chủ
nhiệm lớp là người quản lý, tổ chức đánh giá mọi mặt hoạt động của học sinh, cùng
với giáo viên bộ môn, người làm công tác chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm về chất
lượng đào tạo của lớp mình phụ trách.
– Chỉ đạo công tác và lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi
của GV và quyền lợi học tập của học sinh. Nhà trường dùng thời khoá biểu để quản
lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng
dạy của GV.
– Qui định cho giáo viên phải lập phân phối chương trình ngay từ trang đầu
của giáo án để tiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng thời thuận tiện
cho việc theo dõi kiểm tra về tiến độ chương trình; Lịch báo giảng khối được lưu
tại bảng văn phòng để theo dõi việc giảng dạy và ký duyệt theo tuần.
– Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của các tổ chuyên môn, Phó Hiệu
trưởng phải dự giờ của giáo viên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch
giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
8
– Hàng tháng, kiểm tra và duyệt việc thực hiện chương trình của giáo viên,
các giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của lớp. Nếu phát hiện
được các trường hợp thực hiện chưa đúng hoặc có những kiến nghị xác đáng của
giáo viên chủ nhiệm và học sinh, nhà trường thông báo đến giáo viên bộ môn và
yêu cầu giáo viên có biện pháp khắc phục kịp thời.
b.3. Biện pháp Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học.
– Cung cấp kịp thời tài liệu cho giáo viên về những quan điểm cơ bản của
triết lý giáo dục mới, nâng cao hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học, đặt
yêu cầu cao về việc đổi mới theo sự chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT;
– Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi
mới phương pháp dạy học; Tổ chức chuyên đề theo tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp, mỗi giáo viên
dự giờ ít nhất 1/tiết/tuần; Mỗi tổ có ít nhất 3 tiết dạy bài giảng điện tử/ tuần.
– Tạo điều kiện tối đa trong khả năng hiện có của nhà trường về các phương
tiện dạy học để giúp giáo viên có điều kiện thực hiện việc đổi mới phương pháp
dạy học, coi việc sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí bắt buộc khi xét thi đua,
xét công nhận danh hiệu giáo viên giỏi.
b.4. Biện pháp Quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn và đầu tư bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ.
Tham mưa với hiệu trưởng việc chọn tổ trưởng phải theo nguyên tắc chọn
giáo viên tiêu biểu của bộ môn cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, có
uy tín trong đội ngũ và uy tín với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng thời phải là người
có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng, có khí chất mạnh mẽ, không ngại va
chạm, dám đấu tranh tự phê bình và phê bình.
Để việc chọn tổ trưởng chuyên môn được chính xác, đầu mỗi năm học, trên cơ
sở kết quả công tác và uy tín của từng giáo viên trong các năm học trước gần nhất,
tổ chức tham khảo ý kiến của các đoàn thể, quần chúng, lấy phiếu tín nhiệm trong
đội ngũ giáo viên trước khi quyết định chính thức.
Với lực lượng giáo viên hiện có, nhà trường đã cơ cấu thành 5 tổ chuyên
môn. Mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng để điều hành việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học và các hoạt động giáo dục khác của tổ, tư vấn cho Hiệu trưởng các công việc
liên quan đến công tác của tổ và của nhà trường.
Trong công tác quản lý, tôi đã phân công trách nhiệm rõ ràng đối với nhiệm vụ
quản lý của tổ trưởng; giao quyền cụ thể để tổ trưởng chuyên môn chủ động trong
việc thực hiện phần điều hành trong phạm vi chức trách nhiệm vụ .
Cần phải quan tâm thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước đối với đội
ngũ tổ trưởng; tập huấn nghiệp vụ quản lý và làm hồ sơ cho tổ trưởng.
Qui định các loại hồ sơ của tổ chuyên môn và giáo viên theo điều lệ trường
Tiểu học, ngoài ra mỗi CBGV, NV phải ghi chép kiến thức tự học, tự bồi dưỡng
vào sổ Sinh hoạt chuyên môn;
9
Hướng dẫn cho tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng
dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân
phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các quy định của Bộ GD&ĐT và tiêu chí thi đua mà nhà
trường đã xây dựng.Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/ tháng.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn.
Động viên GV tự sắp xếp thời gian bồi dưỡng về tin học, giúp giáo viên sử
dụng thành thạo máy vi tính trong một số công việc, biết khai thác thông tin trên
mạng Internet, từng bước để giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào công
tác và hoạt động giảng dạy;
– Tạo điều kiện đi học và khen thưởng động viên cho mỗi CBGV, NV tự học
có bằng tốt nghiệp trên chuẩn ; Sắp xếp bố trí cho CBGV được đi học tham gia các
lớp tập huấn tin học do Sở GD&ĐT tổ chức.
– Trong năm học bắt buộc mỗi CBGV, NV nếu đăng ký danh hiệu CSTĐ cấp
cơ sở phải có một bản sáng kiến trong đổi mới về công tác quản lý, dạy học hoặc
giáo dục. Tổ chức hướng dẫn cho CBGV,NV biết phương pháp viết sáng kiến và
biểu điểm chấm SKKN của phòng GD. Những SKKN xuất sắc được nhà trường tổ
chức báo cáo cho đơn vị được nghe, được đánh giá, góp ý bổ sung trước khi gửi lên
Hội đồng khoa học của ngành xét duyệt.
b.5. Biện pháp Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học.
– Mỗi năm học cần tham mưu cho HT có quyết định thành lập và giao nhiệm
vụ cho ban CSVC, xây dựng kế hoạch về phát triển, sửa chữa cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo trên cơ sở đề nghị của tổ chuyên môn;
– Trong mua sắm trang thiết bị, ưu tiên cho mua sắm trang thiết bị dạy học
giúp cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Về tài liệu tham khảo các
môn, dành cho các tổ chuyên môn chủ động trong việc triển khai mua sắm theo nhu
cầu và theo định mức kinh phí của quy chế chi tiêu nội bộ.
– Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản các trang thiết bị dạy học, sổ theo dõi
việc sử dụng các trang thiết bị dạy học của cán bộ thiết bị, thí nghiệm.
– Tích cực tham mưu để có sự quan tâm đầu tư của UBND xã, phòng GD
huyện và phụ huynh học sinh về kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học.
b.6. Biện pháp quản lý chỉ đạo công tác thi đua dạy tốt học tốt- khen thưởng,
động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh.
– Đầu mỗi năm học, Tham mưu cho hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội
đồng thi đua khen thưởng và chủ tịch công đoàn tổ chức cho CBGV đăng ký phấn
đấu danh hiệu thi đua, xuất phát từ ý thức tự giác phấn đấu của giáo viên;
– Nhà trường đặt ra các yêu cầu và chế độ khen thưởng để giáo viên phấn đấu.
10
– Xây dựng tiêu chuẩn thi đua và tiến hành bình xét, phân loại cán bộ, giáo
viên hàng tháng, nội dung chủ yếu trong thi đua tháng là : Phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống; Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Công tác hoạt động xã hội
và hoạt động phong trào;
– Sau mỗi tháng, Hội đồng thi đua tiến hành bình xét, xếp loại cán bộ, giáo
viên và thực hiện khen thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ (Tháng, học kỳ, năm học
và danh hiệu đạt được)
– Kết thúc mỗi học kỳ, năm học, căn cứ kết quả thi đua các phong trào, các
hội thi của giáo viên cũng như học sinh Hội đồng thi đua nhà trường tiến hành bình
xét các danh hiệu thi đua theo quy định của ngành để gửi lên cấp trên khen thưởng
đồng thời tổ chức khen thưởng và tôn vinh các thành tích cá nhân cũng như tập thể
vào dịp ngày 20/11 hàng năm tại đơn vị.
c. Những kết quả đạt được nhờ áp dụng những biện pháp nêu trên?
Mỗi CB,GV tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để góp ý kiến tham gia thảo luận về
việc nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó họ có trách nhiệm cao về biện pháp thực
hiện ý kiến của ḿình đã đề xuất. Ngoài lương tháng, mỗi GV đã xây dựng cho mình
được lương tâm nghề nghiệp, yêu trường, yêu nghề, tin tưởng vào ngày mai tươi
sáng và đầu tư nâng cao uy tín nghề nghiệp.
CBGV, NV đã có khả năng xây dựng kế hoạch khoa học, thực chất, có hiệu
quả, không mang tính hình thức, đối phó. Thực hiện được kỷ cương, nề nếp dạy
học trong trường,
Hoạt động chuyên môn đã trở thành nề nếp, Mỗi GV đã vận dụng vững vàng
phương pháp mới vào dạy học, ứng dụng thành thạo CNTT trong quản lý và dạy
học.
Tổ chuyên môn đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, thực hiện tốt việc
quản lý toàn diện công tác chuyên môn của mình.
Mỗi CBGV, NV đã sử dụng được các trang thiết bị như máy vi tính, máy
chiếu…đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học.
Thi đua – khen thưởng vừa có tác dụng kích thích mọi người về tinh thần thái
độ lao động, học tập nghiêm túc, có hiệu quả; vừa có tác dụng nâng cao mức sống,
giải quyết được nhu cầu vật chất của giáo viên.
Kết quả của 6 biện pháp quản lý đã thực hiện của tôi đã áp dụng ở trên có
quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất nhằm nâng cao chất lượng
GD ở trường TH Toàn Thắng.
– Biện pháp 1 mang tính nhận thức về tinh thần trách nhiệm, về đạo đức nghề
nghiệp, tình yêu nghề chính là tình yêu Tổ quốc từ đó họ có trách nhiệm cao trong
việc thực hiện mọi nhiệm được giao.
– Biện pháp 2 mang tính pháp quy, bắt buộc mọi giáo viên phải thực hiện.
11
– Biện pháp 3 thể hiện xu thế tất yếu của GD&ĐT trong giai đoạn mới, tạo ra
sự biến đổi về chất của hoạt động dạy học trong nhà trường.
– Biện pháp 4 tác động đến các giáo viên cốt cán của trường. Sự trưởng thành
của bộ phận giáo viên này có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ đội ngũ giáo viên
nhà trường, tạo nề nếp và khí thế tốt cho công tác dạy học. Việc nâng cao tiềm năng
cho đội ngũ giáo viên, để mọi giáo viên tham gia hỗ trợ nhau trong giảng dạy
chuyên môn, tạo nên sức mạnh tập thể, nâng cao đáng kể chất lượng bài giảng.
– Biện pháp 5 có tác dụng tạo điều kiện về vật chất cho các hoạt động của nhà
trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Quản lý tốt cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học trong điều kiện tài chính còn nhiều khó khăn hiện nay sẽ giúp sử
dụng hợp lý nguồn lực tài chính để trang cấp các phương tiện dạy học thiết yếu, đáp
ứng ngày càng tốt yêu cầu của việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trường.
– Biện pháp 6 có tác dụng kích thích tính tự giác, tích cực của giáo viên trong
công tác giảng dạy, đánh vào lòng tự trọng và danh dự của người giáo viên.
II. Khối kiến thức tự chọn.
a. Modun QLTH 5: Năng lực xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy theo yêu cầu
đổi mới đối với cấp tiểu học.
I. Tổ chức bộ máy của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Theo Điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT
ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trường
tiểu học bao gồm:
Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp
phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên
trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.
Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn
học. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp
ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học
sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm
học.
12
3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt
động chung.
4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở
những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho học sinh đến trường. Hiệu trưởng phân
công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm
trường.
Điều 18. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo
dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành
viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực
hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu
quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ
theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có
nhu cầu công việc.
Điều 19. Tổ văn phòng
1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y tế
trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổ
trưởng, tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ
cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà
trường;
b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường
và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;
c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công
việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
13
d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
e) Lưu trữ hồ sơ của trường.
3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu
cầu công việc.
Điều 20. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt
động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo
dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường
tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có
thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt
chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng
được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu
học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm
kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán
bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các
hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng
trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên
chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản
của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận,
giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết
quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác
14
nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các
đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia
giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính
sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã
hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội
cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng
đồng.
Điều 21. Phó Hiệu trưởng
1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước
Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công
lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó
Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu
trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải
đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các
nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia
giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính
sách ưu đãi theo quy định.
Điều 22. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
1. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổng
phụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.
2. Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu
niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp.
15
3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và
đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.
Điều 23. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư
thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định
về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các
nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo
thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường:
a) Đối với trường tiểu học công lập:
Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng và
Phó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.
Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên
của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người;
b) Đối với trường tiểu học tư thục:
– Trường tiểu học tư thục có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là Hội đồng
trường hoặc Hội đồng quản trị có thể đề nghị thành lập Hội đồng trường mở rộng;
– Trường tiểu học tư thục không có Hội đồng quản trị: Nhà đầu tư đề nghị thành lập
và tham gia Hội đồng trường.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập:
a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà
trường trong từng giai đoạn và từng năm học;
b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của
nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết
của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà
trường.
4. Hoạt động của Hội đồng trường tiểu học công lập:
16
Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần
thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề
nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải
quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể
địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.
Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số
thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của
Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số
thành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công
khai.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của
Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu
Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời
báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong
thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện
theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật
hiện hành và Điều lệ này.
5. Thủ tục thành lập Hội đồng trường tiểu học công lập:
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng
trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ
chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dục
và đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường do
các thành viên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm
kì của Hội đồng trường là 5 năm; hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu
trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn
Hội đồng trường.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường đối
với trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường tư thục thuộc các cấp học phổ thông.
Điều 24. Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn
1. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học.
Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng
gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công
đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các
giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị
danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
17
Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học.
2. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên
môn, quản lí. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội
đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 25. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác
hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường
thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.
II. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.Giải pháp về quy hoạch:
Tham mưu với các cấp lãnh đạo quy hoạch giáo viên đủ về số lương và đảm báo
về chất lượng theo quy đinh của điều lệ trường trường tiểu học.
Lựa chọn các giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy, có
tâm huyết với nghề giữ vai trò tổ trưởng, tổ phó để kèm cặp tổ viên, giúp đỡ họ
thực hiện tốt công tác được giao.
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để tổ chức chỉ
đạo thống nhất, sát sao các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
Quản lý tốt ngày, giờ công lao động: Nhà trường đề ra và tổ chức tốt quy định về
ngày, giờ công lao động, giờ giấc lên lớp, chế độ nghỉ, có quy định cụ thể về xếp
loại giáo viên từng đợt thi đua gắn với việc hoàn thành ngày công lao động.
2. Các giải pháp về đào tạo bồi dưỡng :
2.2.1 Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong đội ngũ
giáo viên :
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của người
giáo viên. Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng chính trị và
phẩm chất của đội ngũ cán bộ, giáo viên sẽ quán xuyến, chi phối toàn bộ hoạt động
giáo dục học sinh trong trường tiểu học. Vì vậy người trực tiếp xây dựng và quản
lý đội ngũ phải tổ chức cho giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương,
đường lối của Đảng để họ thấm nhuần, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
18
Tổ chức lớp tập huấn hè kết hợp với học tập và bồi dưỡng chính trị cho toàn thể cán
bộ giáo viên
Đầu năm học ,nhà trường tổ chức học tập nội dung các cuộc vận động như “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” Chủ đề năm học và nhiệm vụ năm học.
Học tập Nội dung quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư đánh
giá xếp loại giáo viên
Học tập các nghị quyết của Tỉnh của Huyện. đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước
Tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học mới của ngành, của huyện.
– Xây dựng kỷ cương, nhiệm vụ thực hiện
– Lấy chuyên đề giáo dục lễ giáo làm thước đo nhân cách cho giáo viên
– Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường
– Phát động phong trào “giỏi việc trường đảm việc nhà” yêu cầu cho đăng ký phong
trào gia đình văn hoá.Trường giao trách nhiệm cho tổ chức công đoàn chăm lo đời
sống động viên tinh thần cho giáo viên yên tâm học tập công tác,
2.2.2. Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm:
Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Bồi dưỡng
kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp,
kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng
nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo dục giảng dạy. Đặc biệt trong
khi tiến hành triển khai thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học mới, giáo viên
cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành
thạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng của môn học.
2.2.3. Bồi dưỡng Nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề, qua thanh
tra kiểm tra, qua hội thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng dùng dạy học.
* Qua các hội thảo chuyên đề: Đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng
dẫn cho giáo viên thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhất
làm hồ sơ sổ sách, Xây dựng kế hoạch năm học, tháng tuần; trong đó có kế hoạch
tuyên truyền, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh…Xây dựng các tiết
mẫu để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm, học tập.
– Tổ chức chuyên đề theo kế hoạch đã đề ra.
19
– Tổ chức thao giảng hàng tháng. Góp ý, xếp loại công khai, dân chủ; quy định
những sai lầm thiếu sót mắc phải sẽ không lặp lại ở mỗi thành viên
– Xây dựng các tiết dạy mẫu hay để học tập. Qua đó mà chất lượng giảng dạy của
đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên.
– Củng cố và bổ sung các thanh tra viên vào đầu năm học. Yêu cầu các thanh tra
viên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đã qua giảng dạy có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy; phải là giáo viên dạy giỏi .
* Tổ chức thi giáo viên giỏi;
Hàng năm nhà trường tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo
viên lên lớp 2 tiết ; đồng thời tổ chức thi lý thuyết cho giáo viên. Thực tế cho thấy
rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc
nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy
giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm
tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp,
tạo những tình huống mới lạ để học sinh tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giò
học.Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về
chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi số giáo viên tham gia nhanh
chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc cha
mẹ các cháu.
3.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Tăng cường đầu tư CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc
làm góp phần không nhỏ cho sự thành công của công tác này. Đầu tư CSVC bao
gồm:
Từ đầu năm học, nhà trường lập kế hoach, dự trù kinh phí mua sắm đồ dùng đồ
chơi, cácthiết bị cần thiết cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh.
Năng động trong việc huy động các nguồn vốn hợp pháp để tạo nguồn vốn tự có và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn này trong việc đầu tư, mua sắm thiết bị, tài liệu để
không gừng phát triển thêm nguồn tư liệu cho thư viện nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học và nghiên cứu đề tài.
Phát huy nội lực, khả năng của giáo viên, duy trì thường xuyên phong trào làm đồ
dùng dạy học và tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học. Đề ra các quy định cụ
thể trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác triệt để các cơ sở vật chất trong dạy học
hiện có của trường, lập sổ theo dõi đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học và tư liệu
tham khảo.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng và ban hành quy định đối với việc sáng
tác, làm đồ dùng dạy học, quy trình xét duyệt nghiệm thu đồ dùng. Trong việc đánh
20
giá chất lương đồ dùng dạy học được làm ngoài tính chính xác, tiện dụng, phù hợp
với nội dung và tính thẩm mỹ nhà trường đặc biệt đánh giá cao các đề tài sáng tác
có sử dụng đến các loại vật liệu có giá thành thấp, nhất là các loại vật liệu tái chế
vừa giải quyết việc hạ giá thành vừa có tính môi trường cao. Đồng thời coi kết quả
việc làm đồ dùng dạy học là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo
viên.
4. Tăng cưòng công tác quản lý đội ngũ giáo viên.
4.1. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đồng bộ, cân đối:
Để đảm bảo đội ngũ giáo viên đồng bộ về số lượng, chất lượng và cân đối về cơ
cấu để đủ sức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện theo đúng chương trình và kế
hoạch cần làm tốt một số bước sau :
Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dự kiến được những biến động về nhân
lực có thể xảy ra để có kế hoạch đề nghị bổ sung kịp thời (GV nghỉ chế độ thai
sản …).
Phân công giảng dạy phù hợp với năng lực, nguyện vọng của giáo viên để giáo viên
có điều kiện nghiên cứu và phát huy tối đa năng lực bản thân.
4.2. Quản lý tốt hồ sơ lý lịch của đội ngũ giáo viên:
Hàng năm phải tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, lý lịch chuyên môn cho
từng giáo viên. Đây là công việc thường xuyên của công tác quản lý cán bộ, đồng
thời cần thực hiện kịp thời khi có giáo viên thuyên chuyển, nghỉ công tác, thay đổi
về trình độ, quan hệ thân nhân,… Công tác này có vai trò rất quan trọng không chỉ
với nhà quản lý mà còn có tác dụng rất tích cực đối với toàn bộ quá trình hình
thành phẩm chất người cán bộ nói chung, người giáo viên nói riêng, vì hồ sơ cán bộ
vùa như tấm gương phản chiếu chân dung người cán bộ, vừa là động lực để người
cán bộ phấn đấu không ngừng vươn lên. Hồ sơ cán bộ còn đóng vai trò như một
kênh thông tin quan trọng để nhà quản lý thu nhận và sử lý thông tin chính xác, phù
hợp,
4.3. Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đúng nguyên tắc:
Kiểm tra hoạt động dạy và học là bộ phận cốt yếu quan trọng nhất trong quản lý
trường học nó thực hiện những chức năng rất đa dạng, tăng cường kiểm tra, đánh
giá điều chỉnh việc bồi dưỡng giáo viên trong trường.
Việc kiểm tra của cấp quản lý đối với giáo viên nhằm 3 mục đích: Nắm bắt thực
trạng đội ngũ giáo viên; Đánh giá trình độ nghiệp vụ của giáo viên; Kiểm tra lại kế
hoạch, quyết định quản ký để có các biện pháp điều chỉnh cho thích hợp.
21
Để đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được khách quan, chính xác, việc kiểm tra phải
được tiến hành theo nhiều biện pháp đa dạng, hỗ trợ cho nhau như : Kiểm tra toàn
diện, kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm, kiểm tra dân chủ hoặc đối chứng, Kiểm tra
đột xuất hay có báo trước.
Tạo mọi cơ hôi cho các tổ chuyên môn tự kiểm tra, đánh giá trong tổ. Từng giáo
viên kiểm tra lẫn nhau tự đánh giá chính mình.
Trong khi thực hiện kiểm tra phải có biên bản ghi rõ nội dung đã kiểm tra, nêu bật
được những ưu điểm, tồn tại, ngày tháng năm kiểm tra, đánh giá, xếp loại cụ thể.
Đây là tư liệu theo dõi hoạt động chuyên môn của từng giáo viên. Sau khi trao đổi
rút kinh nghiệm, biên bản phải có chữ kí của người được kiểm tra (đối với từng loại
hình kiểm tra phù hợp)
5.Nâng cao chất lượng quản lý:
Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ gíáo viên trong nhà trường trước hết cần nâng
cao chất lượng cán bộ quản lý nhà trường với những biện pháp cụ thể :
Cán bộ quản lý phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Nhất thiết phải đạt trình độ
từ trung học sư phạm trở lên, có tay nghề vững vàng và phải được trang bị tốt về
trình độ lý luận và năm vững kiến thức khoa học tổng hợp. Có năng lực phân tích
tổng hợp, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, có
khả năng thu hút sự đồng tình, ủng hộ của đội ngũ giáo viên trong việc tham gia các
nhiệm vụ giáo dục.
Người quả lý phải xác định được mục tiêu, định hướng được hướng đi đúng đắn
cho năm học, cho cả một giai đoạn. Người quản lý luôn gương mẫu trong mọi công
tác, thực sự là người thợ cả đầy tài năng, luôn luôn quan tâm, động viên khích lệ
các thành viên trong tập thể lao động. Có tín nhiệm trước tập thể, được tập thể học
sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh tin yêu, mến phục.
Trong quá trình quản lý ở nhà trường đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ
giáo viên, người quản lý luôn thực hiện tốt các khâu của quá trình quản lý đồng
thời luôn quan tâm tới việc thu nhận và sử lý thông tin.
Chất lượng giáo viên được nâng cao bao gồm nhận thức tốt mọi đường lối chính
sách của Đảng, nhà nước, thấy rõ vai trò vị trí của mình từ đó có ý thức phấn đấu
trau dồi nghề nghiệp nâng cao trình độ, kiến thức khoa học, đổi mới phương pháp
dạy học nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy. Khi đã có đội ngũ chuấn sẽ tạo điều
kiện cho việc quản lý đội ngũ thuận lợi, nhanh chóng đi vào kỷ cương nề nếp.
Muốn chỉ đạo tốt guồng máy đội ngũ giáo viên theo một yêu cầu thách thức của
thực tế cần có những nhà quản lý giỏi về chuyên môn,vững vàng về nghiệp vụ quản
lý từ đó sẽ tạo được sự đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý
góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà trường.
22
6. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường:
Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi. Song một số
giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và điều kiện làm việc vì vậy phần
nào đó ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của giáo viên. Muốn tạo điều kiện chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên thì người lãnh đạo phải tiến hành công
việc sau:
Phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách bảo đảm quyền lợi vật chất, tinh
thần cho giáo viên như: Thực hiện đúng chế độ lương cho giáo viên theo quy định
của nhà nước, chế độ nghỉ hè, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng dạy
bán trú…một cách xứng đáng với công tác và công việc của người giáo viên.
Cán bộ quản lý, công đoàn tổ chức đời sống tinh thần cho giáo viên như các hoạt
động thể dục thể thao, tham quan, văn nghệ,….. tạo điều kiện về quỹ thời gian, vật
chất để giáo viên làm tôt được nhiệm vụ của mình, trang bị đủ sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo, đồ dùng dạy học cho giáo viên. Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần, tình cảm trong tập thể nhà trường là một nhiệm vụ, một yêu cầu và cũng là
trách nhiệm của người cán bộ quản lý.
7. Đảm bảo được sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng:
Công tác giáo dục trong nhà trường không thể đứng ngoài chính trị mà phục vụ
chính trị. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh dạo toàn diện của Đảng là nguyên tắc cơ bản
về vấn đề lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục.
Mọi chủ trương, chính sách của giáo dục đề ra phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ
cách mạng trong từng giai đoạn. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải
đựoc tiến hành đồng bộ với việc nâng cao chất lượng Chi bộ Đảng trong nhà
trường.
Cán bộ quản lý phải tổ chức chặt chẽ các hoạt động của nhà trường dưới sự lãnh
đạo của Chi bộ Đảng. Chi bộ phải thường xuyên giúp đỡ các nhân tố tích cực trong
đội ngũ giáo viên để họ đủ điều kiện tham gia tổ chức Đảng. Tạo điều kiện cho giáo
viên phấn đấu rèn luyện để được kết nạp vào Đảng, học sinh hoá đảng viên trong
nhà trường.
Đề xuất được các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của bộ máy, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.
b. Modun QLTH 7: Năng lực tổ chức huy động trẻ em trên địa bàn đi học đúng độ
tuổi theo yêu cầu phổ cập GD và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học.
Phần 1: Tự nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng.
23
Qua nghiên cứu và học tập nội dung III, QLTH 7, với chuyên đề bồi dưỡng thường
xuyên về năng lực tổ chức huy động trẻ em trên địa bàn đi học đúng độ tuổi theo
yêu cầu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học. Sau
khi tự tìm tòi học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, bản thân tôi rút ra một số kiến thức,
kỹ năng để làm tốt công tác chỉ đạo ở nhà trường, cụ thể như sau:
I. Những vấn đề cơ bản của việc huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục tiểu học
PCGDTH (nghĩ theo nghĩa hẹp-thông thường) là thông qua hoạt động dạy học
làm cho tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định phải đạt một một mức độ kiến thức
nhất định.
– Phổ cập giáo dục là việc làm tích cực, để cho mỗi HS được hưởng quyền lợi
học tập. Và khi đi học thì được nhà trường quan tâm đúng mức để đạt được kiến
thức thật (mỗi độ tuổi ứng với một mức độ kiến thức cần đạt theo quy định).
– Với tư tưởng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải tận tụy, nhiệt tình và trung
thực thì mới có được chất lượng thật. Điều này thật không hề dễ ở Giáo dục Việt
Nam chúng ta.
– Với mục đích củng cố kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học; Kiểm tra, công nhận
PCGDTH đảm bảo đúng thực chất, nghiêm túc và khách quan, ngày 24 tháng 03
năm 2014 Chính phủ đã ban hành nghị định 20/2014/NĐ-CP về Phổ cập xóa mù
chữ.
Về đối tượng, được áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 14 tuổi (tính
theo năm); các xã, phường, thị trấn; các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Về tiêu chuẩn PCGDTH, đối với cá nhân trẻ em công nhận đạt chuẩn phải hoàn
thành chương trình tiểu học trước 15 tuổi. Đối với đơn vị cơ sở, đạt chuẩn phải có
80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Đối
với miền núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi
hoàn thành chương trình tiểu học. Đối với đơn vị cấp huyện, tỉnh phải có 90% trở
lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH. Đối với miền núi, vùng
khó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH.
Về tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 1, đối với cá nhân trẻ em công nhận đạt chuẩn
phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi. Đối với đơn vị cơ sở, phải
đạt những điều kiện như: phải huy động được 95% trở lên số trẻ em (HS) ở độ tuổi
6 tuổi vào lớp 1; có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương
trình tiểu học, số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.
Phải đảm bảo số lượng giáo viên (GV) để dạy đủ các môn học theo chương trình
giáo dục phổ thông cáp tiểu học; đạt tỷ lệ 1,20 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu
24
học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ
chức dạy học trên 5 buổi/tuần; có 80% trở lên số GV đạt trình độ chuẩn đào tạo,
trong đó có 20% trở lên đạt trình độ chuẩn.
Về cơ sở vật chất, có mạng lưới trường, lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi
học thuận lợi; có số phòng đạt tỷ lệ 0,5 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn, có
bảng, đủ bàn ghế cho HS và GV; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa
đông, có điều kiện tối thiểu dành cho HS khuyết tật học tập thuận lợi.
Trường có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền
thống và hoạt động Đội; có sân chơi, sân tập an toàn, được sử dụng thường xuyên.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước;
có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, HS, GV, đảm bảo sạch sẽ, sử dụng thuận
tiện.
Về tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 2, đối với cá nhân trẻ em phải hoàn thành chương
trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi. Đối với đơn vị cơ sở, phải đạt những điều kiện như:
phải huy động được 98% trở lên số trẻ em (HS) ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1; có 90%
trở lên số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em
trong độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. Có 50% trở lên số HS học
9-10 buổi/tuần.
Về GV phải đạt tỷ lệ 1,20 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5
buổi/tuần; 1,35 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức 50% trở lên số HS 910 buổi/tuần. Có 100% số GV đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên
đạt trình độ trên chuẩn đào tạo. Có đủ GV chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âm
nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.
Về cơ sở vật chất, ngoài những tiêu chuẩn giống với tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT mức
độ 1, còn có số phòng đạt tỷ lệ 0,8 phòng/lớp trở lên; trường có thêm văn phòng,
phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng hỗ
trợ HS khuyết tật, phòng thường trực, bảo vệ. Trường có sân chơi, sân tập với tổng
diện tích chiếm 30% trở lên diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vận
động cho HS. Đối với các trường bán trú phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ đảm bảo các yêu
cầu vệ sinh, sức khỏe cho HS …
*Về tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 3
– Đối với xã:
Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;Tỷ lệ
trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%; Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương
trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
25
+ Tiếp thu Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII nhiệm kỳ 2016-2021 (15 tiết).+ Bồi dưỡng chính trị những nội dung cơ bản về tư tường đạo đức phongcách Hồ Chí Minh; phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống “tựdiễn biến, chuyển hóa” trong nội bộ (15 tiết).- Hình thức: Bồi dưỡng tập trung do phòng GD&ĐT Hải Hậu, Đảng ủy xãTiên Thắng tổ chức.b) Nội dung bồi dưỡng 2:- Thời lượng: 30 tiết- Nội dung: Bồi dưỡng tập trung về:+ Sinh hoạt chuyên đề (14 tiết).+ Tập huấn Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầuthực hiện nhiệm vụ năm học (16 tiết).- Hình thức: Bồi dưỡng tập trung do đơn vị cụm trường tổ chức và tự nghiêncứu.2. Khối kiến thức tự chọn. (Nội dung bồi dưỡng 3)- Thời lượng: 60 tiết- Nội dung:Nội dung bồidưỡngThời gianBắt đầuTháng12/2017QLTH 5:Kết quả vận dụngHoàn thànhTháng12/2017ThờigianhọcNăng lực xây dựng và quản lý tổchức bộ máy theo yêu cầu đổi mới20tiếtđối với cấp tiểu học.QLTH 7:Tháng01/2018Tháng01/2018Năng lực tổ chức huy động trẻ emtrên địa bàn đi học đúng độ tuổitheo yêu cầu phổ cập giáo dục và 20 tiếtnâng cao chất lượng giáo dục toàndiện ở tiểu học.QLTH 10:Tháng03/2018Tháng03/2018Năng lực quản lý chương trình dạyhọc cả ngày theo yêu cầu đổi mới 20 tiếtgiáo dục đối với cấp tiểu học- Hình thức, thời gian học:+ Cá nhân tự bồi dưỡng+ Thời gian học tập: từ tháng 12/2017 đến tháng 03/2018PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊNI. Khối kiến thức bắt buộc.1. Nội dung bồi dưỡng 1:Qua học tập chuyên đề: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhnăm 2018” tôi đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách làmviệc của người cán bộ quản lý với lĩnh vực được phân công công tác như sau:Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ,đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm phát huy tinhthần làm chủ, ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của mọi người, từ đónâng cao chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, gópphần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đó là vấn đề lớn cầnkiên trì, có quyết tâm cao, trước mắt cần hướng mạnh vào thực hiện tốt các nộidung:Nâng cao tính đảng, tính nguyên tắc:Phẩm chất hàng đầu của người cán bộ, đảng viên là lòng trung thành với lýtưởng cách mạng của Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhândân lao động. Phẩm chất này quán xuyến trong mọi hoạt động của người cán bộlãnh đạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Và thường ngày, tuỳ điều kiện, hoàncảnh và đối tượng cụ thể mà người cán bộ, đảng viên có thể sử dụng nhiều cáchthức, biện pháp khác nhau để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Làm bất cứcông việc gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, người cán bộ, đảng viên phảiluôn xuất phát từ đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong mọi hoạt động,người cán bộ, đảng viên đều phải đặt lợi ích của cách mạng, của giai cấp, của dântộc lên trên hết, trước hết. Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp côngnhân để xem xét giải quyết mọi vấn đề. Kiên quyết bảo vệ, ủng hộ cái mới, cáiđúng, đấu tranh phê phán cái sai, lạc hậu, lỗi thời.Chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luậtcao:Thực tiễn luôn vận động phát triển. Trong khi đó đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có đúng đắn, chính xác tới đâucũng là sản phẩm của con người trong một thời gian và không gian hữu hạn. Bởivậy, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đồng thời với việc giữ vữngtính đảng, tính nguyên tắc cao, người cán bộ, đảng viên phải rất chủ động, sáng tạo,quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, khinhận bất cứ nhiệm vụ gì cũng tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác,đạt chất lượng, hiệu quả cao. Không ỷ lại, dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, làm việctắc trách, làm qua loa, chiếu lệ, nửa vời, đầu voi, đuôi chuột.Thực sự gần gũi, tin tưởng vào quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đặtyêu cầu rất cao với người cán bộ, đảng viên về tác phong quần chúng. Người chỉ rõ,bất cứ một người tài giỏi nào cũng không thể nghĩ ra được đủ mọi điều, vì sángkiến của cá nhân là có hạn, nhưng sáng kiến của quần chúng thì vô hạn. Vì vậy,chúng ta không thể ngồi trong phòng mà nghĩ ra cái mới được. Cái mới phải tìm ởcơ sở, trong quần chúng. Người đảng viên phải là những người dám “sục sạo”,xông xáo trong thực tế, tiếp xúc với quần chúng hằng ngày. Nếu không cụ thể, sâusát, gần gũi quần chúng thì đảng viên không thể thấy được, hiểu được nguyện vọng,tâm tư, tình cảm và càng không thuyết phục được quần chúng. Do đó, đối vớingười lãnh đạo phải biết học hỏi quần chúng, biết tập trung mọi tài năng, trí tuệ củaquần chúng thành sức mạnh chung, tìm ra được lực lượng, biện pháp để thực hiệnnhiệm vụ; phải biết khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của quầnchúng trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.Nêu gương, nói đi đôi với làm:Vận động, giáo dục, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu trong côngtác vận động quần chúng của Đảng và của người đảng viên. Vì vậy, để thực hiện tốtviệc vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng, người đảng viên phải biết dùngchân lý, lẽ phải, bằng hành động gương mẫu của mình để giáo dục, thuyết phụcquần chúng, kết hợp với quan tâm giải quyết những vướng mắc trong tâm tư tìnhcảm, đời sống hằng ngày của họ; kiên trì và có tình thương yêu con người, tintưởng vào khả năng phấn đấu vươn lên của mỗi người. Kiên quyết chống mọi biểuhiện chủ quan nóng vội, định kiến cá nhân, thể hiện mình là “bề trên”, là “ông quancách mạng” trong quá trình giáo dục thuyết phục. Bởi điều đó trái với quan điểmcủa Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ, đảng viên là người lãnhđạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân.Xây dựng tác phong sát thực tế:Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là mộtnguyên tắc tối cao của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phảicó tinh thần cách mạng, không ngừng sáng tạo, liên tục phát triển, không một phútxa rời thực tiễn, nói và làm bao giờ cũng nhằm mục đích cụ thể, thiết thực. Theođó, trong thực hiện nhiệm vụ của mình, người đảng viên phải hiểu rõ tình hình,nắm vững chính sách. Và muốn hiểu rõ tình hình, nắm vững chính sách phải ápdụng lối làm việc có điều tra, nghiên cứu. Đối với mỗi vấn đề, cần chịu khó nghiêncứu thấu đáo, đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều. Chỉ có tăng cường quan điểm thựctiễn, khéo đi sâu điều tra nghiên cứu, phân tích và giải quyết đúng mâu thuẫn trongđời sống, mẫn cảm với cái mới, dứt khoát vứt bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời, có nhưvậy sự lãnh đạo mới có sức sống, công tác mới có nội dung, đạt chất lượng, hiệuquả cao.Làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo:Phải khẳng định dứt khoát rằng, người cách mạng, bất cứ ở cấp nào, cũngphải là người hành động. Tinh thần triệt để cách mạng phải được biểu hiện ở cáchlàm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, đã quyết thì phải thi hành, đã làm thì đến nơi đếnchốn. Cố nhiên, tỉ mỉ không phải là cấp trên bao biện cả công việc của cấp dưới.Mỗi cấp có trách nhiệm của mình. Cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo cụ thể cho cấpdưới, cấp dưới có trách nhiệm thi hành chỉ thị của cấp trên một cách có sáng kiến,nhằm bảo đảm cho công việc thông đồng bén giọt, đem lại hiệu quả lớn nhất. ở đây,một vấn đề có tính nguyên tắc là: Lãnh đạo vấn đề gì cấp trên phải giỏi hơn cấpdưới về vấn đề đó. Muốn vậy, người lãnh đạo phải thường xuyên tu dưỡng trình độvề mọi mặt, biết lãnh đạo, đồng thời biết học tập cấp dưới. Trước mỗi vấn đề mớiđặt ra, người lãnh đạo phải đi sâu một vài nơi, trực tiếp chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ, để rútkinh nghiệm cho lãnh đạo nơi khác. Cán bộ, đảng viên bất kể ở cấp nào phải làngười hành động, có tri thức, có lý luận. Khi tiếp nhận nghị quyết, chỉ thị, phải kếthợp được với tình hình cụ thể của đơn vị để hiểu chỉ thị, nghị quyết một cách cụ thểtừ đó chỉ đạo quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả.2. Nội dung bồi dưỡng 2:Trước tình hình thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loàingười thì giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triểncủa mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chứcthương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo là phảichuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niênđầu thế kỷ nhằm thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ,tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trongnhững năm qua, GD&ĐT cả nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Cùngvới việc nâng cao trình độ học vấn và phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh,ngành GD&ĐT đã góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó cómột bộ phận là nguồn nhân lực chất lượng cao. Song nhìn chung, do những khókhăn, bất cập cả về chủ quan và khách quan dẫn đến chất lượng và hiệu quả GDvẫn còn những hạn chế so với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hiện tạitrường TH Toàn Thắng đang đứng trước các mâu thuẫn cần giải quyết:1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, của công cuộc CNHHĐH đất nước với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, đội ngũcán bộ, giáo viên và với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có.2. Mâu thuẫn giữa thói quen học tập theo kiểu bị động, đối phó với yêu cầuđổi mới phương pháp học tập tích cực, kết hợp với tự nghiên cứu của giáo viên.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường xã hội hoá giáo dục với sức ỳ tâm lýcủa xã hội còn tồn tại sau một thời gian dài sống trong chế độ bao cấp.Xuất phát từ thực tiễn công tác, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường,đòi hỏi người CBQL cần thiết phải học tập nghiên cứu về cơ sở lý luận, tìm hiểutình hình thực tế về chất lượng giáo dục hiện tại, đề xuất những biện pháp quản lýhiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.- Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về giáo dục.“Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu vàchuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng cao chất lượng vàhiệu quả giáo dục” ; “Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáodục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấpvề kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điềuchỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với phẩm chất và năng lực từngngười”.(Dự thảo Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT, NXBGD –Hà Nội 2000)- Quan điểm của nhà trường về chỉ đạo thực hiện “Kế hoạch chiến lược phát triểngiáo dục 2015- 2020. Tầm nhìn 2025 của trường TH Toàn Thắng”* Phấn đấu về Chỉ tiêu Đội ngũ cán bộ, giáo viên:- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đượcđánh giá khá, giỏi trên 85%.- 100% CBQL, GV, NV sử dụng thành thạo máy tính.- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 50% .- Có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học.- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn,nghiệp vụ và dạy học đạt hiệu quả.a. Cơ sở thực tiễn:Trường TH Tiên Thắng được tách ra từ trường PTCS Tiên Thắng từ năm1995 theo Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu.Trường được xây dựng tại khu trung tâm của xã, với diện tích 6720m2, trườngđã trồng được nhiều cây xanh xung quanh và cây cảnh trong sân trường, tạo cảnhquan trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, là môi trường lý tưởng cho công tác giáo dục.- Những điểm mạnh:+ Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợicả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh.+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Đủ độ chín, năng động, nhiệttình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường pháttriển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đa số đáp ứngđược yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ gồm 19 đồng chí; trong đó: BGH 2, giáoviên 15, nhân viên 2. Trình độ chuyên môn: 100% trên chuẩn, trong đã có 18 Đạihọc, 1 đ/c Trung cấp (BV). Trường có chi bộ Đảng độc lập với 14 Đảng viên, Chibộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; có tổ chức Công đoàn với 19 Công đoàn viên,Công đoàn trường luôn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh; Liên đội gồm 185 độiviên, hàng năm đạt liên đội vững mạnh.+ Công tác tổ chức quản lý của BGH: Tận tâm, có tầm nhìn khoa học, năngđộng, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế.Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sựtin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.+ Cơ sở vật chất bước đầu đó đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giaiđoạn hiện tại+ Về tài chính: Đã được giao tự chủ ngân sách đảm bảo chế độ và quyền lợicho đội ngũ.+ Thành tích chính: Nhiều năm liền trường được công nhận là tập thể laođộng tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.- Những điểm hạn chế cần giải quyết:+ Giáo viên Chưa đồng bộ về tay nghề, thiếu giáo viên cho trường dạy 2buổi/ ngày, thiếu nhân viên thư viện thiết bị;+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượngcác giờ lên lớp không đồng đều.+ Ban Giám hiệu: Chưa được quyền chủ động tuyển chọn giáo viên, nhânviên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.- Nguyên nhân hạn chế tồn tại.*Nguyên nhân khách quan:- Giáo viên đào tạo thiếu đồng bộ về kiến thức và nghiệp vụ;- Kinh phí cho hoạt động của nhà trường eo hẹp nên gặp không ít khó khăntrong việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tham quan học tập, choGV đi học nâng cao trình độ, tăng cường CSVC và TB dạy học.* Nguyên nhân chủ quan:- Một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, tự họctrau dồi chuyên môn nghiệp vụ.b. Các biện pháp:Trên cơ sở những hạn chế và tồn tại nêu trên, kết hợp với đánh giá thực trạngcông tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường; Căn cứ các cơ sở lý luận, tôi xin đềxuất một số biện pháp quản lý ở trường như sau:b.1. Biện pháp quản lý Giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng chogiáo viên- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII,nghiên cứu nhiệm vụ của gíáo dục đào tạo mà Đại hội Đảng đã định hướng; từ đónâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác giảng dạy.- Xây dựng chương trình hành động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh”, đó là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóngdân tộc; là tấm gương của ý chí và nghị lực vượt qua mọi thử thách, khó khăn đểđạt mục đích cách mạng; là tấm gương tin tưởng, kính trọng nhân dân, hết lòng, hếtsức phục vụ nhân dân; là một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hếtmực vì con người; là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêngtrong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.- Xây dựng cái “Tâm” cho giáo viên sao cho mỗi giáo viên là một tấm gươngsáng cho học sinh noi theo; xây dựng chương trình hành động nhằm nâng cao đạođức nhà giáo; giáo dục tính trung thực cho học sinh; mỗi cán bộ quản lý có tráchnhiệm trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường.Trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm cần quan tâm và chú trọng đến việcxây dựng biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh; đã tạo ra diễn đànbáo cáo tham luận nhằm trao đổi kinh nghiệm để giáo viên tham gia hiến kế cholãnh đạo nhà trường nhằm giúp chuyên môn quản lý hoạt động học tập của họcsinh.- Tổ chức giáo viên các tổ bộ môn bàn bạc, thảo luận tìm những biện phápthích hợp để nâng cao kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1, giúpcác em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập mới của cấp học.- Bồi dưỡng tình yêu nghề cho giáo viên, người thầy có yêu nghề thì mới saymê hứng thú trong công việc và kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, toàn tâm toàný trong nghề của mình. Do vậy tôi thường đề xuất biểu dương những giáo viên cótâm huyết với nghề thông qua các hoạt động nhân các ngày kỷ niệm như: 20/11;08/3…b.2. Biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy:Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy, thông thường tôi phảithực hiện các công việc sau:- Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về giảng dạy cácbộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnhtrong chương trình giảng dạy.- Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh xáo trộnlàm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của giáo viên;- Tăng cường công tác giáo viên chủ nhiệm, khẳng định vai trò và vị trí quantrọng của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn đến học sinh. Chính giáo viên chủnhiệm lớp là người quản lý, tổ chức đánh giá mọi mặt hoạt động của học sinh, cùngvới giáo viên bộ môn, người làm công tác chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm về chấtlượng đào tạo của lớp mình phụ trách.- Chỉ đạo công tác và lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợicủa GV và quyền lợi học tập của học sinh. Nhà trường dùng thời khoá biểu để quảnlý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảngdạy của GV.- Qui định cho giáo viên phải lập phân phối chương trình ngay từ trang đầucủa giáo án để tiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng thời thuận tiệncho việc theo dõi kiểm tra về tiến độ chương trình; Lịch báo giảng khối được lưutại bảng văn phòng để theo dõi việc giảng dạy và ký duyệt theo tuần.- Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của các tổ chuyên môn, Phó Hiệutrưởng phải dự giờ của giáo viên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạchgiảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.- Hàng tháng, kiểm tra và duyệt việc thực hiện chương trình của giáo viên,các giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của lớp. Nếu phát hiệnđược các trường hợp thực hiện chưa đúng hoặc có những kiến nghị xác đáng củagiáo viên chủ nhiệm và học sinh, nhà trường thông báo đến giáo viên bộ môn vàyêu cầu giáo viên có biện pháp khắc phục kịp thời.b.3. Biện pháp Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học.- Cung cấp kịp thời tài liệu cho giáo viên về những quan điểm cơ bản củatriết lý giáo dục mới, nâng cao hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học, đặtyêu cầu cao về việc đổi mới theo sự chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT;- Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổimới phương pháp dạy học; Tổ chức chuyên đề theo tinh thần đổi mới phương phápdạy học, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp, mỗi giáo viêndự giờ ít nhất 1/tiết/tuần; Mỗi tổ có ít nhất 3 tiết dạy bài giảng điện tử/ tuần.- Tạo điều kiện tối đa trong khả năng hiện có của nhà trường về các phươngtiện dạy học để giúp giáo viên có điều kiện thực hiện việc đổi mới phương phápdạy học, coi việc sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí bắt buộc khi xét thi đua,xét công nhận danh hiệu giáo viên giỏi.b.4. Biện pháp Quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn và đầu tư bồi dưỡng nâng caochất lượng đội ngũ.Tham mưa với hiệu trưởng việc chọn tổ trưởng phải theo nguyên tắc chọngiáo viên tiêu biểu của bộ môn cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, cóuy tín trong đội ngũ và uy tín với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng thời phải là ngườicó khả năng thuyết phục, vận động quần chúng, có khí chất mạnh mẽ, không ngại vachạm, dám đấu tranh tự phê bình và phê bình.Để việc chọn tổ trưởng chuyên môn được chính xác, đầu mỗi năm học, trên cơsở kết quả công tác và uy tín của từng giáo viên trong các năm học trước gần nhất,tổ chức tham khảo ý kiến của các đoàn thể, quần chúng, lấy phiếu tín nhiệm trongđội ngũ giáo viên trước khi quyết định chính thức.Với lực lượng giáo viên hiện có, nhà trường đã cơ cấu thành 5 tổ chuyênmôn. Mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng để điều hành việc thực hiện nhiệm vụ dạyhọc và các hoạt động giáo dục khác của tổ, tư vấn cho Hiệu trưởng các công việcliên quan đến công tác của tổ và của nhà trường.Trong công tác quản lý, tôi đã phân công trách nhiệm rõ ràng đối với nhiệm vụquản lý của tổ trưởng; giao quyền cụ thể để tổ trưởng chuyên môn chủ động trongviệc thực hiện phần điều hành trong phạm vi chức trách nhiệm vụ .Cần phải quan tâm thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước đối với độingũ tổ trưởng; tập huấn nghiệp vụ quản lý và làm hồ sơ cho tổ trưởng.Qui định các loại hồ sơ của tổ chuyên môn và giáo viên theo điều lệ trườngTiểu học, ngoài ra mỗi CBGV, NV phải ghi chép kiến thức tự học, tự bồi dưỡngvào sổ Sinh hoạt chuyên môn;Hướng dẫn cho tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướngdẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phânphối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại cácthành viên của tổ theo các quy định của Bộ GD&ĐT và tiêu chí thi đua mà nhàtrường đã xây dựng.Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/ tháng.Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn.Động viên GV tự sắp xếp thời gian bồi dưỡng về tin học, giúp giáo viên sửdụng thành thạo máy vi tính trong một số công việc, biết khai thác thông tin trênmạng Internet, từng bước để giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào côngtác và hoạt động giảng dạy;- Tạo điều kiện đi học và khen thưởng động viên cho mỗi CBGV, NV tự họccó bằng tốt nghiệp trên chuẩn ; Sắp xếp bố trí cho CBGV được đi học tham gia cáclớp tập huấn tin học do Sở GD&ĐT tổ chức.- Trong năm học bắt buộc mỗi CBGV, NV nếu đăng ký danh hiệu CSTĐ cấpcơ sở phải có một bản sáng kiến trong đổi mới về công tác quản lý, dạy học hoặcgiáo dục. Tổ chức hướng dẫn cho CBGV,NV biết phương pháp viết sáng kiến vàbiểu điểm chấm SKKN của phòng GD. Những SKKN xuất sắc được nhà trường tổchức báo cáo cho đơn vị được nghe, được đánh giá, góp ý bổ sung trước khi gửi lênHội đồng khoa học của ngành xét duyệt.b.5. Biện pháp Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học.- Mỗi năm học cần tham mưu cho HT có quyết định thành lập và giao nhiệmvụ cho ban CSVC, xây dựng kế hoạch về phát triển, sửa chữa cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo trên cơ sở đề nghị của tổ chuyên môn;- Trong mua sắm trang thiết bị, ưu tiên cho mua sắm trang thiết bị dạy họcgiúp cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Về tài liệu tham khảo cácmôn, dành cho các tổ chuyên môn chủ động trong việc triển khai mua sắm theo nhucầu và theo định mức kinh phí của quy chế chi tiêu nội bộ.- Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản các trang thiết bị dạy học, sổ theo dõiviệc sử dụng các trang thiết bị dạy học của cán bộ thiết bị, thí nghiệm.- Tích cực tham mưu để có sự quan tâm đầu tư của UBND xã, phòng GDhuyện và phụ huynh học sinh về kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất vàtrang thiết bị dạy học.b.6. Biện pháp quản lý chỉ đạo công tác thi đua dạy tốt học tốt- khen thưởng,động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh.- Đầu mỗi năm học, Tham mưu cho hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hộiđồng thi đua khen thưởng và chủ tịch công đoàn tổ chức cho CBGV đăng ký phấnđấu danh hiệu thi đua, xuất phát từ ý thức tự giác phấn đấu của giáo viên;- Nhà trường đặt ra các yêu cầu và chế độ khen thưởng để giáo viên phấn đấu.10- Xây dựng tiêu chuẩn thi đua và tiến hành bình xét, phân loại cán bộ, giáoviên hàng tháng, nội dung chủ yếu trong thi đua tháng là : Phẩm chất chính trị, đạođức lối sống; Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Công tác hoạt động xã hộivà hoạt động phong trào;- Sau mỗi tháng, Hội đồng thi đua tiến hành bình xét, xếp loại cán bộ, giáoviên và thực hiện khen thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ (Tháng, học kỳ, năm họcvà danh hiệu đạt được)- Kết thúc mỗi học kỳ, năm học, căn cứ kết quả thi đua các phong trào, cáchội thi của giáo viên cũng như học sinh Hội đồng thi đua nhà trường tiến hành bìnhxét các danh hiệu thi đua theo quy định của ngành để gửi lên cấp trên khen thưởngđồng thời tổ chức khen thưởng và tôn vinh các thành tích cá nhân cũng như tập thểvào dịp ngày 20/11 hàng năm tại đơn vị.c. Những kết quả đạt được nhờ áp dụng những biện pháp nêu trên?Mỗi CB,GV tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để góp ý kiến tham gia thảo luận vềviệc nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó họ có trách nhiệm cao về biện pháp thựchiện ý kiến của ḿình đã đề xuất. Ngoài lương tháng, mỗi GV đã xây dựng cho mìnhđược lương tâm nghề nghiệp, yêu trường, yêu nghề, tin tưởng vào ngày mai tươisáng và đầu tư nâng cao uy tín nghề nghiệp.CBGV, NV đã có khả năng xây dựng kế hoạch khoa học, thực chất, có hiệuquả, không mang tính hình thức, đối phó. Thực hiện được kỷ cương, nề nếp dạyhọc trong trường,Hoạt động chuyên môn đã trở thành nề nếp, Mỗi GV đã vận dụng vững vàngphương pháp mới vào dạy học, ứng dụng thành thạo CNTT trong quản lý và dạyhọc.Tổ chuyên môn đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, thực hiện tốt việcquản lý toàn diện công tác chuyên môn của mình.Mỗi CBGV, NV đã sử dụng được các trang thiết bị như máy vi tính, máychiếu…đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học.Thi đua – khen thưởng vừa có tác dụng kích thích mọi người về tinh thần tháiđộ lao động, học tập nghiêm túc, có hiệu quả; vừa có tác dụng nâng cao mức sống,giải quyết được nhu cầu vật chất của giáo viên.Kết quả của 6 biện pháp quản lý đã thực hiện của tôi đã áp dụng ở trên cóquan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất nhằm nâng cao chất lượngGD ở trường TH Toàn Thắng.- Biện pháp 1 mang tính nhận thức về tinh thần trách nhiệm, về đạo đức nghềnghiệp, tình yêu nghề chính là tình yêu Tổ quốc từ đó họ có trách nhiệm cao trongviệc thực hiện mọi nhiệm được giao.- Biện pháp 2 mang tính pháp quy, bắt buộc mọi giáo viên phải thực hiện.11- Biện pháp 3 thể hiện xu thế tất yếu của GD&ĐT trong giai đoạn mới, tạo rasự biến đổi về chất của hoạt động dạy học trong nhà trường.- Biện pháp 4 tác động đến các giáo viên cốt cán của trường. Sự trưởng thànhcủa bộ phận giáo viên này có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ đội ngũ giáo viênnhà trường, tạo nề nếp và khí thế tốt cho công tác dạy học. Việc nâng cao tiềm năngcho đội ngũ giáo viên, để mọi giáo viên tham gia hỗ trợ nhau trong giảng dạychuyên môn, tạo nên sức mạnh tập thể, nâng cao đáng kể chất lượng bài giảng.- Biện pháp 5 có tác dụng tạo điều kiện về vật chất cho các hoạt động của nhàtrường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Quản lý tốt cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học trong điều kiện tài chính còn nhiều khó khăn hiện nay sẽ giúp sửdụng hợp lý nguồn lực tài chính để trang cấp các phương tiện dạy học thiết yếu, đápứng ngày càng tốt yêu cầu của việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, gópphần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trường.- Biện pháp 6 có tác dụng kích thích tính tự giác, tích cực của giáo viên trongcông tác giảng dạy, đánh vào lòng tự trọng và danh dự của người giáo viên.II. Khối kiến thức tự chọn.a. Modun QLTH 5: Năng lực xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy theo yêu cầuđổi mới đối với cấp tiểu học.I. Tổ chức bộ máy của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dụcTheo Điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐTngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trườngtiểu học bao gồm:Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớpphó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiêntrong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều mônhọc. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớpghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do họcsinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong nămhọc.123. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạtđộng chung.4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ởnhững địa bàn khác nhau để thuận lợi cho học sinh đến trường. Hiệu trưởng phâncông một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểmtrường.Điều 18. Tổ chuyên môn1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáodục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thànhviên trở lên thì có một tổ phó.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thựchiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệuquả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổtheo kế hoạch của nhà trường;c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáoviên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi cónhu cầu công việc.Điều 19. Tổ văn phòng1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y tếtrường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổtrưởng, tổ phó.2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụcho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhàtrường;b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trườngvà hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả côngviệc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;13d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;e) Lưu trữ hồ sơ của trường.3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhucầu công việc.Điều 20. Hiệu trưởng1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạtđộng và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáodục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trườngtiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp cóthẩm quyền.2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạtchuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởngđược đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểuhọc công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệmkì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cánbộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí cáchoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kếhoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền;b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhàtrường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyênchuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sảncủa nhà trường;e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận,giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kếtquả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác14nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và cácđối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham giagiảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chínhsách ưu đãi theo quy định;h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xãhội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hộicùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộngđồng.Điều 21. Phó Hiệu trưởng1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trướcHiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường cônglập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận PhóHiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệutrưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phảiđạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm cácnhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham giagiảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chínhsách ưu đãi theo quy định.Điều 22. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh1. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổngphụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.2. Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếuniên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp.153. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục vàđào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.Điều 23. Hội đồng trường1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tưthục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết địnhvề phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng cácnguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảothực hiện mục tiêu giáo dục.2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường:a) Đối với trường tiểu học công lập:Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng vàPhó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viêncủa Hội đồng trường từ 7 đến 11 người;b) Đối với trường tiểu học tư thục:- Trường tiểu học tư thục có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là Hội đồngtrường hoặc Hội đồng quản trị có thể đề nghị thành lập Hội đồng trường mở rộng;- Trường tiểu học tư thục không có Hội đồng quản trị: Nhà đầu tư đề nghị thành lậpvà tham gia Hội đồng trường.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập:a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhàtrường trong từng giai đoạn và từng năm học;b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động củanhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyếtcủa Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhàtrường.4. Hoạt động của Hội đồng trường tiểu học công lập:16Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cầnthiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đềnghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giảiquyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn củanhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thểđịa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư sốthành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Quyết nghị củaHội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba sốthành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố côngkhai.Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận củaHội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. NếuHiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thờibáo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trongthời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiệntheo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luậthiện hành và Điều lệ này.5. Thủ tục thành lập Hội đồng trường tiểu học công lập:Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồngtrường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổchức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dụcvà đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường docác thành viên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệmkì của Hội đồng trường là 5 năm; hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệutrưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toànHội đồng trường.6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường đốivới trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động củatrường tư thục thuộc các cấp học phổ thông.Điều 24. Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn1. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học.Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồnggồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Côngđoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, cácgiáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghịdanh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.17Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học.2. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyênmôn, quản lí. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hộiđồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định.Điều 25. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường vàhoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội kháchoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trườngthực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.II. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhàtrường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục1.Giải pháp về quy hoạch:Tham mưu với các cấp lãnh đạo quy hoạch giáo viên đủ về số lương và đảm báovề chất lượng theo quy đinh của điều lệ trường trường tiểu học.Lựa chọn các giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy, cótâm huyết với nghề giữ vai trò tổ trưởng, tổ phó để kèm cặp tổ viên, giúp đỡ họthực hiện tốt công tác được giao.Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để tổ chức chỉđạo thống nhất, sát sao các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.Quản lý tốt ngày, giờ công lao động: Nhà trường đề ra và tổ chức tốt quy định vềngày, giờ công lao động, giờ giấc lên lớp, chế độ nghỉ, có quy định cụ thể về xếploại giáo viên từng đợt thi đua gắn với việc hoàn thành ngày công lao động.2. Các giải pháp về đào tạo bồi dưỡng :2.2.1 Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong đội ngũgiáo viên :Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của ngườigiáo viên. Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng chính trị vàphẩm chất của đội ngũ cán bộ, giáo viên sẽ quán xuyến, chi phối toàn bộ hoạt độnggiáo dục học sinh trong trường tiểu học. Vì vậy người trực tiếp xây dựng và quảnlý đội ngũ phải tổ chức cho giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương,đường lối của Đảng để họ thấm nhuần, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.18Tổ chức lớp tập huấn hè kết hợp với học tập và bồi dưỡng chính trị cho toàn thể cánbộ giáo viênĐầu năm học ,nhà trường tổ chức học tập nội dung các cuộc vận động như “ Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “ Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” Chủ đề năm học và nhiệm vụ năm học.Học tập Nội dung quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư đánhgiá xếp loại giáo viênHọc tập các nghị quyết của Tỉnh của Huyện. đường lối chính sách của Đảng vàpháp luật của nhà nướcTổ chức triển khai nhiệm vụ năm học mới của ngành, của huyện.- Xây dựng kỷ cương, nhiệm vụ thực hiện- Lấy chuyên đề giáo dục lễ giáo làm thước đo nhân cách cho giáo viên- Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường- Phát động phong trào “giỏi việc trường đảm việc nhà” yêu cầu cho đăng ký phongtrào gia đình văn hoá.Trường giao trách nhiệm cho tổ chức công đoàn chăm lo đờisống động viên tinh thần cho giáo viên yên tâm học tập công tác,2.2.2. Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm:Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Bồi dưỡngkỹ năng sư phạm cụ thể là: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp,kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồngnghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo dục giảng dạy. Đặc biệt trongkhi tiến hành triển khai thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học mới, giáo viêncần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thànhthạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng của môn học.2.2.3. Bồi dưỡng Nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề, qua thanhtra kiểm tra, qua hội thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng dùng dạy học.* Qua các hội thảo chuyên đề: Đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề, hướngdẫn cho giáo viên thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhấtlàm hồ sơ sổ sách, Xây dựng kế hoạch năm học, tháng tuần; trong đó có kế hoạchtuyên truyền, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh…Xây dựng các tiếtmẫu để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm, học tập.- Tổ chức chuyên đề theo kế hoạch đã đề ra.19- Tổ chức thao giảng hàng tháng. Góp ý, xếp loại công khai, dân chủ; quy địnhnhững sai lầm thiếu sót mắc phải sẽ không lặp lại ở mỗi thành viên- Xây dựng các tiết dạy mẫu hay để học tập. Qua đó mà chất lượng giảng dạy củađội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên.- Củng cố và bổ sung các thanh tra viên vào đầu năm học. Yêu cầu các thanh traviên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đã qua giảng dạy có nhiều kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy; phải là giáo viên dạy giỏi .* Tổ chức thi giáo viên giỏi;Hàng năm nhà trường tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáoviên lên lớp 2 tiết ; đồng thời tổ chức thi lý thuyết cho giáo viên. Thực tế cho thấyrằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việcnâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạygiỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìmtòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp,tạo những tình huống mới lạ để học sinh tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giòhọc.Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi vềchuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi số giáo viên tham gia nhanhchóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc chamẹ các cháu.3.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:Tăng cường đầu tư CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việclàm góp phần không nhỏ cho sự thành công của công tác này. Đầu tư CSVC baogồm:Từ đầu năm học, nhà trường lập kế hoach, dự trù kinh phí mua sắm đồ dùng đồchơi, cácthiết bị cần thiết cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh.Năng động trong việc huy động các nguồn vốn hợp pháp để tạo nguồn vốn tự có vàsử dụng hiệu quả nguồn vốn này trong việc đầu tư, mua sắm thiết bị, tài liệu đểkhông gừng phát triển thêm nguồn tư liệu cho thư viện nhà trường tạo điều kiệnthuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học và nghiên cứu đề tài.Phát huy nội lực, khả năng của giáo viên, duy trì thường xuyên phong trào làm đồdùng dạy học và tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học. Đề ra các quy định cụthể trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác triệt để các cơ sở vật chất trong dạy họchiện có của trường, lập sổ theo dõi đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học và tư liệutham khảo.Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng và ban hành quy định đối với việc sángtác, làm đồ dùng dạy học, quy trình xét duyệt nghiệm thu đồ dùng. Trong việc đánh20giá chất lương đồ dùng dạy học được làm ngoài tính chính xác, tiện dụng, phù hợpvới nội dung và tính thẩm mỹ nhà trường đặc biệt đánh giá cao các đề tài sáng táccó sử dụng đến các loại vật liệu có giá thành thấp, nhất là các loại vật liệu tái chếvừa giải quyết việc hạ giá thành vừa có tính môi trường cao. Đồng thời coi kết quảviệc làm đồ dùng dạy học là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáoviên.4. Tăng cưòng công tác quản lý đội ngũ giáo viên.4.1. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đồng bộ, cân đối:Để đảm bảo đội ngũ giáo viên đồng bộ về số lượng, chất lượng và cân đối về cơcấu để đủ sức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện theo đúng chương trình và kếhoạch cần làm tốt một số bước sau :Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dự kiến được những biến động về nhânlực có thể xảy ra để có kế hoạch đề nghị bổ sung kịp thời (GV nghỉ chế độ thaisản …).Phân công giảng dạy phù hợp với năng lực, nguyện vọng của giáo viên để giáo viêncó điều kiện nghiên cứu và phát huy tối đa năng lực bản thân.4.2. Quản lý tốt hồ sơ lý lịch của đội ngũ giáo viên:Hàng năm phải tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, lý lịch chuyên môn chotừng giáo viên. Đây là công việc thường xuyên của công tác quản lý cán bộ, đồngthời cần thực hiện kịp thời khi có giáo viên thuyên chuyển, nghỉ công tác, thay đổivề trình độ, quan hệ thân nhân,… Công tác này có vai trò rất quan trọng không chỉvới nhà quản lý mà còn có tác dụng rất tích cực đối với toàn bộ quá trình hìnhthành phẩm chất người cán bộ nói chung, người giáo viên nói riêng, vì hồ sơ cán bộvùa như tấm gương phản chiếu chân dung người cán bộ, vừa là động lực để ngườicán bộ phấn đấu không ngừng vươn lên. Hồ sơ cán bộ còn đóng vai trò như mộtkênh thông tin quan trọng để nhà quản lý thu nhận và sử lý thông tin chính xác, phùhợp,4.3. Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đúng nguyên tắc:Kiểm tra hoạt động dạy và học là bộ phận cốt yếu quan trọng nhất trong quản lýtrường học nó thực hiện những chức năng rất đa dạng, tăng cường kiểm tra, đánhgiá điều chỉnh việc bồi dưỡng giáo viên trong trường.Việc kiểm tra của cấp quản lý đối với giáo viên nhằm 3 mục đích: Nắm bắt thựctrạng đội ngũ giáo viên; Đánh giá trình độ nghiệp vụ của giáo viên; Kiểm tra lại kếhoạch, quyết định quản ký để có các biện pháp điều chỉnh cho thích hợp.21Để đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được khách quan, chính xác, việc kiểm tra phảiđược tiến hành theo nhiều biện pháp đa dạng, hỗ trợ cho nhau như : Kiểm tra toàndiện, kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm, kiểm tra dân chủ hoặc đối chứng, Kiểm trađột xuất hay có báo trước.Tạo mọi cơ hôi cho các tổ chuyên môn tự kiểm tra, đánh giá trong tổ. Từng giáoviên kiểm tra lẫn nhau tự đánh giá chính mình.Trong khi thực hiện kiểm tra phải có biên bản ghi rõ nội dung đã kiểm tra, nêu bậtđược những ưu điểm, tồn tại, ngày tháng năm kiểm tra, đánh giá, xếp loại cụ thể.Đây là tư liệu theo dõi hoạt động chuyên môn của từng giáo viên. Sau khi trao đổirút kinh nghiệm, biên bản phải có chữ kí của người được kiểm tra (đối với từng loạihình kiểm tra phù hợp)5.Nâng cao chất lượng quản lý:Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ gíáo viên trong nhà trường trước hết cần nângcao chất lượng cán bộ quản lý nhà trường với những biện pháp cụ thể :Cán bộ quản lý phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Nhất thiết phải đạt trình độtừ trung học sư phạm trở lên, có tay nghề vững vàng và phải được trang bị tốt vềtrình độ lý luận và năm vững kiến thức khoa học tổng hợp. Có năng lực phân tíchtổng hợp, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, cókhả năng thu hút sự đồng tình, ủng hộ của đội ngũ giáo viên trong việc tham gia cácnhiệm vụ giáo dục.Người quả lý phải xác định được mục tiêu, định hướng được hướng đi đúng đắncho năm học, cho cả một giai đoạn. Người quản lý luôn gương mẫu trong mọi côngtác, thực sự là người thợ cả đầy tài năng, luôn luôn quan tâm, động viên khích lệcác thành viên trong tập thể lao động. Có tín nhiệm trước tập thể, được tập thể họcsinh, giáo viên, phụ huynh học sinh tin yêu, mến phục.Trong quá trình quản lý ở nhà trường đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng đội ngũgiáo viên, người quản lý luôn thực hiện tốt các khâu của quá trình quản lý đồngthời luôn quan tâm tới việc thu nhận và sử lý thông tin.Chất lượng giáo viên được nâng cao bao gồm nhận thức tốt mọi đường lối chínhsách của Đảng, nhà nước, thấy rõ vai trò vị trí của mình từ đó có ý thức phấn đấutrau dồi nghề nghiệp nâng cao trình độ, kiến thức khoa học, đổi mới phương phápdạy học nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy. Khi đã có đội ngũ chuấn sẽ tạo điềukiện cho việc quản lý đội ngũ thuận lợi, nhanh chóng đi vào kỷ cương nề nếp.Muốn chỉ đạo tốt guồng máy đội ngũ giáo viên theo một yêu cầu thách thức củathực tế cần có những nhà quản lý giỏi về chuyên môn,vững vàng về nghiệp vụ quảnlý từ đó sẽ tạo được sự đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lýgóp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà trường.226. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường:Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi. Song một sốgiáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và điều kiện làm việc vì vậy phầnnào đó ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của giáo viên. Muốn tạo điều kiện chămlo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên thì người lãnh đạo phải tiến hành côngviệc sau:Phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách bảo đảm quyền lợi vật chất, tinhthần cho giáo viên như: Thực hiện đúng chế độ lương cho giáo viên theo quy địnhcủa nhà nước, chế độ nghỉ hè, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng dạybán trú…một cách xứng đáng với công tác và công việc của người giáo viên.Cán bộ quản lý, công đoàn tổ chức đời sống tinh thần cho giáo viên như các hoạtđộng thể dục thể thao, tham quan, văn nghệ,….. tạo điều kiện về quỹ thời gian, vậtchất để giáo viên làm tôt được nhiệm vụ của mình, trang bị đủ sách giáo khoa, tàiliệu tham khảo, đồ dùng dạy học cho giáo viên. Việc chăm lo đời sống vật chất, tinhthần, tình cảm trong tập thể nhà trường là một nhiệm vụ, một yêu cầu và cũng làtrách nhiệm của người cán bộ quản lý.7. Đảm bảo được sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng:Công tác giáo dục trong nhà trường không thể đứng ngoài chính trị mà phục vụchính trị. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh dạo toàn diện của Đảng là nguyên tắc cơ bảnvề vấn đề lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục.Mọi chủ trương, chính sách của giáo dục đề ra phải phục vụ đường lối và nhiệm vụcách mạng trong từng giai đoạn. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phảiđựoc tiến hành đồng bộ với việc nâng cao chất lượng Chi bộ Đảng trong nhàtrường.Cán bộ quản lý phải tổ chức chặt chẽ các hoạt động của nhà trường dưới sự lãnhđạo của Chi bộ Đảng. Chi bộ phải thường xuyên giúp đỡ các nhân tố tích cực trongđội ngũ giáo viên để họ đủ điều kiện tham gia tổ chức Đảng. Tạo điều kiện cho giáoviên phấn đấu rèn luyện để được kết nạp vào Đảng, học sinh hoá đảng viên trongnhà trường.Đề xuất được các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.b. Modun QLTH 7: Năng lực tổ chức huy động trẻ em trên địa bàn đi học đúng độtuổi theo yêu cầu phổ cập GD và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học.Phần 1: Tự nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng.23Qua nghiên cứu và học tập nội dung III, QLTH 7, với chuyên đề bồi dưỡng thườngxuyên về năng lực tổ chức huy động trẻ em trên địa bàn đi học đúng độ tuổi theoyêu cầu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học. Saukhi tự tìm tòi học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, bản thân tôi rút ra một số kiến thức,kỹ năng để làm tốt công tác chỉ đạo ở nhà trường, cụ thể như sau:I. Những vấn đề cơ bản của việc huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi và phổ cậpgiáo dục tiểu họcPCGDTH (nghĩ theo nghĩa hẹp-thông thường) là thông qua hoạt động dạy họclàm cho tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định phải đạt một một mức độ kiến thứcnhất định.- Phổ cập giáo dục là việc làm tích cực, để cho mỗi HS được hưởng quyền lợihọc tập. Và khi đi học thì được nhà trường quan tâm đúng mức để đạt được kiếnthức thật (mỗi độ tuổi ứng với một mức độ kiến thức cần đạt theo quy định).- Với tư tưởng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải tận tụy, nhiệt tình và trungthực thì mới có được chất lượng thật. Điều này thật không hề dễ ở Giáo dục ViệtNam chúng ta.- Với mục đích củng cố kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học; Kiểm tra, công nhậnPCGDTH đảm bảo đúng thực chất, nghiêm túc và khách quan, ngày 24 tháng 03năm 2014 Chính phủ đã ban hành nghị định 20/2014/NĐ-CP về Phổ cập xóa mùchữ.Về đối tượng, được áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 14 tuổi (tínhtheo năm); các xã, phường, thị trấn; các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Về tiêu chuẩn PCGDTH, đối với cá nhân trẻ em công nhận đạt chuẩn phải hoànthành chương trình tiểu học trước 15 tuổi. Đối với đơn vị cơ sở, đạt chuẩn phải có80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Đốivới miền núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổihoàn thành chương trình tiểu học. Đối với đơn vị cấp huyện, tỉnh phải có 90% trởlên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH. Đối với miền núi, vùngkhó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH.Về tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 1, đối với cá nhân trẻ em công nhận đạt chuẩnphải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi. Đối với đơn vị cơ sở, phảiđạt những điều kiện như: phải huy động được 95% trở lên số trẻ em (HS) ở độ tuổi6 tuổi vào lớp 1; có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chươngtrình tiểu học, số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.Phải đảm bảo số lượng giáo viên (GV) để dạy đủ các môn học theo chương trìnhgiáo dục phổ thông cáp tiểu học; đạt tỷ lệ 1,20 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu24học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổchức dạy học trên 5 buổi/tuần; có 80% trở lên số GV đạt trình độ chuẩn đào tạo,trong đó có 20% trở lên đạt trình độ chuẩn.Về cơ sở vật chất, có mạng lưới trường, lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đihọc thuận lợi; có số phòng đạt tỷ lệ 0,5 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn, cóbảng, đủ bàn ghế cho HS và GV; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùađông, có điều kiện tối thiểu dành cho HS khuyết tật học tập thuận lợi.Trường có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyềnthống và hoạt động Đội; có sân chơi, sân tập an toàn, được sử dụng thường xuyên.Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước;có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, HS, GV, đảm bảo sạch sẽ, sử dụng thuậntiện.Về tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 2, đối với cá nhân trẻ em phải hoàn thành chươngtrình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi. Đối với đơn vị cơ sở, phải đạt những điều kiện như:phải huy động được 98% trở lên số trẻ em (HS) ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1; có 90%trở lên số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ emtrong độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. Có 50% trở lên số HS học9-10 buổi/tuần.Về GV phải đạt tỷ lệ 1,20 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5buổi/tuần; 1,35 GV/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức 50% trở lên số HS 910 buổi/tuần. Có 100% số GV đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lênđạt trình độ trên chuẩn đào tạo. Có đủ GV chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âmnhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.Về cơ sở vật chất, ngoài những tiêu chuẩn giống với tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT mứcđộ 1, còn có số phòng đạt tỷ lệ 0,8 phòng/lớp trở lên; trường có thêm văn phòng,phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng hỗtrợ HS khuyết tật, phòng thường trực, bảo vệ. Trường có sân chơi, sân tập với tổngdiện tích chiếm 30% trở lên diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vậnđộng cho HS. Đối với các trường bán trú phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ đảm bảo các yêucầu vệ sinh, sức khỏe cho HS …*Về tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 3- Đối với xã:Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;Tỷ lệtrẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%; Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chươngtrình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khókhăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.25