Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THPT module 1 năm 2023

Bồi dưỡng thường xuyênhình thức bồi dưỡng áp dụng đối với viên chức của tất cả các ngành/lĩnh vực (trước đây trong lịch sử quản lý, sử dụng viên chức không có hình thức bồi dưỡng này). Hình thức bồi dưỡng này đáp ứng nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, tích lũy đủ tiêu chuẩn nhằm mục đích thăng hạng Chức danh nghề nghiệp. Khi kết thúc khóa học bồi dưỡng thì người tham gia lớp bồi dưỡng cần phải có một bài thu hoạch kết quả đã đạt được sau khóa học.

Ở mỗi lứa tuổi đều có những tâm sinh lý khác nhau, mỗi giai đoạn được xác định bởi các mốc thời gian khác nhau. Học sinh THPT còn gọi là tuổi đầu thanh niên( thời kí từ 15- 18 tuổi), là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Bài viết dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ gửi tới khách hàng mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 1 năm 2023 về đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông.

 

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THPT:

BỘ GD- ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 

 

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THPT

 

Module 01- THPT: Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

Năm học:…..

Họ và tên:

Đơn vị:

Trong mỗi độ tuổi khác nhau thì tâm lý cũng khác nhau. Việc nắm rõ tâm lý của học sinh trong từng độ tuổi sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục, đặc biệt là rất cần thiết cho giáo viên. Hiểu được vấn đề đó, các cấp giáo dục đã tạo điều kiện cho giáo viên được học tập module bồi dưỡng thường xuyên số 1.

 

1. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Học sinh THPT còn gọi là tuổi đầu thanh niên( thời kì từ 15-18 tuổi), là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng. Ở thời kỳ phát triển lứa tuổi trung học phổ thông, hoàn cảnh xã hội của sư phát triển đươc thể hiện qua các mối quan hệ. Ở lứa tuổi này, các mối quan hệ phổ biến của cá nhân là quan hê gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò và các mối quan hệ xã hội khác. Hoàn cảnh xã hội tác động đến lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thông có tính mở, sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. Lứa tuổi học sinh, có sự trưởng thành về mặt nhận thức, do đó các mối quan hệ trở nên thuận lợi hơn. Học sinh trung học phổ thông vừa có sư độc lập về kinh tế trong tư duy, trong đối nhân xử thế, tuy nhiên các em vẫn còn phụ thuộc kinh tế vào gia đình. Trong lứa tuổi này, các em luôn mong muốn được lắng nghe, công nhận ý kiến cá nhân của mình. Do vậy, cha mẹ cần tin tưởng, lắng nghe và làm bạn với các em để các em có thể đưa ra những lựa chọn, định hướng cụ thể trong tương lai. Sự tôn trọng của cha mẹ sẽ giúp các ban tự tin hơn nhưng cha mẹ cũng nên cứng rắn trong môt số trường hợp để các bạn có suy nghĩ đúng đắn.

Ở lứa tuổi này, các bạn bắt đầu coi trọng vị thế xã hội dần. Các bạn thường có xu hướng muốn được thừa nhận, được mọi người nhận hay còn gọi là thích thể hiện bản thân. Khi trưởng thành các em có nhiều điều kiện tham gia vào các mối quan hệ phức tạp, đa dang hơn xuất hiện nhiều vai trò xã hội mới mà các bạn không biết. Khi ở độ tuổi này, các bạn bước đầu có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ nhất định, có năng lực hành vi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

 

2. Hoạt động học tập, hoạt động xã hội của học sinh trung học phổ thông

Hoạt động học tập của học sinh THPT đã có sự định hướng về nghề nghiệp, vì vậy các ban đã có sự lựa chọn hướng đi tương lai cho bản thân. Bên cạnh hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng dần có vai trò lớn hơn. Học sinh THPT tích cực tham gia các hoat động xã hội. Đây cũng là vấn đề nhà trường rất quan tâm trong vấn đề giáo dục toàn diện. Do vây, khuyến khích các hoạt động xã hội tích cực là các hữu hiệu để phát triển và hình thành nhân cách tốt đẹp của học sinh.

 

3. Nhân thức và trí tuệ của học sinh trung học phổ thông

Có nhiều kiểu trí tuệ khác nhau, bao gồm:

– Trí tuệ ngôn ngữ thể hiện khả năng ngôn ngữ;

– Trí tuệ logic thể hiên khả năng tư duy logic- khoa học;

– Trí tuệ không gian thể hiện khả năng nắm bắt không gian;

– Trí tuệ vận động- sự thông thái của cơ thể;

– Trí tuệ tương tác là khả năng tương tác của cong người với xã hội;

– Trí tuệ âm nhạc thể hiện khả năng âm nhạc;

– Trí tuệ nội tâm, khả năng nhận thức  của bản thân.

Mỗi cá nhân đều có một kiểu trí tuệ khác nhau, từ đó những tác động đa dang kích thích sự phát triển độc đáo của mỗi cá nhân. Do đó, giáo viên cần thực hiện công tác giảng dạycần nắm bắt được tâm lý của học sinh để có đinh hướng nghề nghiệp phù hợp cho hoc sinh của mình.

 

4. Đời sống tình cảm và nhân cách của học sinh THPT

– Đời sống tình cảm của hoc sinh THPT: Ở lứa tuổi này, mặt cảm xúc của các bạn rất nhay cảm, nhu cầu tình cảm của các bạn rất đa dạng chẳng hạn như tình cảm về đạo đức, tình cảm trí tuệ, tinh thần, tình yêu, tình bạn,…những cảm xúc này bộc lộ rất rõ ràng. Sự phát triển về sinh lý hình thành phân biệt rõ ràng về giới tính, chính vì vây các bạn có những cảm xúc nhất định với người khác giới. Nắm bắt được những tâm lý đo, phụ huynh và giáo viên cần có định hướng và lời khuyên phù hơp, tôn trọng mặt tình cảm của các bạn quan sát, sát sao để các bạn chú trọng việc học hơn.

– Đặc điểm nhân cách của học sinh bước đầu hình thành khả năng tự nhận thức và hình thành cái tôi. Tự ý thức là khả năng học sinh THPT tư tách ra khỏi bản thân, lấy bản thân làm đổi tương để đánh giá, từ đó hình thành khái quát về bản thân. Bên cạnh đó, quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành cái tôi. Cái tôi được hiểu là những thuộc tính cá nhân, tâm thế xã hội bao gồm: nhận thức về bản thân và cảm xúc của chính mình.

>> Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân gia đình, đất đai, dân sư, hình sự, … Luật MInh Khuê cam kết bằng sự chuyên nghiệp cùng đôi ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề một cách hài lòng nhất. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ qua số điện thoai 19006162 để được tư vấn cụ thể lĩnh vực mà quý khách hàng quan tâm. Xin trân thành cảm ơn!