Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 – HoaTieu.vn

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 là bài thu hoạch về ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint trong dạy học ở tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 tại đây.

  • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH22
  • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH36
  • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19

Bài thu hoạch BDTX module TH21

  • 1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 số 1
  • 2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 số 2

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 số 1

1. Các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint.

Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm văn phòng Microsoft Officce. Microsoft PowerPoint có đầy đủ các tính năng để người sử dụng có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ số liệu, các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh… Microsoft PowerPoint có các chức năng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo yêu cầu công việc hoặc ý tưởng của người trình bày.

Một số tính năng thiết kế cơ bản

Sử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu không phải là mục đích của giáo trình này. Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằm mục đích thiết kế bài thuyết trình khoa học. Để theo học phần này dễ dàng, người học cần biết sử dụng ở mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trình chiếu. Các hướng dẫn sau đây là dành cho phần mềm Microsoft PowerPoint XP, bản tiếng Anh, chạy dưới hệ điều hành Windows XP. Nhấn lên siêu liên kết để xem hình minh hoạ.

Tạo hình nền

Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sử dụng đúng cách trong thiết kế. Thường hình nền là một hình ảnh có liên quan chặt chẽ đến nội dung trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình. Hình nền nên có độ đồng đều về màu sắc để không ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thành phần nội dung khi thuyết trình. Nên cân nhắc về màu sắc giữa chữ viết và các thành phần khác đối với hình nền sao cho phù hợp.

Các bước tạo hình nền như sau:

  • Vào trình đơn View. Master, chọn Slide Master (quản lí bàn phím), nền bàn phím sẽ được hiện ra cùng với các thông số định dạng các thành phần;

  • Không thay đổi gì các thông số đó, vào trình đơn Insert. Picture, chọn From File (chèn hình ảnh từ thư mục cá nhân);

  • Chọn đường dẫn về thư mục lưu hình ảnh cần lấy làm nền, chọn đúng tên tập tin đó và nhấn nút Insert (chèn hình vào bàn phím mẫu);

  • Thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách dùng chuột nhấn và kéo các biên, hoặc di chuyển hình ảnh đến đúng vị trí cần xuất hiện trong mỗi bàn phím;

  • Thường hình nền được định dạng mờ để làm nổi bật nội dung, do đó nhấn chuột phải lên hình và chọn Format Picture (định dạng hình);

  • Chọn thẻ Picture, mục Color, chọn Washout (chế độ bóng);

  • Xong nhấn nút OK và chọn Close Master View để đóng cửa sổ quản lí bàn phím lại;

  • Tất cả các bàn phím sẽ đều được chèn hình nền như đã thiết lập, nếu chưa vừa ý thì có thể vào lại View. Master > Slide. Master để chỉnh sửa.

Định dạng đầu và chân bàn phím

Chức năng thông tin của bàn phím trình chiếu không giống như của trang bài viết, do đó không nên quá lạm dụng các định dạng đầu và chân bàn phím. Thông thường, trong bài thuyết trình khoa học chỉ nên để tối đa một số thông tin cơ bản ở chân trang giúp người nghe định vị tốt, hoặc vài thông tin nhận diện nữa nếu cần phân phát bản in.

Cách định dạng đầu và chân bàn phím như sau:

Vào trình đơn View Header and Footer (hiển thị công cụ định dạng đầu và chân bàn phím);

Trong thẻ Slide, đánh dấu chọn mục Date and time nếu muốn cho hiển thị ngày giờ trên bàn phím,

Chọn Update automatically nếu muốn ngày giờ tự động thay đổi theo ngày mở tập tin ra, với các lựa chọn kiểu ngày giờ và ngôn ngữ khác nhau,

Chọn Fixed nếu muốn hiển thị một ngày giờ cố định, và phải nhập trực tiếp chuỗi ngày giờ vào ô trống bên cạnh;

Chọn Slide number nếu muốn cho hiển thị số thứ tự bàn phím;

Chọn Footer để cho hiển thị thông tin ở chân bàn phím, và gõ chuỗi văn bản trực tiếp vào ô trống bên cạnh;

Nếu chọn Don’t show on title slide thì phần thiết lập đầu và chân như trên sẽ không áp dụng cho bàn phím đầu tiên (dành cho tên bài thuyết trình);

Nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bàn phím đang xem xét, hoặc nút Apply to All để áp dụng cho tất cả các bàn phím.

Định dạng phông nền

Nếu không sử dụng hình nền, việc định dạng phông nền có vai trò quan trọng giúp trình bày nội dung thuyết trình được rõ ràng, dễ theo dõi. Các bước chèn hình nền như sau:

  • Vào trình đơn Format. Background (định dạng phông nền);

  • Nhấn lên danh sách cuốn, chọn:

  • Một màu (đồng nhất) trong danh sách các màu vừa sử dụng,

  • More Colors để chọn được nhiều màu khác (đồng nhất)

  • Fill Effects để chọn các kiểu phông nền không có màu đồng nhất (nền kẻ ô, nền chấm, nền hoa văn,…);

  • Nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bàn phím đang xem xét, hoặc nút Apply to All để áp dụng cho tất cả các bàn phím.

Sắp xếp các yếu tố trong bàn phím

Các yếu tố sau khi được chèn vào bàn phím có thể được sắp xếp theo những cách khác nhau, phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm ở lớp trên hay dưới, gom thành một nhóm hay tách rời một nhóm,…

Giống như trong văn bản, một bàn phím có nhiều lớp song song với mặt phẳng màn hình. Các yếu tố đặt trên cùng lớp sẽ được hiển thị ngang hàng nhau. Hoặc nếu yếu tố A nằm ở lớp trên và yếu tố B ở lớp dưới, phần nào của B nằm trong tầm che phủ của A thì sẽ bị che lấp, không thấy được trên văn bản.

Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó, để thay đổi một nhóm yếu tố, nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn từng yếu tố, sau đó:

  • Chọn Grouping nếu muốn gom hay tách nhóm:

  • Chọn Group để gom lại thành một nhóm,

  • Chọn Ungroup để tách các thành phần trong nhóm ra,

  • Chọn Regroup nếu muốn các thành phần vừa tách được gom trở lại thành nhóm;

  • Chọn Order nếu muốn thay đổi vị trí lớp hiển thị:

  • Chọn Bring to Front để cho hiển thị ở lớp trên cùng,

  • Chọn Send to Back để cho hiển thị ở lớp dưới cùng,

  • Chọn Bring Forward để đưa lên lớp liền trên,

  • Chọn Send Backward để đưa xuống lớp liền dưới.

Chèn các yếu tố

Để trình bày bàn phím, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào thông qua trình đơn Insert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bàn phím đều được bố trí thành một mục trong trình đơn này: Picture (hình ảnh), Diagram (sơ đồ), Text Box (khung chữ),Movies and Sounds (các tập tin âm thanh và phim), Table (bảng), Chart (biểu đồ),Object. Microsoft Equation 3.0 (công thức toán học), Hyperlink (siêu liên kết đến một tập tin khác, bàn phím khác trong cùng bài, một địa chỉ thư điện tử hay một địa chỉ mạng),…

Chèn các nút hành động

Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy chiếu ở chế độ chiếu, chỉ có các hiệu ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc bàn phím. Nếu cần di chuyển đến một vị trí khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số hành động khác mà không phải chờ trình diễn hết các yếu tố trong bàn phím đang chiếu, cũng không cắt ngang chế độ chiếu, thì công cụ hữu hiệu nhất là chèn các nút hành động.

Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng cách vào trình đơn Slide Show, chọn Action Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách mở ra để lựa chọn, chỉ cần rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù hợp với nhu cầu: Home (về trang tiếp đón); Back or Previous (về bàn phím trước); Forward or Next (qua bàn phím sau); Beginning (về bàn phím đầu); End (về bàn phím cuối); Return (quay trở lại vị trí đang trình diễn); Sound (mở một tập tin âm thanh); Movie(mở một tập tin phim),…

Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố

Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu tố đó rồi vào trình đơn Slide Show. Custom Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở cột bên phải màn hình. Chọn Add Effect cùng với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần thử nhiều lần để tìm được hiệu ứng ưng ý).

Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bàn phím, nhấp chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên tay phải:

  • Chọn Remove để bỏ hẳn hiệu ứng;

  • Nếu muốn điều chỉnh, trong ô Modify chọn:

  • Start On Click cho hiệu ứng trình diễn khi nhấp chuột (hoặc chọn kiểu khác nếu muốn),

  • Direction. In hay Out cho hiệu ứng hướng vào tâm hay hướng ra bìa của bàn phím,

  • Kiểu tốc độ trình diễn trong Speed,

  • Nút mũi tên lên hoặc xuống trong ô Re-Order ở cuối cột danh sách để thay đổi thứ tự xuất hiện của các yếu tố trên màn hình khi thuyết trình.

Áp dụng cách chuyển tiếp bàn phím

2. Thực hành các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint để xây dựng một tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở tiểu học:

Trình chiếu PowerPoint
Trình chiếu PowerPoint là cho slide chạy trong chế độ “toàn màn hình”. Thông qua màn hình đó tất cả những người trong nhóm có thể xem nội dung mà bạn tạo một cách có thứ tự và để chạy bạn chỉ cần kích chuột hoặc hoặc ấn một nút.

Để xem một Slide Show từ slide đầu tiên

Từ menu View, kích vào Slide Show

Để xem một Slide Show từ slide hiện hành

– Kích vào biểu tượng Slide Show ở phía bên trái của màn hình PowerPoint hoặc nhấn phím Shift + F5

Để chuyển sang một slide tiếp theo trong khi trình chiếu

– Ấn phím Enter

Để chuyển về một slide trước đó trong khi trình chiếu

– Ấn phím Backspace

Để chuyển đến một slide đặc biệt trong khi trình chiếu

– Kích chuột phải vào slide hiện hành và chọn Go to Slide

– Chọn slide bạn muốn

Tạm dừng trình chiếu Slide

– Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu) và lựa chọn Pause

Trở về một màn hình đen

– Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)

– Trỏ vào Screen và chọn Black Screen

Trở về một màn hình trắng

– Kích chuột phải vào sile hiện hành (trong khi đang trình chiếu)

– Trỏ vào Screen và chọn White Screen.

Các tùy chọn con trỏ

– Automatic Pointer là con trỏ mặc định trong trình chiếu slide. Khi thiết lập tự động, con trỏ sẽ biến mất sau 15 phút.

Sử dụng con trỏ mũi tên

– Con trỏ mũi tên (Arrow) luôn luôn hiển thị trong suốt quá trình trình chiếu

Lựa chọn con trỏ mũi tên

– Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trinh chiếu)

– Chọn Pointer Options và kich vào Arrow

Đổi con trỏ thành cái bút

Bằng cách đổi con trỏ thành cái bút, bạn có thể viết vào slide cả trong lúc trình diễn slide

– Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)

– Chọn Pointer Options và kích vào Pen

Thay đổi màu sắc bút

– Kích phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu).

– Chọn Pointer Options và kích vào Ink Color

– Lựa chọn màu mà bạn muốn

Kích vào nút Apply to All Slides

MS PowerPoint: Mẹo hay làm slide trình diễn thêm phong phú

Với PowerPoint, bạn có thể dễ dàng trình bày ý tưởng của mình thông qua hình ảnh, chữ viết và âm thanh.

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21 số 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint trong dạy học

Năm học: …………..

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………….

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

1. Mục đích giáo dục khi dùng phần mềm trình chiếu trong dạy học.

Trình diễn là một hình thức hướng dẫn trực tiếp có cách tiếp cận theo hướng giáo viên định hướng và là một trong những phương pháp phổ biến nhất, rất hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin hay phát triển từng bước những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Đây cũng là phương pháp rất phù hợp trong việc giới thiệu các phương pháp giảng dạy khác, và cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ học sinh xây dựng kiến thức.

Trong giáo dục, trình diễn có thể được sử dụng để: Hỗ trợ tiếp cận ý tưởng; thu hút sự chú ý của người học tới nội dung bài học; xây dựng kiến thức theo chuỗi.

2. Khi dạy học dùng trình chiếu nhằm mục đích

– Để giới thiệu các bài học mới: Các bài trình chiếu có thể được sử dụng như là một hoạt động khởi động, để thu hút sự chú ý của người học, để thông báo cho người học về mục tiêu của bài học, để nhớ lại bài cũ.

– Giúp người học đạt được kiến thức mới: Các bài trình diễn có thể được dùng để giới thiệu các khái niệm mới. Trình diễn có thể được sử dụng để hướng dẫn học tập, để làm rõ nhiệm vụ hoặc cung cấp thông tin phản hồi.

– Ôn tập và đánh giá kết quả học tập: Giáo viên sử dụng bài trình diễn để củng cố kiến thức của người học, để tổng quan hóa bài học và để tổng kết.

3. Các lưu ý khi dùng trình chiếu trong dạy học.

– Sử dụng phần mềm trình diễn có thể tạo ra sự quá tải thông tin, dẫn đến quá tải về mặt thời gian và cuối cùng là người học trở nên bị động. Do đó phải tránh sự bị động của người học.

– Đôi khi các yếu tố trực quan của bài trình diễn trở nên quan trọng hơn nội dung và hoạt động học tập.

– Không nên quá chú trọng đến sự trình diễn mà chú yếu quan tâm là người học tích cực học tập như thế nào.

– Trong dạy học có thể phát tài liệu phát tay kèm theo cho người học để hỗ trợ người học tóm tắt và theo dõi tổng quan bài học.

– Có thể dừng lại cho phép người học xem lại và suy ngẫm, có thời gian để tiếp thu thông tin, đánh giá liệu bản thân đã hiếu các kiến thức hay chưa.

– Giáo viên cần xây dựng nhiều hoạt động đa dạng song song với trình diễn để tăng hiệu quả trình diễn và tránh cho người học bị động.

4. Những lợi ích khi dùng trình chiếu trong dạy học.

– Tăng cường tương tác với nội dung: Ứng dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau trong bài trình chiếu tạo cơ hội cho khán giả tương tác đa dạng với nội dung. Bài trình diễn có thể dẫn dắt người học đi suốt quá trình học và tăng cường sự chuyển tải thông tin.

– Hỗ trợ chuyển tải thông tin: Phần mềm trình diễn cho phép chuẩn bị trước bài trình bày và tiếp cận ý tưởng trong quá trình trình bày. Trình chiếu cũng dễ dàng cập nhật và chỉnh sửa.

– Khuyến khích suy ngẫm: Một bài trình diễn tốt lội cuốn khán giả suy ngẫm và những ý tường và nội dung được trình bày.

– Tăng cường kĩ năng trình bày: Khi người học sử dụng phần mềm trình diễn, tính tuần tự của bài trình chiếu và các chức năng công nghệ khác hỗ trợ kĩ năng trình bày của người nói.

5. Kết quả bồi dưỡng (Vận dụng trong giảng dạy; các hoạt động GD…)

* Ưu điểm:

– Về kiến thức: Nắm chắc được các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint và biết cách tạo ra các tệp tin trình diễn tốt, nhất là đối với Microsoft PowerPoint 2007, riêng đối với Microsoft PowerPoint 2010 còn khá mới mẻ nên đôi lúc còn chưa thật nhớ cách sử dụng các tính năng.

– Về kĩ năng: Sử dụng tốt các tính năng cơ bản của phần mềm Microsoft PowerPoint 2007. Cụ thể như sau:

– Bản thân đã tự soạn được khá nhiều giáo án có nội dung phù hợp và hình thức đẹp mắt, đảm bảo tính khoa học, khi áp dụng giảng dạy đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

– Bản thân hiện có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp một cách linh hoạt, vững vàng về kĩ năng thiết kế, trình diễn giáo án giảng dạy, trình diễn bài thuyết trình, làm các chương trình ngoại khóa, chương trình hội nghị, hội diễn,…

– Năm học 2013-2014, bản thân đã xây dựng trang website riêng của cá nhân nhằm tạo ra môi trường giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp trên cả nước, đặc biệt trang website là kho lưu trữ nhiều giáo án giảng dạy, bài thuyết trình, các chương trình ngoại khóa hằng năm ở nhiều môn học (dạng ppt, pdf, video,…).

Tuy nhiên, như đã nêu trên, đối với Microsoft PowerPoint 2010 còn khá mới mẻ với bản thân nên việc sử dụng chưa thật linh hoạt.

* Hạn chế:

– Hiện tại, đại đa số các máy tính của đơn vị, của đồng nghiệp, của cá nhân tôi vẫn sử dụng PowerPoint 2003, chưa có điều kiện về thời gian, kinh phí nâng cấp để đảm bảo sử dụng tốt PowerPoint 2010 cũng như nhiều chương trình, phần mềm tác nghiệp cao cấp, chuyên nghiệp hỗ trợ dạy học mới.

– Các tính năng mới của PowerPoint 2010 rất hay nhưng chưa có điều kiện nâng cấp máy tính nên việc sử dụng PowerPoint 2010 còn chậm, chưa thật linh hoạt nên mất nhiều thời gian khi thiết kế một giáo án, một bài thuyết trình hay làm một chương trình nào đó. Tuy nhiên, do sử dụng khá thành thạo PowerPoint 2003 cùng nhiều chương trình ứng dụng tác nghiệp khi trình diễn, giảng dạy hoặc làm chương trình ngoại khóa, nên bản thân tôi vẫn sử dụng PowerPoint 2003 hiện có.

6. Kiến nghị, đề xuất

– Nhà trường cần tạo điều kiện về kinh phí hỗ trợ nâng cấp các máy tính của đơn vị, nhất là các máy tính chuyên phục vụ giảng dạy, thiết kế chương trình ngoại khóa,…

– Tạo điều kiện về thời gian để bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp khác có thời gian tự học, tự thực hành thiết kế, soạn giảng, … để tăng khả năng chuyên môn, kĩ năng thực hành soạn giảng, thiết kế,…

– Khuyến khích các tổ làm chuyên đề về soạn giảng bằng giáo án điện tử, thi làm các chương trình ngoại khóa giữa các tổ, khuyến khích giáo viên thường xuyên soạn giảng bằng giáo án điện tử,…

– Đề nghị với Bộ, Sở, Phòng Giáo dục tổ chức các chuyên đề nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học hằng năm cho giáo viên.

…………., ngày….tháng…năm…Người viết

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.

Tham khảo thêm

  • Thiết kế giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Quy trình thiết kế giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

  • Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm

  • Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học Vấn đề về tâm lý học ở tiểu học

Đánh giá bài viết

7

28.358

  • Chia sẻ bởi:

    Nguyễn Linh An