Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 15 mới nhất 2023
Luật Minh Khuê gửi tới quý thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 15 mới nhất 2023 để thầy cô cùng tham khảo.
Mục Lục
A. Module 15 tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin
I. Tác động của Công nghệ thông tin đối với giáo dục
– Mô hình giáo dục: Từ khi xã hội thay đổi ngày một nhanh chóng cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, “Giáo dục thông minh” hay “giáo dục 4.0” được xem là mô hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Mô hình này thúc đẩy hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi giúp cho người đọc có thể chủ động quyết định nội dung, phương thức học tập theo nhu cầu của bản thân.
– Chất lượng dạy học: Giúp giáo viên trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình:
- Tương tác với học sinh, sinh viên mọi nơi có sự xuất hiện của công nghệ thông tin
- Bài giảng được soạn thảo đa dạng với nhiều hình ảnh và gói gọn trong các thiết bị, tránh sự cồng kềnh khi phải mang theo nhiều giáo án, giấy tờ và có thể chỉnh sửa lúc cần
- Giúp giáo viên chia sẻ bài giảng với nhiều đồng nghiệp khác, tiếp thu ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng bài giảng
- Các thầy cô còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học, học hỏi kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong thiết kế bài giảng
– Hình thức dạy học: Mô hình giáo dục này đã mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới các hình thức dạy học. Trước kia giáo viên thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức thì ngày nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Học sinh phải tìm ra cách giải quyết bài tập qua việc tìm hiểu, học hỏi trên Internet
– Phương thức quản lý giáo dục: Thông qua công cụ quản lý của cơ quan chủ quản (quản lý giáo viên, học sinh, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử). Điều này ngay lập tức đã đem đến cách tiếp cận mới trong công tác quản lý giáo dục trường học hiện nay.
II. Một số chuyên đề ưng dụng công nghệ thông tin
1. Ứng dụng soạn thảo
Powerpoint cung cấp đầy đủ các công cụ để giáo viên tạo ra một bài giảng hoàn chỉnh gồm các slide trình chiếu. Thông qua các hiệu ứng chuyển động giúp tạo ấn tượng cho học sinh, từ đó các em dễ tiếp thu hơn
Một số phần mềm hỗ trợ khác:
- Phần mềm hỗ trọ môn Toán: Mathcad, Latex, GeoGebra, Cabri, MatLab,…
- Phần mềm hỗ trợ môn Lý, Hóa,…: CHEM LAB 2.0, bộ Crocodile,…
- Phần mềm soạn bài giảng điện tử theo E – learning: Adobe Presenter, Lecture Maker
2. Ứng dụng trong dạy học
Một số phương tiện có thể kể đến như: Máy chiếu, bảng thông minh, mạng nội bộ, các phần mềm dạy học,…
Quan trọng nữa là thầy cô cần sự hỗ trợ từ nhà trường và đội ngũ chuyên công nghệ thông tin để hiểu biết về từng thiết bị dạy học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần sự phản hồi tương tác từ học sinh, sinh viên để đảm bảo chọn phương tiện hữu hiệu và phù hợp nhất.
⇒ Sự tương tác này khiễn cồn nghệ thông tin trong dạy học đạt kết quả cao
3. Ứng dụng trong tra cứu dữ liệu
Thầy cô có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu cần thiết trên Internet
Một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như: google, cốc cốc,… Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phát huy, tận dụng nguồn kiến thức từ các loại từ điển chuyên ngành với từng môn học
4. Ứng dụng trong đánh giá công tác dạy và học
Ngày nay, có rất nhiều thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng để kiểm tra năng lực học sinh, sinh viên.
Sinh viên nhận kết quả học tập nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Đối với giáo viên, nhà tường và các cấp quản lý có thể nắm rõ năng lực của cán bộ nhân viên thông qua bảng đánh giá điện tử, vừa thuận tiện vừa mang tính bảo mật
5. Ứng dụng trong cách học của học sinh
Các em được tự do sáng tạo trong quá trình học hơn, so với việc mỗi ngày đều tiếp thu thụ động những kiến thức từ phía thầy cô. Học sinh, sinh viên có thể tìm kiếm hầu như mọi thông tin, trong tất cả các lĩnh vực trong nước và nước ngoài, tin tức mới và cả tin tức cũ thông qua Internet.
⇒ Việc học của các em được chủ độn hơn, tăng cường khả năng tự học và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên, góp phần nâng cao khả năng thực hành sau này của các em
Sinh viên đại học chủ động nghiên cứu kiến thức trước khi vào lớp học.
III. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục
Tong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đang kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
– Nền tảng học trực tuyến
– Sách giáo khoa số: những sách này được thiết kế để tương tác và hấp dẫn, với nội dung đa phương tiện và các bài tập tương tác
– Sáng tạo nội dung số: bao gồm các phần mềm giáo dục, ứng dụng và trò chơi, có thể được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường
Tuy nhiên vẫn còn những thách thức đối với việc áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong giáo dục ở Việt Nam: khả năng tiếp cận công nghệ và kết nối Internet ở khu vực nông thôn còn hạn chế, giáo viên và học sinh thiếu hiểu biết về kỹ thuật số, kinh phí và nguồn lực cho giao dục còn hạn hẹp. Chính phủ và các tổ chức giáo dục đang tích cực làm việc để giải quyết những thách thức này.
IV. Giải pháp tăng cường công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục
Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có hiệu quả, đề xuất một số định hướng và giải pháp như sau:
1. Nâng cao trình độ tin học cho bản thân
Giáo viên đứng lớp phải không ngừng nâng cao trình độ tin học cho bản thân, nắm vững công dụng các tính năng, bảo quản tốt các phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ cho dạy học như máy tính, máy chiếu,…
Ngoài những hiểu biết căn bản, giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo
2. Công tác bồi dưỡng giáo viên:
Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên công nghệ thông tin
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của công nghệ thông tin
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp
Ban Giám hiệu luôn phải quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi, cùng làm với giáo viên
3. Thu hút sự tham gia của phụ huynh và các bên liên quan trong cộng đồng tham gia phát triển và triển khai các giai pháp có thể giúp đảm bảo rằng các tài liệu và công cụ học tập kỹ thuật số phù hợp, có thể truy cập và phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của cộng đồng địa phương.
4. Nâng cao hiểu biết kỹ thuật số cho học sinh: học sinh cần phát triển các kỹ năng hiểu biết về kỹ thuật số để sự dụng hiệu quả các tài liệu học tập và tham gia các hoạt động học tập trực tuyến
V. Kiến nghị, đề xuất
– Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn thể giáo viên
– Sử dụng các phàn mềm, soạn bài giảng điện tử, khai thác tài nguyên trên Internet,…
– Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường về ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học
B. Ứng dụng
– Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm tài liệu,…
– Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đò trong toàn bộ quá trình dạy học
– Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết, một chủ đề hoặc một chương trình học tập
– Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học
Để mang lại một tiết học như thế, giáo viên phải nỗ lực rất nhiều trong việc chuẩn bị bài soạn, phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phải có trình độ về công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng nó. Bởi nếu không nắm vững chuyên môn nghiệp vụ thì rất dễ dấn đến việc lạm dụng dẫn tác dụng ngược tới quá trình dạy học của giáo viên và lĩnh hội tri thức của học sinh.