bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên hay nhất MN 40 phối hợp với gia đình để – Tài liệu text

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên hay nhất MN 40 phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non ( dành cho giáo viên mầm non)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.41 KB, 17 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2019-2020
Họ tên giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm:
Đơn vị công tác:
Điểm

Nhận xét

1. Tên chuyên đề bồi dưỡng
Module 40: Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non
2. Lý do chọn chuyên đề.
Trẻ em là hạnh phúc, tương lai của gia đình và xã hội. Từ trước đến nay gia
đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non.Cha mẹ và các thành viên trong gia
đình là những người gần gũi thân thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ, việc chăm sóc
và gáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là bản năng của họ.
Được đi học, được đến trường đó là một trong những quyền trẻ em được
hưởng. Những gì trẻ học được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng
vững chắc cho bé khi trưởng thành, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa lớn lao và
tầm quan trọng của giáo dục mầm non và để giúp trẻ hình thành phát triển toàn
diện về mọi mặt thì trchs nhiệm giáo dục trẻ không chỉ có nhà trường mà đồng thời
phải có cả sự tham gia của gia đình trẻ
Nhà trường phải có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình để thực hiện
mục tiêu, nguyên lí giáo dục, điều này cho thấy nghành giáo dục đã xác định rõ và
rất coi trọng vấn đề phối hợp giữa nhà trường với gia đình giáo dục, đây là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và của giáo viên.
Công tác phối hợp nhà trường với gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với
chất lượng giáo dục trẻ kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất
lớn vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn
vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường mầm non với

gia đình. Vì công tác phối hợp giữa gia đình với nhà trường, có ý nghĩa trong giáo
dục trẻ, giúp gia đình hiểu biết hơn về các hoạt động của trẻ, phổ biến kiến thức
giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ.
1

Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong năm học 2019-2020 tôi đã chọn
MN 40 “Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non” để khi học tài liệu này
giúp tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò và mục tiêu của việc phối hợp nhà trường với
gia đình trong việc giáo dục trẻ trên cơ sở hiểu rõ các nội dung cần thiết, phải phối
hợp với gia đình để dạy trẻ một cách thống nhất, từ đó có hình thức và phương
pháp phối hợp thích hợp, đồng thời biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
phối hợp với gia đình giáo dục trẻ có hiệu quả tốt, đạt được mục tiêu giáo dục đề
ra.
3. Nội dung chuyên đề
3.1 Một số khái niệm liên quan.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ. Việc phải
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm non tới các thành viên trong
gia đình trẻ, nhất là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm vô
cùng cần thiết và quan trọng.
Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có
nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo nhân cách trẻ em theo những định hướng
của xã hội. Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt động
dạy, học, giáo dục…theo hệ thống chương trình nội dung được tổ chức một cách
chặt chẽ, bài bản.
Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của chương trình gáo dục mầm
non nghĩa là: Gia đình thực hiện giáo dục trẻ, nhằm hướng trẻ phát triển mọi mặt
đạt được như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đề ra.
Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trình GD
MN. Nghĩa là phụ huynh và gia đình trẻ biết về phương pháp giáo dục trẻ của nhà

trường và cũng thực hiện việc giáo dục trẻ theo những phương pháp giáo dục mà
trường mầm non đang áp dụng:
– Phương pháp trao đổi đàm thoại là dùng lời nói để trao đổi, nói chuyện trực
tiếp với phụ huynh về vấn đề giáo dục trẻ
– Phương pháp tuyên truyền là thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiến
thức và tăng cường mối quan hệ gắn kết nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ
qua tờ rơi, áp, phích, quảng cáo….qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.
– Phương pháp thực hành là tổ chức cho phụ huynh trực tiếp tham gia hoạt
động của nhà trường để thực hiện phối hợp giáo dục trẻ
– Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm là sử dụng những kết quả, những
bài học kinh nghiệm được rút ra từ những hoạt động phối hợp nhà trường với cộng
đồng.
3.2. Nội dung chuyên đề: 4 nội dung
Nội dung 1: Mục đích phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục
trẻ mầm non.
2

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của gia đình trong phối hợp với nhà
trường để giáo dục trẻ mầm non.
* Gia đình giữ vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non.
– Gia đình là tế bào tự nhiên của xã hội, là một cuộc sống môi trường xã hội
vi mô. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt, có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sự
phát triển của trẻ mầm non, là môi trường đảm bảo sự giáo dục và truyền lại cho
trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. Giáo dục gia đình là một bộ phận hữu cơ
của sự nghiệp giáo dục chung.
– Kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết
hợp giáo dục của trường mầm non và gia đình. Đây là sự kết hợp hai chiều, cùng
chung một mục đích. Mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường là mối quan hệ
bình đẳng, hợp tác và chặt chẽ, có thể coi đó là con đường cơ bản chính yếu, thống

nhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục để phát triển toàn diện.
Gia đình phối hợp nhà trường sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho việc giáo dục trẻ, vì
thế, nhất thiết gia đình phải xác định rõ, phối hợp chặt chẽ với trường mầm non, sự
phối hợp đó là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trường và việc
giáo dục của gia đình, là yếu tố đảm bảo tính thống nhất giáo dục, là biện pháp để
cùng với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ.
– Gia đình và nhà trường như là hai người bạn đồng hành cùng chí hướng,
cùng chung mục đích và chỉ như thế mới có thể giúp trẻ hình thành, phát triển toàn
diện về mọi mặt và thành công trong cuộc sống. Nếu gia đình không đồng hành
cùng nhà trường trong giáo dục trẻ thì kết quả giáo dục cuối cùng khó mà đạt tốt
như mong muốn.
=> Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà
trường và nhóm, lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt
động khác nhau, phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung giáo
dục đối với trẻ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của việc phối hợp nhà trường với gia đình
trong giáo dục trẻ mầm non
* Phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non nhằm
những mục đích:
– Phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến
thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ.
+ Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ. Việc phải
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm non tới các thành viên trong
gia đình trẻ, nhất là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm vô
cùng cần thiết và quan trọng.
+ Trên thực tế, còn nhiều cha mẹ trẻ ở vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo
lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu biết nhiều về kiến thức và phương
pháp giáo dục trẻ theo khoa học, bới vậy các giáo viên cần phải tuyên truyền phổ
biến đến cha mẹ trẻ và người thân của trẻ những kiến thức về chăm sóc giáo dục
3

trẻ mầm non để nâng cao sự hiểu biết của các thành viên trong gia đình trẻ nhằm
nuôi dạy trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện
– Phối hợp với gia đình trẻ để thống nhất về nội dung và phương pháp giáo
dục trẻ.
+ Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ cần có sự thống nhất giữa nhà
trường và gia đình thì mới có kết quả giáo dục trẻ tốt nhất.
+ Sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình về nội dung giáo dục trẻ giúp
trẻ thu nhận kiến thức một cách nhanh chóng và bền vững, trên cơ sở đó hình thành
phát triển các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
+ Sự thống nhết về phương pháp giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình sẽ
không gây nên những phản ứng tiêu cực ở trẻ và làm cho sự phát triển của trẻ được
tốt hơn.
– Phối hợp giữa nhà trường với gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
+ Phối hợp với gia đình trẻ cùng thực hiện giáo dục trẻ theo chương trình
giáo dục mầm non được phê duyệt của Bộ giáo dục và đòa tạo, nội dung của
chương trình nhằm giáo dục phát triển trẻ toàn diện theo các lĩnh vực phát triển của
trẻ.
+ Nhà trường phối hợp với gia đình để các nội dung giáo dục trẻ được
thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với phát triển của
mỗi cá nhân trẻ, giúp cho tất cả các trẻ đều được giáo dục một cách tốt nhất, hướng
đến chuẩn bị tốt cho trẻ khi học xong mẫu giáo có thể vững vàng bước vào tiểu
học.
– Phối hợp nhà trường với gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình
và tăng cường mối quan hệ để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh đối với
các hoạt động giáo dục của nhà trường.
– Thực tế cho thấy còn không ít phụ huynh cũng chưa hiểu biết về tầm quan
trọng cũng như trách nhiệm của gia đình trong công việc phối hợp với nhà trường

để giáo dục trẻ, một số phụ huynh còn phó mặc toàn bộ việc dạy dỗ trẻ cho nhà
trường, nhận thức chưa đúng này ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục trẻ.
– Làm tốt phối hợp nhà trường với gia đình là thường xuyên trao đổi thông
tin về trẻ, kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ cũng như xử lí kịp thời các vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ.
Nội dung 2 : Nội dung phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục
trẻ mầm non
Hoạt động 1 : Xác định các nội dung cần phối hợp giữa nhà trường với gia
đình
vể giáo dục trẻ mầm non .
4

– Việc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non là phối
hợp giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non nhằm đảm bảo kết quả giáo
dục trẻ đạt theo mục tiêu giáo dục mà chương trình đã đề ra .
Các nội dung trường mầm non phối hợp với gia đình trong thực hiện giáo dục
trẻ là:
1. Phối hợp giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non bao gồm :
– Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non .
– Phối hợp giáo dục trẻ theo nội dung chương trình giáo dục mầm non
– Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trình giáo
dục mầm non
– Phối hợp giáo dục trẻ theo hình thức giáo dục của chương trình giáo dục
mầm non .
– Phối hợp đánh giá trẻ theo đánh giá của chương trình giáo dục mầm non
2. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện chương trình của trường mầm non .
3. Phối hợp về vấn về gia đình tham gia xây dựng cõ sở vật chất cho trường mầm
non .

Hoạt động 2 : Phân tích nội dung phối hợp nhà trường với gia đình để giáo
dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non .
– Sự phối hợp giữa nhà trường mầm non với gia đình là điều kiện tiên quyết,
đảm bảo chắc chắn cho kết quả giáo dục trẻ, kết quả nếu tốt hơn nếu sự phối hợp
mang tính đồng bộ, khoa học và phù hợp với thực tế phát triển của trẻ
– Việc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ là phối hợp giáo
dục trẻ theo mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức và đánh giá trẻ
theo chương trình giáo dục Mầm non. Cụ thể các nội dung như sau:
1. Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của chương trình gáo dục
mầm non nghĩa là : Gia đình thực hiện giáo dục trẻ nhằm hướng trẻ phát triển mọi
mặt đạt được như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đề ra, những
mục tiêu đó bao gồm: Mục tiêu phát triển về thể chất, phát triển về nhận thức, phát
triển về ngôn ngữ, phát triển về tình cảm- xã hội và phát triển khả năng thẩm mĩ
– Mục tiêu phát triển trẻ về mặt thể chất là nhằm giáo dục trẻ khỏe mạnh, cân
năng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thực hiện được vận động
cơ bản theo độ tuổi, vận động vững vàng, đúng tư thế. Phát triển tốt một số tố chất
vận động như: nhanh nhẹn, khéo léo, giữ thăng bằng cơ thể, có khả năng tự phục
vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân
– Mục tiêu phát triển trẻ về mặt ngôn ngữ là nhằm giáo dục trẻ: Nghe hiểu
được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói, biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản,
có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện, cảm nhận được vần điệu, nhịp
điệu của bài thơ, bài hát,ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi, có một số kĩ năng
5

ban đầu về việc đọc và viết.
– Mục tiêu phát triển trẻ về mặt nhân thức: Là nhằm giáo dục trẻ thích tìm
hiểu khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh có khẳ năng quan sát
nhận xét, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý và có một số hiểu biết ban
đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm

sơ đẳng về toán.
– Mục tiêu phát triển trẻ về măt tình cảm xã hội: Là nhằm giáo dục trẻ có ý
thức về bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm
xúc, tình cảm với con người, sự vật gần gũi, có một số phẩm chất như tự tin, tự
lực, biết tôn trọng, hợp tác , thân thiện,..…biết thực hiện một số quy tắc, quy định
trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi
2. Phối hợp giáo dục trẻ theo nội dung giáo dục của chương trình giáo dục
mầm non là thực hiện giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển: Thể chất, Ngôn Ngữ,
Nhận thức, Tình cảm KNXH và thẩm mỹ
– Nội dung giáo dục phát triển thể chất bao gồm: Phát triển vận động và giáo
dục dinh dưỡng- sức khỏe
+ Nội dung giáo dục phát triển vận động nhằm cho trẻ tập luyện để giúp trẻ
hình thành và phát triển tốt các vận động cơ bản, cũng như các vận động tinh khéo
của đôi tay, giúp trẻ phát triển tốt các kĩ năng vận động cũng như phát triển tốt khả
năng phối hợp trong vận động
+ Gíao dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có một
số hiểu biết ban đầu về vai trò của vấn đề ăn uống đối với sự phát triển của cơ thể
và tầm quan trọng của các loại thực phẩm.
– Nội dung phát triển ngôn ngữ bao gồm 3 nội dung: Nghe, nói và làm quen
với sách, làm quen với việc đọc, viết
– Nội dung giáo dục phát triển nhận thức bao gồm: Cho trẻ tập luyện phối
hợp các giác quan: Dạy trẻ về khám phá khoa học, khám phá xã hội và cho trẻ làm
quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
– Nội dung giáo dục giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm, kĩ năng xã hội là:
Dạy trẻ ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc, thể
hiện mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi, biết và có thể thực hiện
một số hành vi văn hóa và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh
hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi, biết quan tâm bảo vệ môi
trường.
– Nội dung giáo dục phát triển ở trẻ cảm xúc thẩm mĩ: Dạy cho trẻ biết nghe

hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc, dạy trẻ biết vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem
tranh. Biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống
gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật
3. Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trình
GDMN Nghĩa là phụ huynh và gia đình trẻ biết về phương pháp giáo dục trẻ của
6

nhà trường và cũng thực hiện việc giáo dục trẻ theo những phương pháp giáo dục
mà trường mầm non đang áp dụng
– Các phương pháp thực hiện trong giáo dục mầm non có 5 nhóm phương
pháp sau
+ Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
+ Nhóm phương pháp trực quan, minh họa
+ Nhóm phương pháp dùng lời nói
+ Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
+ Nhóm phương pháp nêu gương đánh giá
4. Phối hợp giáo dục trẻ theo hình thức giáo dục của chương trình GDMN
nghĩa là các hoạt đông giáo dục trẻ được tổ chức tùy thuộc vào mục đích nội dung
giáo dục mà tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với trẻ. Có thể tổ chức
hoạt động giáo dục trẻ trong các dịp lễ, hội
5. Phối hợp đánh giá trẻ theo đánh giá của chương trình GDMN nghĩa là kết
quả giáo dục và chất lượng giáo dục trẻ kiểm chứng bằng kết quả mong đợi sẽ đạt
được ở trẻ và có thể kết hợp với chuần phát triển trẻ 5 tuổi.
Hoạt động 3. Phân tích sự phối hợp với gia đình về một số nội dung giáo dục
trẻ ở từng độ tuổi và trẻ có nhu cầu đặc biệt.
* Đối với trẻ nhà trẻ
– Cần lưu ý nhất những ngày đầu khi trẻ mới đi học, môi trường sinh hoạt ở
trường mầm non khác với gia đình, trẻ còn lạ với cách dạy dỗ của cô giáo, vì vậy
gia đình phải tích cực phối hợp với nhà trường để trẻ nhanh chóng quen với lớp và

không phản ứng tiêu cực mỗi khi đến trường
– Cần chú ý việc giáo dục cho trẻ ở một số kĩ năng và phẩm chất sau.
+ Giúp trẻ hình thành thói quen lao động tự phục vụ.
+ Hình thành và phát triển khă năng chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu
cầu của người lớn.
* Với trẻ mẫu giáo: Do trẻ đã có sự phát triển tốt hơn cả và tâm lí và sinh lý
nên trong giáo dục trẻ, một số nội dung cần lưu ý hơn đó là.
+ Hình thành kĩ nắng tổ chức công việc của mình và công việc chung.
+ Hình thành tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, hứng thú tham gia lao
động và ý thức sẵn sàng thma gia các hoạt động.
+ Hình thành mối quan hệ thân thiết với các bạn, biết phối hợp cùng nhau
trong công việc, bắt đầu biết nhận xét về công việc của bạn, của mình.
Cha mẹ và mọi người trong gia đình cũng như ở trường mầm non cần chuẩn
bị tâm thế tốt cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1: Dạy trẻ một số kĩ năng cơ bản đầu
7

tiên, đó là sự tự tin, biết hợp tác, tò mò ham hiểu biết và giao tiếp mạnh dạn, biết
kiềm chế bản thân, ứng xử phù hợp với tình huống.
– Gia đình có trẻ khuyết tật thì phải lưu ý hơn: Trẻ khuyết tật cần chế độ
chăm sóc đặc biệt. Cha mẹ không nên che giấu khuyết tật của con mình mà nên
mạnh dạn và thẳng thắn trao đổi với giáo viên về những hạn chế của trẻ. Gia đình
nên cho trẻ đến lớp học mẫu giáo hòa nhập để tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với
những người xung quanh. Bố mẹ phải tích cực phối hợp cùng với giáo viên giúp
trẻ khắc phụ những khó khăn của bản thân trẻ.
Cần lưu ý quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ chuyến nhóm, chuyển lớp hoặc
chuyển chế độ ăn, kể cả đối với trẻ nhà trẻ cũng như trẻ mẫu giáo.
Mỗi sự thay đổi ít nhiều có ảnh hưởng đến trẻ, trẻ cùng nhỏ thì mức độ ảnh
hưởng càng nhiều, gia đình, những người thân của trẻ phải nắm rõ điều này để
cùng với nhà trường có những biện pháp quan tâm thích hợp.

Gia đình có trách nhiệm tham gia với nhà trường trong kiểm tra đánh giá việc
thực hiện chương trình nhằm góp thêm ý kiến, hỗ trợ thêm cho giáo viên về vấn đề
thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ cho phù hợp, có hiệu quả.
Hoạt động 4. Tìm hiểu nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình của trường mầm non.
Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện chương trình của trường mầm non là kiểm tra và đánh giá những nội
dung sau đây
– Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chăm sóc-giáo dục của giáo viên đứng
lớp, của ban giám hiệu nhà trường theo đúng kế hoạch giáo dục đã được xây dựng
từ đầu năm học.
– Mục tiêu giáo dục. Được kiểm tra và đánh giá về sự thay đổi, những tiễn
bộ, hay những biểu hiện bất thường…Cần trao đổi kịp thời giữa giáo viên và gia
đình để có sự điều chình trong nội dung và phương pháp giáo dục trẻ.
– Nội dung giáo dục. Được kiểm tra và đánh giá về những nội dung giáo dục
trẻ theo chương trình giáo dục mầm non vá sự phối hợp với khả năng, hiểu biết
thực tế của trẻ.
– Phương pháp giáo dục. đóng góp ý kiến với nhà trường về sự phù hợp của
phương pháp giáo dục hoặc chưa phù hợp để có sự điều chình kịp thời.
– Môi trường cơ sở vật chất, trong thiết bị đồ dùng đồ chơi của trường, lớp
góp phẩn quan trọng cho chất lượng giáo dục trẻ, do vây phụ huynh có trách nhiệm
đóng góp ý kiến về môi trường của trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
dùng đồ chơi của trẻ.. có đảm bảo an toàn, đảm bảo tính giáo dục và phù hợp với
trẻ hay không.
– Phụ huynh đóng góp ý kiến về thái độ, tác phong, hành vi ứng sử của giáo
viên và nhân viên trong trường đối với trẻ và phụ huynh. Ứng xử của giáo viên và
nhân viên trong trường mầm non rất quan trọng đối với trẻ và phụ huynh, nhất là
8

đối với trẻ, phụ huynh phải đóng góp ý kiến theo tinh thần tích cực để động viên sự
nỗ lực của giáo viên và nhà trường và để tạo nên được môi trường tâm lí tôt ch trẻ
thì mới có được kết quả giáo dục tốt.
– Phụ huynh góp ý kiến về cách giáo dục trong trường mầm non có tương
đồng với cách giáo dục ở nhà không và ngược lại. Nếu có sự lệch nhau thì cả 2
phía – gia đình và nhà trường phải cùng trao đổi để đi đến thống nhất một phương
pháp giáo dục phù hợp nhất đối với trẻ. Gia đình trẻ không chỉ có trách nhiệm
trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục, đồng thời
tham gia phối hợp kiểm tra thực hiện chương trình mà gia đình còn có trách nhiệm
tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non góp phần giúp nhà trường
khắc phục bớt khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.
Hoạt động 5: Phân tích nội dung phối hợp nhà trường với gia đình về tham
gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non
Có nhiều nội dung phụ huynh có thể phối hợp tham gia xây dựng cơ sở vật
chất cho nhà trường tùy theo khả năng thực tế của mình, cụ thể:
1, Tham gia đóng góp về tài chính
– Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/nhóm, lớp, công trình vệ sinh,… theo
quy định và theo thỏa thuận.
– Đóng góp mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ (theo thỏa thuận và khả
năng của phụ huynh)
2, Tham gia đóng góp bằng vật chất có sẵn của gia dình
– Đóng góp những hiện vật cho nhóm/lớp hoặc trường mầm non như: bàn,
ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành…
– Giúp các cháu làm đồ chơi hay sưu tầm tranh ảnh… Các đồ dùng, đồ chơi
của trẻ nhiều khi không dễ dàng mua sắm được. Những thứ do cha mẹ các cháu
đóng góp cho nhà trường mang nhiều ý nghĩa quý giá, trong đó bao hàm cả tình
cảm cũng như trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với việc chăm sóc và giáo dục
con em mình.
– Ủng hộ thêm cho nhà trường lương thực, thực phẩm để nấu ăn cho trẻ hoặc
những sản phẩm khác vào những dịp ngày mùa, thu hoạch của gia đình.

3, Tham gia đóng góp bằng công lao động
– Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm sân vườn cho
trẻ chơi, làm hàng rào cho trường hoặc tham gia một số công lao động xây nhà vệ
sinh/xây bếp…
– Góp sức cùng trường lớp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ: Làm một số đồ chơi
ngoài trời như tận dụng lốp xe cũ, tre gỗ có sẵn, thùng phuy/thùng gỗ…làm xích
đu,làm cổng vòng cho trẻ chơi chui luồn, làm cầu bập bênh, làm đồ chơi cho trẻ
leo trèo hay tập đi thăng bằng.. Góp sức cùng cô giáo và trẻ làm đồ dùng, học liệu
để dạy trẻ học hoặc giúp đỡ trang trí lớp học…
9

– Phân công luân phiên phụ huynh của các gia đình hàng ngày đến trường
nấu ăn cho trẻ (ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc).
– Phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường trong các ngày hội, ngày
lễ, trong các buổi dạo chơi hay tham quan…
Nội dung 3: Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong
giáo dục trẻ mầm non
Hoạt động 1: Liệt kê các hình thức phối hợp nhà trường với gia đình để giáo
dục trẻ mầm non.
– Sử dụng bảng thông báo, hạy góc “ Tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà
trường hoặc tại mỗi nhóm lớp: Để thông báo cho cha mẹ trẻ về những nội dung của
hoạt động giáo dục trẻ như: Chủ đề trẻ đang học: nội dung chủ đề: mục tiêu đạt
được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển…. hay tuyên truyền, phổ biến kinh
nghiệm về cách giáo dục trẻ theo khoa học hoạc thông báo với phụ huynh các keert
quả kiểm tra của nhà trường như kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tìa chính, kết quả thi
giáo viên giỏi, kết quả đánh giá trẻ….
– Trao đổi thường xuyên, hàng ngày trong các giờ đón, trả trẻ. Nhằm thông
báo hoặc nắm bắt thông tin về trẻ một cách nhanh nhất và để xử lý ngay vấn đề
cần giải quyết tức thì như những biểu hiện thất thường, đột xuất của trẻ trong ngày

( bao gồm cả biểu hiện tích cực và biểu hiện tiêu cực); hoặc thông báo hay đề nghị
phụ huynh những vấn đề cần phải làm ngay…
– Tổ chức họp phụ huynh định kỳ ( 3 lần / 1 năm) hoặc họp đột xuất khi cần
thiết: để thông báo cho gia đình những công việc cần thiết và thẻo luận các hình
thức phối hợp thực hiện hoặc kết hợp phổ biến biến thưc giáo dục trẻ cho cha mẹ
những cuộc họp ngắn.
– Kết hợp trong các cuộc họp giao ban, họp định kì của chính quyền địa
phương ( Ủy ban nhân dân phường/ xã hoặc tổ dân phố) để tuyên truyền, vận động
các gia đình về vấn đề nuôi dạy trẻ theo khoa học và việc phối hợp với trường
mầm non để giáo dục trẻ.
– Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ theo chuyên
đè hoặc khi cần thiết.
– Tổ chức các hội thi văn nghệ, thể thao thi khỏe bé ngoan …với yêu cầu gia
đình, cha mẹ cùng tham gia trình diễn với trẻ hoặc thi về chế biến thức ăn dinh
dưỡng cho trẻ giành cho các bà mẹ.
– Thăm hỏi gia đinh trẻ: Giáo viên hoạc cán bộ quản lý mầm non có thể đến
gia đình trẻ thăm hỏi thực tế ở nhà, kết hợp phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho cha
mẹ hay người thân của trẻ; hỏi kinh nghiệm giáo dục trẻ của gia đình….
– Hòm thư cha mẹ: Nhà trường và phụ huynh cùng trao đổi thông tin qua
hòm thư này.
– Liên hệ với phụ huynh qua điện thoại, e mail.
10

– Cùng trao đổi thông tin qua sổ theo dõi sự phát triển của trẻ.
– Thăm quan hoạt động của nhà trường mầm non: Mời gia đình, cha mẹ trẻ
có thể thăm quan một số hoạt động của cô và trẻ.
– Tuyên truyền vận động phụ huynh thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng ( đài truyền hình địa phương, loa truyền thanh của xã/ phường, các bản tin
công cộng, panô, áp phích tuyên truyền…)

Hoạt động 2: Kết hợp sử dụng các hình thức như thế nào cho có hiệu quả
trong phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ mầm non
– Ví dụ: Để phụ huynh phối hợp tốt trong thực hiện các nội dung giáo dục thì
trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, nhà trường cần thông báo để phụ huynh
nắm được tinh thần, cách thức phối hợp với giáo viên của lớp; nội dung mục tiêu
giáo dục trẻ thông qua chủ đề được thông báo qua góc “ tuyên truyền cho cha mẹ”;
bài thơ, bài hát câu chuyện… giáo viên dạy trẻ trong chủ đề cũng thông báo cho
phụ huynh biết.
– Trong các giờ đón, trả trẻ hàng ngày, trao đổi với phụ huynh thông tin cụ
thể trong ngày hoặc một số trẻ cần lưu ý riêng như: trẻ còn bị nói ngọng về một số
từ hay một âm nào đó, hoặc trao đổi thêm về cách ở nhà phụ huynh nên đề nghị trẻ
đọc thơ, kể câu chuyện hay bài hát…cô đã dạy để giúp trẻ sửa lỗi về phát âm, biết
cách trình bày, diễn đạt, nói năng lưu loát, giúp trẻ sớm tự tin mạnh dạn.
– Ngoài ra, có thể trao đổi thêm với phụ huynh qua hòm thư cha mẹ hoặc
một số hình thức khác nữa tùy theo thực tế.
– Kết thúc chủ đề, giáo viên thông báo với phụ huynh tiến độ của trẻ trong
lớp, nêu đề nghị cần phụ huynh phối hợp để dạy trẻ trong chủ đề tiếp theo.
– Để xây dựng được mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
giáo dục trẻ được tốt, một số vấn đề cần lưu ý hơn như sau:
1, Nhà trường phải có hình thức thích hợp thường xuyên liên hệ với gia đình
để thông báo tình hình của trẻ ở trường
Xác định cho gia đình trẻ rõ việc cung cấp một số thông tin cần thiết về trẻ ở
gia đình (như về cá tính, về sở thích ăn uống, về đặc điểm sức khỏe, cũng như khả
năng của trẻ) là để giúp nhà trường có phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ, đây
là trách nhiệm quan trọng của gia đình với nhà trường và đó chính là quan tâm đến
giáo dục trẻ.
2, thường xuyên tạo mối quan hệ thông tin về gia đình trẻ, tạo niềm tin từ
phía cha mẹ đối với trường mầm non bằng kết quả giáo dục trẻ. Để làm tốt được
việc này thì nhà trường phải lắng nghe, những ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹ
về mọi việc chăm sóc và giáo dục trẻ, kể cả việc xây dựng trường sở. Biết tiếp thu

những ý kiến đúng của các bậc cha mẹ trẻ
3, Vận động và tổ chức sự tham gia của gia đình với nhà trường để cùng
thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục trẻ, cùng tạo ra một môi trường giáo
dục tích cực đối với trẻ nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
11

4, Chủ động xây dựng mỗi quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và
giúp đỡ các kiến thức về giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu. Thông tin đầy đủ cho
cha mẹ trẻ về trương trình giáo dục ở trường ( qua nhiều hình thức khác nhau như:
Họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh…..). Cụ thể hoá các
nội dung giáo dục trẻ để có thể phối hợp cùng thực hiện. Thường xuyên giữ mỗi
liên hệ gia đình để kịp thời sử lý thông tin liên quan đến trẻ. Việc liên lạc thường
xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha meij
trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp
tác động giáo dục phù hợp là phương pháp chủ chốt, có hiệu quả tốt trong phối hợp
giữa trường mầm non và gia đình để giáo dục trẻ
5, Thống nhất với cha mẹ trẻ về nội quy, các hình thức biện pháp có phối
hợp- đây là một trong các nội dung phối hợp – giữa pụ huynh và nhà trường trong
từng gian đoạn và năm học. Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình
để có hình thức phối hợp phù hợp và mang hiệu quả cao nhất.
Nội dung 4: Các phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình trong
giáo dục trẻ mầm Non.
Hoạt động 1: Các phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình để giáo
dục trẻ mầm non
1. Phương pháp trao đổi đàm thoại:
– Phương pháp trao đổi đàm thoại là dùng lời nói để trao đổi, nói chuyện trực
tiếp với phụ huynh về vấn đề giáo dục trẻ.
– Có thể thực hiện khi:
+ Thực hiện hàng ngày, trong thời gian đón trả trẻ: Gíao viên tranh thủ trao

đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ, hỏi phụ huynh về vấn đề sức khỏe,
ăn uống của trẻ lúc ở nhà xem có cần gì để lưu ý, thông báo với phụ huynh nội
dung trẻ đã học, những điều trẻ đã biết thêm
+ Trong các buổi họp phụ huynh thì không nên chỉ có những phần do nhà
trường thông báo, nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho phụ huynh thảo luận trao
đổi và tìm ra câu trả lời thích hợp nhất, mỗi một buổi họp chỉ nên hướng về một
vấn đề mà cần thiết nhất phải thảo luận. Tạo điều kiện để phụ huynh cùng đóng
góp, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả để bổ sung cho vấn
kiến thức của giáo viên. Khi trao đổi với phụ huynh giáo viên phải khéo léo, nhẹ
nhàng và biết cách thuyết phục để đạt mục đích yêu cầu phối hợp.
2. Phương pháp tuyên truyền:
– Phương pháp tuyên truyền là thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiến
thức và tăng cường mối quan hệ gắn kết nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ
qua tờ rơi, áp, phích, quảng cáo….qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng
( loa truyền thanh của xã, phường, đài truyền hình của địa phương, bảng tin nơi
công cộng….)
– Cách thực hiện 1 buổi tuyên truyền cần có các bước sau:
12

+ Nói rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện
+ Trình bày chủ đề đã chọn
+ Tiến hành thảo luận và trao đổi
+ Kết thúc thảo luận nhóm
3. Phương pháp thực hành:
– Phương pháp thực hành là tổ chức cho phụ huynh trực tiếp tham gia hoạt
động của nhà trường để thực hiện phối hợp giáo dục trẻ
– Có thể thực hiện bằng cách:
+ Tổ chức 1 số hoạt động mà phụ huynh có thể tham gia như phong trào
đóng góp, làm đồ dùng đồ chơi, vận động phụ huynh cùng tham gia cho trẻ đi

tham quan, đi công viên…
+ Tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ tham gia 1 số công việc của
trường lớp như trang trí, làm vệ sinh.
+ Đề nghị hội cha mẹ học sinh , các phụ huynh tham gia trong tổ chức các
hoạt động văn nghệ, vui chơi của trẻ trong các dịp khai giảng, trung thu, tổng kết
năm học …
+ Tổ chức cho cha mẹ trẻ , hội cha mẹ học sinh cùng tham gia làm các tài
liệu tuyên truyền phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm Non
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm là sử dụng những kết quả, những bài
học kinh nghiệm được rút ra từ những hoạt động phối hợp nhà trường với cộng
đồng.
– Có thể thực hiện phương pháp này theo những cách sau:
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết công tác phối hợp nhà
trường với phụ huynh
+ Có thông tin phản hồi cho cha mẹ trẻ
+ Động viên khuyến khích tinh thần tích cực của phụ huynh trong việc phối
hợp thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cùng nhà trường.
+ Rút kinh nghiệm và có thể điều chỉnh 1 số nội dung, hoạt động khi cần
thiết nhằm phát huy tinh thần của phụ huynh, tăng cường tích cực chủ động của
nhà trường để tiến tới đạt kết quả của hoạt động được tốt
Hoạt động 2: Kết hợp sử dụng các phương pháp như thế nào để có hiệu quả
trong phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ Mầm Non.
– Phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ
là cách thức thực hiện các nội dung của hoạt động phối hợp nhà trường với gia
đình để đạt được mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non
13

– Mỗi phương pháp đã nêu ở trên có ưu thế riêng vì vậy trong thực tế khi tổ

chức các hoạt động thường kết hợp nhiều phương pháp để thực hiện. Trong việc
thực hiện phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ thì sử dụng các phương
pháp càng mềm dẻo, linh hoạt thì càng dễ đạt kết quả tốt.
4. Quá trình vận dụng
* Sau khi học tập và nghiên cứu Module MN 40 “ Phối hợp với gia đình trẻ
để giáo dục trẻ mầm non”, tôi đã vận dụng vào thực tiễn công tác như sau:
Ngay buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi tuyên truyền tới các bậc cha mẹ trẻ
kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. Tuyên truyền về nội dung chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non để phụ huynh nắm được và cùng phối
hợp thực hiện. Ngoài ra, tôi còn xây dựng góc tuyên truyền bằng các hình thức phù
hợp, nội dung phong phú về chương trình chăm sóc sức khỏe và lễ giáo cho trẻ
dưới hình thức các bài viết, sưu tầm trên báo chí, trên mạng hoặc các bài tự biên
ngắn gọn chắt lọc thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng kèm theo hình ảnh minh họa nên
được phụ huynh rất quan tâm.
Hằng ngày, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ về tình
hình của trẻ. Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác chăm
sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối với công tác phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, tôi đã phối kết
hợp với gia đình trẻ trong việc thực hiện các chủ đề.
Ví dụ: Với chủ đề gia đình: Tôi thông báo với các bậc cha mẹ về những nội
dung cần kết hợp như sau: Sưu tầm giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có liên
quan đến chủ điểm đang học. Biết được các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ
tình cảm và trách nhiệm của các thành viên tròn gia đình với nhau. Tôn trọng lễ
phép với ông bà, bố mẹ, yêu quí em bé. Biết công việc hàng ngày của ông bà bố
mẹ. Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình. Nhận biết những đồ dùng trong gia
đình, tên gọi, công dụng…Hiểu biết nhu cầu của gia đình, ăn ở, đi lại, vui chơi giải
trí. Cha mẹ cùng phối hợp, hỗ trợ cho lớp học, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, đồ chơi
về chủ đề…
Trong quá trình thực hiện công tác phối kết hợp và ủng hộ đồ dùng cho lớp

không phải lúc nào chúng tôi cũng nhận được sự cộng tác chặt chẽ của các bậc phụ
huynh, đôi lúc có một số phụ huynh cũng thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao lại phải
đóng góp nhiều như vậy, bởi ngay từ đầu năm chúng tôi đã phải đóng góp rất nhiều
nhưng khi lắng nghe sự trao đổi với các cô giáo thì phụ huynh đã hiểu và thông
cảm, đóng góp rất nhiều cho chúng tôi, qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần
nào những kiến thức của con mình cần học trong chủ điểm và luôn có sự phối kết
hợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào
các hoạt động

14

Qua việc thực hiện các chủ đề có sự phối kết hợp với phụ huynh về công tác
chăm sóc và giáo dục trẻ bản thân tôi tự nhận thấy các cháu trong lớp tôi tiếp thu
và hiểu được kiến thức được sâu sắc và tốt hơn.
Mặc dù lớp tôi nằm ở điểm trường cách xa điểm trường chính tới 8km.
Nhưng tôi đã vận động phụ huynh đưa con em mình tham gia vào các hoạt động
ngày hội, ngày lễ lớn của trường như Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, lễ
hội Tết nguyên Đán để trẻ có cơ hội giao lưu học hỏi và trải nghiệm thực tế. Trong
các hoạt động này, phụ huynh đều tham gia đóng góp các nguyên vật liệu như gạo
nếp, lá dong; hỗ trợ trang trí phông bạt, sân khấu. Qua các hoạt động trẻ được tham
gia múa hát trên sân khấu, được cùng bố mẹ, ông bà tham gia vào các hoạt động
tập thể, từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin hơn và có được một số kỹ năng sống, kỹ năng
giao tiếp trong các hoạt động tập thể. Các bậc phụ huynh thực sự rất hào hứng,
được chứng kiến sự trưởng thành của các con, từ đó tạo thêm lòng tin yêu, sự ủng
hộ nhiệt tình của phụ huynh đối với lớp.
Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên hô hào phụ huynh ủng hộ đất màu, phân
chuồng để trồng hoa xung quanh lớp. Đóng góp các nguyên vật liệu, phế thải như
chai, lọ, vỏ hộp sữ, ống nhựa thừa,… và các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương
để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

5. Kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế
5.1. Những kết quả đạt được:
* Về trẻ:
– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, tích cực, mạnh dạn hơn khi tham
gia vào các hoạt động tập thể.
– Trẻ tiếp thu bài nhanh hơn và nắm được các kiến thức, kỹ năng mà cô
truyền đạt.
– Trẻ có thói quen lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng hợp tác trong nhóm
bạn qua các hoạt động hàng ngày.
– Trẻ chủ động, tự tin hơn khi giao tiếp với người lớn và mọi người xung
quanh mình.
* Về phía gia đình trẻ
+ Đa số phụ huynh đã quan tâm đến con, đã phối hợp chặt chẽ với cô giáo
chủ nhiệm cùng thống nhất các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
như: Trao đổi với cô giáo hàng ngày về tình hình sức khỏe, các hoạt động của trẻ
khi ở nhà…., các biểu hiện về bệnh tật cũng như diễn biến tâm lí để cô giáo năm
được có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp. Phụ huynh hiểu được công việc và
sự vất vả của cô giáo ở lớp.
+ Phụ huynh rất đồng lòng, nhiệt tình ủng hộ các phong trào của lớp và cùng
tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động khác của
trường, lớp.
15

+ Nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong việc xây dựng, cải tạo môi trường lớp
học
* Về giáo viên
– Phối hợp tốt với gia đình trẻ trong việc thực hiện chương trình giáo dục
mầm non, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, các ngày lễ lớn
của trường

– Thu thập thông tin từ gia đình trẻ như hàng ngày giáo viên đón trẻ và trả trẻ
cô sẽ trao đổi những hoạt động hàng ngày ở lớp của trẻ với phụ huynh như: hôm
nay bé hơi mệt, có sốt nhẹ, tô màu tranh không được đẹp, bé chưa được ngoan
trong ngày hôm nay…..
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quản lí trẻ, nắm được những thông tin về trẻ về họ
tên, giới tính, ngày tháng sinh, họ tên bố mẹ nghề nghiệp, địa chỉ gia đình trẻ.
* Về cơ sở vật chất:
– Quản lí cơ sở vật chất tốt, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất
trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Có trách nhiệm quản lí, sử dụng cơ sở vật
chất tốt.
– Lớp học được ốp lát bằng gạch men trắng cao 1,2 mét để phục vụ cho việc
trang trí.
– Khuôn viên xung quanh lớp học được trồng hoa xanh, sạch, đẹp
5.2. Ưu điểm
Sau khi áp dụng Module MN40 vào thực tiễn công tác, tôi nhận thấy việc
phối kết hợp với gia đình trẻ đã góp phần nâng cao chất lượng thưc hiện chương
trình giáo dục mầm non của lớp. Thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ
huynh trong việc xây dựng môi trường lớp học khang trang sạch sẽ với tổng kinh
phí khoảng 5.000.000đ và những buổi lao động công ích. Giáo viên đã phối hợp tốt
với gia đình trẻ để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ và cải tạo môi trường
lớp học. Biết lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt
với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ
khi gia đình có yêu cầu
5.3. Nhược điểm:
– Gíao viên ở xa điều kiện thời gian tiếp xúc với gia đình trẻ còn hạn chế
– Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt theo điều
kiện thực tế nhà trường, chưa có kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại,
kinh nghiệm trong việc đánh giá trẻ còn hạn chế.
– Kĩ năng và nội dung tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con của một số ít giáo
viên với phụ huynh hiệu quả chưa cao

6. Những ý kiến đề xuất, kiến nghị: Không có ý kiến.

16

Người viết

17

gia đình. Vì công tác phối hợp giữa gia đình với nhà trường, có ý nghĩa trong giáodục trẻ, giúp gia đình hiểu biết hơn về các hoạt động của trẻ, phổ biến kiến thứcgiáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ.Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong năm học 2019-2020 tôi đã chọnMN 40 “Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non” để khi học tài liệu nàygiúp tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò và mục tiêu của việc phối hợp nhà trường vớigia đình trong việc giáo dục trẻ trên cơ sở hiểu rõ các nội dung cần thiết, phải phốihợp với gia đình để dạy trẻ một cách thống nhất, từ đó có hình thức và phươngpháp phối hợp thích hợp, đồng thời biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạchphối hợp với gia đình giáo dục trẻ có hiệu quả tốt, đạt được mục tiêu giáo dục đềra.3. Nội dung chuyên đề3.1 Một số khái niệm liên quan.Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ. Việc phảituyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm non tới các thành viên tronggia đình trẻ, nhất là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm vôcùng cần thiết và quan trọng.Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, cónhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo nhân cách trẻ em theo những định hướngcủa xã hội. Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt độngdạy, học, giáo dục…theo hệ thống chương trình nội dung được tổ chức một cáchchặt chẽ, bài bản.Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của chương trình gáo dục mầmnon nghĩa là: Gia đình thực hiện giáo dục trẻ, nhằm hướng trẻ phát triển mọi mặtđạt được như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đề ra.Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trình GDMN. Nghĩa là phụ huynh và gia đình trẻ biết về phương pháp giáo dục trẻ của nhàtrường và cũng thực hiện việc giáo dục trẻ theo những phương pháp giáo dục màtrường mầm non đang áp dụng:- Phương pháp trao đổi đàm thoại là dùng lời nói để trao đổi, nói chuyện trựctiếp với phụ huynh về vấn đề giáo dục trẻ- Phương pháp tuyên truyền là thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiếnthức và tăng cường mối quan hệ gắn kết nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻqua tờ rơi, áp, phích, quảng cáo….qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.- Phương pháp thực hành là tổ chức cho phụ huynh trực tiếp tham gia hoạtđộng của nhà trường để thực hiện phối hợp giáo dục trẻ- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm là sử dụng những kết quả, nhữngbài học kinh nghiệm được rút ra từ những hoạt động phối hợp nhà trường với cộngđồng.3.2. Nội dung chuyên đề: 4 nội dungNội dung 1: Mục đích phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dụctrẻ mầm non.Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của gia đình trong phối hợp với nhàtrường để giáo dục trẻ mầm non.* Gia đình giữ vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non.- Gia đình là tế bào tự nhiên của xã hội, là một cuộc sống môi trường xã hộivi mô. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt, có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sựphát triển của trẻ mầm non, là môi trường đảm bảo sự giáo dục và truyền lại chotrẻ những giá trị văn hóa truyền thống. Giáo dục gia đình là một bộ phận hữu cơcủa sự nghiệp giáo dục chung.- Kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kếthợp giáo dục của trường mầm non và gia đình. Đây là sự kết hợp hai chiều, cùngchung một mục đích. Mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường là mối quan hệbình đẳng, hợp tác và chặt chẽ, có thể coi đó là con đường cơ bản chính yếu, thốngnhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục để phát triển toàn diện.Gia đình phối hợp nhà trường sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho việc giáo dục trẻ, vìthế, nhất thiết gia đình phải xác định rõ, phối hợp chặt chẽ với trường mầm non, sựphối hợp đó là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trường và việcgiáo dục của gia đình, là yếu tố đảm bảo tính thống nhất giáo dục, là biện pháp đểcùng với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ.- Gia đình và nhà trường như là hai người bạn đồng hành cùng chí hướng,cùng chung mục đích và chỉ như thế mới có thể giúp trẻ hình thành, phát triển toàndiện về mọi mặt và thành công trong cuộc sống. Nếu gia đình không đồng hànhcùng nhà trường trong giáo dục trẻ thì kết quả giáo dục cuối cùng khó mà đạt tốtnhư mong muốn.=> Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhàtrường và nhóm, lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạtđộng khác nhau, phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung giáodục đối với trẻ.Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của việc phối hợp nhà trường với gia đìnhtrong giáo dục trẻ mầm non* Phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non nhằmnhững mục đích:- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm tuyên truyền, phổ biến kiếnthức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ.+ Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ. Việc phảituyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm non tới các thành viên tronggia đình trẻ, nhất là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm vôcùng cần thiết và quan trọng.+ Trên thực tế, còn nhiều cha mẹ trẻ ở vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻolánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu biết nhiều về kiến thức và phươngpháp giáo dục trẻ theo khoa học, bới vậy các giáo viên cần phải tuyên truyền phổbiến đến cha mẹ trẻ và người thân của trẻ những kiến thức về chăm sóc giáo dụctrẻ mầm non để nâng cao sự hiểu biết của các thành viên trong gia đình trẻ nhằmnuôi dạy trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện- Phối hợp với gia đình trẻ để thống nhất về nội dung và phương pháp giáodục trẻ.+ Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ cần có sự thống nhất giữa nhàtrường và gia đình thì mới có kết quả giáo dục trẻ tốt nhất.+ Sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình về nội dung giáo dục trẻ giúptrẻ thu nhận kiến thức một cách nhanh chóng và bền vững, trên cơ sở đó hình thànhphát triển các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.+ Sự thống nhết về phương pháp giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình sẽkhông gây nên những phản ứng tiêu cực ở trẻ và làm cho sự phát triển của trẻ đượctốt hơn.- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình góp phần nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.+ Phối hợp với gia đình trẻ cùng thực hiện giáo dục trẻ theo chương trìnhgiáo dục mầm non được phê duyệt của Bộ giáo dục và đòa tạo, nội dung củachương trình nhằm giáo dục phát triển trẻ toàn diện theo các lĩnh vực phát triển củatrẻ.+ Nhà trường phối hợp với gia đình để các nội dung giáo dục trẻ đượcthường xuyên điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với phát triển củamỗi cá nhân trẻ, giúp cho tất cả các trẻ đều được giáo dục một cách tốt nhất, hướngđến chuẩn bị tốt cho trẻ khi học xong mẫu giáo có thể vững vàng bước vào tiểuhọc.- Phối hợp nhà trường với gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đìnhvà tăng cường mối quan hệ để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh đối vớicác hoạt động giáo dục của nhà trường.- Thực tế cho thấy còn không ít phụ huynh cũng chưa hiểu biết về tầm quantrọng cũng như trách nhiệm của gia đình trong công việc phối hợp với nhà trườngđể giáo dục trẻ, một số phụ huynh còn phó mặc toàn bộ việc dạy dỗ trẻ cho nhàtrường, nhận thức chưa đúng này ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục trẻ.- Làm tốt phối hợp nhà trường với gia đình là thường xuyên trao đổi thôngtin về trẻ, kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ cũng như xử lí kịp thời các vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ.Nội dung 2 : Nội dung phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dụctrẻ mầm nonHoạt động 1 : Xác định các nội dung cần phối hợp giữa nhà trường với giađìnhvể giáo dục trẻ mầm non .- Việc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non là phốihợp giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non nhằm đảm bảo kết quả giáodục trẻ đạt theo mục tiêu giáo dục mà chương trình đã đề ra .Các nội dung trường mầm non phối hợp với gia đình trong thực hiện giáo dụctrẻ là:1. Phối hợp giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non bao gồm :- Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non .- Phối hợp giáo dục trẻ theo nội dung chương trình giáo dục mầm non- Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trình giáodục mầm non- Phối hợp giáo dục trẻ theo hình thức giáo dục của chương trình giáo dụcmầm non .- Phối hợp đánh giá trẻ theo đánh giá của chương trình giáo dục mầm non2. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việc thựchiện chương trình của trường mầm non .3. Phối hợp về vấn về gia đình tham gia xây dựng cõ sở vật chất cho trường mầmnon .Hoạt động 2 : Phân tích nội dung phối hợp nhà trường với gia đình để giáodục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non .- Sự phối hợp giữa nhà trường mầm non với gia đình là điều kiện tiên quyết,đảm bảo chắc chắn cho kết quả giáo dục trẻ, kết quả nếu tốt hơn nếu sự phối hợpmang tính đồng bộ, khoa học và phù hợp với thực tế phát triển của trẻ- Việc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ là phối hợp giáodục trẻ theo mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức và đánh giá trẻtheo chương trình giáo dục Mầm non. Cụ thể các nội dung như sau:1. Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của chương trình gáo dụcmầm non nghĩa là : Gia đình thực hiện giáo dục trẻ nhằm hướng trẻ phát triển mọimặt đạt được như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đề ra, nhữngmục tiêu đó bao gồm: Mục tiêu phát triển về thể chất, phát triển về nhận thức, pháttriển về ngôn ngữ, phát triển về tình cảm- xã hội và phát triển khả năng thẩm mĩ- Mục tiêu phát triển trẻ về mặt thể chất là nhằm giáo dục trẻ khỏe mạnh, cânnăng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thực hiện được vận độngcơ bản theo độ tuổi, vận động vững vàng, đúng tư thế. Phát triển tốt một số tố chấtvận động như: nhanh nhẹn, khéo léo, giữ thăng bằng cơ thể, có khả năng tự phụcvụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân- Mục tiêu phát triển trẻ về mặt ngôn ngữ là nhằm giáo dục trẻ: Nghe hiểuđược các yêu cầu đơn giản bằng lời nói, biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản,có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện, cảm nhận được vần điệu, nhịpđiệu của bài thơ, bài hát,ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi, có một số kĩ năngban đầu về việc đọc và viết.- Mục tiêu phát triển trẻ về mặt nhân thức: Là nhằm giáo dục trẻ thích tìmhiểu khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh có khẳ năng quan sátnhận xét, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý và có một số hiểu biết banđầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệmsơ đẳng về toán.- Mục tiêu phát triển trẻ về măt tình cảm xã hội: Là nhằm giáo dục trẻ có ýthức về bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảmxúc, tình cảm với con người, sự vật gần gũi, có một số phẩm chất như tự tin, tựlực, biết tôn trọng, hợp tác , thân thiện,..…biết thực hiện một số quy tắc, quy địnhtrong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi2. Phối hợp giáo dục trẻ theo nội dung giáo dục của chương trình giáo dụcmầm non là thực hiện giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển: Thể chất, Ngôn Ngữ,Nhận thức, Tình cảm KNXH và thẩm mỹ- Nội dung giáo dục phát triển thể chất bao gồm: Phát triển vận động và giáodục dinh dưỡng- sức khỏe+ Nội dung giáo dục phát triển vận động nhằm cho trẻ tập luyện để giúp trẻhình thành và phát triển tốt các vận động cơ bản, cũng như các vận động tinh khéocủa đôi tay, giúp trẻ phát triển tốt các kĩ năng vận động cũng như phát triển tốt khảnăng phối hợp trong vận động+ Gíao dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có mộtsố hiểu biết ban đầu về vai trò của vấn đề ăn uống đối với sự phát triển của cơ thểvà tầm quan trọng của các loại thực phẩm.- Nội dung phát triển ngôn ngữ bao gồm 3 nội dung: Nghe, nói và làm quenvới sách, làm quen với việc đọc, viết- Nội dung giáo dục phát triển nhận thức bao gồm: Cho trẻ tập luyện phốihợp các giác quan: Dạy trẻ về khám phá khoa học, khám phá xã hội và cho trẻ làmquen với một số khái niệm sơ đẳng về toán- Nội dung giáo dục giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm, kĩ năng xã hội là:Dạy trẻ ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc, thểhiện mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi, biết và có thể thực hiệnmột số hành vi văn hóa và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinhhoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi, biết quan tâm bảo vệ môitrường.- Nội dung giáo dục phát triển ở trẻ cảm xúc thẩm mĩ: Dạy cho trẻ biết nghehát, hát và vận động đơn giản theo nhạc, dạy trẻ biết vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xemtranh. Biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sốnggần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật3. Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trìnhGDMN Nghĩa là phụ huynh và gia đình trẻ biết về phương pháp giáo dục trẻ củanhà trường và cũng thực hiện việc giáo dục trẻ theo những phương pháp giáo dụcmà trường mầm non đang áp dụng- Các phương pháp thực hiện trong giáo dục mầm non có 5 nhóm phươngpháp sau+ Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm+ Nhóm phương pháp trực quan, minh họa+ Nhóm phương pháp dùng lời nói+ Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ+ Nhóm phương pháp nêu gương đánh giá4. Phối hợp giáo dục trẻ theo hình thức giáo dục của chương trình GDMNnghĩa là các hoạt đông giáo dục trẻ được tổ chức tùy thuộc vào mục đích nội dunggiáo dục mà tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với trẻ. Có thể tổ chứchoạt động giáo dục trẻ trong các dịp lễ, hội5. Phối hợp đánh giá trẻ theo đánh giá của chương trình GDMN nghĩa là kếtquả giáo dục và chất lượng giáo dục trẻ kiểm chứng bằng kết quả mong đợi sẽ đạtđược ở trẻ và có thể kết hợp với chuần phát triển trẻ 5 tuổi.Hoạt động 3. Phân tích sự phối hợp với gia đình về một số nội dung giáo dụctrẻ ở từng độ tuổi và trẻ có nhu cầu đặc biệt.* Đối với trẻ nhà trẻ- Cần lưu ý nhất những ngày đầu khi trẻ mới đi học, môi trường sinh hoạt ởtrường mầm non khác với gia đình, trẻ còn lạ với cách dạy dỗ của cô giáo, vì vậygia đình phải tích cực phối hợp với nhà trường để trẻ nhanh chóng quen với lớp vàkhông phản ứng tiêu cực mỗi khi đến trường- Cần chú ý việc giáo dục cho trẻ ở một số kĩ năng và phẩm chất sau.+ Giúp trẻ hình thành thói quen lao động tự phục vụ.+ Hình thành và phát triển khă năng chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêucầu của người lớn.* Với trẻ mẫu giáo: Do trẻ đã có sự phát triển tốt hơn cả và tâm lí và sinh lýnên trong giáo dục trẻ, một số nội dung cần lưu ý hơn đó là.+ Hình thành kĩ nắng tổ chức công việc của mình và công việc chung.+ Hình thành tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, hứng thú tham gia laođộng và ý thức sẵn sàng thma gia các hoạt động.+ Hình thành mối quan hệ thân thiết với các bạn, biết phối hợp cùng nhautrong công việc, bắt đầu biết nhận xét về công việc của bạn, của mình.Cha mẹ và mọi người trong gia đình cũng như ở trường mầm non cần chuẩnbị tâm thế tốt cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1: Dạy trẻ một số kĩ năng cơ bản đầutiên, đó là sự tự tin, biết hợp tác, tò mò ham hiểu biết và giao tiếp mạnh dạn, biếtkiềm chế bản thân, ứng xử phù hợp với tình huống.- Gia đình có trẻ khuyết tật thì phải lưu ý hơn: Trẻ khuyết tật cần chế độchăm sóc đặc biệt. Cha mẹ không nên che giấu khuyết tật của con mình mà nênmạnh dạn và thẳng thắn trao đổi với giáo viên về những hạn chế của trẻ. Gia đìnhnên cho trẻ đến lớp học mẫu giáo hòa nhập để tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp vớinhững người xung quanh. Bố mẹ phải tích cực phối hợp cùng với giáo viên giúptrẻ khắc phụ những khó khăn của bản thân trẻ.Cần lưu ý quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ chuyến nhóm, chuyển lớp hoặcchuyển chế độ ăn, kể cả đối với trẻ nhà trẻ cũng như trẻ mẫu giáo.Mỗi sự thay đổi ít nhiều có ảnh hưởng đến trẻ, trẻ cùng nhỏ thì mức độ ảnhhưởng càng nhiều, gia đình, những người thân của trẻ phải nắm rõ điều này đểcùng với nhà trường có những biện pháp quan tâm thích hợp.Gia đình có trách nhiệm tham gia với nhà trường trong kiểm tra đánh giá việcthực hiện chương trình nhằm góp thêm ý kiến, hỗ trợ thêm cho giáo viên về vấn đềthực hiện kế hoạch giáo dục trẻ cho phù hợp, có hiệu quả.Hoạt động 4. Tìm hiểu nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trongkiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình của trường mầm non.Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việcthực hiện chương trình của trường mầm non là kiểm tra và đánh giá những nộidung sau đây- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chăm sóc-giáo dục của giáo viên đứnglớp, của ban giám hiệu nhà trường theo đúng kế hoạch giáo dục đã được xây dựngtừ đầu năm học.- Mục tiêu giáo dục. Được kiểm tra và đánh giá về sự thay đổi, những tiễnbộ, hay những biểu hiện bất thường…Cần trao đổi kịp thời giữa giáo viên và giađình để có sự điều chình trong nội dung và phương pháp giáo dục trẻ.- Nội dung giáo dục. Được kiểm tra và đánh giá về những nội dung giáo dụctrẻ theo chương trình giáo dục mầm non vá sự phối hợp với khả năng, hiểu biếtthực tế của trẻ.- Phương pháp giáo dục. đóng góp ý kiến với nhà trường về sự phù hợp củaphương pháp giáo dục hoặc chưa phù hợp để có sự điều chình kịp thời.- Môi trường cơ sở vật chất, trong thiết bị đồ dùng đồ chơi của trường, lớpgóp phẩn quan trọng cho chất lượng giáo dục trẻ, do vây phụ huynh có trách nhiệmđóng góp ý kiến về môi trường của trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồdùng đồ chơi của trẻ.. có đảm bảo an toàn, đảm bảo tính giáo dục và phù hợp vớitrẻ hay không.- Phụ huynh đóng góp ý kiến về thái độ, tác phong, hành vi ứng sử của giáoviên và nhân viên trong trường đối với trẻ và phụ huynh. Ứng xử của giáo viên vànhân viên trong trường mầm non rất quan trọng đối với trẻ và phụ huynh, nhất làđối với trẻ, phụ huynh phải đóng góp ý kiến theo tinh thần tích cực để động viên sựnỗ lực của giáo viên và nhà trường và để tạo nên được môi trường tâm lí tôt ch trẻthì mới có được kết quả giáo dục tốt.- Phụ huynh góp ý kiến về cách giáo dục trong trường mầm non có tươngđồng với cách giáo dục ở nhà không và ngược lại. Nếu có sự lệch nhau thì cả 2phía – gia đình và nhà trường phải cùng trao đổi để đi đến thống nhất một phươngpháp giáo dục phù hợp nhất đối với trẻ. Gia đình trẻ không chỉ có trách nhiệmtrong việc phối hợp với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục, đồng thờitham gia phối hợp kiểm tra thực hiện chương trình mà gia đình còn có trách nhiệmtham gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non góp phần giúp nhà trườngkhắc phục bớt khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.Hoạt động 5: Phân tích nội dung phối hợp nhà trường với gia đình về thamgia xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm nonCó nhiều nội dung phụ huynh có thể phối hợp tham gia xây dựng cơ sở vậtchất cho nhà trường tùy theo khả năng thực tế của mình, cụ thể:1, Tham gia đóng góp về tài chính- Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/nhóm, lớp, công trình vệ sinh,… theoquy định và theo thỏa thuận.- Đóng góp mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ (theo thỏa thuận và khảnăng của phụ huynh)2, Tham gia đóng góp bằng vật chất có sẵn của gia dình- Đóng góp những hiện vật cho nhóm/lớp hoặc trường mầm non như: bàn,ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành…- Giúp các cháu làm đồ chơi hay sưu tầm tranh ảnh… Các đồ dùng, đồ chơicủa trẻ nhiều khi không dễ dàng mua sắm được. Những thứ do cha mẹ các cháuđóng góp cho nhà trường mang nhiều ý nghĩa quý giá, trong đó bao hàm cả tìnhcảm cũng như trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với việc chăm sóc và giáo dụccon em mình.- Ủng hộ thêm cho nhà trường lương thực, thực phẩm để nấu ăn cho trẻ hoặcnhững sản phẩm khác vào những dịp ngày mùa, thu hoạch của gia đình.3, Tham gia đóng góp bằng công lao động- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm sân vườn chotrẻ chơi, làm hàng rào cho trường hoặc tham gia một số công lao động xây nhà vệsinh/xây bếp…- Góp sức cùng trường lớp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ: Làm một số đồ chơingoài trời như tận dụng lốp xe cũ, tre gỗ có sẵn, thùng phuy/thùng gỗ…làm xíchđu,làm cổng vòng cho trẻ chơi chui luồn, làm cầu bập bênh, làm đồ chơi cho trẻleo trèo hay tập đi thăng bằng.. Góp sức cùng cô giáo và trẻ làm đồ dùng, học liệuđể dạy trẻ học hoặc giúp đỡ trang trí lớp học…- Phân công luân phiên phụ huynh của các gia đình hàng ngày đến trườngnấu ăn cho trẻ (ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc).- Phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường trong các ngày hội, ngàylễ, trong các buổi dạo chơi hay tham quan…Nội dung 3: Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình tronggiáo dục trẻ mầm nonHoạt động 1: Liệt kê các hình thức phối hợp nhà trường với gia đình để giáodục trẻ mầm non.- Sử dụng bảng thông báo, hạy góc “ Tuyên truyền cho cha mẹ” của nhàtrường hoặc tại mỗi nhóm lớp: Để thông báo cho cha mẹ trẻ về những nội dung củahoạt động giáo dục trẻ như: Chủ đề trẻ đang học: nội dung chủ đề: mục tiêu đạtđược trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển…. hay tuyên truyền, phổ biến kinhnghiệm về cách giáo dục trẻ theo khoa học hoạc thông báo với phụ huynh các keertquả kiểm tra của nhà trường như kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tìa chính, kết quả thigiáo viên giỏi, kết quả đánh giá trẻ….- Trao đổi thường xuyên, hàng ngày trong các giờ đón, trả trẻ. Nhằm thôngbáo hoặc nắm bắt thông tin về trẻ một cách nhanh nhất và để xử lý ngay vấn đềcần giải quyết tức thì như những biểu hiện thất thường, đột xuất của trẻ trong ngày( bao gồm cả biểu hiện tích cực và biểu hiện tiêu cực); hoặc thông báo hay đề nghịphụ huynh những vấn đề cần phải làm ngay…- Tổ chức họp phụ huynh định kỳ ( 3 lần / 1 năm) hoặc họp đột xuất khi cầnthiết: để thông báo cho gia đình những công việc cần thiết và thẻo luận các hìnhthức phối hợp thực hiện hoặc kết hợp phổ biến biến thưc giáo dục trẻ cho cha mẹnhững cuộc họp ngắn.- Kết hợp trong các cuộc họp giao ban, họp định kì của chính quyền địaphương ( Ủy ban nhân dân phường/ xã hoặc tổ dân phố) để tuyên truyền, vận độngcác gia đình về vấn đề nuôi dạy trẻ theo khoa học và việc phối hợp với trườngmầm non để giáo dục trẻ.- Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ theo chuyênđè hoặc khi cần thiết.- Tổ chức các hội thi văn nghệ, thể thao thi khỏe bé ngoan …với yêu cầu giađình, cha mẹ cùng tham gia trình diễn với trẻ hoặc thi về chế biến thức ăn dinhdưỡng cho trẻ giành cho các bà mẹ.- Thăm hỏi gia đinh trẻ: Giáo viên hoạc cán bộ quản lý mầm non có thể đếngia đình trẻ thăm hỏi thực tế ở nhà, kết hợp phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho chamẹ hay người thân của trẻ; hỏi kinh nghiệm giáo dục trẻ của gia đình….- Hòm thư cha mẹ: Nhà trường và phụ huynh cùng trao đổi thông tin quahòm thư này.- Liên hệ với phụ huynh qua điện thoại, e mail.10- Cùng trao đổi thông tin qua sổ theo dõi sự phát triển của trẻ.- Thăm quan hoạt động của nhà trường mầm non: Mời gia đình, cha mẹ trẻcó thể thăm quan một số hoạt động của cô và trẻ.- Tuyên truyền vận động phụ huynh thông qua các phương tiện thông tin đạichúng ( đài truyền hình địa phương, loa truyền thanh của xã/ phường, các bản tincông cộng, panô, áp phích tuyên truyền…)Hoạt động 2: Kết hợp sử dụng các hình thức như thế nào cho có hiệu quảtrong phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ mầm non- Ví dụ: Để phụ huynh phối hợp tốt trong thực hiện các nội dung giáo dục thìtrong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, nhà trường cần thông báo để phụ huynhnắm được tinh thần, cách thức phối hợp với giáo viên của lớp; nội dung mục tiêugiáo dục trẻ thông qua chủ đề được thông báo qua góc “ tuyên truyền cho cha mẹ”;bài thơ, bài hát câu chuyện… giáo viên dạy trẻ trong chủ đề cũng thông báo chophụ huynh biết.- Trong các giờ đón, trả trẻ hàng ngày, trao đổi với phụ huynh thông tin cụthể trong ngày hoặc một số trẻ cần lưu ý riêng như: trẻ còn bị nói ngọng về một sốtừ hay một âm nào đó, hoặc trao đổi thêm về cách ở nhà phụ huynh nên đề nghị trẻđọc thơ, kể câu chuyện hay bài hát…cô đã dạy để giúp trẻ sửa lỗi về phát âm, biếtcách trình bày, diễn đạt, nói năng lưu loát, giúp trẻ sớm tự tin mạnh dạn.- Ngoài ra, có thể trao đổi thêm với phụ huynh qua hòm thư cha mẹ hoặcmột số hình thức khác nữa tùy theo thực tế.- Kết thúc chủ đề, giáo viên thông báo với phụ huynh tiến độ của trẻ tronglớp, nêu đề nghị cần phụ huynh phối hợp để dạy trẻ trong chủ đề tiếp theo.- Để xây dựng được mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình tronggiáo dục trẻ được tốt, một số vấn đề cần lưu ý hơn như sau:1, Nhà trường phải có hình thức thích hợp thường xuyên liên hệ với gia đìnhđể thông báo tình hình của trẻ ở trườngXác định cho gia đình trẻ rõ việc cung cấp một số thông tin cần thiết về trẻ ởgia đình (như về cá tính, về sở thích ăn uống, về đặc điểm sức khỏe, cũng như khảnăng của trẻ) là để giúp nhà trường có phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ, đâylà trách nhiệm quan trọng của gia đình với nhà trường và đó chính là quan tâm đếngiáo dục trẻ.2, thường xuyên tạo mối quan hệ thông tin về gia đình trẻ, tạo niềm tin từphía cha mẹ đối với trường mầm non bằng kết quả giáo dục trẻ. Để làm tốt đượcviệc này thì nhà trường phải lắng nghe, những ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹvề mọi việc chăm sóc và giáo dục trẻ, kể cả việc xây dựng trường sở. Biết tiếp thunhững ý kiến đúng của các bậc cha mẹ trẻ3, Vận động và tổ chức sự tham gia của gia đình với nhà trường để cùngthực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục trẻ, cùng tạo ra một môi trường giáodục tích cực đối với trẻ nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.114, Chủ động xây dựng mỗi quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn vàgiúp đỡ các kiến thức về giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu. Thông tin đầy đủ chocha mẹ trẻ về trương trình giáo dục ở trường ( qua nhiều hình thức khác nhau như:Họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh…..). Cụ thể hoá cácnội dung giáo dục trẻ để có thể phối hợp cùng thực hiện. Thường xuyên giữ mỗiliên hệ gia đình để kịp thời sử lý thông tin liên quan đến trẻ. Việc liên lạc thườngxuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha meijtrẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháptác động giáo dục phù hợp là phương pháp chủ chốt, có hiệu quả tốt trong phối hợpgiữa trường mầm non và gia đình để giáo dục trẻ5, Thống nhất với cha mẹ trẻ về nội quy, các hình thức biện pháp có phốihợp- đây là một trong các nội dung phối hợp – giữa pụ huynh và nhà trường trongtừng gian đoạn và năm học. Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đìnhđể có hình thức phối hợp phù hợp và mang hiệu quả cao nhất.Nội dung 4: Các phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình tronggiáo dục trẻ mầm Non.Hoạt động 1: Các phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình để giáodục trẻ mầm non1. Phương pháp trao đổi đàm thoại:- Phương pháp trao đổi đàm thoại là dùng lời nói để trao đổi, nói chuyện trựctiếp với phụ huynh về vấn đề giáo dục trẻ.- Có thể thực hiện khi:+ Thực hiện hàng ngày, trong thời gian đón trả trẻ: Gíao viên tranh thủ traođổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ, hỏi phụ huynh về vấn đề sức khỏe,ăn uống của trẻ lúc ở nhà xem có cần gì để lưu ý, thông báo với phụ huynh nộidung trẻ đã học, những điều trẻ đã biết thêm+ Trong các buổi họp phụ huynh thì không nên chỉ có những phần do nhàtrường thông báo, nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho phụ huynh thảo luận traođổi và tìm ra câu trả lời thích hợp nhất, mỗi một buổi họp chỉ nên hướng về mộtvấn đề mà cần thiết nhất phải thảo luận. Tạo điều kiện để phụ huynh cùng đónggóp, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả để bổ sung cho vấnkiến thức của giáo viên. Khi trao đổi với phụ huynh giáo viên phải khéo léo, nhẹnhàng và biết cách thuyết phục để đạt mục đích yêu cầu phối hợp.2. Phương pháp tuyên truyền:- Phương pháp tuyên truyền là thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiếnthức và tăng cường mối quan hệ gắn kết nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻqua tờ rơi, áp, phích, quảng cáo….qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng( loa truyền thanh của xã, phường, đài truyền hình của địa phương, bảng tin nơicông cộng….)- Cách thực hiện 1 buổi tuyên truyền cần có các bước sau:12+ Nói rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện+ Trình bày chủ đề đã chọn+ Tiến hành thảo luận và trao đổi+ Kết thúc thảo luận nhóm3. Phương pháp thực hành:- Phương pháp thực hành là tổ chức cho phụ huynh trực tiếp tham gia hoạtđộng của nhà trường để thực hiện phối hợp giáo dục trẻ- Có thể thực hiện bằng cách:+ Tổ chức 1 số hoạt động mà phụ huynh có thể tham gia như phong tràođóng góp, làm đồ dùng đồ chơi, vận động phụ huynh cùng tham gia cho trẻ đitham quan, đi công viên…+ Tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ tham gia 1 số công việc củatrường lớp như trang trí, làm vệ sinh.+ Đề nghị hội cha mẹ học sinh , các phụ huynh tham gia trong tổ chức cáchoạt động văn nghệ, vui chơi của trẻ trong các dịp khai giảng, trung thu, tổng kếtnăm học …+ Tổ chức cho cha mẹ trẻ , hội cha mẹ học sinh cùng tham gia làm các tàiliệu tuyên truyền phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm Non4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm là sử dụng những kết quả, những bàihọc kinh nghiệm được rút ra từ những hoạt động phối hợp nhà trường với cộngđồng.- Có thể thực hiện phương pháp này theo những cách sau:+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết công tác phối hợp nhàtrường với phụ huynh+ Có thông tin phản hồi cho cha mẹ trẻ+ Động viên khuyến khích tinh thần tích cực của phụ huynh trong việc phốihợp thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cùng nhà trường.+ Rút kinh nghiệm và có thể điều chỉnh 1 số nội dung, hoạt động khi cầnthiết nhằm phát huy tinh thần của phụ huynh, tăng cường tích cực chủ động củanhà trường để tiến tới đạt kết quả của hoạt động được tốtHoạt động 2: Kết hợp sử dụng các phương pháp như thế nào để có hiệu quảtrong phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ Mầm Non.- Phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻlà cách thức thực hiện các nội dung của hoạt động phối hợp nhà trường với giađình để đạt được mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non13- Mỗi phương pháp đã nêu ở trên có ưu thế riêng vì vậy trong thực tế khi tổchức các hoạt động thường kết hợp nhiều phương pháp để thực hiện. Trong việcthực hiện phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ thì sử dụng các phươngpháp càng mềm dẻo, linh hoạt thì càng dễ đạt kết quả tốt.4. Quá trình vận dụng* Sau khi học tập và nghiên cứu Module MN 40 “ Phối hợp với gia đình trẻđể giáo dục trẻ mầm non”, tôi đã vận dụng vào thực tiễn công tác như sau:Ngay buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi tuyên truyền tới các bậc cha mẹ trẻkiến thức nuôi dạy con theo khoa học. Tuyên truyền về nội dung chương trìnhchăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non để phụ huynh nắm được và cùng phốihợp thực hiện. Ngoài ra, tôi còn xây dựng góc tuyên truyền bằng các hình thức phùhợp, nội dung phong phú về chương trình chăm sóc sức khỏe và lễ giáo cho trẻdưới hình thức các bài viết, sưu tầm trên báo chí, trên mạng hoặc các bài tự biênngắn gọn chắt lọc thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng kèm theo hình ảnh minh họa nênđược phụ huynh rất quan tâm.Hằng ngày, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ về tìnhhình của trẻ. Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác chămsóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối với công tác phòng chốngsuy dinh dưỡng cho trẻ.Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, tôi đã phối kếthợp với gia đình trẻ trong việc thực hiện các chủ đề.Ví dụ: Với chủ đề gia đình: Tôi thông báo với các bậc cha mẹ về những nộidung cần kết hợp như sau: Sưu tầm giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có liênquan đến chủ điểm đang học. Biết được các thành viên trong gia đình. Mối quan hệtình cảm và trách nhiệm của các thành viên tròn gia đình với nhau. Tôn trọng lễphép với ông bà, bố mẹ, yêu quí em bé. Biết công việc hàng ngày của ông bà bốmẹ. Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình. Nhận biết những đồ dùng trong giađình, tên gọi, công dụng…Hiểu biết nhu cầu của gia đình, ăn ở, đi lại, vui chơi giảitrí. Cha mẹ cùng phối hợp, hỗ trợ cho lớp học, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, đồ chơivề chủ đề…Trong quá trình thực hiện công tác phối kết hợp và ủng hộ đồ dùng cho lớpkhông phải lúc nào chúng tôi cũng nhận được sự cộng tác chặt chẽ của các bậc phụhuynh, đôi lúc có một số phụ huynh cũng thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao lại phảiđóng góp nhiều như vậy, bởi ngay từ đầu năm chúng tôi đã phải đóng góp rất nhiềunhưng khi lắng nghe sự trao đổi với các cô giáo thì phụ huynh đã hiểu và thôngcảm, đóng góp rất nhiều cho chúng tôi, qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phầnnào những kiến thức của con mình cần học trong chủ điểm và luôn có sự phối kếthợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vàocác hoạt động14Qua việc thực hiện các chủ đề có sự phối kết hợp với phụ huynh về công tácchăm sóc và giáo dục trẻ bản thân tôi tự nhận thấy các cháu trong lớp tôi tiếp thuvà hiểu được kiến thức được sâu sắc và tốt hơn.Mặc dù lớp tôi nằm ở điểm trường cách xa điểm trường chính tới 8km.Nhưng tôi đã vận động phụ huynh đưa con em mình tham gia vào các hoạt độngngày hội, ngày lễ lớn của trường như Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, lễhội Tết nguyên Đán để trẻ có cơ hội giao lưu học hỏi và trải nghiệm thực tế. Trongcác hoạt động này, phụ huynh đều tham gia đóng góp các nguyên vật liệu như gạonếp, lá dong; hỗ trợ trang trí phông bạt, sân khấu. Qua các hoạt động trẻ được thamgia múa hát trên sân khấu, được cùng bố mẹ, ông bà tham gia vào các hoạt độngtập thể, từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin hơn và có được một số kỹ năng sống, kỹ nănggiao tiếp trong các hoạt động tập thể. Các bậc phụ huynh thực sự rất hào hứng,được chứng kiến sự trưởng thành của các con, từ đó tạo thêm lòng tin yêu, sự ủnghộ nhiệt tình của phụ huynh đối với lớp.Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên hô hào phụ huynh ủng hộ đất màu, phânchuồng để trồng hoa xung quanh lớp. Đóng góp các nguyên vật liệu, phế thải nhưchai, lọ, vỏ hộp sữ, ống nhựa thừa,… và các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phươngđể làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.5. Kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế5.1. Những kết quả đạt được:* Về trẻ:- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, tích cực, mạnh dạn hơn khi thamgia vào các hoạt động tập thể.- Trẻ tiếp thu bài nhanh hơn và nắm được các kiến thức, kỹ năng mà côtruyền đạt.- Trẻ có thói quen lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng hợp tác trong nhómbạn qua các hoạt động hàng ngày.- Trẻ chủ động, tự tin hơn khi giao tiếp với người lớn và mọi người xungquanh mình.* Về phía gia đình trẻ+ Đa số phụ huynh đã quan tâm đến con, đã phối hợp chặt chẽ với cô giáochủ nhiệm cùng thống nhất các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻnhư: Trao đổi với cô giáo hàng ngày về tình hình sức khỏe, các hoạt động của trẻkhi ở nhà…., các biểu hiện về bệnh tật cũng như diễn biến tâm lí để cô giáo nămđược có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp. Phụ huynh hiểu được công việc vàsự vất vả của cô giáo ở lớp.+ Phụ huynh rất đồng lòng, nhiệt tình ủng hộ các phong trào của lớp và cùngtham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động khác củatrường, lớp.15+ Nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong việc xây dựng, cải tạo môi trường lớphọc* Về giáo viên- Phối hợp tốt với gia đình trẻ trong việc thực hiện chương trình giáo dụcmầm non, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, các ngày lễ lớncủa trường- Thu thập thông tin từ gia đình trẻ như hàng ngày giáo viên đón trẻ và trả trẻcô sẽ trao đổi những hoạt động hàng ngày ở lớp của trẻ với phụ huynh như: hômnay bé hơi mệt, có sốt nhẹ, tô màu tranh không được đẹp, bé chưa được ngoantrong ngày hôm nay…..- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quản lí trẻ, nắm được những thông tin về trẻ về họtên, giới tính, ngày tháng sinh, họ tên bố mẹ nghề nghiệp, địa chỉ gia đình trẻ.* Về cơ sở vật chất:- Quản lí cơ sở vật chất tốt, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chấttrong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Có trách nhiệm quản lí, sử dụng cơ sở vậtchất tốt.- Lớp học được ốp lát bằng gạch men trắng cao 1,2 mét để phục vụ cho việctrang trí.- Khuôn viên xung quanh lớp học được trồng hoa xanh, sạch, đẹp5.2. Ưu điểmSau khi áp dụng Module MN40 vào thực tiễn công tác, tôi nhận thấy việcphối kết hợp với gia đình trẻ đã góp phần nâng cao chất lượng thưc hiện chươngtrình giáo dục mầm non của lớp. Thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụhuynh trong việc xây dựng môi trường lớp học khang trang sạch sẽ với tổng kinhphí khoảng 5.000.000đ và những buổi lao động công ích. Giáo viên đã phối hợp tốtvới gia đình trẻ để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ và cải tạo môi trườnglớp học. Biết lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốtvới phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻkhi gia đình có yêu cầu5.3. Nhược điểm:- Gíao viên ở xa điều kiện thời gian tiếp xúc với gia đình trẻ còn hạn chế- Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt theo điềukiện thực tế nhà trường, chưa có kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại,kinh nghiệm trong việc đánh giá trẻ còn hạn chế.- Kĩ năng và nội dung tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con của một số ít giáoviên với phụ huynh hiệu quả chưa cao6. Những ý kiến đề xuất, kiến nghị: Không có ý kiến.16Người viết17