bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp thcs module 2, 18, 20, 29, 32 – Tài liệu text

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp thcs module 2, 18, 20, 29, 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.03 KB, 28 trang )

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC
2016– 2017
Trường THCS Trần Phú-Pleiku- Gia Lai
Họ và tên giáo viên: HỒ TỐNG PHƯƠNG QUẾ
Tổ chuyên môn: Tổ Hóa sinh
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn sinh học 6,môn hóa học 8, chủ nhiệm
lớp 6.6
A. CÁC MODULE ĐĂNG KÝ:

-Căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của Phòng Giáo dục-Đào tạo Thành phố
Pleiku, tỉnh Gai Lai, Kế hoạch của Trường THCS Trần Phú, của Tổ Hóa Sinh và căn
cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, tôi lựa chọn 5 module sau thuộc khối kiến
thức tự chọn của cấp THCS để bồi dưỡng trong năm học là: Module THCS
2,Module THCS 18, Module THCS 20, Module THCS 29, Module THCS 32.
– Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 20162017, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
B.NỘI DUNG CÁC MODULE :

MODULE 2:

ĐẶC ĐIỂM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS

1. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh trung học cơ sở
a) Về thể chất:
Cơ thể phát triển tuy chưa thật hoàn thiện nhưng các em đã cỏ sức lực khá mạnh mẽ .Hoạt
động giao tiếp là hoạt động chủ đạo, trước hết là với HS cùng lứa. Qua đó hình thành tình bạn của
tuổi thiếu niên. Các em thích làm người lớn nhưng chưa ý thức được đầy đủ, vị thế xã hội của các
em là vị thành niên.

1

b) Về hoạt động tập thể của HS THCS:
Các hoạt động đoàn thể: ngoài hoạt động học hành là hoạt động cơ bản các em còn có các
hoạt động khác như sinh hoạt Đội theo các hình thức khác nhau. Do đặc điểm tâm sinh lí phát triển
mà đã có sự định hướng giá trị sống, những giá trị mà các em hướng tới, như tình bạn, khả năng cá
nhân…
Các hoạt động công ích xã hội: giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tham gia gìn giữ, tôn
tạo các khu di tích, công viên, nơi sinh hoat công cộng.
c) Về tâm lí
Tình cảm, ý chí của HS THCS phát triển phong phú, nhận thức phát triển khá cao, đặc biệt
là sự phát triển tư duy khoa học, tính trừu tượng và tính lí luận trong nhận thức. Điều đáng chú ý
trong dạy học và giáo dục HS THCS là độ trường thành về nhân cách và vị thế xã hội của các em.
2. Hoạt động chủ đạo của học sinh trung học cơ sở
Hai hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao tiếp và hoạt động học tập. Các nhà giáo, nhà
sư phạm đều có định hướng chung trong hành động đó là trách nhiệm đối với HS, luôn vì lợi ích
học tập của các em, tổ chức tốt hoạt động học tập cho HS THCS; đồng thời tạo điều kiện để HS
được thực hiện hoạt động giao tiếp lành mạnh.
3. Hoạt động học của học sinh trung học cơ sở
Hoạt động học của HS THCS được kế thừa và phát triển phương thức của hoạt động họctập đã được định hình ở tiểu học, nhưng được phát triển theo phương thức mới, đó là học – hành.
Cấp THCS là cấp học có mục tiêu phổ cập giáo dục chung có tất cả HS ở từng lớp, từng trường.
Học – hành là phương thức học tập chủ đạo, phương thức đặc trưng thực hiện hoạt động học
của HS THCS.
HS – THCS đã lĩnh hội được phương thức học – tập, đang hình thành phương thức học- hành.
Đó là cơ sở để hình thành từng bước phương thức học mới- tự học ở cấp độ ban đầu.
4. Tổ chức hoạt động học cho học sinh trung học cơ sở
Việc tổ chức hoạt động học dành cho HS cấp THCS được thực hiện theo hướng tập trung
hơn, quy mô số lớp/trường và số HS/lớp lớn hơn để đáp ứng được hoạt động dạy và học ở cấp học
này. Đó là một số yêu cầu có tính đặc trưng đối với cấp học như:
– GV được chuyên môn hoá
– Trong trường có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.

– HS đã lớn hơn, có thể đến trường trong khoảng cách khoảng vài ba cây số
– Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học
– HS được học trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn hoặc khu thí nghiệm thực hành
Trong quá trình học tập HS luôn cần sự hướng dẫn giảng giải của GV trực tiếp hoặc gián tiếp qua

2

sách, tài liệu và các phương tiện thông tin… Hoạt động học của HS THCS được GV tổ chức
hướng dẫn theo các phương pháp có thể là khá phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào nội dung và điều
kiện và có thể gọi bằng tên chung là phương pháp “Thầy tổ chức-Trò hoạt động”
5. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh trung học cơ sở
Các hoạt động giáo dục tạo điều kiện để mỗi HS phát triển thể lực, phong phú về tâm hồn,
đặc biệt là hình thành ở các em định hướng giá trị như:
+ Giá trị có được từ học tập
+ Giá trị về sự trưởng thành của bản thân
+ Giá trị về sự ứng xử trong các mối quan hệ
+ Giá trị về sự nhận thức và tình cảm của mình với gia đình và quê hương đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ dạy học cấp trung học cơ sở
1. Dạy học ở trung học cơ sở là nghề sử dụng công nghệ dạy học
Nghề dạy học là nghề được thực hiện bởi con người được đào tạo chuyên biệt có nội dung
xác định, phương pháp hợp lí, quy trình chặt chẽ và những điều kiện cần thiết khác, tất cả đều
hướng đến mục tiêu giáo dục. Nghề dạy học có công nghệ thực thi, công nghệ đó có ba đặc điểm
chính như sau:
– Công việc được chủ động tổ chức
– Công việc được chủ động kiểm soát cả quá trình và kết quả đầu vào, đầu ra.
– Nghề dạy học được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ người này sang người
khác.
2. Các yếu tố của công nghệ dạy học
* Yếu tố thứ nhất:

– HS: là nhân vật trung tâm, là chủ thể giáo dục, tự biến đổi chính bản thân mình theo
hướng phát triển trong quá trình học tập và thực hiện các hoạt động giáo dục.
– GV là người tổ chức, giảng dạy, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động học
– Các bậc cha mẹ, các nhà quản lí giáo dục, quản lí xã hội, các doanh nhân, các tổ chức
đoàn thể và các hội… có tác động không nhỏ đến quá trình dạy và học ở nhà trường
* Yếu tố thứ hai: Mục tiêu giáo dục đuợc cụ thể hoá cho tùng môn học, lớp học và cả cấp học. c) *
Yếu tố thứ ba: Cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục
khác.
* Yếu tố thứ tư: Các điều kiện khác phục vụ cho các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục
3. Quá trình dạy và học:
– GV giảng giải, hướng dẫn, minh hoạ
– HS theo dõi, ghi chép, thảo luận và làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV

3

– Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS luôn tác động manh đến hoạt động học của HS
nên trong quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá thì GV nên nghiên cứu kĩ và có câu trả lời cụ
thể cho các vấn đề sau:
+ HS học môn học cụ thể mà mình dạy để làm gì
+ Qua môn học cụ thể đó HS cần lĩnh hội được điều gì về kiến thức, kĩ năng và thái độ,
+ Bằng phương pháp nào để lĩnh hội các nội dung cơ bản, tối thiểu đã xác định, đáp ứng
chuẩn quy định.
– Xu hướng dạy học hiện nay mà GV và các nhà trường quan tâm là quá trình tổ chức cho HS thực
hiện hoạt động học – dạy học theo hướng phát huy tính tích cục cửa HS
– Phương pháp dạy học hiện nay có thể khái quát là “Thầy tổ chức – Trò hoạt động”
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện dạy và học ở trường trung học cơ sở
a) Về yếu tố con người
HS là nhân vật trung tâm của nhà trường vì HS là mục tiêu giáo dục. Nhà trường là
đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục. GV là người trực tiếp

thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS, người giữ vị trí then chốt và có vai trò có tính quyết định
chất lượng giáo dục, quyết định sự thành bại của giáo dục.
Các bậc cha mẹ là nhân vật thú ba trong công nghệ dạy học. Tuy không trực tiếp tham gia
vào quá trình dạy và học của GV và HS ở trường lớp, nhưng có tác động nâng cao chất lương giáo
dục con em, tạo điều kiện cho con em học tập, tạo sự đồng thuận với nhà trường về quan điểm và
PPGD, xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành mạnh…
Các lực lượng khác: Việc thực hiện mục tiêu giáo dục sẽ khó thành công nếu như không
huy động được nguồn lực từ các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế và toàn xã hội theo
định hướng xã hội hoá giáo dục.
b) Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục do Nhà nước quy định chung cho mọi HS ở tất các địa phương trong cả nước,
đó là các chuẩn mục và chương trình học, là những quy định có tính pháp quy. Tuy nhiên, trong
quá trình dạy học, mọi GV vẫn có thể thoả mãn nhu cầu chủ động, sáng tạo trong dạy học bằng
một số biện pháp cụ thể:
– Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh của từng HS để có tác động sư phạm thích
hợp.
– Nghiên cứu để hiểu thấu đáo về chuẩn kiến thức kỉ năng môn học mình giảng dạy
– Tìm hiểu về thiết bị dạy học mà nhà trường có để sử dụng và có kế hoạch làm đồ dùng
dạy học, hướng dẫn HS cùng làm và chuẩn bị điều kiện để thực hành, thực nghiệm.
c) Cơ sở vật chất thiết bị

4

Đây là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Ngoài phòng học, bàn ghế, bảng
và một số điều kiện khác, ở cấp THCS không thể thiếu thư viện, thiết bị, phòng thí nghiệm và
những điều kiện thực hành khác
d) Các điều kiện khác
– Tài chính
– Môi trường giáo dục

e) Mô hình trường trung học cơ sở
-Trường chuẩn quốc gia là mô hình nhà trường ở trình độ phát triển mới
-Trong mô hình có những yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau:
*Yếu tố 1: HS là nhân vật trung tâm, là mục tiêu giáo dục.
*Yếu tố 2: các hoạt động giáo dục, cả hoạt động chính khoá và hoạt động ngoại khoá, sinh
hoạt đoàn thể, hoạt động xã hội.
*Yếu tố 3: hoạt động kiểm định và đánh giá giáo dục.
*Yếu tố 4: các nguồn lực cả về nhân lực, vật lực và tài lực.
*Yếu tố 5: tổ chức và quản lí giáo dục, trước hết là nhân lực quản lí, cơ chế quản lí.
*Yếu tố 6: nội dung và phương pháp dạy học.
*Yếu tố 7: cơ sở vật chất- thiết bị.
Trong các hoạt động giáo dục (yếu tố 2) bao gồm cả các hoạt động giáo dục và hoạt động học tập
của HS và hoạt động giảng dạy của GV. Dạy học và giáo dục là những hoạt động không đơn tuyến,
không tách biệt nhau mà ở trong nhau
g) Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh kém
Việc bồi duõng HS giỏi và phụ đạo HS kém là biểu hiện của quan điểm dạy học phù hợp
với đối tượng HS hay là dạy học phân hoá
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc giảm tải nội dung chương trình học dành cho học sinh trung học
cơ sở
Từ thực tiễn dạy và học ở các trường bộc lộ những điểm bất hợp lí, đã gây quá tải đối với nhìều
HS. Nội dung chương trình học tập dành cho HS là một trong những vấn đề bức xúc xã hội.
a) Yêu cầu giảm tải
Những nội dung giảm tải theo chỉ đạo của Vụ Giáo dục Trung học hướng vào những nội dung sau:
– Những nội dung trùng lặp ở các môn học.
– Những nội dung không thiết thực.
– Những nội dung không phù hợp với trình độ của HS và chưa có điều kiện thực hiện.
Giao cho GV quyền tự chủ để có thể vận dụng thích hợp với điều kiện cụ thể của trường mình
nhằm đạt được mục tiêu, đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học.

5

b) Thực hiện giảm tải
– Nghiên cứu kĩ, nắm vững chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học đối chiếu với các nội dung
giảm tải để tự tin khi thực hiện.
– Nghiên cứu SGK để hướng dẫn HS sử dụng cho dễ dàng, thích hợp.
– Chuẩn bị kĩ bài dạy theo tinh thần tinh giản nội dung và đổi mới phuơng pháp giảng dạy.
Thực hiện giảm tải cũng chính là thực hiện “Dạy tốt – Học tốt” nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu
quả giáo dục theo mục tiêu cụ thể của từng môn học, tùng lớp học và cả cấp học.
c) Quản lí giảng dạy theo tinh thần giảm tải
Thực tế quản lí hoạt động dạy và học ở khá nhiều trường cho thấy còn bộc lộ một số điểm bất cập,
ví dụ như:
– Thiên về kiểu quản lí hành chính, hình thức
– Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV còn hình thức chưa kết hợp thoả đáng với kết quả
học tập của HS.
– Hoạt động của tổ chuyên môn chưa được thường xuyên, chưa đi sâu vào những vấn đề
trọng tâm, cơ bản.
– Chưa có cơ chế thích hợp và chưa tạo được điều kiện để phát huy nội lực, để GV tự chịu
trách nhiệm và sáng tạo trong quá trình thục hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Hoạt động 5: Tìm hiểu sự phát triển tâm lí học sinh trung học cơ sở trong sự phụ thuộc vào
hoạt động học
1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lí học sinh
Sự phát triển tâm lí của HS có tính quy luật, theo đó được bộc lộ ra ở HS qua các biểu hiện:
– Tính không đồng đều về sự phát triển tâm lí của các chủ thể HS
– Tính toàn vẹn của tâm lí trong mọi chủ thể HS
– Tính thuần nhất, thống nhất, ổn định và bền vững
– Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
Những điểm có tính quy luật này rất có ý nghĩa sư phạm nên GV cần hiểu rõ và có sự ứng xử thích
hợp đối với mọi HS theo hướng dạy học theo quan điểm phân hoá.
Sự phát triển tâm lí học sinh có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy và hoạt động học

+ Theo công nghệ dạy học cũ, coi GV là nhân vật trung tâm
+ Theo công nghệ dạy học mới coi HS là nhân vật trung tâm. Kiểu dạy học này đang đuợc
GV hướng tới. Đó chính là “Đổi mới phương pháp dạy học”. Theo cách này HS được chủ động,
tích cực thực hiện hoạt động học để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phương pháp và có thái độ tương
thích theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Những điều HS học được vừa mang tính lí thuyết vừa
mang tính thực tiễn.

6

2. Dạy học tạo sự phát triển trí tuệ học sinh
*Hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ của HS, đó là:
– Qua quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ được rèn luyện, phát triển
– Hướng nhiều hơn vào bản thân sự phát triển, HS phải lĩnh hội nội dung học tập nhất định.
Con đường này dẫn đến hình thành tư duy logic, trình độ tư duy khoa học
*Hoạt động học của HS là sự phát triển tâm lí, trước hết là sự xuất hiện và phát triển những hành
vi mang tính ý thức, tính có chủ định, tính lí trí, trên cơ sở đó hình thành những phẩm chất tâm lí
thuộc về phẩm chất và năng lực của con người.
*Hoạt động học của HS là sự phát triển tâm lí phụ thuộc vào hoạt động dạy của GV bao gồm nội
dung, phương pháp, phương thức tổ chức, các điều kiện.
Hoạt động 6: Thống nhất phương pháp đánh giá chất lượng dạy và học ở trung học cơ sở
Kiểm định đánh giá trường học, lớp học, hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của HS là
hướng vào thực hiện mục tiêu giáo dục, hướng tới mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy của
GV và kết quả học tập của HS.
1. Đánh giá hoạt động dạy của giáo viên
a) Xác định rõ mục đích :
– Đánh giá hoạt động chuyên môn của từng GV để biết được trình độ và trách nhiệm
– Đánh giá qua một số tiết dạy cụ thể để biết được khả năng giảng dạy của mỗi GV.
– Đánh giá toàn bộ lao động sư phạm của GV để biết đuợc sổ lượng, loại hình và chất lượng
của đội ngũ so với yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.

b) Xác định thông tin đánh giá:
– Thông tin về sự tìm kiếm, chuẩn bị thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học.
– Thông tin về thực tế hoạt động dạy và học ở trên lớp.
– Thông tin về kết quả học tập của HS.
c) Sử dụng kết quả đánh giá:
– Xem xét đánh giá xếp loại thi đua
– Dùng làm tư liệu để theo dõi GV phục vụ cho nhiệm vụ quản lí
– Làm căn cứ để phân công giảng dạy
– Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện cho GV.
2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
HS học ở trường được đánh giá theo 2 mặt: hanh kiểm và học lực.
– Về hạnh kiểm: HS được nhận định đánh giá theo những quy định chung do sự nhận xét
đánh giá của GV và của chính HS.
– Về học lực: HS cấp THCS, trong quá trình học tập cần lĩnh hội cả lí thuyết và thực hành,

7

điều này được nhận định, đánh giá qua các bài kiểm tra, thí nghiệm và thực hành
– Cấp THCS là cấp phổ cập, tuy không phải qua kì thi tốt nghiệp nhưng HS vẫn cần được
xem xét, đánh giá để được cấp chứng chỉ
Vì vậy việc đánh giá kết quả học tập của HS THCS là việc làm rất có ý nghĩa và cần sự cẩn trọng,
từ việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập của HS đến việc kiểm tra, đánh giá định kì.
3. Hướng đổi mới kiểm định và đánh giá chất lượng
a) Một số thử nghiệm về đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường học
+ Đánh giá ngoài
+ Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng
b) Đánh giá chất lượng theo mục tiêu giáo dục
c) Đánh giá theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia
Hoạt động 7: Đánh giá kết quả bồi dưỡng module

1. Những vấn đề trọng tâm của module
– HS THCS có nhiều biến động trong sự phát triển tâm lí, sinh lí và xã hội.
– Hoạt động học tập và giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này.
– HS THCS cần được xem là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy hoc và GD.
– Dạy học ở THCS là một nghề sử dụng công nghệ dạy học. Do vậy, để thực hiện có hiệu
quả GV cần nắm vững quy trình công nghệ (đầu vào, quá trình, đầu ra).
– Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Để đánh giá chất
lượng dạy và học, cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng.
2. Định hướng nghề nghiệp
Triết lí phát triển giáo dục trong thời đại ngày nay có một nội dung chung. Đó là: Ai cũng
đuợc học, học suốt đời; học để phát triển cá nhân, hoàn thiện nhân cách, để sống tốt đẹp hơn trong
xã hội đang vận động theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
* Với Hs THCS, theo triết lí này thì cần hướng tới:
– Được học theo mục tiêu giáo dục toàn diện, nội dung chương trình phù hợp.
– Trong quá trình học tập có tiến bộ, đáp ứng được tiêu chuẩn phổ cập THCS.
– Có sự phát triển hài hòa về cá nhân, nhân cách và tham gia thích hợp đời sống gia đình, xã
hội.
– Học để có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất và năng lực nhà giáo trong giai đoạn mới
– Làm việc (dạy học và giáo dục HS) đạt chất lượng, hiệu quả.
– Lương và thu nhập được cải thiện, đảm bảo cuộc sống bình thường
– Sống có trách nhiệm với bản thân, thân thiện, hòa hợp với người thân, với đồng nghiệp,
với mọi người trong cộng đồng.

8

– Sống thân thiện với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Đặc điểm của nghề dạy học đòi hỏi GV phải học suốt đời để làm người đương thời với HS của
mình, để luôn duy trì được phong trào “dạy tốt – học tốt” trong nhà trường. Nếu các trường và mọi
GV đều thực hiện nghiêm túc về giảm tải chương trình thi chắc chắn giáo dục sẽ dần đi vào thế ổn

định và chất lượng đuợc cải thiện, cũng chính là chuẩn bị tốt cho công cuộc đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục. Mỗi GV có thể tự học, tự bồi dưỡng để tự xử lí đuợc những vấn đề về
chuyên môn nghiệp vụ phát sinh trong quá trình dạy học

MODULE 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Dạy học tích cực.
2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
I/ Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở
nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học.
“Tích cực” trong PPDH – tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa
với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát
huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải
nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy.
II. Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS.
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
III. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
1. Một số phương pháp dạy học tích cực:
Một số phương pháp được sử dụng theo định hướng đổi mới:
PP trò chơi

Một số phương

PP đàm thoại
pháp được sử
dụng theo định
hướng đổi mới

9

PP trực quan

PP phát hiện
và giải quyết vấn đề
PP hợp tác

PP luyện tập

theo nhóm nhỏ

PP trò chơi
.1.1. Phương pháp gợi mở- vấn đáp:
a. Bản chất:
Là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương
ứng về một chủ đề nhất định.
GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để tự
tìm ra kiến thức mới.
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS
– Vấn đáp tái hiện
– Vấn đáp giải thích minh hoạ
– Vấn đáp tìm tòi
Xét chất lượng câu hỏi về mặt yêu cầu năng lực nhận thức

– Loại câu hỏi có yêu cầu thấp, đòi hỏi khả năng tái hiện kiến thức, nhớ lại và trình bày lại điều
đã học
– Loại câu hỏi có yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu, kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh …, thể
hiện được các khái niệm, định lí…
b. Quy trỡnh thực hiện:
* Trước giờ học:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kĩ năng
cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.
Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi , trình tự của các câu
hỏi. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS.
Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tuỳ tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn
dắt HS.
* Trong giờ học:

10

Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối
tượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía HS.
* Sau giờ học:
GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã được
sử dụng trong giờ dạy.
c. Ưu điểm- Hạn chế của PP gợi mở – vấn đáp:
Ưu điểm
– Là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách tự suy nghĩ đúng đắn.
– Lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, kích thích hứng thú học
tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt
– Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập.
– Duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.
Hạn chế

– Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt HS theo một chủ đề nhất quán.
– GV phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà HS thu nhận thiếu tính hệ thống,
tản mạn, thậm chí vụn vặt.
d. Một số lưu ý:
Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài học.Tránh tình
trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không.
Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng HS. Nếu không nắm chắc trình độ của HS, đặt câu hỏi
không phù hợp
Cùng một nội dung học tập, với cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử dụng nhiều dạng câu
hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.
Bên cạnh những câu hỏi chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ
Sự thành công của phương pháp gợi mở vấn đáp phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng được hệ thống
câu hỏi gợi mở thích hợp
1.2.Dạy học giải quyết vấn đề:
a. Khái niệm vấn đề – dạy học giải quyết vấn đề:
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng
như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua.
Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:
Trạng thái xuất phát: không mong muốn
Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn

11

Sự cản trở
* Ba tiêu chí của giải quyết vấn đề:
Chấp nhận
Cản trở
Khám phá
* Tình huống có vấn đề:

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết
một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ
năng…) để giải quyết.
b. Dạy học giải quyết vấn đề:
Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. „Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất
hiện tình huống có vấn đề“ (Rubinstein).
DHGQVĐ là một QĐ DH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề
giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
b.1. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề:

12

CU TRC CA QU TRèNH GII QUYT VN
Vấn đề

I) Nhận biết vấn đề
Phân tích tinh hung
Nhn bit, trình bày
vn cn gii quyt

II) Tỡm cỏc phng ỏn gii quyt
So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết
Tìm các cách giải quyết mới
H thống hoá, sắp xếp các phơng án giải quyết

III) (giải quyết V)

Phân tích các phơng án
Đánh giá các phơng án
Quyết định
Gii quyết
b.2. Vn dng dy hc gii quyt vn :
DHGQV cú th ỏp dng trong nhiu hỡnh thc, PPDH khỏc nhau:
Thuyt trỡnh GQV,
m thoi GQV,
Tho lun nhúm GQV,
Thc nghim GQV
Nghiờn cu GQV.
Cú nhiu mc t lc ca hc sinh trong vic tham gia GQV
b.3. Mt s cỏch thụng dng to tỡnh hung gi vn
D oỏn nh nhn xột trc quan, thc hnh hoc hot ng thc tin; Lt ngc vn ; Xột tng
t; Khỏi quỏt hoỏ; Khai thỏc kin thc c, t vn dn n kin thc mi; Tỡm sai lm trong li
gii; Phỏt hin nguyờn nhõn sai lm v sa cha sai lm…
b.4.Mt s lu ý khi s dng PPDH GQV:
Tri thc v k nng HS thu c trong quỏ trỡnh PH&GQV s giỳp hỡnh thnh nhng cu trỳc
c bit ca t duy. Nh nhng tri thc ú, tt c nhng tri thc khỏc s c ch th chnh n
li, cu trỳc li.

13

Tỉ trọng các vấn đề người học PH & GQVĐ so với chương trình tuỳ thuộc vào đặc điểm của môn
học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể. Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất các các tri
thức qui định trong chương trình.
Cho HS PH & GQVĐ đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mức
độ nhiều ít khác nhau. HS được học không chỉ kết quả mà điều quan trọng hơn là cả quá trình PH
& GQVĐ.

1.3/Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
a. Quy trình thực hiện :
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
– Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
– Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
– Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
– Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
– Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
– Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trýớc toàn lớp
– Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
– Thảo luận chung
– GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
b. Một số lưu ý:
Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng
hõn, hiệu quả hõn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phýõng pháp này.
Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu huớng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi
mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).
Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạt
động nhóm cho phù hợp.
1.4/ PP trực quan:
a. Quy trình thực hiện
– GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ
thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
– GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu
các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…

14

– Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được
qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
– Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS
rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.
b. Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan:
Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích
hợp.
– Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
– HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng
trực quan.
– Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.
– Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau.
– Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan.
– Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu
hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
1.5. Phương pháp luyện tập và thực hành:
a. Qui trình PP luyện tập và thực hành:

QUY TRÌNH PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH

Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành

Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành

Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ

Thực hành đa dạng

15

Bài tập cá nhân

b. Một số lưu ý khi sử dụng PP luyện tập, thực hành:
Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS
cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài
chịu khó hơn.
Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm
chán.
Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS.
Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả
việc tổ chức thành các trò chơi học tập.
1.6/ Phương pháp trò chơi:
Qui trình PP trò chơi:

Qui trình phương pháp trò chơi
Lựa chọn trò chơi,
Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết

Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi

Chơi thử (nếu cần thiết)
HS tiến hành chơi
Đánh giá sau trò chơi

b. Một số lưu ý khi sử dụng PP trò chơi:

16

Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài
học, lớp học, đối tượng HS.
– Trò chơi phải có mục đích rõ ràng, dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề bài học, với HS,
với điều kiện của lớp học.
– Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.
– Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài
học.
– Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
2.1. Kĩ thuật động não:
2.2. Kĩ thuật mảnh ghép:
2.3.Kĩ thuật khăn phủ bàn:
2.4. Kĩ thuật dùng sơ đồ tư duy:
…..
IV. Những điều kiện áp dụng các PP- kĩ thuật dạy học tích cực:
– GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời gian …
– HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các PPDH tích cực
– Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực
– Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt
– Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng KT-KN
vào thực tiễn
Một số chú ý:
Áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.
Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để
minh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để HS có thể học tích cực.
Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ sư phạm
của người dạy.
Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc,

đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học
ở thực tế trong hoạt động ĐMPPDH.
V. NHỮNG NỘI DUNG BẢN THÂN SẼ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY VÀ
GIÁO DỤC TẠI ĐƠN VỊ:
-Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh
-Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

17

.-Tăng cường việc học cá thể, phối hợp với dạy học hợp tác
-Kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh
-Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học, đổi mới cách soạn bài
-Khai thác các yếu tố tích cực, khắc phục các mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.
-Khai thác tối đa các phương tiện và điều kiện dạy học hiện có của Học sinh
– Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy
Ví dụ: ( PPDH gợi mở vấn đáp)
Unit 6 ( grade 9) “ Environment- lesson 1”
+ Yêu cầu HS quan sát một số bức tranh về ô nhiễm môi trường hiện nay.
+ GV hỏi : “ ô nhiễm MT do những nguyên nhân nào gây ra? Tác hại của nó đến cuộc
sống?”
Ví dụ : ( PPDH hợp tác nhóm nhỏ)
Unit 9 ( grade 8) : A first aid course-Read
+ Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu về các trường hợp: Burns, shock, fainting.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm nhỏ. (theo mẫu)
Nhóm 1: Tìm hiều về “burns”
Nhóm 2: Tìm hiều về “shock”
Nhóm 3: Tìm hiều về “fainting”

First aid

Burns

Do ( nên)

Don’t ( không nên)

– ease the pain with ice or cold water packs..

Shock
Fainting
Ví dụ : ( PPDH bằng bản đồ tư duy)

living room

Unit 6: (grade 6) Places

bathroom

house

lake

Places

trees

park
Hospital

flowers

18

VI. NHỮNG NỘI DUNG KHÓ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC
NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG NỘI DUNG KHÓ NÀY:
– Cần có văn bản quy định về việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng
dạy và đưa vào tiêu chí đánh giá giờ giảng.
– Thường xuyên tổ chức đưa giáo viên đi tập huấn thêm về phương pháp dạy học tích cực.
– Cần tiếp tục hỗ trợ cho giáo viên trong việc trang bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Có kế hoạch
mua sắm, bổ sung các phương tiện hỗ trợ giảng dạy.
– Cần đổi mới quy trình và hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quả
học tập của học sinh nên theo quá trình học tập của học sinh, chứ không chỉ dừng lại ở công đoạn
cuối cùng là thi và kiểm tra. Nếu áp dụng cách thức đánh giá học tập theo quá trình, học sinh sẽ
tích cực tham gia vào quy trình dạy học và đó cũng là điều thuận lợi cho việc áp dụng phương
pháp dạy học mới.
Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả, giáoviên phải thực sự là người tâm huyết
với nghề nghiệp và có kiến thức sâu rộng

19

MODULE 20:

SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

I. Mục đích:
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới
đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác
nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy

làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và
học là một thành tố quan trọng.
Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên
và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp,
người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt
động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình
cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của
học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không
bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa
những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập
của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ
năng, kỹ xảo của các em.
Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin và
phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác động của giáo viên
hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất
và chức năng của phương tiện dạy học.
II.Yêu cầu:
Trong quá trình dạy học, chức năng của các phương tiện dạy học thể hiện sự tác động đạt được
mục đích dạy-học.
Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:
– Truyền thụ tri thức
– Hình thành kỹ năng
– Phát triển hứng thú học tập
– Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
Do đó, khi dạy các môn học, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:
+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học
sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan.

20

+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu
mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng.
III. Ý nghĩa của việc sử dụng các trang thiết bị dạy học:
Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy
học
– Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng
và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và
thiết bị quá phức tạp.
+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn,
nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan
sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,…), giúp học
sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của
thông tin chứa trong phương tiện.
– Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển
được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được
thuận lợi và có hiệu suất cao.
Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có:
phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,…), những phương tiện
khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi
âm,….)
Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học, ta thường dựa vào các chỉ tiêu chính:
tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế
* Tính khoa học sư phạm
Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học. Chỉ tiêu này
đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu

tạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:
– Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề
nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận
lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề… làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy
logic.

21

– Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết
và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
– Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy
khả năng tiếp thu năng động của học sinh.
– Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và
hình thức, trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.
Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái
tổ chức dạy học tiên tiến.
* Tính nhân trắc học
Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và
học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò.
Cụ thể là:
– Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m.
Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.
– Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
– Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ).
– Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò.
* Tính thẩm mỹ
Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm:
– Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như
các công trình nghệ thuật.

– Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm
cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.
* Tính khoa học kỹ thuật
Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích
thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật
mới.
– Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc.
– Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể.
– Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.
* Tính kinh tế
Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các
thiết bị dạy học mẫu.
– Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít,

22

chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.
– Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.
Hiệu quả dạy học chính là sự tăng chất lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh,
phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh. để phát huy
hiệu quả các phương tiện dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện trình bày dưới đây:
+ Môi trường sư phạm của nhà trường. Môi trường sư phạm của nhà trường bao gồm cả môi
trường vật chất và tinh thần (nề nếp học tập, tinh thần làm việc, quan hệ thầy trò…). ở đây chúng ta
chỉ đề cập đến môi trường vật chất, nói khác hơn, đó là cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm:
không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông của không khí, hình thức và nội
dung bố trí các đồ vật, nơi làm việc của học sinh và giáo việc (lớp học, phòng thực hành, xưởng…)
+ Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có tác dụng làm
tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về
đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý

thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho học
sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng… Do đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc,
đúng chỗ, đúng cường độ. Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu phương tiện dạy học cũng
có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng không
đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực,
làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém… để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai
trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược
điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học phải
đạt đựơc mụch đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

MODULE 29: GIÁO DỤC HỌC SINH THCS THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Nội dung 1: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức
đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu
quê hương, đất nước. Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn
trong các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp,
góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
Nội dung 2: Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường

23

Giáo viên chuẩn bị :
+ Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt; lựa chọn các hình thức
hoạt động phù hợp.
+ Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: nhận thức, thái
độ, kĩ năng hành vi.
+ Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động của tổ chức
+ Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì, GV làm gì,các lực lượng giáo dục khác tham gia

vào phần việc nào.
+ Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể.
+ Dự kiến địa điểm tiến hành.
+ Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết.
Nội dung 3: Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
Đây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là bước thể hiện
năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Khi thực hiện kế hoạch hoạt động cần chú ý những điều
sau:
+ Chỉ đạo hs thực hiện theo đúng chương trình đã vạch.
+ Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. GVCN cần rèn luyện cho đội
ngũ tự quản đề phòng, có phương án giải quyết để khỏi bị động.
3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm gồm các bước sau:
Bước

Hoạt động
– Giáo viên – người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong việc
dạy – học, quản lí giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.

1. Hiện trạng

– Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên nhân mà
mình muốn thay đổi.
– GV – người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại

2. Giải pháp

và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình

thay thế

huống hiện tại

3. Vấn đề

-. GV – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi)

nghiên cứu

và nêu các giả thuyết.

24

– GV – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin
cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thục
4. Thiết kế

nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
– GV – người nghiên cứu xây dụng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo

5. Đo lường

thiết kế nghiên cứu.
– GV – người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời

6. Phân tích

các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.

– GV – người nghiên cúu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các

7. Kết quả

kết luận và kiến nghị.

MODULE 32:

LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM.

1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1.1. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh ở
trường phổ thông.
– Quản lí toàn diện một lớp học
– Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục.
– Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người
thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh.
– Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tất cả các yêu cầu, kế hoạch giáo dục giáo
dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh lớp chủ nhiệm.
– Phản ánh đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh, giúp
cán bộ quản lí, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lí, giáo dục học sinh
hiệu quả.
1.2. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập
thể học sinh, là cầu nối giữa các lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo.
– Giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến và nguyện vọng của từng học sinh của lớp
phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn.
– Giáo viên chủ nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi chính đáng về mọi mặt học sinh của lớp.
– Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều
kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục.
– Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện

mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách.
1.3. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội.

25

b) Về hoạt động tập thể của HS THCS:Các hoạt động đoàn thể: ngoài hoạt động học hành là hoạt động cơ bản các em còn có cáchoạt động khác như sinh hoạt Đội theo các hình thức khác nhau. Do đặc điểm tâm sinh lí phát triểnmà đã có sự định hướng giá trị sống, những giá trị mà các em hướng tới, như tình bạn, khả năng cánhân…Các hoạt động công ích xã hội: giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tham gia gìn giữ, tôntạo các khu di tích, công viên, nơi sinh hoat công cộng.c) Về tâm líTình cảm, ý chí của HS THCS phát triển phong phú, nhận thức phát triển khá cao, đặc biệtlà sự phát triển tư duy khoa học, tính trừu tượng và tính lí luận trong nhận thức. Điều đáng chú ýtrong dạy học và giáo dục HS THCS là độ trường thành về nhân cách và vị thế xã hội của các em.2. Hoạt động chủ đạo của học sinh trung học cơ sởHai hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao tiếp và hoạt động học tập. Các nhà giáo, nhàsư phạm đều có định hướng chung trong hành động đó là trách nhiệm đối với HS, luôn vì lợi íchhọc tập của các em, tổ chức tốt hoạt động học tập cho HS THCS; đồng thời tạo điều kiện để HSđược thực hiện hoạt động giao tiếp lành mạnh.3. Hoạt động học của học sinh trung học cơ sởHoạt động học của HS THCS được kế thừa và phát triển phương thức của hoạt động họctập đã được định hình ở tiểu học, nhưng được phát triển theo phương thức mới, đó là học – hành.Cấp THCS là cấp học có mục tiêu phổ cập giáo dục chung có tất cả HS ở từng lớp, từng trường.Học – hành là phương thức học tập chủ đạo, phương thức đặc trưng thực hiện hoạt động họccủa HS THCS.HS – THCS đã lĩnh hội được phương thức học – tập, đang hình thành phương thức học- hành.Đó là cơ sở để hình thành từng bước phương thức học mới- tự học ở cấp độ ban đầu.4. Tổ chức hoạt động học cho học sinh trung học cơ sởViệc tổ chức hoạt động học dành cho HS cấp THCS được thực hiện theo hướng tập trunghơn, quy mô số lớp/trường và số HS/lớp lớn hơn để đáp ứng được hoạt động dạy và học ở cấp họcnày. Đó là một số yêu cầu có tính đặc trưng đối với cấp học như:- GV được chuyên môn hoá- Trong trường có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.- HS đã lớn hơn, có thể đến trường trong khoảng cách khoảng vài ba cây số- Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học- HS được học trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn hoặc khu thí nghiệm thực hànhTrong quá trình học tập HS luôn cần sự hướng dẫn giảng giải của GV trực tiếp hoặc gián tiếp quasách, tài liệu và các phương tiện thông tin… Hoạt động học của HS THCS được GV tổ chứchướng dẫn theo các phương pháp có thể là khá phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào nội dung và điềukiện và có thể gọi bằng tên chung là phương pháp “Thầy tổ chức-Trò hoạt động”5. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh trung học cơ sởCác hoạt động giáo dục tạo điều kiện để mỗi HS phát triển thể lực, phong phú về tâm hồn,đặc biệt là hình thành ở các em định hướng giá trị như:+ Giá trị có được từ học tập+ Giá trị về sự trưởng thành của bản thân+ Giá trị về sự ứng xử trong các mối quan hệ+ Giá trị về sự nhận thức và tình cảm của mình với gia đình và quê hương đất nước.Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ dạy học cấp trung học cơ sở1. Dạy học ở trung học cơ sở là nghề sử dụng công nghệ dạy họcNghề dạy học là nghề được thực hiện bởi con người được đào tạo chuyên biệt có nội dungxác định, phương pháp hợp lí, quy trình chặt chẽ và những điều kiện cần thiết khác, tất cả đềuhướng đến mục tiêu giáo dục. Nghề dạy học có công nghệ thực thi, công nghệ đó có ba đặc điểmchính như sau:- Công việc được chủ động tổ chức- Công việc được chủ động kiểm soát cả quá trình và kết quả đầu vào, đầu ra.- Nghề dạy học được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ người này sang ngườikhác.2. Các yếu tố của công nghệ dạy học* Yếu tố thứ nhất:- HS: là nhân vật trung tâm, là chủ thể giáo dục, tự biến đổi chính bản thân mình theohướng phát triển trong quá trình học tập và thực hiện các hoạt động giáo dục.- GV là người tổ chức, giảng dạy, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động học- Các bậc cha mẹ, các nhà quản lí giáo dục, quản lí xã hội, các doanh nhân, các tổ chứcđoàn thể và các hội… có tác động không nhỏ đến quá trình dạy và học ở nhà trường* Yếu tố thứ hai: Mục tiêu giáo dục đuợc cụ thể hoá cho tùng môn học, lớp học và cả cấp học. c) *Yếu tố thứ ba: Cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dụckhác.* Yếu tố thứ tư: Các điều kiện khác phục vụ cho các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục3. Quá trình dạy và học:- GV giảng giải, hướng dẫn, minh hoạ- HS theo dõi, ghi chép, thảo luận và làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS luôn tác động manh đến hoạt động học của HSnên trong quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá thì GV nên nghiên cứu kĩ và có câu trả lời cụthể cho các vấn đề sau:+ HS học môn học cụ thể mà mình dạy để làm gì+ Qua môn học cụ thể đó HS cần lĩnh hội được điều gì về kiến thức, kĩ năng và thái độ,+ Bằng phương pháp nào để lĩnh hội các nội dung cơ bản, tối thiểu đã xác định, đáp ứngchuẩn quy định.- Xu hướng dạy học hiện nay mà GV và các nhà trường quan tâm là quá trình tổ chức cho HS thựchiện hoạt động học – dạy học theo hướng phát huy tính tích cục cửa HS- Phương pháp dạy học hiện nay có thể khái quát là “Thầy tổ chức – Trò hoạt động”Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện dạy và học ở trường trung học cơ sởa) Về yếu tố con ngườiHS là nhân vật trung tâm của nhà trường vì HS là mục tiêu giáo dục. Nhà trường làđơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục. GV là người trực tiếpthực hiện nhiệm vụ giáo dục HS, người giữ vị trí then chốt và có vai trò có tính quyết địnhchất lượng giáo dục, quyết định sự thành bại của giáo dục.Các bậc cha mẹ là nhân vật thú ba trong công nghệ dạy học. Tuy không trực tiếp tham giavào quá trình dạy và học của GV và HS ở trường lớp, nhưng có tác động nâng cao chất lương giáodục con em, tạo điều kiện cho con em học tập, tạo sự đồng thuận với nhà trường về quan điểm vàPPGD, xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành mạnh…Các lực lượng khác: Việc thực hiện mục tiêu giáo dục sẽ khó thành công nếu như khônghuy động được nguồn lực từ các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế và toàn xã hội theođịnh hướng xã hội hoá giáo dục.b) Mục tiêu giáo dụcMục tiêu giáo dục do Nhà nước quy định chung cho mọi HS ở tất các địa phương trong cả nước,đó là các chuẩn mục và chương trình học, là những quy định có tính pháp quy. Tuy nhiên, trongquá trình dạy học, mọi GV vẫn có thể thoả mãn nhu cầu chủ động, sáng tạo trong dạy học bằngmột số biện pháp cụ thể:- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh của từng HS để có tác động sư phạm thíchhợp.- Nghiên cứu để hiểu thấu đáo về chuẩn kiến thức kỉ năng môn học mình giảng dạy- Tìm hiểu về thiết bị dạy học mà nhà trường có để sử dụng và có kế hoạch làm đồ dùngdạy học, hướng dẫn HS cùng làm và chuẩn bị điều kiện để thực hành, thực nghiệm.c) Cơ sở vật chất thiết bịĐây là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Ngoài phòng học, bàn ghế, bảngvà một số điều kiện khác, ở cấp THCS không thể thiếu thư viện, thiết bị, phòng thí nghiệm vànhững điều kiện thực hành khácd) Các điều kiện khác- Tài chính- Môi trường giáo dụce) Mô hình trường trung học cơ sở-Trường chuẩn quốc gia là mô hình nhà trường ở trình độ phát triển mới-Trong mô hình có những yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau:*Yếu tố 1: HS là nhân vật trung tâm, là mục tiêu giáo dục.*Yếu tố 2: các hoạt động giáo dục, cả hoạt động chính khoá và hoạt động ngoại khoá, sinhhoạt đoàn thể, hoạt động xã hội.*Yếu tố 3: hoạt động kiểm định và đánh giá giáo dục.*Yếu tố 4: các nguồn lực cả về nhân lực, vật lực và tài lực.*Yếu tố 5: tổ chức và quản lí giáo dục, trước hết là nhân lực quản lí, cơ chế quản lí.*Yếu tố 6: nội dung và phương pháp dạy học.*Yếu tố 7: cơ sở vật chất- thiết bị.Trong các hoạt động giáo dục (yếu tố 2) bao gồm cả các hoạt động giáo dục và hoạt động học tậpcủa HS và hoạt động giảng dạy của GV. Dạy học và giáo dục là những hoạt động không đơn tuyến,không tách biệt nhau mà ở trong nhaug) Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh kémViệc bồi duõng HS giỏi và phụ đạo HS kém là biểu hiện của quan điểm dạy học phù hợpvới đối tượng HS hay là dạy học phân hoáHoạt động 4: Tìm hiểu việc giảm tải nội dung chương trình học dành cho học sinh trung họccơ sởTừ thực tiễn dạy và học ở các trường bộc lộ những điểm bất hợp lí, đã gây quá tải đối với nhìềuHS. Nội dung chương trình học tập dành cho HS là một trong những vấn đề bức xúc xã hội.a) Yêu cầu giảm tảiNhững nội dung giảm tải theo chỉ đạo của Vụ Giáo dục Trung học hướng vào những nội dung sau:- Những nội dung trùng lặp ở các môn học.- Những nội dung không thiết thực.- Những nội dung không phù hợp với trình độ của HS và chưa có điều kiện thực hiện.Giao cho GV quyền tự chủ để có thể vận dụng thích hợp với điều kiện cụ thể của trường mìnhnhằm đạt được mục tiêu, đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học.b) Thực hiện giảm tải- Nghiên cứu kĩ, nắm vững chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học đối chiếu với các nội dunggiảm tải để tự tin khi thực hiện.- Nghiên cứu SGK để hướng dẫn HS sử dụng cho dễ dàng, thích hợp.- Chuẩn bị kĩ bài dạy theo tinh thần tinh giản nội dung và đổi mới phuơng pháp giảng dạy.Thực hiện giảm tải cũng chính là thực hiện “Dạy tốt – Học tốt” nhằm đảm bảo chất lượng và hiệuquả giáo dục theo mục tiêu cụ thể của từng môn học, tùng lớp học và cả cấp học.c) Quản lí giảng dạy theo tinh thần giảm tảiThực tế quản lí hoạt động dạy và học ở khá nhiều trường cho thấy còn bộc lộ một số điểm bất cập,ví dụ như:- Thiên về kiểu quản lí hành chính, hình thức- Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV còn hình thức chưa kết hợp thoả đáng với kết quảhọc tập của HS.- Hoạt động của tổ chuyên môn chưa được thường xuyên, chưa đi sâu vào những vấn đềtrọng tâm, cơ bản.- Chưa có cơ chế thích hợp và chưa tạo được điều kiện để phát huy nội lực, để GV tự chịutrách nhiệm và sáng tạo trong quá trình thục hiện nhiệm vụ chuyên môn.Hoạt động 5: Tìm hiểu sự phát triển tâm lí học sinh trung học cơ sở trong sự phụ thuộc vàohoạt động học1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lí học sinhSự phát triển tâm lí của HS có tính quy luật, theo đó được bộc lộ ra ở HS qua các biểu hiện:- Tính không đồng đều về sự phát triển tâm lí của các chủ thể HS- Tính toàn vẹn của tâm lí trong mọi chủ thể HS- Tính thuần nhất, thống nhất, ổn định và bền vững- Tính mềm dẻo và khả năng bù trừNhững điểm có tính quy luật này rất có ý nghĩa sư phạm nên GV cần hiểu rõ và có sự ứng xử thíchhợp đối với mọi HS theo hướng dạy học theo quan điểm phân hoá.Sự phát triển tâm lí học sinh có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy và hoạt động học+ Theo công nghệ dạy học cũ, coi GV là nhân vật trung tâm+ Theo công nghệ dạy học mới coi HS là nhân vật trung tâm. Kiểu dạy học này đang đuợcGV hướng tới. Đó chính là “Đổi mới phương pháp dạy học”. Theo cách này HS được chủ động,tích cực thực hiện hoạt động học để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phương pháp và có thái độ tươngthích theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Những điều HS học được vừa mang tính lí thuyết vừamang tính thực tiễn.2. Dạy học tạo sự phát triển trí tuệ học sinh*Hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ của HS, đó là:- Qua quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ được rèn luyện, phát triển- Hướng nhiều hơn vào bản thân sự phát triển, HS phải lĩnh hội nội dung học tập nhất định.Con đường này dẫn đến hình thành tư duy logic, trình độ tư duy khoa học*Hoạt động học của HS là sự phát triển tâm lí, trước hết là sự xuất hiện và phát triển những hànhvi mang tính ý thức, tính có chủ định, tính lí trí, trên cơ sở đó hình thành những phẩm chất tâm líthuộc về phẩm chất và năng lực của con người.*Hoạt động học của HS là sự phát triển tâm lí phụ thuộc vào hoạt động dạy của GV bao gồm nộidung, phương pháp, phương thức tổ chức, các điều kiện.Hoạt động 6: Thống nhất phương pháp đánh giá chất lượng dạy và học ở trung học cơ sởKiểm định đánh giá trường học, lớp học, hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của HS làhướng vào thực hiện mục tiêu giáo dục, hướng tới mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy củaGV và kết quả học tập của HS.1. Đánh giá hoạt động dạy của giáo viêna) Xác định rõ mục đích :- Đánh giá hoạt động chuyên môn của từng GV để biết được trình độ và trách nhiệm- Đánh giá qua một số tiết dạy cụ thể để biết được khả năng giảng dạy của mỗi GV.- Đánh giá toàn bộ lao động sư phạm của GV để biết đuợc sổ lượng, loại hình và chất lượngcủa đội ngũ so với yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.b) Xác định thông tin đánh giá:- Thông tin về sự tìm kiếm, chuẩn bị thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học.- Thông tin về thực tế hoạt động dạy và học ở trên lớp.- Thông tin về kết quả học tập của HS.c) Sử dụng kết quả đánh giá:- Xem xét đánh giá xếp loại thi đua- Dùng làm tư liệu để theo dõi GV phục vụ cho nhiệm vụ quản lí- Làm căn cứ để phân công giảng dạy- Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện cho GV.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinhHS học ở trường được đánh giá theo 2 mặt: hanh kiểm và học lực.- Về hạnh kiểm: HS được nhận định đánh giá theo những quy định chung do sự nhận xétđánh giá của GV và của chính HS.- Về học lực: HS cấp THCS, trong quá trình học tập cần lĩnh hội cả lí thuyết và thực hành,điều này được nhận định, đánh giá qua các bài kiểm tra, thí nghiệm và thực hành- Cấp THCS là cấp phổ cập, tuy không phải qua kì thi tốt nghiệp nhưng HS vẫn cần đượcxem xét, đánh giá để được cấp chứng chỉVì vậy việc đánh giá kết quả học tập của HS THCS là việc làm rất có ý nghĩa và cần sự cẩn trọng,từ việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập của HS đến việc kiểm tra, đánh giá định kì.3. Hướng đổi mới kiểm định và đánh giá chất lượnga) Một số thử nghiệm về đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường học+ Đánh giá ngoài+ Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượngb) Đánh giá chất lượng theo mục tiêu giáo dụcc) Đánh giá theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc giaHoạt động 7: Đánh giá kết quả bồi dưỡng module1. Những vấn đề trọng tâm của module- HS THCS có nhiều biến động trong sự phát triển tâm lí, sinh lí và xã hội.- Hoạt động học tập và giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này.- HS THCS cần được xem là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy hoc và GD.- Dạy học ở THCS là một nghề sử dụng công nghệ dạy học. Do vậy, để thực hiện có hiệuquả GV cần nắm vững quy trình công nghệ (đầu vào, quá trình, đầu ra).- Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Để đánh giá chấtlượng dạy và học, cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng.2. Định hướng nghề nghiệpTriết lí phát triển giáo dục trong thời đại ngày nay có một nội dung chung. Đó là: Ai cũngđuợc học, học suốt đời; học để phát triển cá nhân, hoàn thiện nhân cách, để sống tốt đẹp hơn trongxã hội đang vận động theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.* Với Hs THCS, theo triết lí này thì cần hướng tới:- Được học theo mục tiêu giáo dục toàn diện, nội dung chương trình phù hợp.- Trong quá trình học tập có tiến bộ, đáp ứng được tiêu chuẩn phổ cập THCS.- Có sự phát triển hài hòa về cá nhân, nhân cách và tham gia thích hợp đời sống gia đình, xãhội.- Học để có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất và năng lực nhà giáo trong giai đoạn mới- Làm việc (dạy học và giáo dục HS) đạt chất lượng, hiệu quả.- Lương và thu nhập được cải thiện, đảm bảo cuộc sống bình thường- Sống có trách nhiệm với bản thân, thân thiện, hòa hợp với người thân, với đồng nghiệp,với mọi người trong cộng đồng.- Sống thân thiện với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.Đặc điểm của nghề dạy học đòi hỏi GV phải học suốt đời để làm người đương thời với HS củamình, để luôn duy trì được phong trào “dạy tốt – học tốt” trong nhà trường. Nếu các trường và mọiGV đều thực hiện nghiêm túc về giảm tải chương trình thi chắc chắn giáo dục sẽ dần đi vào thế ổnđịnh và chất lượng đuợc cải thiện, cũng chính là chuẩn bị tốt cho công cuộc đổi mới căn bản vàtoàn diện nền giáo dục. Mỗi GV có thể tự học, tự bồi dưỡng để tự xử lí đuợc những vấn đề vềchuyên môn nghiệp vụ phát sinh trong quá trình dạy họcMODULE 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC1. Dạy học tích cực.2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.I/ Phương pháp dạy học tích cực:Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của người học.”Tích cực” trong PPDH – tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩavới không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào pháthuy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phảinỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy.II. Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực:Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS.Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.III. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:1. Một số phương pháp dạy học tích cực:Một số phương pháp được sử dụng theo định hướng đổi mới:PP trò chơiMột số phươngPP đàm thoạipháp được sửdụng theo địnhhướng đổi mớiPP trực quanPP phát hiệnvà giải quyết vấn đềPP hợp tácPP luyện tậptheo nhóm nhỏPP trò chơi.1.1. Phương pháp gợi mở- vấn đáp:a. Bản chất:Là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tươngứng về một chủ đề nhất định.GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để tựtìm ra kiến thức mới.Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS- Vấn đáp tái hiện- Vấn đáp giải thích minh hoạ- Vấn đáp tìm tòiXét chất lượng câu hỏi về mặt yêu cầu năng lực nhận thức- Loại câu hỏi có yêu cầu thấp, đòi hỏi khả năng tái hiện kiến thức, nhớ lại và trình bày lại điềuđã học- Loại câu hỏi có yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu, kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh …, thểhiện được các khái niệm, định lí…b. Quy trỡnh thực hiện:* Trước giờ học:Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kĩ năngcơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi , trình tự của các câuhỏi. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS.Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tuỳ tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫndắt HS.* Trong giờ học:10Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đốitượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía HS.* Sau giờ học:GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã đượcsử dụng trong giờ dạy.c. Ưu điểm- Hạn chế của PP gợi mở – vấn đáp:Ưu điểm- Là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách tự suy nghĩ đúng đắn.- Lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, kích thích hứng thú họctập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập.- Duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.Hạn chế- Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt HS theo một chủ đề nhất quán.- GV phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà HS thu nhận thiếu tính hệ thống,tản mạn, thậm chí vụn vặt.d. Một số lưu ý:Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài học.Tránh tìnhtrạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không.Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng HS. Nếu không nắm chắc trình độ của HS, đặt câu hỏikhông phù hợpCùng một nội dung học tập, với cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử dụng nhiều dạng câuhỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.Bên cạnh những câu hỏi chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụSự thành công của phương pháp gợi mở vấn đáp phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng được hệ thốngcâu hỏi gợi mở thích hợp1.2.Dạy học giải quyết vấn đề:a. Khái niệm vấn đề – dạy học giải quyết vấn đề:Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũngnhư những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua.Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:Trạng thái xuất phát: không mong muốnTrạng thái đích: Trạng thái mong muốn11Sự cản trở* Ba tiêu chí của giải quyết vấn đề:Chấp nhậnCản trởKhám phá* Tình huống có vấn đề:Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biếtmột nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹnăng…) để giải quyết.b. Dạy học giải quyết vấn đề:Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệtquan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. „Tư duy chỉ bắt đầu khi xuấthiện tình huống có vấn đề“ (Rubinstein).DHGQVĐ là một QĐ DH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đềgiúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.b.1. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề:12CU TRC CA QU TRèNH GII QUYT VNVấn đềI) Nhận biết vấn đềPhân tích tinh hungNhn bit, trình bàyvn cn gii quytII) Tỡm cỏc phng ỏn gii quytSo sánh với các nhiệm vụ đã giải quyếtTìm các cách giải quyết mớiH thống hoá, sắp xếp các phơng án giải quyếtIII) (giải quyết V)Phân tích các phơng ánĐánh giá các phơng ánQuyết địnhGii quyếtb.2. Vn dng dy hc gii quyt vn :DHGQV cú th ỏp dng trong nhiu hỡnh thc, PPDH khỏc nhau:Thuyt trỡnh GQV,m thoi GQV,Tho lun nhúm GQV,Thc nghim GQVNghiờn cu GQV.Cú nhiu mc t lc ca hc sinh trong vic tham gia GQVb.3. Mt s cỏch thụng dng to tỡnh hung gi vnD oỏn nh nhn xột trc quan, thc hnh hoc hot ng thc tin; Lt ngc vn ; Xột tngt; Khỏi quỏt hoỏ; Khai thỏc kin thc c, t vn dn n kin thc mi; Tỡm sai lm trong ligii; Phỏt hin nguyờn nhõn sai lm v sa cha sai lm…b.4.Mt s lu ý khi s dng PPDH GQV:Tri thc v k nng HS thu c trong quỏ trỡnh PH&GQV s giỳp hỡnh thnh nhng cu trỳcc bit ca t duy. Nh nhng tri thc ú, tt c nhng tri thc khỏc s c ch th chnh nli, cu trỳc li.13Tỉ trọng các vấn đề người học PH & GQVĐ so với chương trình tuỳ thuộc vào đặc điểm của mônhọc, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể. Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất các các trithức qui định trong chương trình.Cho HS PH & GQVĐ đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mứcđộ nhiều ít khác nhau. HS được học không chỉ kết quả mà điều quan trọng hơn là cả quá trình PH& GQVĐ.1.3/Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:a. Quy trình thực hiện :Bước 1: Làm việc chung cả lớp:- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.Bước 2: Làm việc theo nhóm- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.Bước 3: Thảo luận, tổng kết trýớc toàn lớp- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả- Thảo luận chung- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theob. Một số lưu ý:Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chónghõn, hiệu quả hõn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phýõng pháp này.Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu huớng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổimới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạtđộng nhóm cho phù hợp.1.4/ PP trực quan:a. Quy trình thực hiện- GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹthuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếucác thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…14- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận đượcqua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.- Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HSrút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.b. Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan:Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thíchhợp.- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.- HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùngtrực quan.- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau.- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan.- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câuhỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.1.5. Phương pháp luyện tập và thực hành:a. Qui trình PP luyện tập và thực hành:QUY TRÌNH PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNHXác định tài liệu cho luyện tập và thực hànhGiới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hànhThực hành hoặc luyện tập sơ bộThực hành đa dạng15Bài tập cá nhânb. Một số lưu ý khi sử dụng PP luyện tập, thực hành:Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HScũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bàichịu khó hơn.Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàmchán.Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS.Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cảviệc tổ chức thành các trò chơi học tập.1.6/ Phương pháp trò chơi:Qui trình PP trò chơi:Qui trình phương pháp trò chơiLựa chọn trò chơi,Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiếtPhổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơiChơi thử (nếu cần thiết)HS tiến hành chơiĐánh giá sau trò chơib. Một số lưu ý khi sử dụng PP trò chơi:16Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bàihọc, lớp học, đối tượng HS.- Trò chơi phải có mục đích rõ ràng, dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề bài học, với HS,với điều kiện của lớp học.- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bàihọc.- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực:2.1. Kĩ thuật động não:2.2. Kĩ thuật mảnh ghép:2.3.Kĩ thuật khăn phủ bàn:2.4. Kĩ thuật dùng sơ đồ tư duy:…..IV. Những điều kiện áp dụng các PP- kĩ thuật dạy học tích cực:- GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời gian …- HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các PPDH tích cực- Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực- Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt- Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng KT-KNvào thực tiễnMột số chú ý:Áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan đểminh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để HS có thể học tích cực.Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ sư phạmcủa người dạy.Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc,đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và họcở thực tế trong hoạt động ĐMPPDH.V. NHỮNG NỘI DUNG BẢN THÂN SẼ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY VÀGIÁO DỤC TẠI ĐƠN VỊ:-Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh-Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học17.-Tăng cường việc học cá thể, phối hợp với dạy học hợp tác-Kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh-Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học, đổi mới cách soạn bài-Khai thác các yếu tố tích cực, khắc phục các mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.-Khai thác tối đa các phương tiện và điều kiện dạy học hiện có của Học sinh- Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạyVí dụ: ( PPDH gợi mở vấn đáp)Unit 6 ( grade 9) “ Environment- lesson 1”+ Yêu cầu HS quan sát một số bức tranh về ô nhiễm môi trường hiện nay.+ GV hỏi : “ ô nhiễm MT do những nguyên nhân nào gây ra? Tác hại của nó đến cuộcsống?”Ví dụ : ( PPDH hợp tác nhóm nhỏ)Unit 9 ( grade 8) : A first aid course-Read+ Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu về các trường hợp: Burns, shock, fainting.+ GV chia lớp thành 3 nhóm nhỏ. (theo mẫu)Nhóm 1: Tìm hiều về “burns”Nhóm 2: Tìm hiều về “shock”Nhóm 3: Tìm hiều về “fainting”First aidBurnsDo ( nên)Don’t ( không nên)- ease the pain with ice or cold water packs..ShockFaintingVí dụ : ( PPDH bằng bản đồ tư duy)living roomUnit 6: (grade 6) PlacesbathroomhouselakePlacestreesparkHospitalflowers18VI. NHỮNG NỘI DUNG KHÓ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ CÁCH THỨC TỔ CHỨCNHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG NỘI DUNG KHÓ NÀY:- Cần có văn bản quy định về việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảngdạy và đưa vào tiêu chí đánh giá giờ giảng.- Thường xuyên tổ chức đưa giáo viên đi tập huấn thêm về phương pháp dạy học tích cực.- Cần tiếp tục hỗ trợ cho giáo viên trong việc trang bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Có kế hoạchmua sắm, bổ sung các phương tiện hỗ trợ giảng dạy.- Cần đổi mới quy trình và hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quảhọc tập của học sinh nên theo quá trình học tập của học sinh, chứ không chỉ dừng lại ở công đoạncuối cùng là thi và kiểm tra. Nếu áp dụng cách thức đánh giá học tập theo quá trình, học sinh sẽtích cực tham gia vào quy trình dạy học và đó cũng là điều thuận lợi cho việc áp dụng phươngpháp dạy học mới.Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả, giáoviên phải thực sự là người tâm huyếtvới nghề nghiệp và có kiến thức sâu rộng19MODULE 20:SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌCI. Mục đích:Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giớiđang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khácnhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạylàm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy vàhọc là một thành tố quan trọng.Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viênvà giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp,người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạtđộng nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tìnhcảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới củahọc sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được khôngbằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưanhững phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lậpcủa học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹnăng, kỹ xảo của các em.Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin vàphương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác động của giáo viênhoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chấtvà chức năng của phương tiện dạy học.II.Yêu cầu:Trong quá trình dạy học, chức năng của các phương tiện dạy học thể hiện sự tác động đạt đượcmục đích dạy-học.Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:- Truyền thụ tri thức- Hình thành kỹ năng- Phát triển hứng thú học tập- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.Do đó, khi dạy các môn học, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng họcsinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan.20+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứumà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng.III. Ý nghĩa của việc sử dụng các trang thiết bị dạy học:Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạyhọc- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượngvà các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc vàthiết bị quá phức tạp.+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn,nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quansát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,…), giúp họcsinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác củathông tin chứa trong phương tiện.- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiểnđược hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh đượcthuận lợi và có hiệu suất cao.Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có:phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,…), những phương tiệnkhuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghiâm,….)Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học, ta thường dựa vào các chỉ tiêu chính:tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế* Tính khoa học sư phạmTính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học. Chỉ tiêu nàyđặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấutạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:- Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghềnghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuậnlợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề… làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duylogic.21- Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyếtvà thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.- Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩykhả năng tiếp thu năng động của học sinh.- Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục vàhình thức, trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình tháitổ chức dạy học tiên tiến.* Tính nhân trắc họcThể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên vàhọc sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò.Cụ thể là:- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m.Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.- Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ).- Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò.* Tính thẩm mỹCác phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm:- Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống nhưcác công trình nghệ thuật.- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làmcho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.* Tính khoa học kỹ thuậtCác phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kíchthước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuậtmới.- Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc.- Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể.- Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.* Tính kinh tếTính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng cácthiết bị dạy học mẫu.- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít,22chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.- Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.Hiệu quả dạy học chính là sự tăng chất lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh,phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh. để phát huyhiệu quả các phương tiện dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện trình bày dưới đây:+ Môi trường sư phạm của nhà trường. Môi trường sư phạm của nhà trường bao gồm cả môitrường vật chất và tinh thần (nề nếp học tập, tinh thần làm việc, quan hệ thầy trò…). ở đây chúng tachỉ đề cập đến môi trường vật chất, nói khác hơn, đó là cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm:không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông của không khí, hình thức và nộidung bố trí các đồ vật, nơi làm việc của học sinh và giáo việc (lớp học, phòng thực hành, xưởng…)+ Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có tác dụng làmtăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức vềđối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lýthì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho họcsinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng… Do đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc,đúng chỗ, đúng cường độ. Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu phương tiện dạy học cũngcó tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng khôngđúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực,làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém… để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vaitrò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhượcđiểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học phảiđạt đựơc mụch đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.MODULE 29: GIÁO DỤC HỌC SINH THCS THÔNG QUACÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCNội dung 1: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dụcThông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thứcđã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêuquê hương, đất nước. Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạntrong các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp,góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.Nội dung 2: Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường23Giáo viên chuẩn bị :+ Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt; lựa chọn các hình thứchoạt động phù hợp.+ Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: nhận thức, tháiđộ, kĩ năng hành vi.+ Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động của tổ chức+ Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì, GV làm gì,các lực lượng giáo dục khác tham giavào phần việc nào.+ Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể.+ Dự kiến địa điểm tiến hành.+ Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết.Nội dung 3: Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dụcĐây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là bước thể hiệnnăng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Khi thực hiện kế hoạch hoạt động cần chú ý những điềusau:+ Chỉ đạo hs thực hiện theo đúng chương trình đã vạch.+ Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. GVCN cần rèn luyện cho độingũ tự quản đề phòng, có phương án giải quyết để khỏi bị động.3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:Khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm gồm các bước sau:BướcHoạt động- Giáo viên – người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong việcdạy – học, quản lí giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.1. Hiện trạng- Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên nhân màmình muốn thay đổi.- GV – người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại2. Giải phápvà liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tìnhthay thếhuống hiện tại3. Vấn đề-. GV – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi)nghiên cứuvà nêu các giả thuyết.24- GV – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tincậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thục4. Thiết kếnghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.- GV – người nghiên cứu xây dụng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo5. Đo lườngthiết kế nghiên cứu.- GV – người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời6. Phân tíchcác câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.- GV – người nghiên cúu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các7. Kết quảkết luận và kiến nghị.MODULE 32:LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp:1.1. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh ởtrường phổ thông.- Quản lí toàn diện một lớp học- Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục.- Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là ngườithay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh.- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tất cả các yêu cầu, kế hoạch giáo dục giáodục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh lớp chủ nhiệm.- Phản ánh đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh, giúpcán bộ quản lí, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lí, giáo dục học sinhhiệu quả.1.2. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tậpthể học sinh, là cầu nối giữa các lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo.- Giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến và nguyện vọng của từng học sinh của lớpphản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn.- Giáo viên chủ nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi chính đáng về mọi mặt học sinh của lớp.- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điềukiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục.- Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diệnmọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách.1.3. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội.25