Bài thu hoạch BDTX tiểu học module 7,8, 13, 19 – Tài liệu text

Bài thu hoạch BDTX tiểu học module 7,8, 13, 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.58 KB, 82 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG NG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC
MODULE 7, 8, 13, 19
Họ và tên giáo viên:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ, tổ chuyên môn:
Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: Phụ trách chuyên môn tổ 3,4,5;
Giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4B.
I. Mục tiêu của việc BDTX:
1. Học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội, bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục
và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ
năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu
quả BDTX.
3. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nâng cao mức độ đáp
ứng khả năng của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
4. Nâng cao nhận thức, phấn đấu thực hiện tốt nội dung và nhiệm vụ được giao
trong năm học 2014-20145
II. Nội dung BDTX:
Nội dung BDTX được quy định trong chương trình BDTX do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành. Tổng thời lượng BDTX đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học;
bao gồm:
1. Khối kiến thức bắt buộc
a) Nội dung bồi dưỡng 1: Thực hiện theo kê hoạch của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo
Thời lượng 30 tiết/năm học/giáo viên, cụ thể:
Bồi dưỡng về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về
phát triển giáo dục và Đào tạo theo các cấp học, tập trung đi sâu: Nghị quyết TW 8 về đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị nhiệm vụ năm học (đối với mỗi
ngành, cấp học, bậc học) của Bộ GD&ĐT, sở giáo dục và Đào tạo Quảng bình, phòng

Giáo dục và Đào tạo Lệ Thuỷ; Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học
b) Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển
Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.

TT

Tên nội dung bồi
dưỡng

Mục tiêu

Thời
gian tự
học

Thời gian học
tập trung

Thực
thuyết hành

1

Tổ chức dạy học
Định hướng cho giáo viên lựa
tích hợp nội dung
chọn nội dung tích hợp và
giáo dục phòng c
phương pháp dạy học

8
hống bom mìn vào GDPTTNBM cho từng bài dạy
các môn học:Đạo
cụ thể. Giúp học sinh biết cách
đức, TN-XH lớp
phòng tránh tai nạn bom mìn
1,2,3 khoa học lớp
4,5 cho học sinh
tiểu học.
2
Tổ chức lồng ghép Giáo viên biết được cách lồng
6
nội dung giáo dục
ghép nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn PTTNBM vào hoạt động ngoài
bom mìn vào hoạt
giờ lên lớp, giúp học sinh biết
động ngoài giờ lên
cách phòng tránh tai nạn bom
lớp cho học sinh
mìn.
tiểu học.
2. Khối kiến thức tự chọn (nội dung bồi dưỡng 3):
Nội dung bồi dưỡng 3: Khối kiến thức tự chọn (60 tiết /năm/1GV)
Mô Tên nội dung bồi dưỡng
Mục tiêu
Thời
đu
gian
n

tự học
7

8

Xây dựng môi trường học
tập thân thiện.
1. Xây dựng môi ntrường
thân thiện trong nhà trường
về vật chất (phòng học,
cảnh quan trường lớp, tạo
khu vui chơi..)
2. Xây dựng môi trường
thân thiện trong nhà trường
về tin thần (Quan hệ giáo
viên-giáo viên, giáo viênhọc sinh, học sinh-học sinh,
nhà trường-phụ huynh…)
Thư viện trường học thân
thiện
1. giới thiệu về thư viện
trường học thân thiện.
2. Hình thức tổ chức thư
viện trường học thân thiện.
3. Xây dựng thư viện thân
thiện trong trường tiểu học

Giáo viên hiểu được xây
dựng môi trường trường
học thân thiện về mặt
13

vật chất; hiểu được ý
nghĩa và biết cách tạo
môi trường trường học
thân thiện về mặt vật
chất.
Giáo viên hiểu được xây
dựng môi trường trường
học thân thiện về mặt tin
thân; hiểu ý nghĩa và
biết cách xây dựng môi
trường trường học thân
thiệ về mặt tin thần.
Hiểu được thế nào là thư
viện trường học thân
thiện.
12
Nắm được hình thức tổ
chức thư viện trường
học
Biết cách xây dựng thư
viện thân thiện trong
trường tiểu học. Chủ

4

4

4

4

Thời gian học
tập trung

Thực
thuyết hành
1

1

1

2

động, linh hoạt trong
xây dựng thư viện thân
thiện phù hợp với hoàn
cảnh địa phương.
13

Kĩ năng lập kế hoạch bài
học theo hướng dạy học
tích cực.
1. Phân loại bài học ở tiểu Phân biệt được các loại
học; yêu cầu chung của bài học ở tiểu học và yêu 10
5
mỗi loại bài học (Bài hình cầu của mỗi loại bài học.
thành kiến thức mới, bài Biết cách triển khai mỗi
thực hành, bài ôn tập, kiểm loại bài học trên lớp theo

tra).
hướng dạy học phát huy
2. Cách triển khai mỗi loại tính tích cực của người
bài học theo hướng dạy học học.
phát huy tính tích cực của Nắm được các bước và
người học.
xây dựng được thiết kế
3. các bước thiết kế kê hoạch bài học theo
hoạch bài học theo hướng hướng dạy học phát huy
dạy học phát huy tính tích tính tích cực của người
cực của người học.
học.
19 Tự làm đồ dùng dạy học ở Giáo viên hiểu được yêu
trường tiểu học
cầu cần làm đồ dùng
1. Tự làm đồ dùng dạy học dạy học nào và biết cách
ở trường tiểu học
làm đồ dùng dạy học đó
2. Tự làm đồ dùng dạy học phù hợp, hiệu quả
13
2
môn Tiếng Việt.
3. Tự làm đồ dùng dạy học
môn Toán.
4. Tự làm đồ dùng dạy học
môn TN-XH, Khoa học.
III. Hình thức BDTX:
1. BDTX bằng tự học, kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại
tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
2. BDTX tập trung: Trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

3. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
IV. Đề nghị tổ chức bồi dưỡng tập trung các nội dung bồi dưỡng sau:
– Chỉ thị nhiệm vụ năm học của các cấp; các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản
lý giáo dục…, Thông tư 30, Nghị quyết số 29 của BCH TW.
– Hướng dẫn tích hợp giáo dục giáo dục phòng tránh tai nạ thương tích, bom mình
qua tổ chức dạy học tài liệu địa phương các môn: Lịch sử- Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc,
HĐNGLL, Đạo đức.
– Hướng dẫn khai thác các Mô đun: 7, 8, 13, 19
V. Kế hoạch BDTX cụ thể hàng tháng:
C. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG.

Thời
gian

Nội dung BDTX
– Nghị quyết Đại hội lần thứ
XI của Đảng về giáo dục và
đào tạo; Tình hình và xu
hướng phát triển kinh tế – xã
hội, giáo dục và đào tạo cả
nước và của tỉnh Quảng
Bình trong giai đoạn 20122015 và những năm tiếp
theo (Nội dung 1)

Số
tiết
6

– Triển khai thực hiện Nghị 06

quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 (khóa XI) về “Đổi
8/
mới căn bản và toàn diện 04
2013 giáo dục và đào tạo,

9/
2013

10/
2014

– Triển khai (Chỉ thị nhiệm
vụ năm học 2014 – 2015
của Bộ giáo dục và đào tạo,
của Sở giáo dục và đào tạo
QB, của PGD, của cấp tiểu
học.
(Nội dung 1)

Hình thức
BDTX
– Tự học

– Tự học

– Tập trung

04

– Tự học

02

– Tập trung

Triển khai thông tư 30/2014/ 04
TT – BGD ĐT
04

– Tự học
– Tập trung:
2 tiết Lý thuyết
2 tiết thực hành
soạn giảng.

Kết quả cần đạt được
– Nắm được những chủ
trương, đường lối, chính
sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Tình
hình phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước, của
Tỉnh…

Nắm được Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày
04/11/2013 Hội nghị
Trung ương 8 (khóa XI)

về “Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”. Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh; thực hiện tốt
nội dung các cuộc vận
động và các phong trào thi
đua của ngành trong giai
đoạn mới.
– Nắm được nhiệm vụ
năm học 2014 – 2015 của
các cấp.
– Nắm được nhiệm vụ của
bậc học.

– Nắm vững tinh thần chỉ
đạo đổi mới nội dung,
cách thức đánh giá học
sinh Tiểu học theo
TT30/2014/TT-BGDĐT.
– Thực hiện đánh giá HS
theo TT30. Từ ngày

– Tổ chức dạy học tích hợp
nội dung giáo dục phòng
tránh tai nạn bom mìn vào
11/
các môn học: Đạo đức, TN2014
XH lớp 1,2,3 và khoa học
lớp 4,5 cho học sinh tiểu
học. (Nội dung 2)

08

– Tự học

08

– Tổ chức lồng ghép nội
dung giáo dục phòng tránh
tai nạn bom mìn vào hoạt
12/
động ngoài giờ lên lớp cho
2014
học sinh tiểu học.
(Nội dung 2)

06

Xây dựng môi trường học
tập thân thiện
1. Xây dựng môi trường
thân thiện trong nhà trường

về vật chất (Phòng học,
cảnh quan trường lớp, tạo
1/ khu vui chơi … )
2015 2. Xây dựng môi trường
thân thiện trong nhà trường
về tinh thần (quan hệ giáo
viên – giáo viên, giáo viên học sinh, học sinh – học
sinh, nhà trường – phụ
huynh …)
(Nội dung 3 Môđun 7)
Thư viện trường học thân
thiện
1.Giới thiệu về thư viện
trường học thân thiện.
02/
2015 2. Các hình thức tổ chức thư
viện trường học thân thiện.
3. Xây dựng thư viện thân
thiện trong trường tiểu học.
(Nội dung 3 Môđun 8)

13

– Tập trung:
4 tiết Lý thuyết
4 tiết thực hành
(soạn giảng:
ĐĐ3;TN1;TN2 ;
Khoa 5)
– Tự học

– Tập trung:
4 tiết lý thuyết;
4 tiết thực hành
(soạn giảng
HĐNGLL lớp
1,2,3,4)
-Tự học

08

02

– Tập trung: Lý
thuyết 1 tiết,
thực hành 1 tiết

12

– Tự học

03

– Tập trung:
Lý thuyết 1 tiết,
thực hành 2 tiết

15/10/2014.
– Định hướng cho giáo
viên lựa chọn nội dung
tích hợp và phương pháp

dạy – học GDPTTNBM
cho từng bài dạy cụ thể.
Giúp học sinh biết cách
phòng tránh tai nạn bom
mìn.
Giáo viên biết cách lồng
ghép giáo dục PTTNBM
vào hoạt động ngoài giờ
lên lớp cho học sinh tiểu
học, giúp học sinh biết
cách phòng tránh tai nạn
bom mìn.
Giáo viên hiểu được xây
dựng môi trường trường
học thân thiện về mặt vật
chất, hiểu được ý nghĩa và
cách tạo môi trường
trường học thân thiện về
mặt vật chất.
Giáo viên hiểu được xây
dựng môi trường trường
học thân thiện về mặt tinh
thần, hiểu ý nghĩa và cách
xây dựng môi trường
trường học thân thiện về
mặt tinh thần.
Hiểu được như thế nào là
thư viện trường học thân
thiện.
Nắm được các hình thức

tổ chức thư viện THTT.
Biết cách xây dựng thư
viện trong trường tiểu
học. Chủ động linh hoạt
trong việc xây dựng thư
viện thân thiện phù hợp
với hoàn cảnh địa

Kỹ năng lập kế hoạch bài
học theo hướng bài học dạy
học tích cực
1.Phân loại bài học ở tiểu
học, yêu cầu chung của mỗi
loại bài học (bài hình thành
kiến thức mới, bài thực
03/
2015 hành, bài ôn tập, kiểm tra).
2. Cách triển khai mỗi loại
bài học theo hướng dạy học
phát huy tính tích cực của
người học.
(Nội dung 3 Môđun 13)
3. Các bước thiết kế kế
hoạch bài học theo hướng
4/ dạy học phát huy tính tích
2015 cực của người học.
(Nội dung 3 Môđun 13)

06

-Tự học

03

– Tập trung: 3
tiết thực hành.
(Soạn giảng 3
tiết lớp 1,2,3)

04

-Tự học

02

– Tập trung: 2
tiết thực hành.
(Soạn giảng 2

Tự làm đồ dùng dạy học ở
13
trường tiểu học.
02
1.Tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tự làm đồ dùng dạy học
môn Tiếng Việt.
3. Tự làm đồ dùng môn
5/
2015 Toán

4. Tự làm đồ dùng dạy học
môn Tự nhiên – xã hội, môn
khoa học.
(Nội dung 3 Môđun 19)
6,7/ – Hệ thống hóa các kiến
2015 thức BDTX
Cộng

BAN GIÁM HIỆU

tiết lớp 4,5)
-Tự học
– Tập trung: 1
tiết lý thuyết
-Tự học
– Tập trung: 1
tiết lý thuyết

phương.
Phân biệt được các loại
bài học ở tiểu học và yêu
cầu của mỗi loại bài học.
Biết cách triển khai mỗi
loại bài học trên lớp theo
hướng dạy học phát huy
tính tích cực của người
học.
Nắm được các bước và
xây dựng được thiết kế kế
hoạch bài học theo hướng

dạy học phát huy tính tích
cực của người học.
Nắm được các bước và
xây dựng được thiết kế kế
hoạch bài học theo hướng
dạy học phát huy tính tích
cực của người học.
Giáo viên hiểu được yêu
cầu làm đồ dùng dạy học
nào và biết cách làm đồ
dùng dạy học đó phù hợp,
hiệu quả.
Giáo viên hiểu được yêu
cầu làm đồ dùng dạy học
nào và biết cách làm đồ
dùng dạy học đó phù hợp,
hiệu quả đối với môn
Toán, THXH, khoa học.

– Tự học trong

12
0
Sen Thuỷ, ngày 30 tháng 9 năm 2014
TỔ CHUYÊN MÔN
GIÁO VIÊN

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THÁNG 8
Phần thứ nhất: Tự học.

– Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về giáo dục và đào tạo; Tình hình và xu hướng
phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục và đào tạo cả nước
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát
triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ
vững ổn định chính trị – xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nhiệm vụ chủ yếu:
– Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và
chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền
vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;
phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và
thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo
bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ
lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trường,
chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
– Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị – xã hội, độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện,
hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
– Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa
phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc
đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
– Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và tư tưởng; thường xuyên học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 – 2015: 7,0 – 7,5%/năm. Giá trị gia
tăng công nghiệp – xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 – 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp
bình quân 5 năm 2,6 – 3%/năm. Cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 – 18%, công nghiệp và xây
dựng 41 – 42%, dịch vụ 41 – 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công
nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu
tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất
nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vào
ngân sách nhà nước đạt 23 – 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào
năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ trọng lao động nông – lâm – thuỷ
sản năm 2015 chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng
1,8 – 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Năm 2015,
GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi.
Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt
42 – 43%.
Trong nhiệm kỳ khoá XI, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc
thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị,
cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệm

vụ trọng tâm sau:
– Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng;
– Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và
hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân;
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;
– Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu
tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân;
– Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan
hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay;
– Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ
nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội);
– Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để
thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 .
Đại hội đã thông qua Nghị quyết xác định mục tiêu chính là: Nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy
động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010-2015 là: Tăng trưởng kinh tế
(GDP) bình quân hàng năm 12 – 13%; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình
quân hàng năm 4,5 – 5%; công nghiệp tăng bình quân 21 – 22%; dịch vụ tăng bình quân 12
– 12,5%. Đến năm 2015: Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng; sản lượng
lương thực đạt 27,5 – 28 vạn tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 – 30 triệu đồng.

Tỉnh phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới; 80 – 85% xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế; 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ dân số nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh 75 – 80%; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 95%. Hàng

năm có từ 70 – 75% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh; 100% thôn, bản có tổ
chức đảng…
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số: 29-NQ/TW
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013
NGHỊ QUYẾT
“VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” ĐÃ
ĐƯỢC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XI) THÔNG QUA. TẠP CHÍ XÂY DỰNG
ĐẢNG GIỚI THIỆU TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT.
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI
VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
A – Tình hình và nguyên nhân
1- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước
về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp
phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm
non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng
bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và
giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.
Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội
hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng
kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và
đào tạo có bước chuyển biến nhất định.
Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000;
phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non

cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận
giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính
sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.
Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân
tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
2- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa

các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị
trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm
việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực
chất.
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới
và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục
và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
3- Những hạn chế, yếu kém nói trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:
– Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục
và đào tạo, nhất là quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” còn chậm và lúng túng.
Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dụcđào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
– Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh,
chạy theo bằng cấp… chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn
nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

– Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục,
đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi
trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa
chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và
đào tạo còn thấp so với yêu cầu.
B- Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
I- Quan điểm chỉ đạo
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của
toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp
thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính
sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố
mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những
nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù
hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm,
trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ
Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát
triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả,
đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình
độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào
tạo.
6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ
giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển
giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa
giáo dục và đào tạo.
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo
dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
II- Mục tiêu
1- Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu
và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện
nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế
hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
2- Mục tiêu cụ thể
– Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ,
hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn
thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ
cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ
thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù
hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

– Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn
thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm
cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp
ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề
nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học
phổ thông và tương đương.
– Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách
nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và
trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng
nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

– Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,
phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn
thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp
với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo
ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát
triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế.
– Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông
thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ,
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người
lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở
giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng

tự học và giáo dục từ xa.
– Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước
ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân
tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn
hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân
dân các nước.
C- Tổ chức thực hiện
1- Các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức việc học
tập, quán triệt tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động thực hiện Nghị quyết này.
Lãnh đạo kiện toàn bộ máy tham mưu và bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo; thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện, đặc biệt là kiểm tra công tác chính trị, tư tưởng và việc xây
dựng nền nếp, kỷ cương trong các trường học, phát hiện và giải quyết dứt điểm các biểu
hiện tiêu cực trong giáo dục và đào tạo.
2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới hệ thống
pháp luật về giáo dục và đào tạo, các luật, nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện.
3- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản
dưới luật; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh kế hoạch, giải pháp cụ thể
phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.
Thành lập Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ
tịch Ủy ban.
4- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng
đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết,
tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết./.
TỔNG BÍ THƯ
Nguyễn Phú Trọng

Phần 2: Học tập trung

I. Thời gian: Ngày 20/8/2014
II. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung (4 tiết)
III. Đối tượng tham gia: GV toàn trường.
IV. Nội dung bồi dưỡng: – Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo”.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2013 HỘI
NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI
CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ)
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây viết tắt là Nghị quyết 29), Chính phủ
ban hành Chương trình hành động (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung
sau:
I. MỤC ĐÍCH
Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ,
ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: (Có 2 giải pháp)
a) Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo
chí chủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dung

của Nghị quyết 29, tập trung vào các nội dung:
– Quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp, các kết quả, kinh nghiệm phát triển giáo
dục và đào tạo của cả nước, của các địa phương;
– Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình trong việc tích
cực thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển giáo dục, đào tạo

và dạy nghề trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời;
– Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy
nghề.
b) Các cơ quan báo chí đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp để có sự thống
nhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin và truyền thông. Mở kênh phát thanh,
truyền hình giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường tuyên truyền về đổi mới nội
dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
2. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các
cấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập
suốt đời và hội nhập quốc tế. (Có 5 Giải pháp)
3. Đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo
Triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực;
phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học. (Có 6 Giải pháp)
4. Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng
đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học,
cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển. (Có 6 Giải pháp)
5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục (sau
đây viết tắt là cán bộ quản lý giáo dục)

Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. (Có 7 Giải pháp)
6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đặc biệt đối với giáo dục mầm
non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để
tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo và
dạy nghề. (Có 5 Giải pháp)
7. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy
nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và trách

nhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và
tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề. (Có 9 Giải pháp)
8. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo
và dạy nghề
Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, từng bước hiện đại hóa cơ sở
vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo. (Có 5 Giải pháp)
9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo và
dạy nghề
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm
tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình
giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trình
độ phù hợp với khu vực và quốc tế. (Có 6 Giải pháp)
Nghiên cứu sách Hướng dẫn tự học lớp 4 chương trình VNEN – Lập chương trình dạy
học.

BỒI DƯỠNG THƯƠNG XUYÊN THÁNG 9

Phần 1: Tự học
Nội dung: – Tìm hiểu (Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Bộ giáo dục và đào
tạo, của Sở giáo dục và đào tạo QB, của PGD, của cấp tiểu học.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 4119 /BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDTH năm học 2014-2015

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2014

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông năm học 2014-2015; căn cứ
Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở
giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với cấp Tiểu học như sau :
A – NHIỆM VỤ CHUNG

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát
huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của
ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định
hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm
sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển
khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện;

đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ
hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số, mở rộng áp dụng dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ
giáo dục ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theo
chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
B – NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong
trào thi đua
1. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động
chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tập trung các nhiệm vụ :
– Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm
chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán
bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu
hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
– Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn
chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày
16/5/2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
– Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu chi trong các trường tiểu học, thực hiện
nghiêm túc theo Công văn số 5584/BGDĐT ngày 23/8/2011 về việc tiếp tục chấn chỉnh
tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ tự
nguyện bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo
Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục.

– Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học, bàn giao
chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp; không tổ chức thi học sinh giỏi ở tất
cả các cấp quản lí.
2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động :

– Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động
giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình
và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và
nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo
dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư
số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường
học.
– Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ nhà vệ
sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên.
– Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào
nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể
thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp
với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động
tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
– Tổ chức lễ khai giảng năm học mới (với cả phần lễ và phần hội) gọn nhẹ, vui tươi,
tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.
– Tổ chức “Tuần làm quen” đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp học sinh thích
nghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học.
– Tổ chức lễ ra trường trang trọng, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh hoàn thành
chương trình tiểu học trước khi ra trường (tuỳ điều kiện cụ thể, có thể tổ chức trao giấy
chứng nhận của Hiệu trưởng cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và các sinh

hoạt tập thể, giao lưu, văn nghệ,…).
II. Thực hiện chương trình giáo dục
1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo mục
tiêu của giáo dục tiểu học, các sở/phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường chủ động
xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh :
1.1. Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú
trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;
1.2. Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một
cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và
điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và đinh hướng phát
triển năng lực học sinh;
1.3. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng
phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận
xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập.
1.4. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ
môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống
tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; …) vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh
và giảng dạy đối với giáo viên.
1.5. Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn
trong trường và giữa các trường tiểu học; đưa SHCM trở thành hoạt động thường xuyên,
có chất lượng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nâng
cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp
thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động
đánh giá học sinh,… cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả
năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng
đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.

1.7. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục
tại 42 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 2055/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 6 năm 2014 về
việc ban hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục năm
học 2014 – 2015.
2. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày
Thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần.
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các
nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa
phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên
và thiết bị dạy học của nhà trường).
3. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày
3.1. Thời lượng tối đa 7 tiết/ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học
2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu :
– Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học
tập trên lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt buộc, các
môn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,…
– Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường tiếng
Việt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp
bằng tiếng Việt.
– Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng hoạt động
bán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò
chơi dân gian,… cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học.
– Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để
thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Với những lớp học có sĩ số đông, tham mưu với chính quyền để có thêm giáo viên hỗ trợ,
trợ giảng.
Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học tham gia Chương trình đảm bảo
chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai dạy học cả

ngày năm học 2014 – 2015 theo công văn hướng dẫn dạy học cả ngày của SEQAP. Tích

cực duy trì, củng cố và phát triển các kết quả đã đạt được nhằm đảm bảo tính bền vững của
Chương trình.
3.2 Quản lý và thực hiện Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE – VNEN)
Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447
trường tiểu học được thụ hưởng dự án, các trường đã nhân rộng mô hình. Tiếp tục triển
khai nhân rộng mô hình trên tinh thần tự nguyện ở những trường có điều kiện. Để triển
khai hiệu quả mô hình trường học mới, các sở chỉ đạo thực hiện tốt các công việc sau:
– Chỉ đạo hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, tập trung vào giải pháp dạy
học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục để đảm bảo học sinh lên lớp 2 đạt
chuẩn năng lực tiếng Việt.
– Chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung về mô hình trường học mới cho
cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng. Các trường tiểu học có biện pháp gắn kết chặt chẽ
với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng
cùng tham gia với nhà trường chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phong
phú.
– Tiếp tục tập huấn, trao đổi để triển khai đồng bộ và hiệu quả phương pháp dạy,
phương pháp học, đánh giá học sinh, tổ chức lớp học nhằm hình thành và phát triển năng
lực và phẩm chất cho học sinh.
– Sở và phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo cụ thể việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn
tại các trường, điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên (theo hướng dẫn tại Công văn số 86/GPE-VNEN
ngày 18/3/2014 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình
VNEN). Lập kế hoạch, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham quan, trao đổi giữa các
trường triển khai mô hình trường học mới ở địa phương và tham quan, trao đổi với các địa
phương khác (nếu có điều kiện).
– Các trường thực hiện nghiêm túc quỹ 1 và quỹ 2 theo quy định tại Sổ tay thực hiện
Dự án và các văn bản hướng dẫn chi tiêu của Bộ tài chính; giải ngân đúng tiến độ theo kế

hoạch công việc.
– Khuyến khích các trường tiểu học quay phim các tiết học điển hình để đưa lên
trang Web của dự án.
– Tổ chức đánh giá hai năm triển khai mô hình trường học mới tại Việt Nam để rút
kinh nghiệm và từng bước thực hiện nhân rộng mô hình ra các trường tiểu học ngoài dự
án.
3.3. Tiếp tục thực hiện Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường
phổ thông giai đoạn 2011-2015″ theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày
27/5/2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các
phương pháp dạy học tích cực khác. Các sở cần xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Triển
khai phương pháp Bàn tay nặn bột” tại địa phương. Tiếp tục củng cố, nâng cao số lượng
tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong các trường tiểu học đã
triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột. Tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề, dự giờ (cấp
trường, huyện, tỉnh) về phương pháp Bàn tay nặn bột để rút bài học kinh nghiệm trong
công tác chỉ đạo, triển khai nhân rộng.

3.4. Tiếp tục triển khai thí điểm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại các
trường tham gia Dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học” thuộc 6 tỉnh, thành phố
(Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Dương, Ninh Bình), tổ chức tập huấn triển
khai mở rộng tại các trường theo tinh thần tự nguyện.
3.5.Triển khai dạy học ngoại ngữ :
a) Triển khai chương trình Tiếng Anh thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày
30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai dạy học Tiếng Anh theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày
12/8/2010 về việc ban hành Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học và các văn bản
hướng dẫn riêng, lưu ý :
– Các giáo viên đạt chuẩn về năng lực tiếng Anh, đã được bồi dưỡng về dạy học

tiếng Anh tiểu học phải được bố trí dạy Chương trình thí điểm với thời lượng như sau : ở
các trường dạy học 2 buổi/ngày bố trí dạy 4 tiết/tuần; ở các trường khác thì do nhà trường
linh hoạt sắp xếp thời gian phù hợp, không bắt buộc dạy hết chương trình. Lưu ý dạy đủ 4
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và
nói.
– Các giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về
phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu trước khi
phân công dạy học.
– Tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học, đánh giá thường
xuyên, đánh giá định kì cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học.
Ở những nơi có nhu cầu và điều kiện, có thể tổ chức dạy học các tiếng nước ngoài
khác theo chương trình và tài liệu đã được Bộ thẩm định và cho phép thực hiện.
Riêng môn Tiếng Pháp, dạy học theo hướng dẫn của Ban điều hành Đề án tăng
cường tiếng Pháp (VALOFRASE) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc dạy ngoại ngữ 2 được triển khai ở những nơi đủ điều kiện và do phụ huynh, học
sinh tự nguyện tham gia, sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo theo tinh thần của Thông tư số
04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
b)Về tài liệu dạy học: Các sở giáo dục và đào tạo thực hiện công văn số
4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa, tài
liệu dạy học Tiếng Anh tiểu học; chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát
việc các trường tiểu học thực hiện các chương trình liên kết, chương trình có yếu tố nước
ngoàivà chịu trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh.
3.6. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục
phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có
nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được
tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo.
III. Sách, thiết bị dạy học
1. Sách

– Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh :
Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

1. Tiếng Việt 1 (t 1. Tiếng Việt 2 (t1) 1. Tiếng Việt 3 (t
1)
2. Tiếng Việt 2(t2) 1)
2. Tiếng Việt 1 (T 3. Vở Tập viết 2 (t 2. Tiếng Việt 3 (t
2)
2)
1)

Lớp 4

Lớp 5

1. Tiếng Việt 4 (t 1. Tiếng Việt 5
1)
(t1)
2. Tiếng Việt 4 (t 2. Tiếng Việt 5
2)
(t2)

3. Vở Tập viết
1(T1)

3. Toán 4
4. Vở Tập viết 2 (t 3. Vở Tập viết
3(T1)
2)
4. Đạo đức 4
4. Vở Tập viết 1 5. Toán 2
4. Vở Tập viết 3 5. Khoa học 4
(t2)
(t 2)
6. Tự nhiên và Xã
6. Lịch sử và Địa
5. Toán 1
5.
Toán
3
hội 2
lí 4
6. Tự nhiên và Xã
6. Tự nhiên và Xã 7. Âm nhạc 4
hội 1
hội 3
8. Mĩ thuật 4
9. Kĩ thuật 4

3. Toán 5
4. Đạo đức 5
5. Khoa học 5
6. Lịch sử và Địa
lí 5

7. Âm nhạc 5
8. Mĩ thuật 5
9. Kĩ thuật 5

– Các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm ngay từ khi bước vào
năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.
– Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải
mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện
nhà trường. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
– Các Sở huy động các nguồn kinh phí để thực hiện việc cấp sách giáo khoa, không
thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương
binh.
– Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”,
…phù hợp điều kiện thực tế.
2. Thiết bị dạy học
– Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có
kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban
hành (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009), đồng thời quản lí tốt việc sử
dụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Thực hiện Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH
ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào
tạo.
– Các sở chỉ đạo từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các tiêu
chuẩn theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày
16/6/2011 về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông.
– Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có
yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội.

– Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ

chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả
đàn piano kĩ thuật số trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.
– Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công
tácTBDH, tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động
làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu
giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành.
– Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và
phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
IV. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn
1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số
– Căn cứ vào thực tiễn địa phương, các sở, phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ
đạo các trường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số: thực hiện Công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 về việc Nâng
cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Công văn số 145/TBBGDĐT ngày 02/7/2010 về việc Thông báo Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
tại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học.
– Tổ chức tốt việc tập huấn, hướng dẫn, hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai
các phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
– Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học
tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt
động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả các
phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện,
thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng
em”,…
Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần, hoặc dạy học 2buổi/ngày
cho học sinh lớp 1, các trường có thể điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các các
môn học khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh.
– Việc tổ chức dạy học lớp ghép thực hiện theo Công văn số 9548/BGDĐT-GDTH
ngày 13/10/2008 về việc Hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép.
– Để triển khai hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục, các sở tập

trung chỉ đạo thực hiện tốt các công việc sau:
+ Tổ chức tập huấn cấp tỉnh cho cán bộ quản lý phòng giáo dục và đào tạo, trường
tiểu học và toàn thể giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục. Chỉ đạo
các phòng giáo dục và đào tạo tập huấn cấp huyện, tổ chức Hội thảo chuyên đề, sinh hoạt
chuyên môn cụm trường để nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm và dạy mẫu khi
chuyển sang mẫu bài mới; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ các trường trong quá trình thực
hiện.
+ Chỉ đạo dạy học tăng thời lượng (nếu cần); phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tích
cực để tổ chức dạy học; điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với địa phương; tăng cường sử dụng
đồ dùng để dạy học, giải nghĩa từ và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.

+ Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu thiết kế bài dạy trước khi lên lớp, không soạn bài,
không ghi nhật ký dạy học.
2. Đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ
Thực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 19/12/2009 ban hành quy định
giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các lớp học linh hoạt cho
trẻ lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khoá biểu được điều chỉnh phù hợp
với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương; chương trình tập trung vào các môn
Tiếng Việt, Toán nhằm rèn kĩ năng đọc, viết và tính toán cho học sinh. Căn cứ vào số
lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép không quá hai trình
độ. Đánh giá và xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được
so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 39/2009/TTBGDĐT.
3. Đối với trẻ em khuyết tật
– Các địa phương cần tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật theo
Luật người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sách
về người khuyết tật: Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập
cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hòa
nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐTBLĐTBXH Quy định về điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ

chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Thông tư liên tịch số
42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo dục đối với người
khuyết tật. Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo
dục. Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổ
chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật.
– Các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật (trường, lớp, trung
tâm) xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở Chương trình giáo
dục chuyên biệt dành cho học sinh khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học
ban hành theo Quyết định số 5715/QĐ-BGDĐT ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo; chủ động hướng dẫn các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho người
khuyết tật chuyển đổi thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, ở những nơi
chưa có trung tâm cần tích cực tham mưu với UBND tỉnh để thành lập trung tâm hỗ trợ
phát triển Giáo dục hòa nhập theo thông tư số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH.
– Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Lễ Tuyên dương cán bộ quản lí và giáo viên
giỏi trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật toàn quốc lần thứ 3; Hội nghị sơ kết 2 năm thực
hiện Đề án Hỗ trợ người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ –TTg của Thủ tướng
Chính phủ và xúc tiến thành lập, hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
nhập.
V. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường
chuẩn quốc gia
1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
– Triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ.

– Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận lại các đơn vị đã đạt chuẩn
PCGDTH đúng độ tuổi để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế; tích cực, chủ động
tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi
nguồn lực với giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục, củng cố, duy trì đạt
chuẩn vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn Mức độ 2.

2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia
– Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban hành Quy định về
Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo chủ
động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, kiểm tra, công nhận trường
tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
– Đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia được 5 năm, tiến hành kiểm tra, rà soát,
công nhận lại và lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 và Mức độ 2.
VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu
cầu về chất lượng. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ
đạo và quản lí việc dạy học nói riêng. Tiếp tục quan tâm đánh giá và bồi dưỡng nâng cao
năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng
dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy
học. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011) và
Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số
26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012).
Tích cực đổi mới công tác quản lí: thực hiện hiệu quả chủ trương phân cấp quản lí
và giao quyền tự chủ cho cơ sở, xã hội hoá giáo dục, “ba công khai”, kiểm định chất lượng
trường tiểu học; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất; tiếp tục đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lý, sử dụng phần mềm
EQMS trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục tiểu học ba kì đảm bảo
chính xác, kịp thời (đầu năm: 30/9, giữa năm: 15/01 và cuối năm: 15/6) theo Công văn số
9283/BGDĐT-GDTH ngày 27/12/2013 về việc triển khai phần mềm quản lý chất lượng
giáo dục tiểu học; sử dụng phần mềm phổ cập theo Công văn số 7475/BGDĐT-KHTC
ngày 14/10/2013 về việc Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGDXMC; sử dụng phần mềm quản lý trường học theo Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT ngày
13/2/2012 về việc triển khai sử dụng thống nhất hệ thống phần mềm quản lý trường học
(VEMIS) trong các trường phổ thông.

Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày
20/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các
cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (đối với các tỉnh thuộc nhóm 1, 2 triển khai
Mô hình trường học mới, có thể tổ chức thi giáo viên dạy giỏi dạy theo Mô hình trường
học mới); tổ chức Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh giỏi theo Thông tư số 52/2012/TT-BGDĐT ngày 19/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh; tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi theo Thông tư số 43/2012/TT-

BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên
chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
VII. Một số hoạt động khác
1. Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh về các lĩnh vực
giáo dục: giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, liên hoan tiếng hát dân ca,
Robotics, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Olympic môn học, Olympic cấp học, các
hoạt động giao lưu Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh ở các địa phương, …trên cơ sở tự
nguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội
dung học tập của học sinh tiểu học.
Không lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua
các đơn vị có học sinh tham gia.
2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhi
đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường.
3. Triển khai mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao trong các trường tiểu học theo
đề án được UBND cấp tỉnh phê duyệt.
4. Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục để
các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện và cùng phối hợp chăm lo, giáo dục học sinh.
Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nếu có những vấn đề khó khăn
cần giải quyết, các sở giáo dục và đào tạo phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo
dục Tiểu học) để chỉ đạo và xử lí kịp thời.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn Vinh Hiển
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1620/SGDĐT-GDTH
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
Quảng Bình, ngày 29 tháng 08 năm 2014
học 2014-2015 đối với Giáo dục Tiểu học
Kính gửi: Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã và thành phố.
Căn cứ Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015.
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2014-2015.
Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2014 -2015 của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 4119/BGDĐT-GDTH ngày 6/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 đối với cấp Tiểu học,

Giáo dục và Đào tạo Lệ Thuỷ; Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu họcb) Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triểnThời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.TTTên nội dung bồidưỡngMục tiêuThờigian tựhọcThời gian họctập trungLýThựcthuyết hànhTổ chức dạy họcĐịnh hướng cho giáo viên lựatích hợp nội dungchọn nội dung tích hợp vàgiáo dục phòng cphương pháp dạy họchống bom mìn vào GDPTTNBM cho từng bài dạycác môn học:Đạocụ thể. Giúp học sinh biết cáchđức, TN-XH lớpphòng tránh tai nạn bom mìn1,2,3 khoa học lớp4,5 cho học sinhtiểu học.Tổ chức lồng ghép Giáo viên biết được cách lồngnội dung giáo dụcghép nội dung giáo dụcphòng tránh tai nạn PTTNBM vào hoạt động ngoàibom mìn vào hoạtgiờ lên lớp, giúp học sinh biếtđộng ngoài giờ lêncách phòng tránh tai nạn bomlớp cho học sinhmìn.tiểu học.2. Khối kiến thức tự chọn (nội dung bồi dưỡng 3):Nội dung bồi dưỡng 3: Khối kiến thức tự chọn (60 tiết /năm/1GV)Mô Tên nội dung bồi dưỡngMục tiêuThờiđugiantự họcXây dựng môi trường họctập thân thiện.1. Xây dựng môi ntrườngthân thiện trong nhà trườngvề vật chất (phòng học,cảnh quan trường lớp, tạokhu vui chơi..)2. Xây dựng môi trườngthân thiện trong nhà trườngvề tin thần (Quan hệ giáoviên-giáo viên, giáo viênhọc sinh, học sinh-học sinh,nhà trường-phụ huynh…)Thư viện trường học thânthiện1. giới thiệu về thư việntrường học thân thiện.2. Hình thức tổ chức thưviện trường học thân thiện.3. Xây dựng thư viện thânthiện trong trường tiểu họcGiáo viên hiểu được xâydựng môi trường trườnghọc thân thiện về mặt13vật chất; hiểu được ýnghĩa và biết cách tạomôi trường trường họcthân thiện về mặt vậtchất.Giáo viên hiểu được xâydựng môi trường trườnghọc thân thiện về mặt tinthân; hiểu ý nghĩa vàbiết cách xây dựng môitrường trường học thânthiệ về mặt tin thần.Hiểu được thế nào là thưviện trường học thânthiện.12Nắm được hình thức tổchức thư viện trườnghọcBiết cách xây dựng thưviện thân thiện trongtrường tiểu học. ChủThời gian họctập trungLýThựcthuyết hànhđộng, linh hoạt trongxây dựng thư viện thânthiện phù hợp với hoàncảnh địa phương.13Kĩ năng lập kế hoạch bàihọc theo hướng dạy họctích cực.1. Phân loại bài học ở tiểu Phân biệt được các loạihọc; yêu cầu chung của bài học ở tiểu học và yêu 10mỗi loại bài học (Bài hình cầu của mỗi loại bài học.thành kiến thức mới, bài Biết cách triển khai mỗithực hành, bài ôn tập, kiểm loại bài học trên lớp theotra).hướng dạy học phát huy2. Cách triển khai mỗi loại tính tích cực của ngườibài học theo hướng dạy học học.phát huy tính tích cực của Nắm được các bước vàngười học.xây dựng được thiết kế3. các bước thiết kế kê hoạch bài học theohoạch bài học theo hướng hướng dạy học phát huydạy học phát huy tính tích tính tích cực của ngườicực của người học.học.19 Tự làm đồ dùng dạy học ở Giáo viên hiểu được yêutrường tiểu họccầu cần làm đồ dùng1. Tự làm đồ dùng dạy học dạy học nào và biết cáchở trường tiểu họclàm đồ dùng dạy học đó2. Tự làm đồ dùng dạy học phù hợp, hiệu quả13môn Tiếng Việt.3. Tự làm đồ dùng dạy họcmôn Toán.4. Tự làm đồ dùng dạy họcmôn TN-XH, Khoa học.III. Hình thức BDTX:1. BDTX bằng tự học, kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tạitổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.2. BDTX tập trung: Trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.3. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).IV. Đề nghị tổ chức bồi dưỡng tập trung các nội dung bồi dưỡng sau:- Chỉ thị nhiệm vụ năm học của các cấp; các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quảnlý giáo dục…, Thông tư 30, Nghị quyết số 29 của BCH TW.- Hướng dẫn tích hợp giáo dục giáo dục phòng tránh tai nạ thương tích, bom mìnhqua tổ chức dạy học tài liệu địa phương các môn: Lịch sử- Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc,HĐNGLL, Đạo đức.- Hướng dẫn khai thác các Mô đun: 7, 8, 13, 19V. Kế hoạch BDTX cụ thể hàng tháng:C. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG.ThờigianNội dung BDTX- Nghị quyết Đại hội lần thứXI của Đảng về giáo dục vàđào tạo; Tình hình và xuhướng phát triển kinh tế – xãhội, giáo dục và đào tạo cảnước và của tỉnh QuảngBình trong giai đoạn 20122015 và những năm tiếptheo (Nội dung 1)Sốtiết- Triển khai thực hiện Nghị 06quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 Hội nghị Trungương 8 (khóa XI) về “Đổi8/mới căn bản và toàn diện 042013 giáo dục và đào tạo,9/201310/2014- Triển khai (Chỉ thị nhiệmvụ năm học 2014 – 2015của Bộ giáo dục và đào tạo,của Sở giáo dục và đào tạoQB, của PGD, của cấp tiểuhọc.(Nội dung 1)Hình thứcBDTX- Tự học- Tự học- Tập trung04- Tự học02- Tập trungTriển khai thông tư 30/2014/ 04TT – BGD ĐT04- Tự học- Tập trung:2 tiết Lý thuyết2 tiết thực hànhsoạn giảng.Kết quả cần đạt được- Nắm được những chủtrương, đường lối, chínhsách của Đảng và phápluật của Nhà nước. Tìnhhình phát triển kinh tế, xãhội của đất nước, củaTỉnh…Nắm được Nghị quyết số29-NQ/TW ngày04/11/2013 Hội nghịTrung ương 8 (khóa XI)về “Đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhậpquốc tế”. Tiếp tục đẩymạnh việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh; thực hiện tốtnội dung các cuộc vậnđộng và các phong trào thiđua của ngành trong giaiđoạn mới.- Nắm được nhiệm vụnăm học 2014 – 2015 củacác cấp.- Nắm được nhiệm vụ củabậc học.- Nắm vững tinh thần chỉđạo đổi mới nội dung,cách thức đánh giá họcsinh Tiểu học theoTT30/2014/TT-BGDĐT.- Thực hiện đánh giá HStheo TT30. Từ ngày- Tổ chức dạy học tích hợpnội dung giáo dục phòngtránh tai nạn bom mìn vào11/các môn học: Đạo đức, TN2014XH lớp 1,2,3 và khoa họclớp 4,5 cho học sinh tiểuhọc. (Nội dung 2)08- Tự học08- Tổ chức lồng ghép nộidung giáo dục phòng tránhtai nạn bom mìn vào hoạt12/động ngoài giờ lên lớp cho2014học sinh tiểu học.(Nội dung 2)06Xây dựng môi trường họctập thân thiện1. Xây dựng môi trườngthân thiện trong nhà trườngvề vật chất (Phòng học,cảnh quan trường lớp, tạo1/ khu vui chơi … )2015 2. Xây dựng môi trườngthân thiện trong nhà trườngvề tinh thần (quan hệ giáoviên – giáo viên, giáo viên học sinh, học sinh – họcsinh, nhà trường – phụhuynh …)(Nội dung 3 Môđun 7)Thư viện trường học thânthiện1.Giới thiệu về thư việntrường học thân thiện.02/2015 2. Các hình thức tổ chức thưviện trường học thân thiện.3. Xây dựng thư viện thânthiện trong trường tiểu học.(Nội dung 3 Môđun 8)13- Tập trung:4 tiết Lý thuyết4 tiết thực hành(soạn giảng:ĐĐ3;TN1;TN2 ;Khoa 5)- Tự học- Tập trung:4 tiết lý thuyết;4 tiết thực hành(soạn giảngHĐNGLL lớp1,2,3,4)-Tự học0802- Tập trung: Lýthuyết 1 tiết,thực hành 1 tiết12- Tự học03- Tập trung:Lý thuyết 1 tiết,thực hành 2 tiết15/10/2014.- Định hướng cho giáoviên lựa chọn nội dungtích hợp và phương phápdạy – học GDPTTNBMcho từng bài dạy cụ thể.Giúp học sinh biết cáchphòng tránh tai nạn bommìn.Giáo viên biết cách lồngghép giáo dục PTTNBMvào hoạt động ngoài giờlên lớp cho học sinh tiểuhọc, giúp học sinh biếtcách phòng tránh tai nạnbom mìn.Giáo viên hiểu được xâydựng môi trường trườnghọc thân thiện về mặt vậtchất, hiểu được ý nghĩa vàcách tạo môi trườngtrường học thân thiện vềmặt vật chất.Giáo viên hiểu được xâydựng môi trường trườnghọc thân thiện về mặt tinhthần, hiểu ý nghĩa và cáchxây dựng môi trườngtrường học thân thiện vềmặt tinh thần.Hiểu được như thế nào làthư viện trường học thânthiện.Nắm được các hình thứctổ chức thư viện THTT.Biết cách xây dựng thưviện trong trường tiểuhọc. Chủ động linh hoạttrong việc xây dựng thưviện thân thiện phù hợpvới hoàn cảnh địaKỹ năng lập kế hoạch bàihọc theo hướng bài học dạyhọc tích cực1.Phân loại bài học ở tiểuhọc, yêu cầu chung của mỗiloại bài học (bài hình thànhkiến thức mới, bài thực03/2015 hành, bài ôn tập, kiểm tra).2. Cách triển khai mỗi loạibài học theo hướng dạy họcphát huy tính tích cực củangười học.(Nội dung 3 Môđun 13)3. Các bước thiết kế kếhoạch bài học theo hướng4/ dạy học phát huy tính tích2015 cực của người học.(Nội dung 3 Môđun 13)06-Tự học03- Tập trung: 3tiết thực hành.(Soạn giảng 3tiết lớp 1,2,3)04-Tự học02- Tập trung: 2tiết thực hành.(Soạn giảng 2Tự làm đồ dùng dạy học ở13trường tiểu học.021.Tự làm đồ dùng dạy học.2. Tự làm đồ dùng dạy họcmôn Tiếng Việt.3. Tự làm đồ dùng môn5/2015 Toán4. Tự làm đồ dùng dạy họcmôn Tự nhiên – xã hội, mônkhoa học.(Nội dung 3 Môđun 19)6,7/ – Hệ thống hóa các kiến2015 thức BDTXCộngBAN GIÁM HIỆUtiết lớp 4,5)-Tự học- Tập trung: 1tiết lý thuyết-Tự học- Tập trung: 1tiết lý thuyếtphương.Phân biệt được các loạibài học ở tiểu học và yêucầu của mỗi loại bài học.Biết cách triển khai mỗiloại bài học trên lớp theohướng dạy học phát huytính tích cực của ngườihọc.Nắm được các bước vàxây dựng được thiết kế kếhoạch bài học theo hướngdạy học phát huy tính tíchcực của người học.Nắm được các bước vàxây dựng được thiết kế kếhoạch bài học theo hướngdạy học phát huy tính tíchcực của người học.Giáo viên hiểu được yêucầu làm đồ dùng dạy họcnào và biết cách làm đồdùng dạy học đó phù hợp,hiệu quả.Giáo viên hiểu được yêucầu làm đồ dùng dạy họcnào và biết cách làm đồdùng dạy học đó phù hợp,hiệu quả đối với mônToán, THXH, khoa học.- Tự học tronghè12Sen Thuỷ, ngày 30 tháng 9 năm 2014TỔ CHUYÊN MÔNGIÁO VIÊNBỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THÁNG 8Phần thứ nhất: Tự học.- Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về giáo dục và đào tạo; Tình hình và xu hướngphát triển kinh tế – xã hội, giáo dục và đào tạo cả nướcMục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; pháttriển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữvững ổn định chính trị – xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Nhiệm vụ chủ yếu:- Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theohướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng vàchiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bềnvững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.- Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm vàthu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạobước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉlệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nềnvăn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị vănhoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trường,chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị – xã hội, độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bạimọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện,hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.- Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địaphương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộcđấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới và nâng cao chất lượnghoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục đổimới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và tư tưởng; thường xuyên họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chứccơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu:Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 – 2015: 7,0 – 7,5%/năm. Giá trị giatăng công nghiệp – xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 – 8%; giá trị gia tăng nông nghiệpbình quân 5 năm 2,6 – 3%/năm. Cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 – 18%, công nghiệp và xâydựng 41 – 42%, dịch vụ 41 – 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng côngnghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩutăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuấtnhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vàongân sách nhà nước đạt 23 – 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vàonăm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ trọng lao động nông – lâm – thuỷsản năm 2015 chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng1,8 – 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Năm 2015,GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi.Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt42 – 43%.Trong nhiệm kỳ khoá XI, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việcthực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị,cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệmvụ trọng tâm sau:- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng;- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân;- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;- Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếutố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân;- Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức,viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quanhệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay;- Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệnạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội);- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đểthực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 .Đại hội đã thông qua Nghị quyết xác định mục tiêu chính là: Nâng cao năng lực lãnh đạovà sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huyđộng tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010-2015 là: Tăng trưởng kinh tế(GDP) bình quân hàng năm 12 – 13%; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bìnhquân hàng năm 4,5 – 5%; công nghiệp tăng bình quân 21 – 22%; dịch vụ tăng bình quân 12- 12,5%. Đến năm 2015: Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng; sản lượnglương thực đạt 27,5 – 28 vạn tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 – 30 triệu đồng.Tỉnh phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới; 80 – 85% xã đạt chuẩn quốcgia về y tế; 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ dân số nông thôn được sửdụng nước hợp vệ sinh 75 – 80%; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 95%. Hàngnăm có từ 70 – 75% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh; 100% thôn, bản có tổchức đảng…BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNGĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMSố: 29-NQ/TWHà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013NGHỊ QUYẾT“VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊUCẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊTRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG Xà HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” ĐÃĐƯỢC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XI) THÔNG QUA. TẠP CHÍ XÂY DỰNGĐẢNG GIỚI THIỆU TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT.NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XIVỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOA – Tình hình và nguyên nhân1- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nướcvề định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, gópphần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầmnon đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từngbước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học vàgiáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cánbộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hộihóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đángkể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục vàđào tạo có bước chuyển biến nhất định.Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000;phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cậngiáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chínhsách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dântộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội củađất nước.2- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất làgiáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữacác trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thịtrường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làmviệc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thựcchất.Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mớivà phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dụcvà đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.3- Những hạn chế, yếu kém nói trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:- Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dụcvà đào tạo, nhất là quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” còn chậm và lúng túng.Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dụcđào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.- Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh,chạy theo bằng cấp… chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp cònnặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.- Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục,đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coitrọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưachặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục vàđào tạo còn thấp so với yêu cầu.B- Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạoI- Quan điểm chỉ đạo1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và củatoàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chươngtrình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấpthiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chínhsách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhànước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình,cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tốmới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh nhữngnhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phùhợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm,trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dụcnhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệTổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển pháttriển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả,đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trìnhđộ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đàotạo.6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảmđịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợgiữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triểngiáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới,hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóagiáo dục và đào tạo.7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáodục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.II- Mục tiêu1- Mục tiêu tổng quátTạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứngngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khảnăng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làmviệc hiệu quả.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấuvà phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiệnnâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tếhệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.2- Mục tiêu cụ thể- Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ,hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoànthành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổcập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệthống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phùhợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.- Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho họcsinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thứcvào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoànthành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảmcho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đápứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghềnghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượngphổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung họcphổ thông và tương đương.- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tráchnhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức vàtrình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứngnhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoànthiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợpvới quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạongang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu pháttriển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hộinhập quốc tế.- Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nôngthôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ,kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để ngườilao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sởgiáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọngtự học và giáo dục từ xa.- Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nướcngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dântộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của vănhóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhândân các nước.C- Tổ chức thực hiện1- Các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức việc họctập, quán triệt tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động thực hiện Nghị quyết này.Lãnh đạo kiện toàn bộ máy tham mưu và bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo; thườngxuyên kiểm tra việc thực hiện, đặc biệt là kiểm tra công tác chính trị, tư tưởng và việc xâydựng nền nếp, kỷ cương trong các trường học, phát hiện và giải quyết dứt điểm các biểuhiện tiêu cực trong giáo dục và đào tạo.2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới hệ thốngpháp luật về giáo dục và đào tạo, các luật, nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý choviệc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện.3- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bảndưới luật; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Thường xuyên theo dõi,kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh kế hoạch, giải pháp cụ thểphù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.Thành lập Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng Chính phủ làm Chủtịch Ủy ban.4- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảngđoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết,tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết./.TỔNG BÍ THƯNguyễn Phú TrọngPhần 2: Học tập trungI. Thời gian: Ngày 20/8/2014II. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung (4 tiết)III. Đối tượng tham gia: GV toàn trường.IV. Nội dung bồi dưỡng: – Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dụcvà đào tạo”.CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦTHỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2013 HỘINGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚICĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNGNGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNHHƯỚNG Xà HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ)Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ támBan Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây viết tắt là Nghị quyết 29), Chính phủban hành Chương trình hành động (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dungsau:I. MỤC ĐÍCHXác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ,ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát,đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khuvực.II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: (Có 2 giải pháp)a) Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báochí chủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dungcủa Nghị quyết 29, tập trung vào các nội dung:- Quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp, các kết quả, kinh nghiệm phát triển giáodục và đào tạo của cả nước, của các địa phương;- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình trong việc tíchcực thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển giáo dục, đào tạovà dạy nghề trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng môi trườnggiáo dục lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời;- Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạynghề.b) Các cơ quan báo chí đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp để có sự thốngnhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin và truyền thông. Mở kênh phát thanh,truyền hình giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường tuyên truyền về đổi mới nộidung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.2. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dânHoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa cáccấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tậpsuốt đời và hội nhập quốc tế. (Có 5 Giải pháp)3. Đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạoTriển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực;phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học. (Có 6 Giải pháp)4. Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạoĐổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướngđánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học,cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển. (Có 6 Giải pháp)5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục (sauđây viết tắt là cán bộ quản lý giáo dục)Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng vàđánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêucầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. (Có 7 Giải pháp)6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghềĐẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đặc biệt đối với giáo dục mầmnon, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Huy động sự tham gia của toàn xã hội đểtăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo vàdạy nghề. (Có 5 Giải pháp)7. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghềXác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạynghề; trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và tráchnhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực vàtính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề. (Có 9 Giải pháp)8. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạovà dạy nghềĐầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, từng bước hiện đại hóa cơ sởvật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo. (Có 5 Giải pháp)9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo vàdạy nghềMở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằmtranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hìnhgiáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trìnhđộ phù hợp với khu vực và quốc tế. (Có 6 Giải pháp)Nghiên cứu sách Hướng dẫn tự học lớp 4 chương trình VNEN – Lập chương trình dạyhọc.BỒI DƯỠNG THƯƠNG XUYÊN THÁNG 9Phần 1: Tự họcNội dung: – Tìm hiểu (Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Bộ giáo dục và đàotạo, của Sở giáo dục và đào tạo QB, của PGD, của cấp tiểu học.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSố: 4119 /BGDĐT-GDTHV/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụGDTH năm học 2014-2015CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcHà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2014Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạoThực hiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông năm học 2014-2015; căn cứQuyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sởgiáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với cấp Tiểu học như sau :A – NHIỆM VỤ CHUNGTiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; pháthuy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua củangành phù hợp điều kiện thực tế địa phương.Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và địnhhướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâmsinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triểnkhai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện;đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơhội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho họcsinh dân tộc thiểu số, mở rộng áp dụng dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệgiáo dục ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theochương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượngphổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổchức dạy học 2 buổi/ngày.Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộquản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộquản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.B – NHIỆM VỤ CỤ THỂI. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phongtrào thi đua1. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận độngchống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, “Mỗi thầy giáo, cô giáo làmột tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tập trung các nhiệm vụ :- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩmchất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cánbộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểuhiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấnchỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày16/5/2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu chi trong các trường tiểu học, thực hiệnnghiêm túc theo Công văn số 5584/BGDĐT ngày 23/8/2011 về việc tiếp tục chấn chỉnhtình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ tựnguyện bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theoThông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhquy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục.- Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học, bàn giaochất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp; không tổ chức thi học sinh giỏi ở tấtcả các cấp quản lí.2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động :- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt độnggiáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đìnhvà cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường vànâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáodục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quảnlý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tưsố 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trườnghọc.- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ nhà vệsinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên.- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vàonhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thểthao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợpvới điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ độngtự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới (với cả phần lễ và phần hội) gọn nhẹ, vui tươi,tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.- Tổ chức “Tuần làm quen” đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp học sinh thíchnghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học.- Tổ chức lễ ra trường trang trọng, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh hoàn thànhchương trình tiểu học trước khi ra trường (tuỳ điều kiện cụ thể, có thể tổ chức trao giấychứng nhận của Hiệu trưởng cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và các sinhhoạt tập thể, giao lưu, văn nghệ,…).II. Thực hiện chương trình giáo dục1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo mụctiêu của giáo dục tiểu học, các sở/phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường chủ độngxây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh :1.1. Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chútrọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;1.2. Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục mộtcách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế vàđiều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và đinh hướng pháttriển năng lực học sinh;1.3. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướngphát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhậnxét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập.1.4. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệmôi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm,hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chốngtai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; …) vào các môn học và hoạt động giáo dục.Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinhvà giảng dạy đối với giáo viên.1.5. Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môntrong trường và giữa các trường tiểu học; đưa SHCM trở thành hoạt động thường xuyên,có chất lượng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nângcao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịpthời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt độngđánh giá học sinh,… cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khảnăng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọngđổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.1.7. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dụctại 42 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 2055/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 6 năm 2014 vềviệc ban hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục nămhọc 2014 – 2015.2. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngàyThời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần.Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp cácnội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địaphương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viênvà thiết bị dạy học của nhà trường).3. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày3.1. Thời lượng tối đa 7 tiết/ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu :- Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu họctập trên lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt buộc, cácmôn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,…- Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổchức dạy học 2 buổi/ngày cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường tiếngViệt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếpbằng tiếng Việt.- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng hoạt độngbán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các tròchơi dân gian,… cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học.- Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực đểthực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.Với những lớp học có sĩ số đông, tham mưu với chính quyền để có thêm giáo viên hỗ trợ,trợ giảng.Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học tham gia Chương trình đảm bảochất lượng giáo dục trường học (SEQAP) chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai dạy học cảngày năm học 2014 – 2015 theo công văn hướng dẫn dạy học cả ngày của SEQAP. Tíchcực duy trì, củng cố và phát triển các kết quả đã đạt được nhằm đảm bảo tính bền vững củaChương trình.3.2 Quản lý và thực hiện Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE – VNEN)Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447trường tiểu học được thụ hưởng dự án, các trường đã nhân rộng mô hình. Tiếp tục triểnkhai nhân rộng mô hình trên tinh thần tự nguyện ở những trường có điều kiện. Để triểnkhai hiệu quả mô hình trường học mới, các sở chỉ đạo thực hiện tốt các công việc sau:- Chỉ đạo hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, tập trung vào giải pháp dạyhọc theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục để đảm bảo học sinh lên lớp 2 đạtchuẩn năng lực tiếng Việt.- Chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung về mô hình trường học mới chocán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng. Các trường tiểu học có biện pháp gắn kết chặt chẽvới phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồngcùng tham gia với nhà trường chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phongphú.- Tiếp tục tập huấn, trao đổi để triển khai đồng bộ và hiệu quả phương pháp dạy,phương pháp học, đánh giá học sinh, tổ chức lớp học nhằm hình thành và phát triển nănglực và phẩm chất cho học sinh.- Sở và phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo cụ thể việc đổi mới sinh hoạt chuyên môntại các trường, điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn vànâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên (theo hướng dẫn tại Công văn số 86/GPE-VNENngày 18/3/2014 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hìnhVNEN). Lập kế hoạch, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham quan, trao đổi giữa cáctrường triển khai mô hình trường học mới ở địa phương và tham quan, trao đổi với các địaphương khác (nếu có điều kiện).- Các trường thực hiện nghiêm túc quỹ 1 và quỹ 2 theo quy định tại Sổ tay thực hiệnDự án và các văn bản hướng dẫn chi tiêu của Bộ tài chính; giải ngân đúng tiến độ theo kếhoạch công việc.- Khuyến khích các trường tiểu học quay phim các tiết học điển hình để đưa lêntrang Web của dự án.- Tổ chức đánh giá hai năm triển khai mô hình trường học mới tại Việt Nam để rútkinh nghiệm và từng bước thực hiện nhân rộng mô hình ra các trường tiểu học ngoài dựán.3.3. Tiếp tục thực hiện Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trườngphổ thông giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày27/5/2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và cácphương pháp dạy học tích cực khác. Các sở cần xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Triểnkhai phương pháp Bàn tay nặn bột” tại địa phương. Tiếp tục củng cố, nâng cao số lượngtiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong các trường tiểu học đãtriển khai phương pháp Bàn tay nặn bột. Tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề, dự giờ (cấptrường, huyện, tỉnh) về phương pháp Bàn tay nặn bột để rút bài học kinh nghiệm trongcông tác chỉ đạo, triển khai nhân rộng.3.4. Tiếp tục triển khai thí điểm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại cáctrường tham gia Dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học” thuộc 6 tỉnh, thành phố(Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Dương, Ninh Bình), tổ chức tập huấn triểnkhai mở rộng tại các trường theo tinh thần tự nguyện.3.5.Triển khai dạy học ngoại ngữ :a) Triển khai chương trình Tiếng Anh thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ tronghệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.Triển khai dạy học Tiếng Anh theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày12/8/2010 về việc ban hành Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học và các văn bảnhướng dẫn riêng, lưu ý :- Các giáo viên đạt chuẩn về năng lực tiếng Anh, đã được bồi dưỡng về dạy họctiếng Anh tiểu học phải được bố trí dạy Chương trình thí điểm với thời lượng như sau : ởcác trường dạy học 2 buổi/ngày bố trí dạy 4 tiết/tuần; ở các trường khác thì do nhà trườnglinh hoạt sắp xếp thời gian phù hợp, không bắt buộc dạy hết chương trình. Lưu ý dạy đủ 4kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe vànói.- Các giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng vềphương pháp dạy tiếng Anh tiểu học thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu trước khiphân công dạy học.- Tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học, đánh giá thườngxuyên, đánh giá định kì cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học.Ở những nơi có nhu cầu và điều kiện, có thể tổ chức dạy học các tiếng nước ngoàikhác theo chương trình và tài liệu đã được Bộ thẩm định và cho phép thực hiện.Riêng môn Tiếng Pháp, dạy học theo hướng dẫn của Ban điều hành Đề án tăngcường tiếng Pháp (VALOFRASE) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Việc dạy ngoại ngữ 2 được triển khai ở những nơi đủ điều kiện và do phụ huynh, họcsinh tự nguyện tham gia, sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo theo tinh thần của Thông tư số04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹnăng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.b)Về tài liệu dạy học: Các sở giáo dục và đào tạo thực hiện công văn số4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa, tàiliệu dạy học Tiếng Anh tiểu học; chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sátviệc các trường tiểu học thực hiện các chương trình liên kết, chương trình có yếu tố nướcngoàivà chịu trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh.3.6. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dụcphổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của BộGiáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục cónội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh đượctiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo.III. Sách, thiết bị dạy học1. Sách- Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh :Lớp 1Lớp 2Lớp 31. Tiếng Việt 1 (t 1. Tiếng Việt 2 (t1) 1. Tiếng Việt 3 (t1)2. Tiếng Việt 2(t2) 1)2. Tiếng Việt 1 (T 3. Vở Tập viết 2 (t 2. Tiếng Việt 3 (t2)2)1)Lớp 4Lớp 51. Tiếng Việt 4 (t 1. Tiếng Việt 51)(t1)2. Tiếng Việt 4 (t 2. Tiếng Việt 52)(t2)3. Vở Tập viết1(T1)3. Toán 44. Vở Tập viết 2 (t 3. Vở Tập viết3(T1)2)4. Đạo đức 44. Vở Tập viết 1 5. Toán 24. Vở Tập viết 3 5. Khoa học 4(t2)(t 2)6. Tự nhiên và Xã6. Lịch sử và Địa5. Toán 15.Toánhội 2lí 46. Tự nhiên và Xã6. Tự nhiên và Xã 7. Âm nhạc 4hội 1hội 38. Mĩ thuật 49. Kĩ thuật 43. Toán 54. Đạo đức 55. Khoa học 56. Lịch sử và Địalí 57. Âm nhạc 58. Mĩ thuật 59. Kĩ thuật 5- Các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm ngay từ khi bước vàonăm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.- Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phảimang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư việnnhà trường. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.- Các Sở huy động các nguồn kinh phí để thực hiện việc cấp sách giáo khoa, khôngthu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thươngbinh.- Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”,…phù hợp điều kiện thực tế.2. Thiết bị dạy học- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để cókế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã banhành (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009), đồng thời quản lí tốt việc sửdụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Thực hiện Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTHngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đàotạo.- Các sở chỉ đạo từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các tiêuchuẩn theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày16/6/2011 về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơsở, trường trung học phổ thông.- Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học cóyếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội.- Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồchơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quảđàn piano kĩ thuật số trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm côngtácTBDH, tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt độnglàm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưugiữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành.- Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non vàphổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.IV. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số- Căn cứ vào thực tiễn địa phương, các sở, phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉđạo các trường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho họcsinh dân tộc thiểu số: thực hiện Công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 về việc Nângcao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Công văn số 145/TBBGDĐT ngày 02/7/2010 về việc Thông báo Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiểntại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học.- Tổ chức tốt việc tập huấn, hướng dẫn, hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khaicác phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy họctiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạtđộng giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả cácphương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện,thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúngem”,…Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần, hoặc dạy học 2buổi/ngàycho học sinh lớp 1, các trường có thể điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các cácmôn học khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh.- Việc tổ chức dạy học lớp ghép thực hiện theo Công văn số 9548/BGDĐT-GDTHngày 13/10/2008 về việc Hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép.- Để triển khai hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục, các sở tậptrung chỉ đạo thực hiện tốt các công việc sau:+ Tổ chức tập huấn cấp tỉnh cho cán bộ quản lý phòng giáo dục và đào tạo, trườngtiểu học và toàn thể giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục. Chỉ đạocác phòng giáo dục và đào tạo tập huấn cấp huyện, tổ chức Hội thảo chuyên đề, sinh hoạtchuyên môn cụm trường để nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm và dạy mẫu khichuyển sang mẫu bài mới; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ các trường trong quá trình thựchiện.+ Chỉ đạo dạy học tăng thời lượng (nếu cần); phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tíchcực để tổ chức dạy học; điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với địa phương; tăng cường sử dụngđồ dùng để dạy học, giải nghĩa từ và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.+ Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu thiết kế bài dạy trước khi lên lớp, không soạn bài,không ghi nhật ký dạy học.2. Đối với trẻ em lang thang cơ nhỡThực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 19/12/2009 ban hành quy địnhgiáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các lớp học linh hoạt chotrẻ lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khoá biểu được điều chỉnh phù hợpvới đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương; chương trình tập trung vào các mônTiếng Việt, Toán nhằm rèn kĩ năng đọc, viết và tính toán cho học sinh. Căn cứ vào sốlượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép không quá hai trìnhđộ. Đánh giá và xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt đượcso với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 39/2009/TTBGDĐT.3. Đối với trẻ em khuyết tật- Các địa phương cần tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật theoLuật người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sáchvề người khuyết tật: Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhậpcho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hòanhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐTBLĐTBXH Quy định về điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổchức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Thông tư liên tịch số42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo dục đối với ngườikhuyết tật. Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáodục. Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổchức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật.- Các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật (trường, lớp, trungtâm) xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở Chương trình giáodục chuyên biệt dành cho học sinh khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ cấp tiểu họcban hành theo Quyết định số 5715/QĐ-BGDĐT ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo; chủ động hướng dẫn các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho ngườikhuyết tật chuyển đổi thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, ở những nơichưa có trung tâm cần tích cực tham mưu với UBND tỉnh để thành lập trung tâm hỗ trợphát triển Giáo dục hòa nhập theo thông tư số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH.- Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Lễ Tuyên dương cán bộ quản lí và giáo viêngiỏi trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật toàn quốc lần thứ 3; Hội nghị sơ kết 2 năm thựchiện Đề án Hỗ trợ người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ –TTg của Thủ tướngChính phủ và xúc tiến thành lập, hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòanhập.V. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trườngchuẩn quốc gia1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học- Triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cậpgiáo dục, xóa mù chữ.- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận lại các đơn vị đã đạt chuẩnPCGDTH đúng độ tuổi để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế; tích cực, chủ độngtham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọinguồn lực với giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục, củng cố, duy trì đạtchuẩn vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn Mức độ 2.2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia- Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban hành Quy định vềTiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểuhọc đạt chuẩn quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo chủđộng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, kiểm tra, công nhận trườngtiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.- Đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia được 5 năm, tiến hành kiểm tra, rà soát,công nhận lại và lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 và Mức độ 2.VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dụcXây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêucầu về chất lượng. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viênvề nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉđạo và quản lí việc dạy học nói riêng. Tiếp tục quan tâm đánh giá và bồi dưỡng nâng caonăng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứngdụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạyhọc. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011) vàQuy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012).Tích cực đổi mới công tác quản lí: thực hiện hiệu quả chủ trương phân cấp quản lívà giao quyền tự chủ cho cơ sở, xã hội hoá giáo dục, “ba công khai”, kiểm định chất lượngtrường tiểu học; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất; tiếp tục đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lý, sử dụng phần mềmEQMS trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục tiểu học ba kì đảm bảochính xác, kịp thời (đầu năm: 30/9, giữa năm: 15/01 và cuối năm: 15/6) theo Công văn số9283/BGDĐT-GDTH ngày 27/12/2013 về việc triển khai phần mềm quản lý chất lượnggiáo dục tiểu học; sử dụng phần mềm phổ cập theo Công văn số 7475/BGDĐT-KHTCngày 14/10/2013 về việc Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGDXMC; sử dụng phần mềm quản lý trường học theo Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT ngày13/2/2012 về việc triển khai sử dụng thống nhất hệ thống phần mềm quản lý trường học(VEMIS) trong các trường phổ thông.Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày20/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cáccấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (đối với các tỉnh thuộc nhóm 1, 2 triển khaiMô hình trường học mới, có thể tổ chức thi giáo viên dạy giỏi dạy theo Mô hình trườnghọc mới); tổ chức Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh giỏi theo Thông tư số 52/2012/TT-BGDĐT ngày 19/12/2012 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phongHồ Chí Minh; tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi theo Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viênchủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.VII. Một số hoạt động khác1. Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh về các lĩnh vựcgiáo dục: giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, liên hoan tiếng hát dân ca,Robotics, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Olympic môn học, Olympic cấp học, cáchoạt động giao lưu Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh ở các địa phương, …trên cơ sở tựnguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nộidung học tập của học sinh tiểu học.Không lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đuacác đơn vị có học sinh tham gia.2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhiđồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường.3. Triển khai mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao trong các trường tiểu học theođề án được UBND cấp tỉnh phê duyệt.4. Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục đểcác cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện và cùng phối hợp chăm lo, giáo dục học sinh.Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nếu có những vấn đề khó khăncần giải quyết, các sở giáo dục và đào tạo phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáodục Tiểu học) để chỉ đạo và xử lí kịp thời.KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGĐã kýNguyễn Vinh HiểnUBND TỈNH QUẢNG BÌNHCỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcSố: 1620/SGDĐT-GDTHV/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nămQuảng Bình, ngày 29 tháng 08 năm 2014học 2014-2015 đối với Giáo dục Tiểu họcKính gửi: Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã và thành phố.Căn cứ Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thườngxuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015.Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệmvụ trọng tâm năm học 2014-2015.Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2014 -2015 của giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;Căn cứ Công văn số 4119/BGDĐT-GDTH ngày 6/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềHướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 đối với cấp Tiểu học,