Bài thơ Thuyền và biển – Xuân Quỳnh

Bài 2: Nguyễn Thị Hồng- THPT Như Thanh​

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: Erox- vị thần tình yêu là một cậu bé bụ bẫm và xinh đẹp, luôn khoác trên vai một chiếc cung tên nhiều màu sắc và những mũi tên làm bằng hoa xoài. Vì là một cậu bé nên Erox sẵn tính hiếu động. Với cung tên trong tay cậu bay đi khắp mọi nẻo, bắn mũi tên vào trái tim rất nhiều người, biến cả cõi nhân gian thành thế giới của tình yêu. Và từ đó, mỗi người sinh ra trên đời dường như ai cũng sống để yêu và được yêu, dù cho “Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy ai yêu và đã được yêu”, yêu là đau khổ nhưng oái ăm thay “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào”,

Thuyền và Biển được hoài thai khi

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con Thuyền và Biển
Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa…

Nhấn để mở rộng…

Hai sinh thể thuyền và biển phút chốc như lồng trong nhau, thuyền trở thành trái tim của biển, soi chiếu, nâng đỡ, hoà quyện vào nhau làm một trong khát khao khám phá, thấu hiểu và đồng điệu. Một cuộc hành trình yêu bí ẩn và đam mê!

Đứng trước biển

Trái tim

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mệnh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…

Nhấn để mở rộng…

Với

Hành trình đi tìm một tình yêu lý tưởng, một tình yêu sống cho nhau và sống vì nhau của Thuyền và biển khi gặp

Trên thế giới này một khi tình yêu còn tồn tại, một khi những tâm hồn vẫn biết rung động, biết yêu thương, biết sống vì nhau thì khi đó “Thuyền và biển” còn làm xúc động lòng người, còn dư âm như lời hát ân tình, tha thiết: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu…”

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: Erox- vị thần tình yêu là một cậu bé bụ bẫm và xinh đẹp, luôn khoác trên vai một chiếc cung tên nhiều màu sắc và những mũi tên làm bằng hoa xoài. Vì là một cậu bé nên Erox sẵn tính hiếu động. Với cung tên trong tay cậu bay đi khắp mọi nẻo, bắn mũi tên vào trái tim rất nhiều người, biến cả cõi nhân gian thành thế giới của tình yêu. Và từ đó, mỗi người sinh ra trên đời dường như ai cũng sống để yêu và được yêu, dù cho “Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy ai yêu và đã được yêu”, yêu là đau khổ nhưng oái ăm thay “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào”, Xuân Diệu từng nói “Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma/ Kẻ đa tình không cần đủ thịt da”! Huống gì chúng ta đang sống trong một thế giới tràn ngập những yêu thương! Xuân Quỳnh cũng vậy, chị sinh ra và sống trên đời là để yêu, đó là một tâm hồn sống trong tình yêu, sống bằng tình yêu. Suốt đời trăn trở kiếm tìm một tình yêu lý tưởng. Suốt đời mệt nhoài để chắt chiu, gìn giữ cái hạnh phúc đời thường, giản dị. Cho nên mỗi lời thơ được chị viết ra dường như đều được đánh đổi bởi những phút giây, những khoảnh khắc khát khao và trải nghiệm!Thuyền và Biển được hoài thai khi Xuân Quỳnh là một tâm hồn giàu ước mơ, say mê với vẻ đẹp của một tình yêu trọn vẹn – một tình yêu mang tính chất lý tưởng. Bài thơ mở đầu như một dòng tự sự: tự sự về cuộc hành trình của Thuyền và Biển:Hai sinh thể thuyền và biển phút chốc như lồng trong nhau, thuyền trở thành trái tim của biển, soi chiếu, nâng đỡ, hoà quyện vào nhau làm một trong khát khao khám phá, thấu hiểu và đồng điệu. Một cuộc hành trình yêu bí ẩn và đam mê!Đứng trước biển Xuân Quỳnh như thấu hiểu tâm hồn của biển: biển gồm cả những con sóng nổi lẫn những con sóng chìm. Bởi mang cả hai thứ sóng ấy mà trong lòng biển không bao giờ nguôi yên. Đại dương thăm thẳm, bao la cũng chính là một tâm trạng lớn với đầy đủ những cảm xúc. Biển như người con gái đang yêu và cũng chính như tình yêu vậy: chẳng bao giờ đứng yên; từng phút từng giây những khát khao những nỗi nhớ, những niềm yêu và sự khắc khoải cứ tràn ngập trong những con sóng lòng để tình yêu mãi là bí ẩn, và cũng để biển có lúc: “…như cô gái nhỏ/ Thì thầm gửi tâm tư/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ”, rồi “Có những khi vô cớ/ Biển ào ạt xô thuyền/ Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên”. Dịu dàng và mạnh mẽ, đối lập mà thống nhất, đó cũng chính là bản chất của trái tim yêu đằm thắm, chân thành.Trái tim Xuân Quỳnh ngày “Thuyền và biển” ra đời còn trẻ và mơ mộng lắm. Như một khao khát, một định mệnh Xuân Quỳnh trở thành thi sĩ của tình yêu, sống vì tình yêu. Có lẽ đó là cách cuộc đời bù đắp cho Xuân Quỳnh cũng có thể là cơ hội để Quỳnh có thể là chính mình. Yêu và khát khao, cuộc đời Xuân Quỳnh trở thành một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Với trái tim sôi nổi lúc bấy giờ Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu lý tưởng, thuỷ chung, duy nhất và thấu hiểu đến trọn vẹn:Với Xuân Quỳnh , tình yêu không chỉ là sự “gắn bó giữa hai người xa lạ” mà cao hơn đó là sự gắn bó máu thịt “Khi đó em là máu thịt của anh rồi/ Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn…”, sự gắn bó ấy cũng như con tàu với đường ray, như sóng với bờ, như thơ với tình yêu và như thuyền với biển: “Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố…”. Chính vì thế, thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ trước và cho đến nay nó vẫn đủ sức làm xao xuyến những trái tim đang được hưởng cái thần tiên ban sơ của mối tình đầu, vẫn xúc động mọi tình nhân đang ấp ủ những khát mong luyến ái.Hành trình đi tìm một tình yêu lý tưởng, một tình yêu sống cho nhau và sống vì nhau của Thuyền và biển khi gặp Lưu Quang Vũ mới thật sự thăng hoa, với Thuyền và biển, với tình yêu Quỳnh- Vũ, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một câu chuyện tình bất tử. Để chúng ta mãi thấy Xuân Quỳnh “Tự hát” cho trái tìm mình và cho tình yêu nhân thế: “Em trở về đúng nghĩa trái tìm em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”.Trên thế giới này một khi tình yêu còn tồn tại, một khi những tâm hồn vẫn biết rung động, biết yêu thương, biết sống vì nhau thì khi đó “Thuyền và biển” còn làm xúc động lòng người, còn dư âm như lời hát ân tình, tha thiết: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu…”