Bài tập tính nồng độ mol sau phản ứng
5/5 – (1 bình chọn)
Hóa học không chỉ áp dụng trong các bài toán, trong các kỳ thi mà cũng rất thiết thực và gần gũi với cuộc sống. Sẽ có nhiều trường hợp cần cách tính toán nồng độ dung dịch, nồng độ mol. Nhưng nồng độ mol là gì? Công thức tính nồng độ mol như nào thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng Legoland tìm hiểu lại các khái niệm và công thức tính toán qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nồng độ là gì?
Ta sẽ bắt gặp khái niệm nồng độ khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như nồng độ rượu, nồng độ cồn,.. Vậy nồng độ là gì? Theo khái niệm chuẩn hóa học thì nồng độ cho biết về lượng hóa chất đó có trong một hỗn hợp nhất định, thường là dung dịch. Chất tan và dung môi là hai thành phần tạo nên dung dịch.
Nồng độ các chất là gì?
Nồng độ càng cao nếu hàm lượng chất tan có trong dung môi càng lớn. Dung dịch đạt đến độ bão hòa khi chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch được nữa.
Nồng độ mol là gì?
Định nghĩa đơn vị mol là gì?
Trước khi muốn hiểu được nồng độ mol cũng như cách tính nồng độ mol thì ta cần phải biết đơn vị mol là gì cũng như cách tính số mol.
Theo định nghĩa trong hóa học thì mol là một đơn vị đo lường được sử dụng trong hóa học. Đơn vị mol được sử dụng với điều kiện nhiệt độ thí nghiệm là không đổi. Số mol được ký hiệu là n, có những công thức để tính số mol như sau:
-
Công thức tính số mol khi biết khối lượng (m): n = m/M => m = M.n
-
Công thức tính số mol khi biết nồng độ mol/lít (CM): n = (CM). V (lít)
-
Công thức tính số mol khi biết thể tích khí ở đktc: n= V (lít)/ 22,4 => V= n. 22,4
-
Công thức tính số mol khí ở điều kiện không chuẩn: n = P.V/ R.T
Nồng độ mol trong hóa học
Mối liên hệ giữa số mol của một chất tan và thể tích của dung dịch được thể hiện bằng nồng độ mol. Công thức tính nồng độ mol xác định bằng công thức như sau: Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch
CM=n/V
Trong đó:
-
CM là nồng độ mol
-
n là số mol
-
V là thể tích
Lưu ý khi sử dụng công thức tính nồng độ mol này đó là cần đổi đơn vị thể tích ml sang lít.
Nồng độ phân tử gram cũng được hiểu là nồng độ mol. Chính vì vậy mà ý nghĩa của nồng độ mol chính là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Độ đậm đặc của dung dịch sau khi kết thúc phản ứng hóa học được căn cứ vào nồng độ mol.
Công thức tính nồng độ mol được ứng dụng rộng rãi
Hiện nay, muốn xác định nồng độ chất phản ứng cũng như nồng độ của chất thu được sau phản ứng thì người ta hay nhắc đến số mol và nồng độ mol. Ngoài ra, thể hiện số lượng nguyên tử, các thực thể khác trong một mẫu nhất định của một chất hoặc ion ta cũng dùng đơn vị mol.
Các loại công thức tính khác :
- Công thức tính diện tích hình bình hành, chu vi kèm 5 ví dụ
- Công thức, cách tính khối lượng bê tông tươi móng băng chuẩn
- Công thức tính thể tích khối nón và thể tích hình trụ chuẩn
- Công thức tính diện tích hình trụ, hình nón chuẩn
Nồng độ phần trăm là gì?
Cùng với nồng độ mol, trong hóa học nói riêng và trong cuộc sống nói chung thì nồng độ phần trăm của dung dịch cũng là một khái niệm thường xuyên được nhắc đến. Nồng độ phần trăm của dung dịch được kí hiệu là C%. Ý nghĩa của nồng độ phần trăm của dung dịch là thể hiện số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Hóa học rất gần gũi với cuộc sống
Công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch như sau:
C% = mct/mdd x 100%
Trong đó:
-
C%: Nồng độ phần trăm
-
mct: Khối lượng chất tan
-
mdd: Khối lượng dung dịch
Bên cạnh đó, ta có:
mdd = mct + mdm
Trong đó:
-
mdd: Khối lượng dung dịch
-
mct: Khối lượng chất tan
-
mdm: Khối lượng của dung môi
Ta còn có công thức liên hệ giữa nồng độ mol (CM) và nồng độ phần trăm (C%) của chất tan có phân tử khối M như sau:
CM=10.D.C%/M
Trong đó:
-
CM: nồng độ mol chất tính
-
C%: nồng độ phần trăm
-
D: Khối lượng riêng
-
M: Phân tử khối
Cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch
Ta hay được nghe nhắc đến nồng độ phần trăm không chỉ có trong các bài tập, các đề thi mà còn xuất hiện cả trong các dung dịch xuất hiện trong đời sống. Vậy muốn tính nồng độ phần trăm của dung dịch ta phải thực hiện những bước nào?
Tính nồng độ phần trăm cần lưu ý đến số chất có mặt trong dung dịch sau phản ứng
Cách tính nồng độ phần trăm ( C% ) của dung dịch cụ thể:
-
Bước 1: Xác định có bao nhiêu chất có trong dung dịch (chú ý tới cả số dư của các chất tham gia phản ứng)
-
Bước 2: Xác định khối lượng dung dịch sau khi hoàn thành phản ứng theo công thức: mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi (khối lượng chất kết tủa + khối lượng chất khí)
-
Bước 3: Tìm khối lượng chất tan cần xác định
-
Bước 4: Tính C% theo công thức tính nồng độ phần trăm
Muốn xác định nồng độ phần trăm của một chất, ta chỉ cần thực hiện đúng các bước nêu trên.
Một số lưu ý khi tính nồng độ phần trăm của dung dịch
Công thức tính nồng độ mol hay nồng độ phần trăm của dung dịch đều có một số lưu ý nhất định. Đối với bài toán tính nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta cần lưu ý các điểm sau:
-
Đọc kỹ đề bài, xác định đầy đủ các chất tham gia phản ứng và dư sau phản ứng để không bị thiếu khi thực hiện tính toán.
-
Áp dụng đúng công thức, thực hiện đổi ra đơn vị chuẩn để có đáp án đúng sau khi tính toán.
-
Khi tính toán, phải thật cẩn thận để không bỏ sót dữ kiện bài tập đưa ra.
Một số bài tập tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm
Bài tập tính nồng độ mol
Bài tập 1 : Tìm nồng độ mol của dung dịch có chứa 0,25 mol Kali Clorua trong 6,2l dung dịch?
Lời giải:
Theo bài ra, ta có:
Số mol chất tan : nKCL = 0,25 mol
Vdd = 6,2 l
Áp dụng công thức: CM=n/V Ta xác định được nồng độ mol của dung dịch là:
CM = 0,25 / 6,2 = 0,04 (mol/l)
Bài tập 2 : Tìm nồng độ mol của dung dịch sau khi tiến hành khi hòa tan 1,58 g KMnO4 trong 7,4l nước.
Lời giải:
Tìm số mol chất tan KMnO4 theo công thức:
Số mol chất tan = số gam chất tan/phân tử khối của chất tan
nKMnO4 = 1,58/158 = 0,01 mol.
Áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch ta có:
CM=n/V
CM = 0,01/7,4= 0,0013 (mol/l)
Bài tập 3 : Xác định nồng độ mol của dung dịch sau khi tiến hành hòa tan 3,5 mol Canxi Clorua trong 4950ml nước.
Lời giải:
Đầu tiên, ta tiến hành đổi thể tích từ ml sang lít:
Ta có 4950ml = 4,95l.
Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM= n/V ta có nồng độ mol của dung dịch thu được sẽ là:
CM = 3,5 / 4,95 = 0,71 mol/l
Qua các bài tập trên ta thấy, muốn tính nồng độ mol của dung dịch, đầu tiên, ta cần xác định được số mol chất tan cũng như thể tích của dung dịch đó.
Bài tập áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch
Bài tập 1 : Tiến hành hòa tan hết 30 gam KCl vào trong 50 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Lời giải:
Đầu tiên, ta xác định khối lượng dung dịch sau phản ứng theo công thức:
mdd = mct + mdm = 30 + 50 = 80 (gam)
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch, ta có:
C% = mct/mdd x 100% = 30/80×100% = 37,5%.
Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch KCl sau phản ứng là 37,5%
Bài tập 2 : Tiến hành hòa tan 20 gam đường vào 60 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
Lời giải:
Đầu tiên, ta xác định khối lượng dung dịch sau phản ứng theo công thức:
mdd = mct + mdm = 20 + 60 = 80 (gam)
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch, ta có:
C% = mct/mdd x 100% = 20/80×100% = 25%.
Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của đường sau phản ứng là 20%
Lời kết
Những công thức hóa học không quá khó nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải biết vận dụng linh hoạt cũng như áp dụng công thức một cách chính xác. Bên cạnh đó là phải học tập chăm chỉ, có kế hoạch học tập cụ thể, khoa học và thường xuyên ôn luyện kiến thức, nắm chắc kiến thức lý thuyết, các dạng bài tập cũng như hệ thống các công thức, cho tới việc áp dụng công thức như thế nào để có đáp án chính xác và nhanh nhất. Hy vọng rằng bài chia sẻ này của chung tôi đã giúp bạn hệ thống lại các công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm dung dịch một cách dễ hiểu để bạn có thể áp dụng được vào các bài tập một cách tốt nhất. Chúc các bạn học tốt.