Bài tập nâng cao về Từ đồng nghĩa Lớp 5 (Có đáp án)
Bài tập nâng cao về Từ đồng nghĩa Lớp 5 (Có đáp án)
Bài tập nâng cao về Từ đồng nghĩa Lớp 5 (Có đáp án)
Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b) Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
c) Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
e) Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)
Lời giải:
a) Xanh một màu xanh trên diện rộng.
b) Xanh tươi đằm thắm.
c) Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
d) Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
e) Xanh tươi mỡ màng.
Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
a) “… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.”
b) Bông hoa huệ trắng muốt.
c) Đàn cò trắng phau.
d) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Lời giải:
a) Trắng bệch: trắng nhợt nhạt, thiếu sức sống
b) Trắng muốt: màu trắng đều, ánh lên ánh sáng
c) Trắng phau: trắng tuyệt đối, không pha lẫn tạp chất
d) Trắng xóa: trắng đến lóa mắt trên một diện rộngBài tập nâng c
Bài 3 : Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Lời giải:
a) Chỉ nông dân (từ lạc : thợ rèn)
b) Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp (từ lạc : thủ công nghiệp)
c) Chỉ giới trí thức ( từ lạc : nghiên cứu )
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Lời giải:
a) Gọt giũa
b) Đỏ chói.
c) Hiền hoà
Bài 6: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái, …
b) To, lớn,…
c) Chăm, chăm chỉ,…
Lời giải:
a) …xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…
( Nghĩa chung : chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ) )
b) …to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,…
( Nghĩa chung : Có kích thước , cườngđộ quá mức bình thường )
c) …siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,…
( Nghĩa chung : Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó)
Bài 7: Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa:
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó vẫn được giữ gìn và phát huy Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”… của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Như vậy, thế hệ mai sau có trách nhiệm bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Từ đồng nghĩa: giữ gìn, bảo vệ