Bài tập chữa rối loạn tiền đình giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh

Việc tập luyện thể dục thể thao hợp lý vẫn luôn là cần thiết nếu bạn muốn nâng cao sức khỏe và rút ngắn thời gian điều trị. Sau đây là các bài tập chữa rối loạn tiền đình mà bạn nên thực hiện hàng ngày để hạn chế những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và tăng cường sức khỏe!

1. Bài tập cho mắt giúp chữa rối loạn tiền đình

Bài tập này sẽ giúp bạn cải thiện tầm nhìn và nâng cao khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.

Bạn thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau đây:

  • Nhìn tập trung vào một vật ở ngang tầm mắt của bạn.
  • Di chuyển đầu của bạn từ bên trái sang bên phải, nhưng mắt vẫn nhìn vào vật thể đó. Nếu cảm thấy chóng mặt và nhức đầu, bạn nên làm chậm lại.
  • Thực hiện từ 30 giây – 1 phút rồi nghỉ để não bộ cần có thời gian để thích ứng. Mỗi ngày luyện tập 5 lần.

2. Bài tập toàn thân giúp chữa rối loạn tiền đình

Các bài tập toàn thân có tác dụng giúp thư giãn cổ, vai, lưng, từ đó rèn luyện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Nhờ vậy, người bệnh có thể di chuyển vững vàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trường hợp bệnh nặng có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người thân để đảm bảo an toàn.

2.1. Tư thế ngồi

  • Chuyển động đầu và mắt cùng lúc
  • Nhún và xoay khớp vai
  • Cúi về phía trước sau, nhặt một đồ vật bất kỳ trên mặt đất
  • Uốn người nhẹ nhàng từ trái sang phải, sau đó nhặt đồ vật nào đó trên mặt đất.

2.2. Tư thế nằm ngửa

Luyện tập với chuyển động của mắt

  • Chuyển động mắt từ từ rồi tăng nhanh dần
  • Đảo mắt lên xuống liên tục, sau đó đảo từ bên trái qua bên phải và ngược lại
  • Tập trung nhìn vào các ngón tay khoảng cách từ 20cm đến 1m. Thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.

Bài tập với những chuyển động của đầu

  • Chuyển động đầu kết hợp với động tác nhắm mắt, mở mắt
  • Gập người về phía trước và ngả ra phía sau
  • Xoay người nhẹ nhàng sang trái và phải.

2.3. Tư thế đứng

  • Chuyển động cả mắt, đầu và vai
  • Đổi từ tư thế ngồi sang đứng, kết hợp mở – nhắm mắt (những người cao tuổi và cao huyết áp không nên thực hiện tư thế này)
  • Chuyền bóng từ tay này sang tay kia, để ngang hoặc trên tầm mắt
  • Tiếp tục ném bóng từ bên này sang bên kia nhưng để bóng ngang gối.

3. Bài tập nằm nghiêng 45 độ giúp chữa rối loạn tiền đình

Bài tập nằm nghiêng 45 độ giúp lưu thông mạch máu não, giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt ở những người bị rối loạn tiền đình.

Người bệnh thực hiện bài tập giúp chữa rối loạn tiền đình như sau:

  • Ngồi tư thế thẳng lưng, quay đầu sang bên trái theo góc 45 độ
  • Từ từ nằm xuống bên phải sao cho vị trí ở sau tai sẽ chạm xuống giường (nếu ở trên bạn quay đầu sang phải thì nằm xuống bên trái)
  • Nằm yên ở tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó quay trở lại tư thế ngồi ban đầu rồi thực hiện với bên còn lại. Lặp lại ở mỗi bên khoảng 6 lần, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sẽ biến mất.

Lưu ý: Bài tập này đòi hỏi sức dẻo dai của cơ thể nên người bệnh cần tập từ từ để không gặp phải chấn thương.

4. Bài tập yoga cho người bị rối loạn tiền đình

Yoga là bộ môn có liên quan đến nhịp thở, hệ thống thần kinh và toàn bộ cơ quan nội tạng của cơ thể. Các động tác yoga đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể, nhờ vậy, lượng oxy và máu sẽ dễ dàng lưu thông đến não bộ cũng như các cơ quan khác để điều hòa các hoạt động của não bộ trở nên bình thường trở lại. Từ đó, giúp khắc phục được các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững… do rối loạn tiền đình gây ra.

4.1. Bài tập tư thế trái núi

  • Đứng thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai. Hít thở sâu và hóp bụng dưới.
  • Rướn người, đẩy lồng ngực lên cao. Từ từ đưa hai tay qua khỏi đầu sao cho kẹp sát mang tai.
  • Chắp 2 bàn tay lại, thả lỏng khuỷu tay. Giữ nguyên tư thế này khoảng 2 phút, hít vào thở ra đều đặn.

4.2. Bài tập đứng gập người về trước

  • Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng theo thân mình.
  • Hít vào từ từ, nâng hai tay qua khỏi đầu.
  • Thở ra từ từ đồng thời người hơi gập về phía trước. Từ từ cúi người xuống sao cho hai tay chạm sàn và ôm lấy phần cổ chân. Đỉnh đầu hơi thả lỏng.
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1 – 3 phút sau đó hít thở sâu. Đặt 2 tay lên gối và từ từ nâng người dậy. Lưu ý không nâng người đột ngột để hạn chế tình cảm giác choáng váng.

4.3. Bài tập tư thế con cá

  • Nằm ngửa trên sàn, 2 tay buông thả lỏng theo người, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Nhấc từng bên cơ thể lên để đặt bàn tay vào vị trí dưới mông.
  • Nâng phần trên cơ thể lên, hai khuỷu tay làm trụ cho phần trên cơ thể, đầu ngả về sau.
  • Ngửa đầu ra sau, cố gắng để đỉnh chạm sàn.
  • Hít sâu rồi thở ra nhẹ nhàng. Trở về tư thế ban đầu rồi lặp lại bài tập.

4.4. Tư thế Yoga cây cầu

  • Bạn nằm ngửa trên sàn, hai tay đặt dọc bên thân, lòng bàn tay úp xuống, hai chân chống xuống sàn.
  • Hít vào nhẹ nhàng sau đó từ từ đẩy hông lên cao. Phần thân trước từ từ căng ra theo nhịp thở của mình.
  • Giữ tư thế trong khoảng 15 giây hoặc đến khi mỏi thì hạ xuống. Lặp lại động tác 10 lần.

4.5. Bài tập co gối chạm trán

  • Nằm thẳng người, 2 tay song song với thân mình, 2 chân chống xuống sàn.
  • Co chân lên áp sát vào ngực. Đồng thời, 2 tay vòng qua gối và đan xen vào nhau. Giữ tư thế trong vòng 15 giây.
  • Nâng cổ lên, đưa cằm ép sát vào đầu gối. Giữ tư thế trong vòng 15 giây rồi thả lỏng, quay trở về vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác 10 lần.

5. Các bài tập chữa rối loạn tiền đình khác

5.1. Bài tập Romberg chữa rối loạn tiền đình

  • Đứng thẳng, hai chân để sát nhau, hai tay thả lỏng theo thân mình. Hai mắt nhắm lại. Giữ tư thế này trong 30 giây.
  • Có thể nâng mức độ khó cho bài tập này bằng cách đưa hai tay đưa thẳng về phía trước và song song với mặt đất.

5.2. Bài tập lắc lư hai bên

  • Đứng thẳng người, hai chân giang chân rộng bằng vai, tay thả lỏng theo thân mình.
  • Lấy chân trái làm trụ, di chuyển cả thân mình sang trái, sau đó đổi bên. Lưu ý không được nhấc gót và ngón chân lên.
  • Lặp lại 20 nhịp.

Thực hiện động tác thật chậm rãi, khi đã quen bạn có thể tăng biên độ cũng như là tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

5.3. Bài tập lắc lư trước sau

  • Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
  • Từ từ ngã người ra trước rồi ra sau (cố gắng di chuyển cả vai và hông) sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Lưu ý không được nhấc ngón chân hoặc gót chân, giữ lưng thẳng.
  • Giữ tư thế khoảng 10 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị. Lập lại mỗi lần 20 nhịp.

Khi mới tập có thể thực hiện một cách chậm rãi, sau đó mới tăng tốc độ. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

5.4. Bài tập dậm chân tại chỗ

Bài tập này giống với động tác hành quân trong quân đội. Thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 3 phút.

5.5. Bài tập đi bộ chữa tiền đình

Đây là hình thức tập luyện dễ dàng và ít tốn kém mà người bị rối loạn tiền đình nên thực hiện hằng ngày. Khi đi bộ, các nhóm cơ và xương của toàn cơ thể đều vận động, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao tinh thần, giảm stress hiệu quả.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích người bệnh nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Khi mới bắt đầu thì nên đi chậm. Sau đó, có thể tăng tốc nhưng nên bước nhẹ nhàng, dứt khoát, tay để thoải mái, vung tự nhiên. Người bệnh cần hít thở bằng mũi rồi thở bằng miệng, điều hòa nhịp thở, tránh tập luyện quá sức.

5.6. Đi bộ kết hợp động tác

Thay vì tập đi bộ như bình thường, bạn có thể kết hợp thực hiện xoay đầu sang phải – trái, gập đầu lên – xuống hoặc nghiêng người từ trái qua phải.

6. Lưu ý khi thực hiện các bài tập

  • Các bài tập chữa rối loạn tiền đình không mang lại hiệu quả tức thì, chính vì thế, để đạt được hiệu quả bền vững, người bệnh phải kiên trì luyện tập thường xuyên. Bạn hãy bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, thực hiện đúng động tác, sau đó tăng dần độ khó.
  • Thời gian tập mỗi ngày khoảng 30 phút. Trước khi tập cần khởi động kỹ càng và thư giãn sau bài tập. Không tập luyện quá sức hoặc quá lâu trong 1 lần bởi sẽ gây tổn thương hệ cơ, xương khớp.
  • Đối với các bài tập yoga thì nên thực hiện trên thảm tập, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch vì có thể gây cảm lạnh, dễ chấn thương.
  • Không nên ăn nhiều ngay trước khi tập, tốt nhất nên ăn nhẹ cách 1 tiếng.
  • Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.

Trên đây là một số bài tập chữa rối loạn tiền đình được các chuyên gia khuyến khích người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, các động tác cần được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng và không được vội vàng. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình hồi phục, người bệnh nên kết hợp các biện pháp khác như ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh. Trong xu hướng này, sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao thường chứa các thành phần như cao Blueberry, Ginkgo biloba, Chondroitin cùng các vitamin nhóm B, mang lại tác dụng như:

  • Hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não.
  • Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Hàn gắn các dây thần kinh, kích thích dây thần kinh phục hồi nhanh.

Nhìn chung, sản phẩm này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não trong các trường hợp đau nửa đầu, căng thẳng thần kinh, giảm trí nhớ, thiếu máu não sau tai biến. Giảm thiểu chứng tê bì chân tay, ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu…

Bài viết liên quan: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình cho hiệu quả cao