Bài giảng Thức ăn và dinh dưỡng gia súc | Tiến sỹ Nguyễn Hưng Quang

          KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

 

Môn học: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA SÚC

Tổng tiết : 90T

Lý thuyết: 75T

Thực hành: 15T

 

 Nội dung giảng lý thuyết:

 

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

 

  1. Mục đích : Giúp sinh viên nắm được:

– Tầm quan trọng của môn học đối với vật nuôi và hoạt động sản xuất thực tế

– Toàn cảnh về tình hình hình nghiên cứu thức ăn vật nuôi ở Việt Nam

– Phương hướng nghiên cứu thức ăn dinh dưỡng của Việt Nam trong thời gian tới.

  1. Yêu cầu: Sinh viên biết được:

– Vai trò của thức ăn dinh dưỡng

– Vị trí khoa học nghiên cứu thức ăn dinh dưỡng ở Việt Nam

– Những vấn đề sẽ nghiên cứu, đề cập tới trong chương trình học

  1. Dụng cụ trợ giảng và phương pháp sử dụng:

– Giới thiệu những tài liệu có liên quan: Giáo trình sinh lý, sinh hoá, hoá phân tích…

– Sử dụng phương pháp thuyết trình và hỏi nhanh

  1. Thời lượng: 3 tiết
  2. Nội dung:

Tiết 1, 2

1. Tầm quan trọng của môn học:

          Thức ăn dinh dưỡng là môn học cơ sở, là phần không thể tách rời của các môn học chăn nuôi. Nếu công tác giống và công tác chuồng trại thú y đã tốt, thì vai trò của khoa học dinh dưỡng với việc chi phí để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm chăn nuôi chiếm một vị trí hết sức quan trọng để thu được sản phẩm có giá trị cao, giá thành hạ. Trong chăn nuôi chi phí thức ăn có thể chiếm tới 70% tổng giá thành sản phẩm. Sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi chịu sự tác động trực tiếp bởi tính hoàn hảo của thức ăn. Khi đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi thì con vật sinh trưởng phát triển nhanh, thời gian nuôi ngắn lại, khối lượng xuất chuồng cao và hiệu quả kinh tế cao và ngược lại nếu không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con vật.

          Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của vật nuôi, rất nhiều bệnh phát sinh do thức ăn không đáp ứng được nhu cầu của vật nuôi. Có thể gây chết hàng loạt nếu thiếu những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thời gian dài, Hay thức ăn không đạt đến độ hoàn hảo, cân đối thì có thể làm giảm sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi    

Hoặc đối với vật nuôi làm giống có thể gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh dục của con vật, giảm sức sống của tinh trùng, tế bào trứng, giảm khả năng thụ tinh, chết thai, sẩy thai…

          Vậy dinh dưỡng là gì: Là những quá trình hoá học và sinh lý chuyển hoá thức ăn thành các mô và hoạt chất sinh học của cơ thể.

          – Đối tượng và nhiệm vụ môn học

Không đề cập đến vấn đề dinh dưỡng cho từng đối tượng cụ thể mà chỉ cung cấp những vấn đề cơ bản về vấn đề dinh dưỡng với từng loài gia súc gia cầm.

          Tìm ra nhu cầu của động vật đối với các loại chất dinh dưỡng để thoả mãn sinh lý và khả năng sản xuất của con vật.

Lịch sử về quá trình nghiên cứu phát triển thức ăn – dinh dưỡng

Nghiên cứu thức ăn dinh dưỡng cho gia súc đã có lịch sử lâu đời. Ngày nay cùng với sự phát triển của chăn nuôi hiện đại, khoa học về dinh dưỡng ngày càng đạt đến trình độ chuyên sâu cao.

Trước thế kỷ 18, khoa học hầu như không có vai trò thực tiễn trong dinh dưỡng đây là giai đoạn phát triển tự nhiên trước khoa học của dinh dưỡng học.

Tiếp theo là kỷ nguyên của năng lượng hoá học, cha đẻ là nhà hoá học người Pháp Anatonie lourent Leevoiser (1743 – 1794) từ đây việc xác định nhu cầu của cơ thể sống được thực hiện, người ta phát hiện ra các chất bột đường, chất béo, nhưng là những chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nhà nghiên cứu đã tiến hành xác định vai trò của các chất này và nhu cầu của chúng đối với cơ thể.

Năm 1822 Baussingault, phát hiện muối có iod cho người không bị bướu cổ. Bắt đầu từ thế kỷ XX, người ta tin tưởng rằng các chất khoáng bao gồm muối ăn, Ca … và có thể Fe là những chất khoáng quan trọng trong dinh dưỡng gia súc.

Đầu thế kỷ XX, 1 khẩu phần bao gồm đầy đủ bột đường, chất béo, pro cùng 1 lượng chất xơ được cho là khẩu phần hoàn chỉnh.

Năm 1912, Basinuk Punkt đã phát hiện ra vỏ bao bên ngoài của vỏ gạo có một chất liên quan đến 1 loại bệnh sau này xác định được là Thiamin (vitamin B1). Từ đó kỷ nguyên vitamin học ra đời. Đến 1930 – 1940, thì phần lớn các vitamin được xác định. Chúng được phân lập trong thức ăn tổng hợp trong phòng thí nghiệm được chia làm 2 nhóm:

Đến giai đoạn này, hầu hết các chất dinh dưỡng được phát hiện và tiếp tục là thời kỳ phát hiện tiêu chuẩn ăn. Tiêu chuẩn ăn là bảng số liệu của một hay nhiều chất cần thiết cho các loài gia súc khác nhau với mục đích nuôi dưỡng khác nhau. Tiêu chuẩn cho ăn được thể hiện ở số lượng các chất dinh dưỡng yêu cầu/ngày hoặc tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần.

Kiểu thứ nhất sử dụng cho gia súc được cung cấp một lượng thức ăn nhất định trong suốt 24giờ và kiểu thứ 2 sử dụng cho gia súc được cho ăn với một khẩu phần không có sự giới hạn về thời gian cung cấp cho con vật. Thực ra việc xác định tiêu chuẩn ăn được xác lập năm 1810 bởi nhà khoa học Đức Thacr. Đến 1859, Grouxen và một số nhà nghiên cứu người Đức khác, đã sử dụng kết quả phân tích protein, chất béo, bột đường để xây dựng công thức tiêu chuẩn ăn cho gia súc ở các nông trại. Ngày nay, các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc được phát hiện và tiêu chuẩn ăn cho các loài gia súc, gia cầm khác nhau đã được nghiên  cứu trên cơ sở nhu cầu các chất dinh dưỡng của chúng khi khám phá ra rằng protein không phải được con vật sử dụng nguyên vẹn mà được sử dụng dưới dạng đơn vị cấu thành a.a, đồng thời với việc khám phá phương pháp xác định thành phần a.a cũng như  việc sản xuất công nghiệp axit amin. Thì các nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về nhu cầu các a.a của gia súc, gia cầm đã xuất hiện. Từ đây, một kỷ nguyên mới về nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn của gia súc gia cầm ra đời, kỷ nguyên của a.a. Thành tựu nổi bật của ngành dinh dưỡng là xác định axit amin thiết yếu của Wiliam Rose và các cộng tác viên của trường Đại học Illinois vào năm 1930. Họ đã thiết kế từng a.a ở những mức độ khác nhau và xác định lượng cần thiết để sử dụng tối ưu protein trong khẩu phần. Từ kết quả của các nghiên cứu này, những người làm việc tại Illinois có thể phân loại a.a thành a.a thiết yếu và a.a không thiết yếu. Tuy nhiên, không phải tất cả các a.a có trong protein đều được tiêu hoá và hấp thu hoàn toàn mà có một tỷ lệ nhất định được tiêu hoá, hấp thu, nó tuỳ thuộc vào từng loại protein thức ăn, loại gia súc gia cầm, cũng như còn chịu ảnh hưởng của trạng thái sinh lý của con vật và điều kiện môi trường. Chính  vì thế, mà việc xác định nhu cầu a.a tổng số không phản ánh đúng thực tế của con vật sử dụng và từ đó khái niệm a.a tiêu hoá ra đời. Việc nghiên cứu nhu cầu aa tiêu hoá gắn liền với các nghiên cứu  invivo về xác định tỷ lệ tiêu hoá của các loại thức ăn trên các loại gia súc gia cầm và trạng thái sinh lý khác nhau. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu các a.a thiết yếu không chỉ từng loại riêng lẻ mà còn quan tâm đến tỷ lệ tương đối của từng aa trong pro thức ăn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu về a.a cho các mục đích khác nhau của cơ thể gia súc, gia cầm.

– Thập niên 50 – 60 là thời kỳ mới của ngành nghiên cứu gia súc khi các loại kháng sinh có thể làm tăng tốc độ và hiệu quả tăng trọng. Chúng được xem như ”những dược phẩm tuyệt vời”. Sau đó, lần lượt các chất cấy ghép, thức ăn bổ sung xuất hiện, mở ra kỷ nguyên của công nghệ sinh học. Nhờ công nghệ này mà ngày nay người ta có thể kiểm soát được những đặc tính không mong muốn hay sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu, mục đích của con người. 

– 1949, Jeeke làm việc trong phòng thí nghiệm Leradle phát hiện ra rằng kháng sinh là một chất mới gì đó được bổ sung vào thức ăn gia súc và chúng có thể cải thiện tốc độ sinh trưởng cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn.

– Ngày nay, hơn 1000 loại thuốc được Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép các nhà chăn nuôi sử dụng cho gia súc gia cầm và khoảng 80% số gia súc nuôi lấy thực phẩm được nhận thuốc trong suốt thời gian sống của chúng, khi được sử dụng hợp lý các nhà chăn nuôi đưa tới người tiêu dùng các loại thịt, trứng, sữa không độc, an toàn với một chi phí thấp hơn so với những cách thức sử dụng khác. Hiện nay trong số các loại chất bổ sung và các chất được cấy ghép mới đây đang được kiểm tra và sử dụng là những chất kháng khuẩn khác nhau kể cả kháng sinh, các tác nhân, enzyme và các chất điện giải, các loại hormone hoặc các chất tương tự như hormone để tận dụng tối đa các loại thức ăn ngày càng trở nên khan hiếm để cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao trong chăn nuôi. Người ta chú trọng vào nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng khả năng lợi dụng thức ăn của con vật. Đó là nghiên cứu các khả năng chế biến, loại trừ kháng dinh dưỡng, bẻ gãy các liên kết bền vững trong thức ăn để phóng thích các chất dinh dưỡng, làm tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, kích thích sinh trưởng cũng như cải thiện sức khoẻ của vật nuôi. Nằm tăng năng suất và lợi dụng thức ăn của vật nuôi, người ta dùng các chất kích thích hoá học như hormone, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh… Tuy nhiên, việc sử dụng các chất này là cực kỳ nguy hiểm, đe doạ đến sức khoẻ con người, khi chúng còn tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi. Chìa khoá cho việc sử dụng các loại thuốc một cách an toàn là tuân theo các hướng dẫn cho phép được ghi trên báo bì, nhà chăn nuôi cần biết về các loại thuốc đã được cho phép sử dụng, liều dùng, phương pháp đưa thuốc vào cơ thể và thời gian ngừng sử dụng thuốc. Hơn một nửa các loại dược phẩm mà FDA cho phép sử dụng đòi hỏi thời gian ngưng sử dụng trước khi giết mổ hoặc trước các giai đoạn tiết sữa. FDA nhận thấy rằng khoảng 90% trường hợp  vi phạm về chất tồn dư gây ra do các nhà chăn nuôi không đảm bảo cho thời gian ngưng sử dụng thuốc cho gia súc. Bất kỳ loại chất tồn dư bất hợp pháp ở những súc sản bán trên thị trường như: trong thịt, trứng, sữa  có thể gây trở ngại cho việc buôn bán và thậm chí có thể dẫn tới việc xử phạt trong việc vận chuyển hàng hoá. Do đó, để sản xuất thực phẩm an toàn cho con người thì phải loại trừ các chế phẩm nguy hại này, nhưng cũng đòi hỏi phải duy trì năng suất vật nuôi. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các chế phẩm sinh học không gây nguy hại cho người sử dụng, gồm các thảo dược, axit hữu cơ, enzyme probiotic.

Sự phát triển kỹ thuật ghép gen (còn được biết đến như là sự tổ hợp ADN) đã mở ra một thời đại mới.

23/5/1997, các nhà khoa học ở trường Đại học Callifornia – San Francisco đã thông báo một sự đột phá quan trọng khi một kết quả của việc thay đổi các gen – đưa các vi khuẩn bình thường vào trong các nhà máy có khả năng sản xuất ra insullin, một loại hormone có giá trị cần thiết trong việc điều trị bệnh tiểu đường, mà trước đây chỉ tách ra từ những con lợn, cừu, trâu, bò tại các lò mổ. Nhóm các nhà sản xuất thực phẩm liên kết với  nhà sản xuất, nhà chế biến và những người tiêu thụ nắm bắt các lợi ích từ công nghệ sinh học từ sự phong phú của các sản phẩm có chất lượng cao. Tuy nhiên, tiến trình có thể bị chậm lại do quy định và do các vấn đề xã hội và một số nhà sản xuất, chế biến sẽ thay đổi và mất dần. Tuy nhiên, với sự mở cửa của thế kỷ 21, có thể dự đoán rằng tầm quan trọng của sự nuôi cấy nhờ công nghệ sinh học sẽ cạnh tranh với sự phát triển về cơ khí hoá, điều này làm tăng sản lượng nông nghiệp ở Mỹ lên gấp đôi  và làm tăng năng suất lao động của con người trong 1 giờ lên gấp 20 lần.

Tiết 3

2. Vị trí hiện tại của Việt Nam về nghiên cứu thức ăn dinh dưỡng vật nuôi

Việt Nam nghiên cứu thức ăn dinh dưỡng gia súc còn tương đối thấp so với sự phát triển của thế giới, điều kiện cơ sở vật chất còn giới hạn, kinh phí nghiên cứu còn hạn chế. Mặc dù hiện nay, ta đã áp dụng thành tựu khoa học của thế giới như sử dụng các chế phẩm sinh học được sản xuất bởi các công ty trên thế giới nhưng những gì chúng ta làm được còn rất hạn chế so với thế giới. Nếu ta không đi sâu vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiến bộ và công nghệ gen trong thức ăn và dinh dưỡng gia súc thì Việt Nam sẽ tự động trở thành thị trường tiêu thụ của thế giới. Chính vì thế trong thời gian sắp tới cần áp dụng công nghệ sinh học tạo ra những chế phẩm sinh học của Việt Nam. Nghiên  cứu giải pháp sản xuất thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu vào bảo vệ môi trường.

Những vấn đề sau đây nằm trong số những điều chưa được biết tới trong lĩnh vực dinh dưỡng hoặc nằm trong số những liên quan đến vấn đề dinh dưỡng cần được cải thiện và chúng tuỳ thuộc vào sự cố gắng của các nhà dinh dưỡng.

1. Tăng cường nghiên cứu nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng của gia súc. Chúng ta biết rằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc với một số lượng nhất định. Sự dư thừa dinh dưỡng có thể gây độc và những chi phí không cần thiết. Việc sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn tới bệnh thiếu dinh dưỡng và sự mất cân bằng cơ thể. Cần thiết là, xác định tất cả các dưỡng chất được yêu cầu và cách thức mà chúng tương tác lẫn nhau. Cần nhận thức được rằng giá trị của các chất dinh dưỡng có lẽ là quan trọng hơn thành phần của chúng.

2. Chúng ta cần biết nhiều hơn về hệ thống năng lượng thuần như cách tính toán hiện nay, năng lượng thuần thể hiện sự đáp ứng đã được dự đoán trước ở gia súc đối với một hỗn hợp thức ăn được cung cấp trong điều kiện môi trường chưa được vận động một cách hoàn toàn. Hệ thống năng lượng thuần cho phép đánh giá nhu cầu năng lượng của con vật, cho các chức năng sinh lý và sản xuất khác nhau, sự cải thiện thêm nữa cần thiết được nghiên cứu, thực hiện.

3. Trong tương lai, chúng ta cần cung cấp cho gia súc nhiều thức ăn thô xanh và ít thức ăn hạt ngũ cốc hơn để giảm áp lực cạnh tranh với con người, khi dân số gia tăng thì nhu cầu về lương thực là các hạt ngũ cốc cũng tăng lên. Sự thay đổi trong cách nuôi dưỡng gia súc là điều rất cần thiết . Các thay đổi sẽ theo các hướng lệ thuộc vào thức ăn thô xanh và ít hơn vào thức ăn hạt. Gia súc nhai lại có thể chịu được sự chuyển đổi này một cách dễ dàng, chúng sẽ là những kẻ tiêu thụ chất thô, chuyển đổi một lượng khổng lồ các chất liệu thô và các phế phụ phẩm thành protein chất lượng cao trong thịt và sữa.

4. Chúng ta cần biết nhiều hơn về tập tính của gia súc và môi trường, sự tập trung hướng vào số lượng và chất lượng thịt, trứng sữa, chất sợi và sức kéo của gia súc. Việc chăm sóc kém, sự quá nóng nảy buồn rầu, việc cắt đuôi, giam nhốt trong ô chuồng khá chật hẹp bị coi là thô bạo với gia súc. Nhà dinh dưỡng hiện đại phải:

– Xây dựng các công thức khẩu phần phù hợp với các môi trường khác nhau.

– Xây dựng các chương trình dinh dưỡng cho những giai đoạn có stress như giai đoạn cai sữa, vận chuyển, thể trạng mệt mỏi, bị bệnh, nhiệt độ và khí hậu tăng giảm đột ngột… sự phát triển của các chương trình dinh dưỡng trong các giai đoạn stress nên nhận được sự tập trung lưu ý nhiều cũng như việc điều trị bệnh trong y học.

5. Chúng ta cần bảo tồn năng lượng, sự gia tăng dân số và công nghệ sản xuất thực phẩm và thức ăn gia súc đang tạo ra những stress về năng lượng trong những phạm vi không thể dự đoán trước được và đe doạ nghiêm trọng đến sự sinh tồn của con người. Trong một thời kỳ có sự thiếu hụt về thực phẩm trên thế giới thì nhà dinh dưỡng là một nhân vật then chốt trong việc thu nhận năng lượng mặt trời chuyển đổi năng lượng này thành những năng lượng dễ tiêu đối với động vật và con người:

– Sự quang hợp năng lượng: các loài thực vật sử dụng năng lượng mặt trời có vai trò rất quan trọng và phương pháp sản xuất năng lượng duy nhất có thể phục hồi được, là quy trình sản xuất thực phẩm và thức ăn cơ bản và duy nhất trên thế giới, và là nguồn cung cấp O2 duy nhất trong khí quyển. Vì vậy, trong một thời kỳ thiếu hụt về thực phẩm trên thế giới thì chắc chắn việc hấp thụ năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp về lâu  dài sẽ chứng tỏ là có giá trị.

– Các gia súc chuyển hoá năng lượng, các loại cây khác nhau về sự chuyển hoá năng lượng mặt trời đã hấp thụ được của chúng trên một đơn vị năng lượng đầu vào trong trồng trọt. Các loại cỏ trồng cỏ khô hay cỏ ủ có hiệu quả cao trong việc hấp thu năng lượng mặt trời đòi hỏi năng lượng đầu vào ít để được lợi nhuận cao, sau đó các loài nhai lại sử dụng các loại cỏ, cỏ khô, cỏ ủ (các loại thức ăn không thích hợp cho sự tiêu thụ của con người), đưa ra cách thức chuyển hoá và tích luỹ năng lượng tốt nhất cho con người.

– Các phế phụ phẩm  của cây trồng  chứa năng lượng, các phụ phẩm của ngành trồng trọt còn lại trên các cánh đồng ở trên và dưới mặt đất có thể chứa năng lượng nhiều hơn 4 – 5 lần so với những gì đã thu hoạch. Nguồn thức ăn đầy tiềm năng này ngày càng được gia súc sử dụng nhiều hơn.

6. Chúng ta cần sử dụng các hoá chất và dược phẩm trong ngành nông nghiệp một cách thận trọng. Đôi khi con người cần có sự lựa chọn: lựa chọn giữa việc sử dụng các loại kháng sinh và các loại horrmone để cho tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng rủi ro cao về sức khoẻ con người, cộng với những chi phí thuốc men cao hơn với việc lựa chọn cho gia súc ăn thức ăn tự nhiên để được thực phẩm an toàn hơn. Một ví dụ cụ thể là: Để có sản phẩm an toàn hơn và người tiêu thụ thực phẩm an tâm hơn, Chính phủ Thuỵ Điển đã đi tiên phong trong việc cấm sử dụng một số kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, lệnh cấm này ban đầu đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi khá nhiều, lợn gà tăng trọng kém hơn, chết bệnh nhiều hơn giá thành sản phẩm cao hơn 15 – 20%. Nhưng sau 2 – 3 năm, người chăn nuôi đã chấp nhận. Nếu muốn ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì phải quan tâm đến an toàn thực phẩm.

7. Chúng ta cần kiểm soát sự ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Ngày nay, sự thức tỉnh của con người trên thế giới về ô nhiễm môi trường như không khí, đất, nước… Chăn nuôi đi đôi với ô nhiễm môi trường vì chất thải là phân, nước tiểu, xác gia súc chết, vi trùng gây bệnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm nếu đưa ra các giải pháp tăng cường tiêu hoá hấp thu, xác định tiêu chuẩn ăn hợp lý sẽ hạn chế lượng chất thải ra môi trường.

* Định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian tới

– Trong thời gian tới công tác nghiên cứu về thức ăn dinh dưỡng gia súc cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi ở nước ta. Vì vậy, thức ăn dinh dưỡng là rất quan trọng vì nó chiếm khoảng 65% cơ cấu giá thành sản phẩm nên việc cải thiện về dinh dưỡng và thức ăn rất có ý nghĩa. Mặt khác, giá thức ăn của ta còn cao hơn so với mức trung bình của thế giới khoảng 20%. Do đó, đẩy mạnh nghiên cứu về thức ăn để hạ giá thành là cần thiết. Thêm nữa với khẩu hiệu “từ thức ăn gia súc đến thức ăn cho người” nên thức ăn gia súc đóng vai trò quan trọng trong an toàn thực phẩm cho con người. Đây là lĩnh vực rất cần thiết phải nghiên cứu làm sao cung cấp thức ăn cho gia súc vừa cho năng suất cao vừa an toàn cho người sử dụng, có làm được điều này thì xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi mới được xúc tiến, vì tiêu chuẩn vệ sinh ở các thị trường nhập khẩu chính yếu là rất cao. Để thực hiện điều này, công tác nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng gia súc trong thời gian tới tập trung vào những lĩnh vực sau.

1. Nghiên cứu về dinh dưỡng là công việc thường xuyên liên tục:

– Nghiên cứu xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn tập trung nhiều vào thành phần a.a, vitamin, khoáng, xác định các giá trị năng lương (DE, ME, NE) nguyên liệu cho gia súc, gia cầm bằng các phương pháp in vivo, in sacco, in vitro.

– Xác định tỷ lệ tiểu hoá biểu kiến, thực in vivo, các loại nguyên liệu thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Nghiên cứu các quá trình sinh lý, sinh hoá của hệ thống tiêu hoá hấp thu đặc biệt là sinh lý hệ thống dạ cỏ ở loài nhai lại nhằm tăng khả năng lợi dụng thức ăn.

– Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho động vật dạ dày đơn về aa tiêu hoá, vitamin, khoáng, nhu cầu năng lượng, protein của bò sữa, bò thịt.

– Nghiên cứu dinh dưỡng gia súc với vấn đề bảo vệ môi trường như nghiên cứu khẩu phần có hàm lượng pro giảm thấp và cân bằng a.a đồng thời cân đối đối với năng lượng để giảm thiểu N thải ra môi trường, sử dụng các nguồn photpho dễ tiêu để giảm thiểu bài tiết photpho, nghiên cứu giảm thiểu khí thải metan ở gia súc nhai lại…

2. Nghiên cứu, chế biến, bảo quản nguyên liệu thức ăn để kéo dài thời gian sử dụng hạn chế tới mức tối đa sự phát triển nấm mốc, giảm giá trị dinh dưỡng và sản sinh độc tố có hại. Kỹ thuật chế biến để giảm thiểu hoặc vô hoạt các chất kháng dinh dưỡng để tăng tính dễ tiêu hoá của các nguyên liệu, tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu.

– Nghiên cứu khai thác nguồn phế phụ phẩm cho động vật nhai lại, trong điều kiện sản xuất quy mô công nghiệp và quy mô nông hộ.

– Nghiên cứu thay thế các nguồn thức ăn có giá thành đắt bằng nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền hơn. Nghiên cứu thức ăn gia súc với an toàn thực phẩm bao gồm hạn chế và tiến tới loại bỏ sử dụng kháng sinh, horrmone kích thích sinh trưởng, hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các độc tố, tăng cường sử dụng thuốc thảo dược.

3. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nguồn thức ăn gia súc mới gồm

– Nghiên cứu sản xuất sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi như enzyme, propiotic, để tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn, tăng cường sức khoẻ vật nuôi.

– Nghiên cứu sử dụng các khoáng hữu cơ dễ tiêu hoá, hấp thu trong gia súc gia cầm.

– Nghiên cứu các chủng vi khuẩn thích hợp cho việc ủ chua, bảo quản thức ăn xanh phù hợp với điều kiện nắng nóng của Việt Nam.

– Nghiên cứu các chất bọc để bảo vệ pro, aa khỏi sự phân giải trong dạ cỏ gia súc nhai lại, tăng lượng protein thoát qua, tăng hiệu quả sử dụng pro cho gia súc cao sản.

– Áp dụng công nghệ sinh học tạo ra các giống cây trồng không chứa hoặc chứa tỷ lệ thấp các chất kháng dinh dưỡng.

Chương I : Giới thiệu các thành phần hoá học cơ bản của thức ăn và vai trò của các chất dinh dưỡng đó đối với vật nuôi.

Chương II:  Các phương pháp đo và ước tính giá trị năng lượng của thức ăn

Chương III: Giới thiệu các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi ở Việt Nam. đặc điểm dinh dưỡng, tỷ lệ phối trộn và lưu ý khi sử dụng của từng loại thức ăn

Chương IV: Xây dựng tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho vật nuôi

 

 

 

Chương 1

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA THỨC ĂN

  1. Mục đích:
  • Giúp sinh viên biết được thế nào là thức ăn, dinh dưỡng
  • Các thành phần có trong thức ăn
  • Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đối với cơ thể vật nuôi
  • Những lưu ý khi sử dụng thức ăn trong chăn nuôi
  • Quá trình chuyển chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể
    1. Yêu cầu:
  • Sinh viên cần biết thành phần của thức ăn bao gồm những chất gì
  • Ảnh hưởng của từng thành phần có trong thức ăn đến cơ thể vật nuôi
  • Nhu cầu của của từng loại vật nuôi đối với từng thành phần có trong thức ăn
  • Cách tính nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với từng loại vật nuôi
    1. Dụng cụ trợ giảng và phương pháp sử dụng:
  • Hình ảnh các loại thức ăn điển hình
  • Hình ảnh từng loại mẫu vật, liên hệ với thực tế
  • Sử dụng phương pháp thuyết trình và đưa ra câu hỏi thảo luận
    1. Thời lượng: 16 tiết
    2. Nội dung: 

Tiết 1

          * Thức ăn là gì?

          Thức ăn là sản phẩm của động vật, thực vật, vi sinh vật …những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật, những chất dinh dưỡng này phải phù hợp với đặc tính sinh lý và cấu tạo của bộ máy tiêu hoá để con vật có thể ăn được, tiêu hoá, hấp thu được giúp con vật sống bình thường trong một thời gian dài.

          * Chất lượng dinh dưỡng là gì ?

          Chất dinh dưỡng là những chất chứa trong thức ăn mà cơ thể động vất có thể chọn lọc, lợi dụng được.

          Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện bằng khả năng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của con vật đối với loại thức ăn đó.

          – Thành phần hoá học của thức ăn được thể hiện cụ thể nhờ khoa học phân tích thành phần hoá học của thức ăn:

         

 

* Thành phần của thức ăn chăn nuôi :                          

  • Nước
  • Vật chất khô
    •  Chất vô cơ
    • Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Mn, Zn, I, Se…
    • Khoáng đa lượng: Ca, P, Na, Cl….
    •  Vật chất hữu cơ:
    • Protein: bao gồm protit và vật chất chứa Nitơ phi protit hay còn gọi là amit
    • Lipit : gồm lipít đơn giản và lipit phức tạp
    • Hydrat các bon: gluxit (saccarit, polysaccarit), đường, xenluloza…
    • Vitamin: bao gồm 2 loại : tan trong dầu và tan trong nước
  • Vai trò của các chất dinh dưỡng :
    • Các chất cung cấp năng lượng cho con vật bao gồm: gluxit, lipit
    • Các chất đóng vai trò là nguyên liệu cho sinh trưởng của con vật bao gồm : protein, khoáng và lipit.
    • Các chất như khoáng, vitamin, nước đóng vai trò điều tiết sinh lý cho con vật.

          Để cung cấp đủ nhu cầu các chất cho con vật chúng ta cũng phải biết được hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thực vật, động vật là bao nhiêu và nhu cầu vật nuôi.

Ví dụ : Trong thực vật hàm lượng gluxit rất cao: Thức ăn thô thì xơ rất cao  trong khi đó ở động vật gluxit chỉ tồn tại dươí dạng glycogen trong gan, cơ. Sự tích luỹ chất dinh dưỡng trong thực vật chủ yếu là tinh bột còn ở động vật sự tích luỹ thường đầy đủ và đa dạng hơn vì vậy trong chăn nuôi sự phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau là rất cần thiết.

1.1. Dinh dưỡng nước :

1.1.1. Nước trong thức ăn gia súc:

Trong thức ăn tồn tại một lượng nước nhất định. Các loại thức ăn khác nhau có tỷ lệ nước là khác nhau.

  1. Thức ăn xanh và thức ăn củ quả :

Hàm lượng nước trong các loại thức ăn này thường cao và dao động từ 80 đến 93%

          Thức ăn càng non thì tỷ lệ nước càng cao và tỷ lệ nước sẽ giảm dần theo tuổi của thức ăn, do quá trình tích tụ vật chất khô ( thành phần dinh dưỡng trong thức ăn)

  • Ưu điểm : Mềm, ngon gia súc thích ăn

          – Chứa nhiều nước nên vô tình đã cung cấp một lượng nước thường ngày trong nhu cầu về nước của con vật

          Ví dụ: Nếu ta cho 1 bò ăn 45 kg cỏ/ngày, tỷ lệ nước trong cỏ là 80% như vậy bò đã nhận từ cỏ một lượng nước là: 45 x 80% = 32kg

  • Nhược điểm:

– Khó bảo quản và dự trữ, không đưa ngay được vào trong thức ăn hỗn hợp

– Chỉ đưa vào trong thức ăn hỗn hợp khi đã phơi khô nếu không sẽ dẫn đến thức ăn hỗn hợp bị ẩm mốc gây hại cho sức khoẻ của con vật

 

 

  1. Thức ăn hạt và phụ phẩm:

          Thức ăn hạt và phụ phẩm bao gồm các loại sản nông và phụ phẩm của chúng  lấy từ công nghiệp xay xát và công nghiệp chế biến…

Khi mới thu hoạch trong thức ăn thường có tỷ lệ nước từ 16 – 22%  sau khi thu hoạch và phơi khô tỷ lệ nước thường trên dưới 13%

  • Ưu điểm:     

          – Cung cấp một lượng vật chất khô lớn trong khẩu phần con vật, có hàm lượng dinh dưỡng lớn

          – Chỉ cần tăng giảm 1 lượng nhỏ về độ ẩm là có thể tăng giảm được hàm lượng vật chất khô và năng lượng trong khẩu phần

  • Nhược:

          – Mới thu lượm muốn hàm lượng nước trong thức ăn cao

          – Dễ bị ẩm mốc và khi gặp độ ẩm và nhiệt độ thích hợp thì có thể nẩy mầm.

  1. Thức ăn động vật:

          Thức ăn động vật bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và các sản phẩm phụ của chúng như: bột cá, bột thịt, bột máu, bột sữa, bột lông vũ….Để bảo quản tốt cần phải đưa tỷ lệ nước có trong nó xuống dưới 10% và phải bảo quản trong túi ni lông …

  • Ưu điểm :

–  Hàm lượng vật chất khô cao.

–  Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cao và cân đối

  • Nhược điểm:

          – Dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phân huỷ

          – Yêu cầu về bảo quản phải kỹ lưỡng và cẩn thận

Bảng 1.1: Tỷ lệ nước trong một số thức ăn

Tên thức ăn

Tỷ lệ nước (%)

Rau xanh và củ quả

Rau muống trắng

Rau lấp             

Khoai lang vỏ trắng

Quả bí đỏ

 

89.2

92.2

80.4

85.2

Thức ăn hạt và phụ phẩm

Hạt ngô vàng

Hạt đỗ tương

Cám gạo xát

Khô dầu đỗ tương

 

12.5

13.0

14.0

13.9

Thức ăn động vật

Bột cá đặc biệt

Bột sữa khử bơ

Bột thịt – xương

 

7.7

6.5

8.3

 

 

 

Tiết 2

1.1.2. Nước và vai trò của nước đối  với  cơ thể vật nuôi: 

          Đối với động vật non nhu cầu trao đổi chất mạnh do vậy nước trong cơ thể chiếm một tỷ lệ lớn tuy nhiên cùng với tuổi và độ béo thì tỷ lệ nước sẽ giảm dần

  1. Tại sao tỷ lệ nước lại giảm theo độ béo?

VD:   Bò % chất béo 18 – 20% khối lượng cơ thể, còn nước là 55 – 60%

          Bò béo % chất béo 40 – 42% khối lượng cơ thể, còn nước là 40 – 42%

          Sở dĩ có trường hợp đó vì hàm lượng mỡ chiếm phần lớn thể tích tế bào vì vậy sẽ làm giảm tỷ lệ nước trong tế bào

Theo tuổi:

VD:  Gia súc, gia cầm non tỷ lệ nước  trên 70%

          Gia súc, gia cầm già tỷ lệ nước  trên dưới 60%

          Do gia súc non nhu cầu trao đổi chất mạnh và tích luỹ vật chất dinh dưỡng chưa cao

          Ở các cơ quan bộ phận khác nhau thì tỷ lệ nước cũng khác nhau:

VD :  Máu : 90 – 92%

          Nước tiểu : 95%

          Sữa: trung bình là : 87%

          – Phân bố nước trong cơ thể:

          + Nước nội bào: chiếm phần lớn 2/3, chúng nằm trong tế bào của cơ thể

          + Nước ngoại bào gồm huyết tương máu và lâm ba chiếm 1/5 tổng lượng nước của cơ thể

          + Nước gian bào chiếm 1/5 tổng lượng nước của cơ thể, nước này nằm xen giữa các tế bào (ta có thể nói tế bào tắm mình trong nước)

  1. Vai trò của nước trong cơ thể:

– Bôi trơn và bảo vệ

VD: bảo vệ hệ thần kinh trung ương…

– Là dung môi hoà tan chất dinh dưỡng

VD: khi thức ăn là rơm, rạ vào dạ cỏ của động vật nhai lại được hệ VSV dạ cỏ nghiền nát và trộn với dịch dạ cỏ tạo thành dạng dung dịch và được chuyển sang dạ tổ ong, ở dạ tổ ong khi co bóp thì phần thức ăn loãng được đẩy sang dạ múi khế, phần thức ăn thô còn lại sẽ được giữ lại để tiến hành quá trình tiêu hoá cơ học. 

– Vận chuyển chất dinh dưỡng tới các mô và đào thải chất độc

VD:  tham gia cùng với Hb để vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu từ ống tiêu hoá đến tận các mô bào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và để sinh tổng hợp thành các chất của cơ thể. Đồng thời nhận các sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất ở các mô bào, tổ chức ( CO2 , ure…) vận chuyển đến phổi, thận da để thải ra ngoài.  

– Giúp thực hiện các phản ứng hoá học

VD:  Mantoza C12H22O11 + H2O         C6H12O6 (glucoza)

Mỡ C3H5(OOCR)3 + 3H2O         C3H5(OH)3 + 3RCOOH

– Điều hoà thân nhiệt:

VD: Nhờ sự thoát hơi nước qua mồ hôi, khí thở làm giảm nhiệt độ cơ thể

– Tạo điều kiện cho các dịch tiêu hoá hoạt động, vì nhờ có nước làm dịch tiêu hoá ở trạng thái lỏng mới có khả năng hoạt động được.

VD: Ở dịch vị nước chiếm từ 98 – 99%, nước bọt, dịch ruột non: 99 – 99,4% là nước, dịch tuỵ, dịch mật 90% là nước

– Giữ thể hình con vật: như giữ sức căng bề mặt làm tế bào trương phồng và có dạng nhất định

– Chuyển dịch đàn hồi để chống tác động bên ngoài:

VD: khi ta tác động một lực vào cơ thể con vật, ta thấy tại nơi tác động lõm xuống nhưng sau đó lại trở lại trạng thái bình thường.

          – Nếu cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến rối loạn trao đổi chất. Vì cơ thể bị mất nước làm cho thể tích dịch ngoại bào giảm và nồng độ dịch sẽ tăng, từ đó làm giảm thể tích dịch nội bào (do nước chuyển dịch từ dịch nội bào ra dịch ngoại bào) và làm tăng nồng độ của dịch nội bào. Trong khoảng 15 ngày cơ thể không được cung cấp nước, sự mất nước sẽ vượt quá thể tích nước ngoại bào lúc đầu. Kết quả làm cho sự chuyển hoá các chất biến đổi và cấu trúc tế bào cũng biến đổi: làm suy giảm protein, mất ion K+ , làm giảm thể tích nước tiểu, tăng thải tiết chất điện giải nhằm duy trì trương lực của dịch thể. Mất chất điện giải, rối loạn cân bằng axit – bazơ dẫn đến rối loạn trao đổi chất 

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của vật nuôi:

– Nhiệt độ môi trường

          + Nhu cầu nước tăng khi nhiệt độ  môi trường tăng:

           VD: Với bò khi nhiệt độ môi trường là 40C cần cung cấp 3 kg nước/kg VCK khẩu phần, ở 26- 270C là 5,2 kg nước/kg VCK khẩu phần và ở 320C là 7,3 kg nước/kg VCK khẩu phần.

           + Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới nhu cầu nước của con vật: khi nhiệt độ của nước tăng lên > 320C thì nhu cầu của con vật sẽ giảm dần ngược lại khi nhiệt độ nước giảm thấp thì con vật cũng giảm uống nước.

– Khả năng sản xuất của con vật

          + Con vật có khả năng sản xuất lớn thì nhu cầu nước sẽ lớn hơn con vật thấp sản

          VD: bò sữa nhu cầu nhiều nước hơn là bò thịt do nhu cầu nước để con vật sản ra một lượng sữa nhất định trong ngày

          + Con vật non nhu cầu nước cao hơn con vật trưởng thành (tính theo kg khối lượng cơ thể)

– Lượng thức ăn con vật ăn vào

          Có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu nước của gia súc với lượng vật chất khô ăn vào

           Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để đảm bảo cho quá ttrình tiêu hoá hấp thu xẩy ra bình thường và để đảm bảo sức khoẻ và sức sản xuất của bò thì cứ 1kg VCK của khẩu phần cần cung cấp cho bò 1 lượng nước như sau:

Bò đang sinh trưởng, vỗ béo: 3,5kg nước

Bò chửa kỳ cuối:                     4 – 4,5kg

Bò tiết sữa                               4,2 – 4,5kg     

          Đối với lợn đang sinh trưởng có thể tính theo nhu cầu nước tối thiểu theo biểu thức:

           Y = 0,03 + 3,6x

          Trong đó x : là lượng thức ăn thu nhận (kg) khi khẩu phần có tỷ lệ thức ăn/ nước là 2/1

          VD: Một con lợn ăn 2,9 kg

          Y = 0,03 + 3,6 x 2,2 = 7,95 (kg)

          Nhu cầu nước của một số gia súc, gia cầm:

          Lợn : 7- 8kg nước /kg VCK thức ăn ăn vào

          Gà : 1 – 1,5kg/kg VCK thức ăn ăn vào

          Ngựa, dê : 2-3kg/kg VCK thức ăn ăn vào

          Trong chăn nuôi ta phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho con vật để đảm bảo sức khoẻ cho con vật, cho sức sản xuất cao,giảm chi phí nước, giảm ô nhiễm môi trường là điều rất cần thiết. Vậy cách tốt nhất là sử dụng vòi uống tự động cho con vật uống nước tự do.

  1. Hàm lượng cho phép của một số chất trong nước uống:

          Hàm lượng một số chất trong nước cho phép như sau:

 NaCl < 1% ; SO42- < 0,1% ; NO33- < 50 mg/l

Tuyệt đối không cho con vật uống nước nhiễm nguồn bệnh và ký sinh trùng

1.2. DINH DƯỠNG PROTEIN VÀ AXIT AMIN

          * Mục đích :

Chứng minh cho sinh viên thấy được sự cần thiết phải đáp ứng đầy đủ Protein, cân đối các axit amin, mối quan hệ giữa năng lượng và protein?

1.2.1. Một số khái niệm

          Tính chất của protein đều xuất phát từ đặc điểm chính là có phân tử lượng lớn, có nhiều điện tích và dễ bị biến tính  đưới sự tác động của các tác nhân lý hoá học

          KN: trong khoa học và trong thức ăn chăn nuôi protein là tên gọi chung cho tất cả các hợp chất hữu cơ mà trong thành phần có chứa nitơ.

          * Protit là thành phần cơ bản của Protein: trong thực vật protit chiếm từ 60 – 90% còn trong động vật có thể chiếm tới 100% vì thế coi khái niệm protein và protit là đồng nhất

1.2.2. Thành phần hoá học của protit

 

Carbon                    :

52%

Nitơ           :

16%

Oxy                         :

7%

Lưu huỳnh :

2%

Hydro                     :

23%

Phốt pho    :

0,6%

Các nguyên tố khác:

0,05%

 

 

                  

Phân tử protit được xây dựng bởi các a.a nhờ cách sắp xếp và số lượng các a.a tham gia vào để tạo thành các protit khác nhau.

1.2.2.1. Axit amin:

          Cấu tạo các a.a gồm các gốc radican và 2 nhóm định chức là nhóm cacboxin và nhóm amin. Sự tạo các amin khác nhau nhờ tính quy định các gốc radican khác nhau. Trong một a.a thì tuỳ thuộc và cách sắp xếp không gian của các phần tử a.a mà ta có thể gặp 2 dạng đó là a.a dạng D và a.a dạng L. Trong thực tế thì chỉ có a.a dạng L động vật mới hấp thu và lợi dụng được do chúng có men tương ứng còn dạng D động vật không có khả năng lợi dụng. Chỉ một lượng nhỏ dạng D bị khử  amin được cơ thể sử dụng với mục đích tạo ra năng lượng.

          Đối với thức ăn công nghiệp thì người ta phân lập được a.a và không lẫn các yếu tố gây hại vì vậy cơ thể có thể hấp thu trực tiếp không qua xử lý.

           Hiện nay theo tài liệu mới nhất trên thế giới đã phát hiện được trên 200 a.a khác nhau, nhưng chỉ có 20 – 22 a.a tham gia chủ yếu vào việc cấu tạo protein.

          Căn cứ vào khả năng tổng hợp a.a của cơ thể và theo yêu cầu của cơ thể, người ta chia ra 2 loại a.a: thay thế được và không thay thế dược

          + Axit amin không thay thế được (thiết yếu): là những a.a mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được hoặc không thể tạo bằng cách chuyển hoá từ a.a khác. Động vật buộc phải lấy các a.a đó từ thức ăn

          + Axit amin thay thế được (không thết yếu): là những a.a mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được hoặc tạo ra bằng cách chuyển hoá từ các a.a khác

          Axit amin không thay thế được gồm: Lizin, methionin, triptophan, histidin, phenylalanin, lơxin, izolơxin, threonin, arginin, valin, glixin

          Axit amin bán thay thế : sistein, sistin, tirosin

          Axit amin có thể thay thế được: alanin, asparagin, prolin, cerin, ornitin, a.glutamic, a.asparaginic

          Trong protein thực vật thường thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu (trong proein thực vật hàm lượng một số axit amin thiết yếu thường thấp hơn so với nhu cầu của vật nuôi)

          Trong động vật có đủ axit amin thiết yếu

          Tuỳ theo tuổi và loài động vật mà số lượng các axit amin không thay thế được nói trên có thể khác nhau. Riêng đối với động vật nhai lại thì các axit amin thiết yếu được tổng hợp bởi VSV trong dạ cỏ vì thế chúng không phụ thuộc nhiều vào hàm lượng các axit amin cung cấp từ thức ăn. Trong các loại thức ăn thực vật hàm lượng lizin, methionin, triptophan thường thấp hơn nhiều so với nhu cầu của vật nuôi nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn đối với vật nuôi, người ta gọi các a.a này là a.a đặc biết không thay thế. Trong thức ăn động vật thì các axit amin này tương đối đầy đủ và cân đối, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của con vật.

          * Tại sao nói ở đâu có protit thì đấy có sự sống?

          Đáp: vì protit đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự sống. Protit tham gia vào thành phần cấu tạo của tất cả các cơ quan tế bào, tất cả các quá trình sống trong cơ thể đều liên quan đến trao đổi protit. Protit là thành phần không thể thay thế như men, hormone, thể miễn dịch, sắc tố… chính chúng quyết định tính chất của quá trình tiêu hoá hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn, điều hoà quá trình TĐC trong toàn bộ cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu bên ngoài.

          + Tạo các enzym  nhờ đó mà tốc độ phản ứng hoá học trong cơ thể nâng lên hàng ngàn tỷ lần

          + Thực hiện chức năng vận chuyển và dự trữ : Hb

          + Tham gia bảo vệ cơ thể như bạch cầu và tạo độ bền cho da

          + Tham gia vào vận động (cơ), các quá trình thông tin như protein thị giác, thần kinh

          – Protein tham gia vào tạo tế bào cơ thể (mô cơ) và các chất sinh học khác

          – Thực hiện chức năng phân giải cho ra năng lượng ( 1g protein cho 4Kcal năng lượng trao đổi)

Protein trong thức ăn dao động trong một phổ rộng từ 2% đến 90%

          Ví dụ: Trong bột thịt thì protit có thể chiếm gần như hoàn toàn nhưng trong rơm thì chiếm một tỷ lệ không đáng kể

1.2.2.2. Tiêu hoá hấp thu protit

          Trong quá trình tiêu hoá protein được phân giải hấp thu và vận chuyển từ ruột vào trong tế bào, nếu a.a thừa dẫn đến bị khử amin và thải ra ngoài theo nước tiểu còn gốc radican sẽ được chuyển thành năng lượng cung cấp cho cơ thể, nếu quá thừa chuyển thành mỡ dự trữ.

          * Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Hiệu quả kinh tế thấp khi cho ăn thừa protit

          Nếu thừa sẽ dẫn đến lãng phí thậm chí còn gây bệnh cho động vật

Thừa làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của con vật       

          + Thừa axit amin làm thay đổi quan hệ cân bằng axit amin dẫn tới tạo yếu tố hạn chế mới

          + Sự có mặt không đồng thời của a.a ở tế bào dẫn tới mất cân bằng axit amin

          + Nếu thừa axit amin có thể gây độc

Ví dụ: như mối quan hệ đối kháng giữa các a.a : lizin – arginin, lơxin, izolơxin – valin

Nếu ta cho thừa Lizin  dẫn đến giảm lợi dụng arginin, nếu khẩu phần thiếu arginnin mà bổ sung thêm Lizin thì sinh trưởng của gà giảm mạnh. đồng thời trong quá trình nuôi dưỡng ta cũng cần chú ý mối quan hệ của protein đối với vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

1.2.2.3. Cấu trúc và thuộc tính của protein:        

Protit được tạo thành bởi 2 hay nhiều axit amin nối với nhau bởi cầu nối peptit

          Protit được cấu tạo bởi 2 a.a gọi là dipeptit, bởi 3 gọi là tripeptit, từ 4–10 gọi là poligopeptit, lớn hơn 10 gọi là Polipeptit

          Căn cứ vào cầu nối thẳng hay tạo thành các mắt xích uấn cong mà ta có cấu tạo hình cầu hay hình phiến của các phân tử p