Bài diễn văn tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio, ngày 5 tháng 6, 1992 – Nhận thức về môi trường: Một phần của cuộc sống hàng ngày
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương
Chào các bạn,
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) (còn gọi là hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio) là một trong những nỗ lực lớn nhất của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức liên quan cùng đưa ra những quyết định quan trọng về môi trường tương lai của Trái đất cũng như các vấn đề phát triển khác. Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức trong 11 ngày (từ 3/6 – 14/06/1992) tại Rio De Janeiro, Brazil đã thu hút sự tham gia của 178 quốc gia trên thế giới.
Tại hội nghị này, Severn Suzuki – một cô bạn 13 tuổi đến từ Canada, đồng hành với các người bạn của mình trong tổ chức Trẻ em vì Môi trường, đã mang đến một bài phát biểu khiến cả thế giới phải im lặng. (DCN đã có bài về cô bạn này.)
Vừa qua, ngày 20/06/2012, tại Brazil, Hội nghị Rio+20 đã tổ chức sau 20 năm thực hiện “Tuyên bố Rio” (1992 – 2012) với chủ đề “Green Economy: Does it include you?” (Kinh tế Xanh: Có bao gồm bạn không?).
Dưới đây là bài kiến nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), Rio de Janeiro, Brazil, ngày 5 tháng 6 năm 1992.
Tiếp theo sau đó là bài “Nhận thức về môi trường: Một phần của cuộc sống hàng ngày”, trích từ bài diễn văn của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Lễ phong Thánh Tượng Đức Phật và Hội nghị Quốc tế về Trách nhiệm sinh thái–Cuộc đối thoại với Phật giáo, Bản báo cáo tạm thời, năm 1993: Ngôi nhà Tây Tạng, New Delhi.
Mục Lục
Bài diễn văn tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio, ngày 5 tháng 6, 1992
Tôi vô cùng hạnh phúc và cảm thấy cực kỳ vinh dự khi có mặt cùng với các bạn tại đây. Niềm tin cơ bản của tôi là mục đích của cuộc đời chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc phụ thuộc vào nền tảng của chính nó. Tôi tin rằng nền tảng đầu tiên, hay nguyên nhân của hạnh phúc cũng như sự mãn nguyện, chính là sự phát triển vật chất lẫn tinh thần.
Vả lại, loài người bất kể khả năng của chúng ta như thế nào, tri thức nào, công nghệ nào, căn bản vẫn là một sản phẩm của thiên nhiên. Thế cho nên, xét cho cùng, số phận của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.
Tôi nghĩ rằng vào thời xa xưa, khi khả năng của con người bị giới hạn, chúng ta rất có ý thức về tầm quan trọng của thiên nhiên, và vì lẽ đó, chúng ta tôn trọng thiên nhiên. Rồi một thời khác đến, khi chúng ta phát triển khoa học và công nghệ; và chúng ta có nhiều khả năng hơn. Bây giờ thỉnh thoảng dường như mọi người quên đi tầm quan trọng của tự nhiên. Thỉnh thoảng chúng ta nhận được loại niềm tin sai lệch rằng loài người chúng ta có thể làm chủ được thiên nhiên với sự trợ giúp của công nghệ. Đương nhiên, trong một số phạm vi hạn chế nào đó, chúng ta có thể có một mức độ làm chủ nhất định. Nhưng với toàn cầu nói chung thì điều đó là không thể. Cho nên bây giờ đã đến lúc phải nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên, tầm quan trọng của trái đất chúng ta. Các bạn thấy đấy, một ngày nào đó chúng ta có thể tìm thấy mọi sinh vật trên hành tinh này trong đó có con người – phải chịu diệt vong.
Tôi nghĩ một vấn đề nguy hiểm là, các chuyện như chiến tranh hạt nhân là một nguyên nhân lo ngại ngay trước mắt, nên tất cả mọi người đều thấy rõ đó là điều đáng sợ. Tuy nhiên các nguy hại đối với môi trường lại xảy ra từ từ mà không có nhiều người nhận thức. Một khi chúng ta nhận thức được một điều gì đó rất rõ ràng đối với mọi người thì có thể đã là quá muộn. Vì lẽ đó, tôi nghĩ chúng ta phải nhận thức rõ đúng lúc trách nhiệm của chúng ta trong việc chăm sóc thế giới của chính chúng ta.
Tôi thường nói với mọi người rằng mặt trăng và những ngôi sao khi còn ở trên trời cao thì trông rất xinh đẹp, hệt như một vật trang trí vậy. Nhưng nếu chúng ta nhất định cố gắng tới và sinh sống ở trên mặt trăng, có thể một vài ngày thì có lẽ rất hấp dẫn, và vài hiểu biết mới nào đó có thể rất hay ho, và vài trải nghiệm mới có thể rất thú vị. Nhưng, nếu chúng ta thực sự tiếp tục ở đó, tôi nghĩ trong vòng vài ngày chúng ta sẽ trở nên rất nhớ hành tinh nhỏ bé của chúng ta. Do đó đây là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Cho nên, tôi nghĩ hội nghị như thế này về môi trường và hành tinh của chúng ta này là rất hữu ích, rất quan trọng và kịp thời.
Và hiển nhiên mọi chuyện không hề dễ dàng chút nào, thế nên tôi không nghĩ tất cả các vấn đề có thể giải quyết cùng một lúc thông qua những hội nghị như vậy. Tuy nhiên, hội nghị này rất hữu ích trong việc mở rộng tầm nhìn.
Vì vậy, một khi tâm trí nhân loại đánh thức sự thông minh của con người, chúng ta có thể thấy những hướng đi và phương pháp nhất định để giải quyết vấn đề. Nhưng đôi khi chúng ta ỷ lại trong mọi chuyện và chẳng quan tâm gì cả, và như tính lơ là như thế là một nguy hiểm. Vì thế, những hội nghị về một tình huống nghiêm trọng, nếu tiếp cận với một tâm trí và đôi mắt rộng mở thì rất quan trọng và hữu ích. Đây là những cảm xúc của tôi.
Cảm ơn các bạn!
Hết.
(Phạm Thu Hương dịch)
Address at Rio Earth Summit
I am extremely happy and feel great honor to be with you here. My basic belief is that the purpose of our life is happiness, and happiness depends on its own basis. I believe the basic base, or the cause of happiness and satisfaction, is material and spiritual development.
Then again, human beings irrespective of our ability, knowledge, technology are basically a product of nature. So therefore, ultimately, our fate very much depends on nature.
In ancient times I think, when human ability was limited, we were very aware of the importance of nature; and so we respected nature. Then the time came when we developed through science and technology; and we had more ability. Now sometimes it seems people forget about the importance of nature. Sometimes we get some kind of wrong belief that we human beings can control nature with the help of technology. Of course, in certain limited areas we can to a certain extent. But with the globe as a whole it is impossible. Therefore now the time has come to be aware of the importance of nature, the importance of our globe. You see, one day we might find all living things on this planet- including human beings-are doomed.
I think one danger is that things like nuclear war are an immediate cause of concern so everybody realizes something is horrible. But damage to the environment happens gradually without much awareness. Once we realize something very obvious to everybody it may be too late. So therefore I think we must realize in time our responsibility to take care of our own world.
I often tell people that the moon and stars when remaining high in the sky look very beautiful, like an ornament. But if we really try to go and settle there on the moon, perhaps a few days may be very nice and some new experience may be very nice and some new experience may be very exciting. But, if we really remain there, I think within a few days we would get very homesick for our small planet. So this is our only home. Therefore, I think this kind of gathering concerning our environment and the planet is very useful, very important, and timely.
And of course things are not easy, so I don’t think all problems could be solved at once through such meetings. However, this kind of meeting is very helpful to open eyes.
So, once the human mind wakes up humans such intelligence, that we may find certain ways and means to solve problems. But sometimes we just take everything for granted and don’t care, and this kind of negligence is also a danger. So, such meetings on a critical situation, if approached with an open human mind and eyes, are important and useful. These are my feelings.
Thank you!
His Holiness the Dalai Lama’s press statement at the United Nations Conference on Environment and Development (UNCED), Rio de Janeiro, Brazil; June 5, 1992.
The end.
Nhận thức về môi trường: Một phần của cuộc sống hàng ngày
- Trích từ bài diễn văn của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Lễ phong Thánh Tượng Đức Phật và Hội nghị Quốc tế về Trách nhiệm sinh thái-Cuộc đối thoại với Phật giáo, Bản báo cáo tạm thời, năm 1993: Ngôi nhà Tây Tạng, New Delhi.
Hội nghị sinh thái học này hoàn toàn thích hợp. Tôi nhận ra sự cấp thiết phải bảo vệ cân bằng môi trường, và tin rằng nếu chúng ta hờ hững với môi trường, thế giới nói chung sẽ đau khổ.
Vì sự giàu sang vật chất và hậu quả là các vấn đề môi trường thấy ở phương Tây, một số người nói rằng chúng ta cần phải gạt bỏ cách sống hiện đại. Nhưng tôi cảm thấy điều này có một chút cực đoan. Chúng ta phải dùng trí tuệ và sự hiểu biết để giải quyết vấn đề sinh thái. Tôi rất vui khi có các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau thông tin về các cuộc thảo luận về những vấn đề này.
Tôi cảm thấy điều này đặc biệt quan trọng đến mức mỗi cá nhân cảm nhận được rõ trách nhiệm của họ với việc bảo vệ môi trường, khiến trách nhiệm này trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày, tạo nên quan điểm tương tự trong gia đình họ, và phổ biến quan điểm này ra cộng đồng.
Bởi chúng ta trong Thế giới Thứ ba đối diện với quá nhiều cảnh nghèo nàn, chúng ta đôi khi thấy các vấn đề môi trường cách xa hẳn chúng ta. Nhưng chúng ta phải nghiên cứu các vấn đề đang đối diện các quốc gia tiên tiến để xây dựng hướng đi đúng đắn ngay từ đầu.
Tôi mong nhận được những ý kiến mới mẻ từ hội nghị này và hy vọng ý tưởng đó sẽ dẫn đến nhiều phúc lợi.
Hết.
(Phạm Thu Hương dịch)
Environmental Awareness: A Part of Daily Life
- Quoted from His Holiness the Dalai Lama’s address at the Consecration of the Statue of Lord Buddha and the International Conference on Ecological Responsibility-a Dialogue with Buddhism, Interim Report, 1993: Tibet House, New Delhi.
This conference on ecology is extremely appropriate. I recognize the urgency of preserving the balance of the environment, and believe that if we neglect it, the world as a whole will suffer.
Because of the material wealth and resulting environmental problems seen in the West, some people say we need to discard the modern way of life. But I feel this is a bit extreme. We must use wisdom and understanding to tackle this ecological problem. I am very happy there are so many experts from different fields to inform the discussions of these issues.
II feel that it is extremely important that each individual realize their responsibility for preserving the environment, to make it a part of daily life, create the same attitude in their families, and spread it to the community.
Because we in the Third World face so much poverty, we sometimes see ‘the environmental issues as far away from us. But we must learn from the problems that are faced by the highly advanced nations to set the proper path from the beginning.
I look forward to the new ideas from this conference and hope it will bring about much benefit.
The end.