Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất | GDCD 10 (Trang 19 – 23 SGK) – Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a.Thế nào là vận động?

  • Vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
  • Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy – Ph. Ănghen.

b. Vật chất là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:

  • Vật chất chỉ tồn tại thông qua các cách vận động và thông qua sự vận động mà sự vật hiện tượng thể hiện sự tồn tại và đặc tính của mình.
  • Ví dụ:
    • Trái đất tồn tại khi quay quanh mặt trời
    • Cây xanh tồn tại khi hấp thụ ánh sáng, dinh dưỡng và trao đổi chất.

=> Vận động là thuộc tính vốn có của vật chất, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội.

c. Các hình thức vận động của thế giới vật chất.

  • Triết học Mác – Lê Nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:
    • Vận động cơ học
    • Vận động vật lí
    • Vận động hóa học
    • Vận động sinh học
    • Vận động xã hội.
  • Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng.
  • Giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
  • Trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.

a. Thế nào là phát triển?

  • Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

  • Qúa trình phát triển  của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, có đôi lúc thụt lùi tạm thời.

=> Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái mới ra đời thay thế cái lạc hậu.

  • VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so  với chế độ tư bản chủ nghĩa.