Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân – GDCD 9 – Bùi Thanh Phượng – Thư viện Bài giảng điện tử
-
0
/
0
Nhấn vào đây để tải về
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả
Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Bùi Thanh Phượng
Ngày gửi: 21h:58′ 07-03-2022
Dung lượng: 2.3 MB
Số lượt tải: 1637
Số lượt thích:
0 người
21h:58′ 07-03-20222.3 MB1637
MÔN GDCD LỚP 9
CHÚC CÁC EM CÓ MỘT TIẾT HỌC LÍ THÚ
VÀ BỔ ÍCH
? Ở lớp 6,7,8 các em đã học người công dân có quyền cơ bản nào ?
Ngoài những quyền đã nêu, người công dân còn có quyền nào khác ?
1. Trong đợt lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, theo em, trong số những người dưới đây ai có quyền tham gia đóng góp ý kiến?
a) Tất cả mọi người Việt Nam (sống ở trong nước hay nước ngoài) đều có quyền tham gia.
b) Chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước mới được tham gia.
c) Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia.
Tiết 25 + 26 – Bài 16 :
QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
I. Đặt vấn đề: (SGK/57)
Thế nào là Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của CD?
Tiết 25 + 26 – Bài 16 :
QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Tham gia bầu cử Quốc hội,
HĐND các cấp
Quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước
và tổ chức xã hội
Tham gia bàn bạc các vấn đề
của thôn, bản
Tham gia bàn bạc, thực hiện việc
xây dựng cầu, đường
Quyền tham gia bàn bạc công việc chung
Học sinh thảo luận bàn về các công việc chung của trường, lớp
HỌP TỔ DÂN CƯ: Bàn về công tác an ninh trật tự địa phương
Đại biểu Dương Trung Quốc thay mặt cử tri kiến nghị với Quốc hội
Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.
1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Bài 1 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 9): Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ;
b) Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ;
c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ;
d) Quyền được học tập ;
đ) Quyền khiếu nại, tố cáo ;
e) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ;
g) Quyền tự do kinh doanh ;
h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Lời giải:
Các quyền: (a), (c), (đ), (h) là quyền thể hiện sự tham gia của công dân về quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
2. CD tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng hai hình thức:
Bài 3 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 9): Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp ?
a) Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;
b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ;
c) Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của địa phương ;
d) Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân địa phương ;
đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài… ;
e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lời giải:
– Các hình thức trực tiếp: (b), (c), (d)
– Các hình thức gián tiếp: (a), (đ), (e)
Bài 2 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 9): Em tán thành quan điểm nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước ;
b) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người ;
c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.
Lời giải:
Em tán thành với quan điểm (c), bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
3. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
* Nhà nước : Đảm bảo & tạo đk để ND phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Công dân có trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội như:
+ Tham gia thảo luận các vận đề chung của địa phương, cả nước. Kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
+ Thực hiện quyền bầu cử & ứng cử vào QH, HĐND khi đến tuổi.
+ Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái PL của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, cá nhân, đơn vị…
Tham gia bàn bạc công việc chung
Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện
?
?
?
?
Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội
*Liên hệ với tình hình ở trường, lớp (hoặc địa phương) và cho biết em (hoặc gia đình em) được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp (địa phương).
Trả lời:
– Đối với em.
+ Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;
+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.
Bài tập vận dụng
Bài 16 trang 57 sgk GDCD 9
a) Theo em, những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân ?
Trả lời: Những quy định thể hiện quyền:
+ Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992;
+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
b) Nhà nước ban hành những quy định trên để làm gì ?
Trả lời: Những quy định độ là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực
c) Liên hệ với tình hình ở trường, lớp (hoặc địa phương) và cho biết em (hoặc gia đình em) được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp (địa phương).
Trả lời: Đối với em.
+ Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;
+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.
Tạm biệt các em !
Bài 6 (trang 60 sgk Giáo dục công dân 9): Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền
tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
Lời giải:
Vì, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và
không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và
có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.