Bài 14 – AN PTT – An ninh phi truyền thông – MỞ ĐẦU Chưa bao giờ nhân loại phải đối phó với nhiều – Studocu

MỞ ĐẦU

Chưa bao giờ nhân loại phải đối phó với nhiều mối hiểm họa, thách thức như hiện nay. Trong đó, thách thức an ninh phi truyền thống đang trở thành một trong những mối thách thức gay gắt nhất, không thể xem thường. Vì thế, việc hợp tác nghiên cứu dự báo, chủ động có biện pháp phòng, chống là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bài giảng được biên soạn dựa theo tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh của Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2017.

NỘI DUNG

Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I. AN NINH TRUYỀN THỐNG (ANTT)

An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ thời chiến tranh lạnh, đồng nghĩa với khái niệm an ninh quốc gia, (ANQG) đề cập tới vấn đề an ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thống. Nội dung cơ bản của ANQG chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, loại trừ những mối uy hiếp đến đối với lợi ích cơ bản đó. Mục tiêu của ANQG là củng cố nền tảng vững chắc bên trong, phòng ngừa xâm lược, tiến công quân sự từ bên ngoài và bỏa vệ vững chắc chủ quyền, thể chế chính trị quốc gia.

Nội dung của ANQG hay ANTT là an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh xã hội. Trọng tâm bảo vệ ANQG chính là bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh quân sự, an toàn xã hội.

Trong quá trình đổi mới đất nước thì quan niệm về an ninh cũng có những nhận thức đầy đủ hơn. Đảng ta khẳng định, kinh tế-xã hội phát triển, tăng trưởng kinh tế không chỉ tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực để tăng cường tiệm lực quốc phòng an ninh, mà còn tạo cơ sở chính trị -xã hội thuận lợi cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo an ninh quốc gia. Từ đó, quan niệm về ANQG hay ANTT được mở rộng, đầy đủ hơn, mang tính tổng hợp. Đó là an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa xã hội. Như vậy, ANQG chính là sự ổn định, bình yên của đất nước, của chế độ; là trạng thái yên ổn, thanh bình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những thách thức, nguy cơ đối với an ninh truyền thống là: nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; nguy cơ từ khủng khoảng kinh tế -xã hội, nguy cơ tham nhũng, lãng phí, nguy cơ suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…

Phương hướng nhiệm vụ bảo vệ ANQG hay an ninh truyền thống là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc đổi mới, bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, chủ động tiến công và tích cực phòng ngừa trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm không để bị động bất ngờ.

II. AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (ANPTT)

An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây và được sự quan tâm thu hút của dư luận quốc tế. An ninh phi truyên thống có thể hiểu là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, của khu vực và của toàn cầu. Nội dung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề bức thiết đang nổi lên hiện nay như: Cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số, môi trường sinh thái suy kiệt, xung đột tôn giáo, dân tộc, nghèo đói, bệnh tật, tội phạm rửa tiền,…An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu hiện sâu đậm trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa phát triển thì theo đó, an ninh phi truyền thống ngày càng lan rộng hơn và đậm nét hơn.

Đối với nước ta, việc phối hợp với quốc tế để giải quyết một số vấn đề an ninh phi truyền thống đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Trong phạm vi quốc gia, Đảng ta đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây chính là một động thái thiết thực nhất đối với việc xử lý vấn đề thuộc an ninh phi truyền thống.

Đại hội XII của Đảng yêu cầu phải “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống”

III. NHẬN DIỆN AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

An ninh phi truyền thống mang đặc trưng hết sức cơ bản đó là tính “Xuyên quốc gia”, “Không biên giới”, do vậy khi nghiên cứu, nhận diện an ninh phi truyền thống cần lưu ý cả phạm vi quốc tế và ở từng quốc gia, dân tộc. Theo đó, an ninh phi truyền thống được nhận diện trên một số nội dung chủ yếu như sau:

  • -Thứ nhất, về nguồn gốc của an ninh phi truyền thống:
  • An ninh phi truyền thống có nguồn gốc từ hiện thực cuộc sống loài người, tuy nhiên trên phương diện lý luận, nhận thức an ninh phi truyền thống chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tự do và chủ nghĩa Kiến tạo.

    Trong các học thuyết về quan hệ quốc tế, Chủ nghĩa Tự do nổi lên sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nó đối lập với chủ nghĩa hiện thực liên quan đến vấn đề chính trị, quyền lực, quân sự, chiến tranh. Trong quan hệ quốc tế, Chủ nghĩa Tự do cho rằng cần sự hợp tác, không phân biệt về thể chế chính trị, dân tộc, văn hóa, tôn giáo giữa các quốc gia, dân tộc.

    Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế được mở rộng làm xuất hiện chủ nghĩa Kiến tạo (constructivism). Theo các nhà kiến tạo, mỗi quốc gia có một bản sắc quốc gia, hay cách quốc gia đó nhận thức về bản thân mình, và bản sắc quốc gia này giúp định hình các mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi, như an ninh, chính sách đối ngoại hay phát triển kinh tế.

  • -Thứ hai, về đối tượng tác động:
  • An ninh phi truyền thống có đối tượng tác động rất rộng lớn, cả ở bình diện quốc tế, quốc gia và con người. Hiện nay các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có tác động mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: Các thảm họa thiên nhiên, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường; khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực .v.v.

  • -Thứ ba, về tính chất, phạm vi:
  • An ninh phi truyền thống là vấn đề “không biên giới” vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, dân tộc của một nước. Đây là vấn đề có tính chất quốc tế.

    Ví dụ như: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng tới nhiều nước, kéo cả nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái.

    Đối vối Việt Nam, ngoài các nội dung về đối tượng, tính chất, phạm vi thì việc nhận diện an ninh phi truyền thống còn đặt trong mối tương quan so sánh với an ninh truyền thống. An ninh phi truyền thống là những vấn đề nằm ngoài an ninh truyền thống vốn gắn chặt với các vấn đề về hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang.

    Như vậy, so với an ninh truyền thống thì an ninh phi truyền thống có hai đặc điểm nổi bật là: Các nhân tố an ninh phi truyền thống là những vấn đề xuyên quốc gia mang tính khu vực và toàn cầu; an ninh phi truyền thống do các nhân tố phi quân sự gây ra, trực tiếp ảnh hưởng, thâm chí uy hiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị-xã hội và cuộc sống bình yên của người dân.

    Phần II. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ ĐE DỌAAN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

    I. NHỮNG MỐI NGUY CƠ CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

    Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều có thể bị đe dọa bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Nhìn chung, có thể phân chia các vấn đề ANPTT hiện nay như sau:

  • -Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.
  • -Mối đe dọa bắt người từ việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chạy đua vũ trang.
  • -Mối đe dọa từ sự bao vây, cấm vận, sức ép kinh tế, chính trị bên ngoài.
  • -Mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức (buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, cướp biển, tội phạm kinh tế – tài chính, tội phạm công nghệ cao, …)
  • -Mối đe dọa suy thoái môi trường, thảm họa thiên tại.
  • -Mối đe dọa của từ bệnh dịch quy mô lớn (SARS, AIDS, dịch cúm gia cầm, …)
  • -Mối đe dọa bắt nguồn từ đói nghèo, thất nghiệp, dòng người tị nạn…
  • Ở Việt Nam, các vấn đề về an ninh phi truyền thống có thể khái quát trên hai phương diện chủ yếu là xã hội và môi trường tự nhiên.
  • -Trên phương diện xã hội là tổng thể các vấn đề liên quan đến con người, chế độ chính trị, trật tự an toàn xã hội như: dịch bệnh, buôn bán người, tội phạm mạng, công nghệ cao, gian lận thương mại, tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền…
  • -Trên phương diện môi trường tự nhiên bao gồm những nội dung chủ yếu sau: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, lụt lội, sạt lở đất, động đất, sóng thần, nước biển dâng…
  • II. TÁC ĐỘNG CỦAANPTT

  • Đối với Việt Nam, an ninh phi truyền thống tác động ảnh hưởng trên rất nhiều lĩnh vực, nghiên cứu những tác động đó có thể được khái quát trên một số nội dung chủ yếu sau:
  • -Một là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với chính trị
  • Sự tác động đến chính trị của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam được biểu hiện trên hai nội dung chủ yếu đó là tác động nguy hại đến sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà nước. An ninh phi truyền thống tác động đến chính trị của đất nước một cách gián tiếp, thông qua sự tác động của rất nhiều lĩnh vực. Những tác động này có thể gây ra mất trật tự xã hội làm nhân dân hoang mang mất niềm tin vào chế độ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, chính quyền và Nhân dân. Những vấn đề an ninh truyền thống khi mất kiểm soát, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, những khủng hoảng trầm trọng có thể sẽ chuyển hóa thành an ninh truyền thống, kết hợp với các mối đe dọa như chiến lược “diễn biến hòa bình” kích động gây rối, biểu tình, bạo loạn, làm mất ổn định đất nước, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài nhằm thay đổi chế độ, thay đổi chính quyền ở Việt Nam.

  • -Hai là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với kinh tế
  • Lĩnh vực kinh tế là một trong số những lĩnh vực chịu sự tác động trực tiếp của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. An ninh phi truyền thống tác động đến tất cả các khâu của hoạt động kinh tế kể từ hoạch định chính sách kinh tế của nhà nước đến việc tổ chức thực hiện hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    Hoạt động hoạch định chính sách kinh tế của nhà nước phụ thuộc rất nhiều nhân tố như: con người, tài nguyên, khoa học kỹ thuật, ngành nghề … có thể nói tất cả các nhân tố này đều chịu sự tác động của an ninh phi truyền thống.

    Ví dụ như: Vụ án Lã Thị Kim Oanh, vụ án tại tổng công ty tàu thủy Việt Nam -Vinashine (năm 2013), vụ án Dương Chí Dũng, vụ án Nguyễn Đức Kiên (năm 2014).

    Trong lịch sử, thế giới từng chứng kiến hiện tượng sóng thần ở Ấn Độ Dương ngày 26-12-2004 đã cướp đi sinh mạng của 255.000 người, để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và nhiều lĩnh vực khác cho 11 quốc gia trong khu vực; vụ động đất gây sóng thần ở Nhật Bản ngày 11-3-2011 đã làm thiệt hại cho nước này khoảng trên 300 tỉ USD. Gần đây tại Quảng Ninh, trong trận mưa lũ từ ngày 26-7-2015 đến ngày 29-7-2015 đã làm địa phương này thiệt hại về kinh tế vào khoảng 1500 tỉ đồng.

  • -Ba là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với văn hóa-xã hội.
  • Hậu quả từ an ninh phi truyền thống có thể gây ra mất ổn định đất nước trên nhiều lĩnh vực, tác động từ tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố và tội phạm ma túy…, sẽ làm thay đổi kết cấu xã hội, mâu thuẫn nội bộ gia tăng, tạo tâm lý bất bình, chống đối của dân chúng đối với chính quyền, gây khủng hoảng xã hội trầm trọng.

    Các vấn đề về tội phạm ma túy làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội cả về suy thoái văn hóa đạo đức, tội phạm hình sự, hủy hoại sức khỏe người dân.

    Ngoài ra, sự bùng phát thông tin với các biểu hiện là “chiến tranh thông tin”, “chiến tranh mạng” cũng tạo ra nguy cơ mất ổn định đất nước.

  • -Bốn là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với quốc phòng-an ninh
  • Sức mạnh quốc phòng Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của quốc gia, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của sự gắn kết chặt chẽ giữa các tiềm lực, lực lượng với thế trận quốc phòng của cả nước. Vì thế, những tác động làm giảm khả năng huy động cũng như khả năng phát huy các tiềm lực quốc gia đã ảnh hưởng lớn tới sức mạnh quốc phòng của đất nước.

    Tác động của các vấn đề về an ninh phi truyền thống còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ vào lĩnh vực quốc phòng, chất lượng xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng, xây dựng các khu vực phòng thủ, các công trình quốc phòng, nhất là sự tàn phá do thảm họa, thiên tai gây ra.

    Ngoài ra, biến đổi khí hậu đã trực tiếp tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, thậm chí cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, để lại hậu quả nghiêm trọng trong nhiều năm, tiêu tốn nguồn tài chính lớn của quốc gia.

    Đối với Việt Nam, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nặng nề, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, và có nguy cơ tác động ngày càng lớn hơn.Theo ước tính của các nhà khoa học chuyên môn, nếu mặt biển chỉ dâng cao hơn 1m thì cũng đủ làm “…ngập chìm 40% diện tích của vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm đảo lộn cuộc sống của 11% dân chúng, mất đi 10% GDP, tàn phá 13% diện tích nông nghiệp…”.

    Hiện nay, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã có những cố gắng đáng kể để giảm thiểu các tác động và thiệt hại của nó. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, hiệu quả thấp.

    Tác động hình thành nguy cơ xung đột và chiến tranh.

    Trên thực tế, hai cuộc chiến tranh tại I-rắc (năm 1991, 2003) xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ nguồn lợi dầu lửa; chiến tranh Nam Tư xảy ra từ xung đột dân tộc, sắc tộc; chiến tranh Áp-ga-ni-xtan xuất phát từ chống khủng bố.

    Đối với Việt Nam, nguy cơ xung đột và chiến tranh từ tác động các vấn đề về an ninh phi truyền thống có thể ít xảy ra nhưng cũng không thể chủ quan, xem nhẹ. Hiện nay, các loại tội phạm về an ninh mạng, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội rửa tiền và các loại tội phạm trên lĩnh vực thương mại, đầu tư…, vẫn diễn biến phức tạp và là một trong những nhân tố gây mất ổn định, nhất là trên các tuyến biên giới, có thể làm tổn hại tới quan hệ với các nước. Điều đó cho thấy, nguy cơ từ an ninh phi truyền thống tác động đến an ninh quốc gia không chỉ từ các vấn đề trong nước mà còn từ các vấn đề khu vực và thế giới, cần được coi trọng và kiểm soát có hiệu quả.

  • -Năm là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với đối ngoại.
  • An ninh phi truyền thống là vấn đề mang tính quốc tế, để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu. Có thể nói bên cạnh các lĩnh vực khác, an ninh phi truyền thống trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác quốc tế.

    Đối với Việt Nam, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng trực tiếp tác động đến công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta cụ thể như: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Kông trong giải quyết các vấn đề về ma túy, buôn bán người, nguồn nước, lũ lụt, nguồn lợi thủy sản… Hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

    Phần III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA TỪ CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

    A. Đối với các vấn đề xã hội

    Khi nghiên cứu về an ninh phi truyền thống cần đặt trong mối quan hệ biện chứng với an ninh quốc gia, với việc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hòa bình, ổn định trong nước, trong khu vực và trên thế giới, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta thể hiện trên một số nội dung chính sau:

  • -Về mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “Ngày càng được nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn: bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không những là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, mà còn là bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XI của Đảng đưa vấn đề giữ vững chủ quyền biển đảo vào nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vệ lãnh thổ Tổ quốc; đưa vấn đề ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống vào nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và nhấn mạnh vấn đề an ninh chủ động”.
  • -Về sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc: “Bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt…”.
  • -Về phương thức bảo vệ Tổ quốc: “Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh phi vũ trang và đấu tranh vũ trang, kết hợp xây dựng với bảo vệ, lấy xây dựng để bảo vệ; nhấn mạnh phương thức phi vũ trang, bảo vệ Tổ quốc từ xa … giữ nước từ lúc nước chưa nguy; phát triển hoàn thiện quan điểm tự bảo vệ trong điều kiện mới”
  • “Bảo vệ không chỉ là phòng ngừa mà trước hết phải chăm lo xây dựng, làm cho mình mạnh lên”.

  • B. Đối với vấn đề môi trường tự nhiên
  • Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước được thể hiện:

    “Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45% (kể cả diện tích cây công nghiệp lâu năm). Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng”.

    Về cách thức giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, Đảng ta chủ trương: “Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu”.

    II. GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA TỪ CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Các mối đe dọa ANPTT rất đa dạng, biểu hiện trên nhiều lĩnh, nguồn gốc tạo nên các mối đe dọa này rất phức tạp, có cả yếu tố phát sinh có nguồn gốc thiên tạo và các yếu tố phát sinh từ nguồn gốc nhân tạo; có khả năng phát tán nhanh, phạm vi rộng, ảnh hưởng xuyên quốc gia. Một số mối đe dọa ANPTT có khả năng chuyển hóa thành các mối đe dọa ANTT, nếu khả năng kiểm soát, quản trị kém, thiếu cơ chế phối hợp hành động giữa các quốc gia.

    Chính những đặc điểm nêu trên, đối với mỗi mối đe dọa ANPTT cụ thể cần có các giải pháp tương ứng về hình thức tổ chức lực lượng, chủ thể tiến hành, nguồn lực huy động, phương án thực hiện… Trong khuôn khổ của bài giảng chỉ nêu ra các giải pháp chung về phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa từ các vấn đề ANPTT trong điều kiện củ thể ở Việt Nam hiện nay.

  • A. Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các mối đe dọa An ninh phi truyền thống đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và an ninh nhân loại
  • -Vị trí:
  • Đây là vấn đề hết sức quan trọng, vì thực tế cho thấy, nhận thức của phận lực lượng vũ trang và đại bộ phận nhân dân mới chỉ dừng lại ở an ninh truyền thống, do vậy rất dễ mất cảnh giác.

  • -Yêu cầu thực hiện:
  • + Xây dựng nội dung giáo dục phù hợp, khoa học.
  • + Công tác giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của mọi cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân.
  • + Tổ chức giáo dục bằng nhiều hình thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức học tập, hội thảo, báo cáo chuyên đề…
  • + Đầu tư, chuẩn bị cả về con người và phương tiện hiện đại cho nhiệm vụ đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống.
  • Căn cứ vào đối tượng cụ thể để sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp, các phương pháp chủ yếu như: thuyết trình, trình bày trực quan, đàm thoại, đối thoại, sử dụng tài kiệu nghiên cứu… phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, theo hướng gợi mở, đề cao tính chủ động của đối tượng, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục

  • B. Chủ động ngăn ngừa, ứng phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống để bảo vệ độc lập dân tộc
  • -Vị trí:
  • Đây là kinh nghiệm quan trọng đầu tiên mà Việt Nam đã thể hiện trong thực tiễn bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa ANPTT từ 2001 đến nay.
  • -Yêu cầu thực hiện:
  • + Chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vậy chất, tinh thần của nhân dân, chăm lo bảo vệ môi trường sinh thái.
  • + Phân loại từng lĩnh vực ANPTT với những đặc điểm khác nhau để xác định cơ chế, phương thức quản trị an ninh phi truyền thống phù hợp.
  • + Chủ động và tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi truyền thống, nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tề về phòng ngừa và ứng phó với các thách thức của ANPTT.
  • + Chủ động xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản trị ANPTT ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể; thường xuyên diễn tập để tránh rơi vào thế bị động khi xảy ra tình huống bất thường.
  • + Giữ vững an ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn giáo một cách khéo léo, giải tỏa các xung đột xã hội phù hợp, phòng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển hóa cảu các xung đột.
  • + Chủ động và tích cực hợp tác quốc tề trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.
  • C. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết những vấn đề an ninh phi truyền thống
  • -Vị trí:
  • Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát, cụ thể và sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang có vai trò nòng cốt giữ vai trò quyết định hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

  • -Yêu cầu thực hiện:
  • + Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cần coi trọng việc đấu tranh phòng chống an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện.
  • + Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với thực tiễn tình hình, nhất là khả năng ứng phó trước các vấn đề đột xuất, bất ngờ xảy ra đe dọa an ninh quốc gia.
  • + Coi trọng công tác nắm tình hình, dự báo các tình huống; khi có tình huống xảy ra phải xác lập được phương hướng chính trị đúng đắn, định hướng được công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh.
  • + Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp, tư duy, phong cách, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền để có thể gần, sát dân hơn, phù hợp thực tiễn, ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
  • + Các cấp ủy đảng, chính quyền của các bộ, ban, ngành, địa phương cần tích cực, chủ động cụ thể hóa việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nhất quán phương châm của Đảng: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
  • D. Mở rộng và tăng cường hợp tác, phối hợp hành động với các nước trong khu vực và quốc tế về phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
  • -Vị trí:
  • Đây là giải pháp quan trọng phán ánh đặc điểm “xuyên quốc gia”, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ và lợi ích từng quốc gia, dân tộc của các vấn đề an ninh phi truyền thống.
  • -Yêu cầu thực hiện:
  • + Tăng cường hợp tác, phối hợp hành độngvới các nước trong khu vực và quốc tế để đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống.
  • + Thành lập các cơ quan chuyên trách, các tổ chức vừa có tính lâu dài và ở những giai đoạn, thời điểm cụ thể để phối hợp hành động với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là các tổ chức của Liên Hợp quốc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, chung tay giải quyết các vấn đề xã hội như: dịch bệnh, an ninh lương thực, phát triển con người, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em… Chủ động tổ chức các hội thảo quốc tế về các vấn đề thuộc phạm vi, đối tượng tác động của an ninh phi truyền thống.
  • + Xây dựng sự hợp tác quốc tế một cách tổng thể, trên nhiều lĩnh vực.
  • + Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế trong công tác dự báo, hoạch định chính sách ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống cả về kinh tế, tài chính và các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các vấn đề về biến đổi khí hậu, thiên tai, sóng thần, nước biển dâng…
  • E. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển đất nước nhanh và bền vững
  • -Vị trí:
  • Đây là giải pháp có tính chất quyết định, chi phối, tác động đến các giải pháp khác, phát triển kinh tế đất nước chính là sự phát huy nội lực, xây dựng tiềm lực kinh tế đất nước ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
  • -Yêu cầu thực hiện:
  • + Hoàn thiện nhận thức khoa học về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu, điều kiện của đất nước.
  • + Phát huy đồng bộ các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vai trò động lực thúc đẩy quan trọng của kinh tế tư nhân; tiếp tục đổi mới cơ chế phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; tạo điều kiện tiếp tục phát huy hiệu quả kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chú trọng phát triển kinh tế vùng, liên vùng, kinh tế nông thôn, kinh tế biển; đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh (chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ).
  • + Tập trung thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế,
  • + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường.
  • + Hoạch định và thực hiện các trương trình, kế hoạch kinh tế đi đôi với bảo vệ các nguồn tài nguyên.
  • G. Tăng cường và phát huy mọi tiềm lực của đất nước đặc biệt là huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
  • -Vị trí:
  • Tăng cường và phát huy mọi tiềm lực của đất nước đặc biệt là huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau là nội dung quan trọng trong xây dựng các tiềm lực của sức mạnh quốc gia, nhằm để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

  • -Yêu cầu thực hiện:
  • + Tăng cường tiềm lực quốc phòng -an ninh phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện, cả về xây dựng lực lượng, tổ chức biên chế hợp lý theo hướng tinh gọn, cả về đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ quốc phòng an ninh theo hướng hiện đại, đồng thời phải thực hiện tốt sự kết hợp giữa kinh tế, quốc phòng – an ninh và đối ngoại.
  • + Cần chú trọng xây dựng, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Đặc biệt, cần coi trọng xây dựng yếu tố chính trị tinh thần, ý chí quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong phòng chống, sẵn sàng đối phó, xử lý hiệu quả với bất kỳ vấn đề an ninh phi truyền thống nào.
  • + Xây dựng và không ngừng củng cố “thế trận lòng dân”, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, gắn với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  • + Đấu tranh phòng chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều lực lượng tham gia, với nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau, vìTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vậy nguồn tài chính đảm bảo để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và ứng TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ THỂ CHẤT phó trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là rất lớn. Việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống cần khai thác triệt để các ngồn sau: Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước; nguồn tài chính từ doanh nghiệp; nguồn lực thông qua xây dựng đối tác công tư trong hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT; nguồn lực từ xã hội hóa; nguồn lực tài chính quốc tế.
  • BÀI GIẢNGKẾT LUẬN

    An ninh phi truyền thống là một nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong thời kỳ mới. Đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống vừa là yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng-an ninh, bảo vệ Tổ quốc, vừa là điều kiện quan trọng để bảo vê ̣vững chắc đôc̣ lâp,̣ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vê ̣chế đô,̣ giữ vững hòa bình, ổn định chính Môn học: Giáo dục Quốc phòng và an ninh trị và an ninh quốc gia, trât ̣ tự, an toàn xã hôi.̣ Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự đồng thuận và nỗ lực của toàn xã hội, sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Bài: Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội ta, với những giải pháp, biện pháp phù hợp và hiệu quả, xây dựng nền “an ninh chủ Đối tượng: Sinh viên đại học động”, phát huy nội lực là chủ yếu, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, đủ khả năng “miễn dịch” trước tác động tiêu cực của an ninh phi truyền thống. Năm học : 2020- 2021

    CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

  • 1. An ninh phi truyền thống là gì? Phân biệt an ninh truyền thống với an ninh phi truyền thống?
  • 2. Trình bày những biểu hiện của ANPTT ở Việt Nam?
  • 3. Trình bày những mối nguy của an ninh phi truyền thống?
  • 4. Trình bày các giải pháp cơ bản phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa từGiảng viên, Hồ Văn Huy các vấn đề ANPTT ở Việt Nam hiện nay?
  • THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2020