Bài 11: Bản vẽ xây dựng
Mục Lục
Tóm tắt lý thuyết
I. Khái niệm chung
-
Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng
-
Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
-
Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
-
Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà:
II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể
-
Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.
-
Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh…
-
Ví dụ:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS:
Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình:
-
Kí hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể:
III. Các hình biểu diễn ngôi nhà
1, Mặt bằng
-
Bản chất: Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
-
Nội dung: Vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc…
→ Là bản vẽ quan trong nhất trong các bản vẽ nhà
-
Đặc điểm:
-
Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất.
-
Không biểu diễn phần khuất
-
Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng .
-
2. Mặt đứng
-
Bản chất: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.
-
Nội dung: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà
-
Đặc điểm:
-
Được vẽ bằng nét liền mảnh, không biểu diễn phần khuất
-
3. Mặt cắt
-
Bản chất: Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà
-
Nội dung: Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ..
-
Đặc điểm:
-
Không biểu diễn phần khuất
-
Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất.
-
Ví dụ: Hình biểu diễn một ngôi nhà ở 2 tầng đơn giản gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt: