Ba khái niệm di cư, nhập cư và tị nạn khác nhau thế nào? – BBC News Tiếng Việt

Ba khái niệm di cư, nhập cư và tị nạn khác nhau thế nào?

12 tháng 1 2019

Ảnh minh họa những người di cư

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh minh họa những người di cư

Cách mà chúng ta thường nhắc đến những người di cư có thể gây ra nhầm lẫn.

Chuyên gia ĐH Sussex Anh sẽ giúp chúng ta chỉ ra sự khác biệt trong cách sử dụng các thuật ngữ về di trú trong bối cảnh nhiều vấn đề toàn cầu hiện nay.

Bạn sẽ nghe đến những thuật ngữ khác nhau như migrant (người di cư), refugee (người tị nạn), asylum seeker (người xin tị nạn), immigrant (người nhập cư).

Vài tháng vừa qua chứng kiến nhiều trường hợp vượt eo biển Manche để vào Anh, gây ra sự tranh cãi lớn cho dư luận nước này.

Nhiều người trong số đó có nguồn gốc từ Iran và Pakistan.

Charlotte Taylor hiện là tiến sĩ, chuyên gia bộ phận di trú trực thuộc trường đại học Sussex, Anh quốc.

Bà hay viết về cách phương tiện truyền thông sử dụng dạng từ ngữ ra sao để mô tả những người vượt biên.

Dưới đây, chuyên gia Charlotte Taylor sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về những thuật ngữ liên quan đến chủ đề di cư.

Một nhóm người kêu gọi sự hỗ trợ tại Tây Ban Nha

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một nhóm người kêu gọi sự hỗ trợ tại Tây Ban Nha

Migrant – người di trú

Migrant có lẽ là thuật ngữ mà bạn thường được nghe tới nhiều nhất.

Đây thường là người di cư khỏi quê hương nhằm tìm kiếm việc làm hoặc điều kiện sống tốt hơn.

Nếu như bạn đang sống tại Anh và quyết định bay tới Tây Ban Nha tìm việc làm hè này, thì bạn chính là một người di trú.

Còn ‘Di cư vì lý do chính trị’ (political migrant) là khái niệm phức tạp hơn.

Nó thường được dùng để chỉ người chạy đang trốn khỏi một chế độ nào đó.

Charlotte Taylor cũng có những mối lo ngại về từ ngữ được sử dụng quanh chủ đề di trú như ” làn sóng di cư, dòng chảy di cư,”.

Bà tin rằng dạng ngôn ngữ này ám chỉ người bản địa tại quốc gia nơi những người di cư có mặt chỉ coi họ như “những sản phẩm chứ không phải con người”.

Ảnh minh họa những người vượt biên bằng đường thủy

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh minh họa những người vượt biên bằng đường thủy

Immigrant – người nhập cư

Immigrant chỉ những người đến định cư vĩnh viễn tại một quốc gia khác.

Họ có quyền lựa chọn đi hoặc ở chứ không bị ép buộc phải rời bỏ quê hương của họ.

Bên cạnh đó, bà Charlotte Taylor cho hay tại Anh, phương tiện truyền thông thường thường hay nhắc đến “immigration”, chứ không phải “emigration”

Emigration cũng là một thuật ngữ cũng mang ‎ý nghĩa nhập cư nhưng ít được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

“Emigration gần như đã bị gạt bỏ ra khỏi những cuộc hội thoại,” chuyên gia cho hay.

10.000 người gốc Việt sinh sống ở vùng Tonle Sap thuộc tỉnh Kampong Chhnang

Nguồn hình ảnh, FRANK BIENEWALD/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Di cư nội địa: Gần 10.000 người Việt phải tái di định cư khỏi vùng Tonle Sap thuộc tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia

Refugee – người tị nạn

Refugee nhắc tới những người bị buộc phải rời bỏ quê hương do lo sợ chiến tranh, đàn áp hay thảm họa thiên nhiên.

“Đây thực sự là một trường hợp khác biệt,”

“Khi mà bạn coi ai đó là người tị nạn thì bạn thừa nhận họ là những người được hưởng một số quyền nhất định,” bà Charlotte Taylor cho biết.

Một nhóm người được giải cứu tại biển Địa Trung Hải

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thuyền nhân thời nay được vớt lên từ Địa Trung Hải

Asylum seeker – người xin tị nạn

Alysum seeker chính xác là người ‘đi tìm’ hoặc ‘xin được tị nạn’, và có lẽ là sự kết hợp của tất cả những thuật ngữ trên.

Nó nhắc tới những người bị buộc phải rời khỏi quê hương, tìm đến quốc gia khác vì lý do chính trị.

Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid đặt câu hỏi liệu những người di chuyển từ Pháp qua Anh bằng thuyền có thực sự đúng là những người tị nạn chính trị.

screen grab from a video released to AFPTV via the Twitter account of Rahaf Mohammed al-Qunun

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Cô gái Saudi 18 tuổi, Rahaf Mohammed al-Qunun đã được Cao ủy Tỵ nạn LHQ ở Thái Lan chấp nhận cứu xét đơn vì cô bị ‘dọa giết’ ở quê nhà

Asylum seeker có lẽ là thuật ngữ mà chuyên gia Charlotte Taylor cảm thấy thoải mái khi sử dụng cho những người đi trên những con thuyền nhỏ, thiếu an toàn để vượt eo biển Manche.

Điều luật trong EU cho phép một quốc gia như Anh có thể trả lại người xin tị nạn cho quốc gia châu Âu đầu tiên mà những người tị nạn đặt chân đến.

Những người xin tị nạn thường nói rằng họ muốn đến Anh vì muốn được nói tiếng Anh và vì họ đã có những mối liên hệ gia đình tại quốc gia này.

Xem thêm tin về nhập cư: